Hôm nay,  

Làm Quan Xứ Đạo

28/06/202400:02:00(Xem: 2249)

09p2-Lam-quan-xu-dao
Hình do tác giả cung cấp.
 
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân và giải đặc biệt năm 2023. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả, kể về nỗi buồn niềm vui của công việc thiện nguyện.
  
*

 Thời gian này, tôi được cất nhắc làm “quan lớn” trong một xứ đạo ở quận Cam (Orange County). Vì vừa vào làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ của cộng đoàn, giáo xứ, nên tôi phải tập dần nhiều việc, như tập các câu kính thưa để lên phát biểu trước cộng đoàn cho quen, còn phải tập cách ăn nói cho chững chạc, vì bây giờ mình là quan rồi, dễ bị người ta “soi” lắm. Chẳng hạn như hôm trước, Quan Chủ Tịch Cộng Đoàn, gọi tôi ra ngoài nói chuyện:
 
- Anh vào làm thì không được bỏ nửa chừng hoặc từ chức.
 
Tôi nghĩ, làm quan sao lại từ bỏ giữa đường và làm gì có chuyện từ chức kia chứ. Tôi đáp:
 
- Em không làm thì thôi chứ làm là làm tới bến, đã chơi là chơi khô máu. Đại ca biết, em đâu phải là thứ người quăng lựu đạn rồi bỏ chạy...
 
Nói chưa hết câu tôi vội đưa tay bụm mồm, là quan ai lại ăn nói như giang hồ thế.
 
Hôm Lễ tiễn đưa người anh của Cha Phó Giáo Xứ vừa qua đời, tôi tới hơi sớm, nhà thờ mới có lác đác vài người, nhưng tôi thấy Quan Phó Chủ Tịch và Chủ Tịch Cộng Đoàn đã có mặt. Mở ngoặc một chút, hai người này làm quan xứ đạo này đã hơn sáu năm, công đức và kinh nghiệm quan trường đầy mình, đây là hai người tôi phải theo học hỏi, nếu muốn sống sót, yên ổn mà làm quan lâu dài.
 
Thấy hai quan sếp lúi húi, lật đật sắp xếp, dàn dựng âm thanh và màn hình slideshow, tôi vội sắn áo vào làm phụ một tay. Vừa làm tôi vừa hỏi:
 
- Lính làng đâu mà hai quan lớn phải làm việc kỹ thuật, chuẩn bị âm thanh, màn hình như vầy.
Quan Phó Chủ Tịch chỉ tay vào ngực nó, rồi nói:
 
- Lính đây. Tao làm việc này hoài quen rồi.
 
Tôi nói đùa:
 
- Anh là quan mà.
 
Quan Phó Chủ Tịch cười thiểu não:
 
- Quan là tao mà lính cũng là tao.
 
Nghe nói thế, tôi ngạc nhiên, chuyện này mới mẻ đối với tôi quá. Ngoài đời, quan là quan, lính là lính, làm gì có chuyện vừa lính lại vừa quan. Tôi hỏi:
 
- Vậy công việc lớn lao, hai quan ôm sao nổi?
 
Quan Phó Chủ Tịch đáp:
 
- Thì mình phải kêu gọi, năn nỉ mọi người ra giúp. Nếu không đủ người, kẹt quá thì nhờ lính nhà.
 
- Lính nhà là sao?
 
- Là kêu vợ con, dâu rể ra làm hết.
 
Chà, giọng Quan Phó thật đáng thương, nghe là muốn giúp liền một tay. Vụ “lính nhà” này tôi cũng đã thấy nhiều lần rồi. Có nhiều công việc lớn của Cộng Đoàn, Giáo Xứ, chẳng những giáo dân đến giúp mà vợ con, anh em dòng họ của các quan lớn nhỏ trong Ban Thường Vụ, Hội Đồng Mục Vụ đều ra giúp một tay. Tôi thấy mến các bà vợ của mấy quan lớn đầu ngành, làm việc hăng hái để các chị em khác noi theo. Tôi còn thương mấy chú bác, cô dì, anh chị em trong các Ban Thường Vụ trước cũng thường xuyên có mặt. Đặc biệt là các Cha, các Thầy và các Sơ không bao giờ vắng mặt trong các công việc chung của xứ đạo. Thật cảm động khi thấy mọi người hăng say làm việc vì sáng danh Chúa.
 
Quan Chủ Tịch hay cười và ít nói, nhưng cũng góp chuyện:
 
- Mình phải biết lấy lòng mọi người, mặt lúc nào cũng tươi thì khi cần giúp đỡ, mọi người mới nhiệt thành giúp.
 
Tôi thấy làm quan ngoài đời, hô một tiếng lính tráng răm rắp nghe theo, còn làm quan xứ đạo thì phải đi năn nỉ lính. Lính nó vui, thương mình thì nhờ gì cũng làm. Còn lính ghét mình rồi thì khi kêu gọi lính không đến hoặc đến thì chắp tay sau mông, đứng nhìn các quan làm việc cho bỏ ghét. Làm quan xứ đạo mà mặt cau có, ta đây thì có ma nó giúp.
 
Dù mới vào làm, nhưng Ban Thường Vụ đã biệt phái, cho tôi được vinh dự đại diện Cộng Đoàn cùng với các hội đoàn và giáo dân Cộng Đoàn rước kiệu, dự lễ trong ngày Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần đầu tiên tại nhà thờ Chính Toà Chúa Kitô, thường được gọi là nhà thờ Kiếng, thuộc Giáo Phận Orange.
 
Hôm đó nhiệt độ nóng lên tới 80 độ F, nhưng sá gì nóng khi được làm công việc tôn vinh Mẹ. Tôi mặc áo vét, thắt cà ra vát, sức dầu thơm, lái xe đi dự lễ. Chạy đến bãi đậu xe, vừa quẹo đầu xe vào, anh bảo vệ ở đây xua tay:
 
- Đi ra, hết chỗ rồi.
 
Tôi bực bội nhìn thằng bảo vệ cà chớn. Tôi ghét nó quá, nên không thèm viết là “anh” bảo vệ. Tôi định vỗ ngực và giở giọng giang hồ, “Mày biết bố mày là ai không? Mày tin tao gọi sếp tao xuống cúp lương mày không”. Ơ, nó làm thiện nguyện có lương đâu mà cúp!
 
Tôi tới bãi đậu xe khác, may là nơi này còn chỗ trống. Rút kinh nghiệm, đi dự những đại lễ như thế này thì phải đi thật sớm. Tôi đi sớm hơn giờ lễ hai tiếng mà tìm chỗ đậu xe còn vất vả như thế đó. Tôi nghĩ, dù Thánh Lễ lớn, đông giáo dân thì cũng phải có chỗ đậu VIP cho quan lớn, chớ ai đâu mà để quan khổ thế này.
 
Vào sân nhà thờ chánh toà, các ông trên Cộng Đồng giao cho tôi lá cờ của cộng đoàn giáo xứ mình. Cán cờ và lá cờ nặng cỡ chục kí lô gờ ram và cao đến mấy mét. Đi theo đoàn rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ, trời nắng nóng, mồ hôi tôi ướt thấm lưng. Tuy cầm cờ không nặng, nhưng trời gió nên cứ như đang lái thuyền buồm. Cầm cờ đi được một đỗi lâu, tôi đuối sức, nhưng nghĩ tới Mẹ, tự nhiên tôi hết mệt.
 
Nói đùa vui, làm quan đời thì phong lưu, có võng lọng, có người hầu kẻ hạ, còn làm quan xứ đạo đã không lương lại phải cầm cờ như lính lệ, lính tuần.
 
*
 
Người viết chia thành nhiều trường phái, trường phái tôi là viết không biết để làm gì.
 
Kỳ rồi tôi bị bệnh nặng, có lẽ tôi bị bệnh thuộc loại “Ba điều bốn chuyện”. Tôi bị bệnh về thể chất và cả tinh thần nữa. Trước đây tôi hơi khó ăn, có nhiều món tôi ăn chẳng thấy ngon hay những món đắng, ngọt, chua, cay, nóng, lạnh, cứng quá tôi đều không thích ăn. Vậy mà bây giờ tôi ăn rất khỏe, dù là đồ ăn cứng hay mềm, bất cứ thịt cá hoặc rau quả nấu kiểu gì tôi ăn được hết. Món nào tôi cũng ăn ngon lành và ăn hoài không biết ngán, không biết no. Mỗi lần ăn tôi lại liên tưởng, tôi là cái rổ rách, cái thùng thủng đáy, đổ bao nhiêu cũng không đầy. “Kỳ lạ quá, sao càng ngày mình lại càng ăn nhiều lên thế? Bất bình thường, bệnh quá rồi!”.
 
Về tinh thần thì tôi bị bệnh dở hơi, thích nói những chuyện dây dưa tào lao, tầm phào mà nhiều người thường gọi là “nhây”. Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hay đặt biệt danh cho các đối thủ của ngài, còn tôi thường đặt biệt danh cho các bằng hữu của tôi. Tôi sợ các bạn trong nhóm gọi tôi là “nhây” nên tôi vội vàng đặt biệt danh “nhây” cho một bạn khác để chúng không thể dùng từ “nhây” mà đặt cho tôi.
 
Có những người rảnh rỗi, nhiều chuyện, ăn không ngồi rồi, suốt ngày chỉ đi nói chuyện nhà của người khác, còn tôi thuộc thể loại cứ xểnh ra là mổ xẻ “tâm sinh lý” của mình. Khi gặp một chuyện cảm động, vui sướng, hạnh phúc, buồn bã, tức giận, sợ hãi, lo lắng... não bộ của tôi sẽ vào cuộc, sử dụng cơ chế tập trung nhận diện, phân biệt những cảm xúc và mạnh mẽ phát ra một loạt tín hiệu thần kinh thuộc loại cảm xúc đó để điều khiển tôi xử lý, suy nghĩ, hành động và giúp tôi phản ứng lại với các tình huống một cách dễ dàng. Để tôi kể một ví dụ thực tế cho các bạn dễ hiểu, chứ nói lý thuyết chi cho lằng nhằng, phải không.
 
Trước Tết vừa rồi, Cộng Đoàn, Xứ Đạo, nơi tôi sinh hoạt, có tổ chức nấu bánh chưng bánh tét gây quỹ. Tôi được phân công đi giao bánh cho các cơ sở thương mãi đã đặt hàng trước.
 
Tôi khiêng hai thùng đựng mấy chục cái bánh chưng bánh tét, làm hai chuyến vào thang máy, lên lầu hai để giao hàng cho một trung tâm y tế. Trung tâm y tế này kết hợp vừa phục vụ chữa trị nhiều loại bệnh vừa sửa sắc đẹp cho bệnh nhân. Tôi khệ nệ khiêng hai thùng bánh to nặng vào đại sảnh của trung tâm y tế. Vừa nhác thấy tôi, chị chủ trung tâm y tế liền giơ hai tay lên trời như đầu hàng và vừa vái lên vái xuống vừa gào:
 
- Lạy Chúa tôi! Lạy Chúa tôi! Sao giờ mới tới? Bệnh nhân về hết rồi! Ngày mai ngày mốt đóng cửa làm sao đây hả trời. Lạy Chúa tôi! Lạy Chúa tôi!
 
Vùng tập trung của não bộ được huy động, làm việc như sấm chớp và điều khiến cơ thể tôi sững lại, mặt mày tái nhợt, nước mắt chực trào ra, đôi môi lắp bắp:
 
- Sếp em bảo em đi giao hàng... chứ em không biết gì chị ạ.
 
Chị chủ chỉ cho tôi khiêng hai thùng bánh vào gian phòng trong, rồi cùng với chục nhân viên xúm lại giở bánh ra xem. Họ bàn tán, nói chuyện rất rôm rả với nhau, coi tôi đứng xớ rớ một bên như cái cột nhà. Để giải tỏa nỗi buồn và uất ức, tôi la lên:
 
- Chị cho em xin tiền.
 
Chị chủ giơ hai tay lên cao rồi cúi người, đập mạnh hai tay vào đùi mình và lớn tiếng:
 
- Lạy Chúa tôi, chờ chút đi.
 
Nói xong, chị chủ lấy một cái bánh tét, cắt thành từng lát mỏng rồi gọi nhân viên cùng ăn. Tôi tiến đến gần để xem bánh của Cộng Đoàn mình làm có ngon có đẹp không thì chị chủ vội xua tay lia lịa như đuổi ruồi:
 
- Đi ra ngoài kia.
 
Tôi bị chấn động toàn thân, không biết não bộ có sai khiến tôi thực hiện những hành vi như mắt sáng lên, liếm môi, gật đầu, nuốt nước bọt hay không mà khiến chị chủ tưởng tôi đến đòi ăn.
 
Trong khi đứng chờ họ ăn bánh, tôi có thời gian ngắm dung nhan của chị chủ trung tâm y tế. Khẩu nghiệp nặng nhất là chê bai người khác. Tôi không có ý chê vì chê chị chủ ta xấu cũng không làm tôi đẹp hơn. Ở đây chỉ là kể lại nội tâm của tôi thôi, bằng chứng là khi nói xấu về chị chủ, não tôi không cảm thấy sự khoái cảm của những người dèm pha.
Não tôi bối rối như bị tâm thần phân liệt, nó bị kích thích quá mức khi nhìn vào khuôn mặt to bự, đơ như tượng sáp của chị chủ. Vì lạm dụng chỉnh sửa nhiều lần, cắt gọt quá đà khiến khuôn mặt chị chủ trở nên thảm họa. Những nơron truyền dẫn các xung điện, những cơ mặt không còn vận động bình thường được, nụ cười mất đi cường độ mạnh nhẹ khiến biểu hiện nụ cười có sẵn trên gương mặt chị chủ là một nụ cười vô nghĩa.
 
Ăn bánh tét xong, chị chủ hỏi tôi:
 
- Trả tiền sao đây?
 
Tưởng chị chủ cho sự lựa chọn, nên tôi nói:
 
- Chị cho em xin tiền mặt.
 
Chị chủ đáp:
 
- Không!
Chị chủ ta viết một tấm ngân phiếu đưa cho tôi như kiểu bố thí độ, rồi quày quả bước vào gian trong. Khi rơi vào tình huống như thế, để sống vui phải giả vờ điếc, làm bộ mù và cách tốt nhất để bình tĩnh, để cơ mặt mình khỏi bị xộc xệch là nên rời khỏi nơi đó nhanh như gió.
 
Thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau một góc đường. Nơi giao hàng tiếp theo là một cửa hàng bán mỹ phẩm. Vừa bước vào tiệm, tôi thấy hai cô gái xinh đẹp đứng lên, nở nụ cười và giơ tay chào tôi. Nụ cười như một vòng xích sắt ném vương vào người tôi. Não tôi bị “hút hồn” trước nụ cười duyên dáng trên môi của họ. Nụ cười thể hiện sự thân thiện, hiếu khách, gần gũi làm choáng ngợp, ngây ngất não của tôi.
 
Não bộ điều hòa lại cơ thể, như nồi áp suất xả bớt hơi, tinh thần tôi được giải tỏa căng thẳng sau quá trình buồn bã dài nơi trung tâm y tế kia. Tôi nở nụ cười sao để không bị xem là nụ cười vô duyên kinh điển và nói:
 
- Anh đến giao bánh chưng bánh tét.
 
Một cô, chắc là cô chủ, nói:
 
- Em chờ nãy giờ rồi. Anh muốn trả tiền mặt hay check.
 
- Em trả gì cũng được.
 
- Cảm ơn anh.
 
Rơi nước mắt vì hạnh phúc hay buồn bã là phản ứng tự nhiên của con người. Bước ra khỏi cửa hàng mỹ phẩm, như một thí sinh được nhận giải sau kỳ thi, nước mắt tôi chực trào ra vì hạnh phúc. Ước gì có một người quen biết cùng có mặt lúc đó để khi tôi kể lại đây thì có người làm chứng, chứ tôi không kể thêm bớt. Tôi không thuộc thành phần “Ăn se sẻ, đẻ ông voi”.
 
Lời cuối, tôi mạo muội xin có lời động viên, khích lệ các quan đồng liêu của các Xứ Đạo, cũng như những người làm thiện nguyện viên cho các Chùa, các hội từ thiện:
 
- Mặc ai nói ta “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, việc ta ta cứ làm và đường ta ta cứ đi.
  
Phước An Thy

Ý kiến bạn đọc
29/06/202421:09:23
Khách
Cảm ơn Tác Giả, một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,753
Hồi mới qua Mỹ, tôi phải vừa đi làm vừa đi học để tự trang trải cuộc sống. Tôi được một công ty sửa chữa hàng điện tử, mướn vào làm ca đêm, vì ca ngày đã đầy. Ban đêm đi làm, ban ngày đi học cũng khá phù hợp với lịch trình của tôi lúc ấy. Tôi thuê một phòng trọ nhỏ, chỉ về nhà ngủ vài tiếng mỗi ngày trước khi tiếp tục công việc. Tôi làm việc không kể nặng nhọc hay khó khăn vì so với việc làm hồi còn ở Việt Nam thì sá gì với mấy công việc nhẹ nhàng này. Tôi vào hãng với tinh thần thoải mái vì tôi được làm việc trong một môi trường vui vẻ và tôi yêu thích công việc này. Ngược lại, việc học ở trường thì tôi vật lộn với nó như bò kéo xe lên dốc.
Người xưa có câu "70 chưa gọi là lành", ý nói họa phước của mỗi người tới 70 tuổi vẫn chưa biết được, phải tới khi hết thở thì mới có thể nói rằng cuộc sống của một người tốt xấu, lành dữ, ra sao. Câu chuyện dưới đây là một chuyện có thật về một chuyến du lịch bị trở ngại vào phút chót và những người trong cuộc đã trải qua những thử thách rất khó khăn, giống như họ phải chèo chống một con thuyền mong manh vượt qua cơn sóng dữ...
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn: - Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay? Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino. “Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến