Hôm nay,  

Liên Tưởng Tháng Năm…

06/05/202401:09:00(Xem: 1822)

hinh-tac-gia-phan
Tác giả khôi nguyên Phan cắt bánh VVNM 2018.


Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. 

*
 

Hồi nhỏ có học nhưng chỉ nhớ loáng thoáng về thí nghiệm Pavlov. Thay vì cứ tới giờ ăn thì cho chó ăn, nhưng trước khi cho ăn, ông lắc chuông leng keng cho con chó của ông nghe rồi mới cho ăn. Kết quả thu được sau một thời gian là nghe tiếng chuông lắc leng keng, dịch vị trong bao tử con chó tiết ra để sẵn sàng tiêu hoá thức ăn. Tôi cũng nhớ từng đọc báo, con người sau khi ăn tám phút thì dịch vị trong bao tử tiết ra để tiêu hoá thức ăn. Nhớ hồi nhỏ ngồi ghế nhà trường hơi khó hiểu về thí nghiệm Pavlov, lớn hơn chút biết đọc báo thêm khó hiểu người ta ăn vào, tám phút sau dịch vị trong bao tử mới tiết ra để tiêu hoá thức ăn. Sao con chó chưa ăn thì bao tử đã tiết ra dịch vị khi nghe tiếng chuông leng keng chứ không phải sau khi ăn tám phút như con người. Thầy cô giải thích đó là hiện tượng tâm lý. Con chó nghe tiếng chuông leng keng thì biết sắp được ăn nên dịch vị tiết ra trong bao tử để sẵn sàng tiêu hoá thức ăn. Tôi tự suy ra con người không ngu như chó vì chắc ăn là đã được ăn thì bao tử mới tiết ra dịch vị sau tám phút bởi cõi người với nhau lắc chuông thì cứ lắc nhưng chưa chắc cho ăn, tiết ra dịch vị trước khi ăn như chó thì đau bao tử có ngày với một bao tử toàn hoá chất vì thức ăn chỉ là bánh vẽ.

Tâm lý là gì trong cái hộp sọ trẻ con chỉ biết bắt dế, thả diều, tắm sông, đá banh, được đạp xe đi học sẽ thích hơn cha đưa mẹ đón. Nhưng đời người chết đi sống lại cũng thường thôi mới biết tháng năm về, trường liên tưởng hay nghĩ tới thí nghiệm Pavlov học hồi nhỏ. Ở Mỹ và riêng tôi không quan tâm tới cuốn lịch trên tường vì ngày nào mở mắt ra cũng đi cày như mọi ngày, đêm nào về cũng thoáng nhớ quê xưa trước khi chìm vào giấc ngủ với những đời thường tới không ngờ, đơn giản tới trong mơ với mớ rau dền cơm mọc dại lẫn trong cỏ, trái mướp nhà bên vượt rào trái phép mang thông điệp tặng nhau tô canh ăn chiều. Thấm thía tiền nhân dạy, “của cho không bằng cách cho”. Tôi quý người cho nên chưa bán nhà, càng quý khi đi ngủ thấy nhẹ bụng hơn ăn cơm đường cháo chợ, ngon ngọt lời mời chứ đêm về lạnh bụng mình ên.

Lòng biết ơn hàng xóm làm cho ký ức xa xưa hiện về mùi hương canh rau dền, mồng tơi, mướp hương nấu với cua đồng; hôm chỉ bắt được mớ còng về giã nấu canh rau mướp cũng ăn quên thôi bởi vị ngọt của nước canh trong veo như nước mưa, hương vị rau mướp và sự ngọt béo của của miếng gạch cua thì hết đời không quên nên thèm nhỏ dãi đi vào giấc ngủ bởi chẳng có hương vị thực phẩm nào ngọt, mềm, và thơm như pho mai đồng ở quê nhà. Tại sao là quê nhà mà không phải quê tôi vì quê tôi nhà ai cũng có thể ăn món dân dã ấy, người quê thì tự ra đồng bắt về ăn, người thị thành nghèo nhất thành thị cũng có tiền mua món dân dã ấy vì rẻ lắm. Chính vì rẻ mà ngon nên chịu thèm chứ có tiền mua tiên thì cũng không mua được miếng gạch cua đồng trong tô canh rau mướp ở Mỹ. Trường liên tưởng ta bà tới câu cà khịa ngoài quán cà phê, “được voi đòi Hai Bà Trưng”. Được ăn canh rau dền hoang với mướp vượt rào ở Mỹ đã là diễm phúc thì mơ hàng xóm nấu cho ăn luôn chăng? Nhưng ký ức tháng năm vào hè với miếng gạch cua trong tô canh bún bỏ bạn rau mướp bếp mẹ đi theo hàng gánh. Trưa hè trốn ngủ đi thọc ổ kiến câu cá rô, cá sặc. Bỗng tiếng rao dì Mười canh bún theo gió văng vẳng xóm làng yên giấc ngủ trưa, “canh bún đây… canh bún cua đồng… đây.” Nghe thôi là nước bọt tứa ra trong miệng như con chó của ông Pavlov nghe tiếng chuông leng keng vì vị nước lèo canh bún ăn một lần là nhớ mãi như tiếng chuông gọi hồn ai của con chó tội nghiệp bị làm thí nghiệm. Dì Mười không phải nhà khoa học, nhà tâm lý học nhưng đã làm thí nghiệm với tôi bằng tiếng rao trưa hè của dì.

Nhưng con người bị hoàn cảnh phải bỏ nước ra đi thì hương vị quê nhà như mùi nước lèo canh bún màu cam cam, trong trong; chan lên tô bún hơi to sợi như bún ăn bún bò huế, dì Mười gắp cho một gắp rau nhúc lợp lên mặt tô bún bốc khói, khói thở hương bay thơm lừng mùi cua đồng, miếng gạch cua hấp dẫn hơn bất cứ thứ gì trên đời. Thứ chết người, chết đi sống lại vẫn muốn ăn là một chút mắm tôm, chút ớt xay dì múc lên tô bún như thứ cho thêm, mà cái gì cho thêm cũng ngon bởi không phải trả tiền. Thôi, đêm đã cạn mà sao thèm chưa dứt. Rau nhúc đầy đồng sao không ăn mà ăn tô canh bún thì trước sau cũng xin thêm gắp rau bởi nó giòn ngọt hơn trong tô canh bún thì phải. Gắp những sợi bún nóng nên vừa thổi vừa ăn, gắp chút rau càng nhai càng khoái khẩu, húp nước lèo ngọt cua đồng là trúng kế gây nghiện của mắm tôm, vị cay cay của ớt xay làm ngây ngất linh hồn; ăn vã mồ hôi mờ mắt nhưng vẫn chừa miếng gạch khêu gợi, hấp dẫn tới khó cưỡng vì ăn canh bún cũng phải có bản lãnh là chừa lại miếng gạch tới cuối cùng. Tô bún hết nóng rồi nên đặt miếng gạch vào lưỡi, ép nó lên nóc họng là trời xập cũng cam lòng không né để tận hưởng hương quê. Hồi nóc họng chê lưỡi gạt xuống vì còn gì đâu mà úm hoài thì húp hết nước lèo một hơi là biểu hiện lòng biết ơn trời đất ban tặng, ơn dì Mười bán gánh mưu sinh là chuyện  nhỏ, chuyện lớn dì làm được cho con cháu trong xóm làng là đi xa tới đâu cũng không quên nơi chốn quê nhà.


Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, nằm nhớ hôm nào rủnh rỉnh tiền thưởng nhờ có giấy khen trong lớp như chó ngáp phải ruồi, hay từ bi bất ngờ trong lòng mẹ hiền sau trận đòn đánh thằng con quá tay. Thôi cho nó chút tiền ăn vặt coi như đền bù… Thì canh bún thường quá! Chơi với dì Năm bún riêu một tô cho đã đời vì đậu hũ chiên ngon hơn trong chùa khi nó nằm trong tô bún riêu. Cái ngon chỉ một miếng đậu hũ hình tam giác trong tô bún riêu làm cho nó ngon hơn ăn no thì thôi ngoài chùa; ngon tiếp ngon hơn đậu hũ chấm nước tương ngoài chùa vì miếng đậu trong tô bún riêu thấm nước lèo cua nên ngọt quyến rũ, cắn vào cái phập thì nó tứa ra tinh túy đậu nành béo ngậy và ngọt thơm mùi cua thành hỗn hợp mê li. Tới miếng da heo trong món thịt kho trứng ở nhà thì lè bỏ vì ngán chết người ăn, nhưng miếng da heo trong tô bún riêu thì chớ có lơ là, đứa khác nó gắp mất là tức chết luôn vì đâu có miếng thứ hai. Đến miếng huyết luộc tuy cũng chỉ một thì có gì ngon mà trân qúy, giữ gìn? Thì cứ ăn thử huyết xào giá hẹ sẽ biết món ngon dân dã, ăn thử miếng huyết trong tô bún riêu sẽ thử lại vì ngon. Đến trái cà chua chỉ thua cà chớn là đứa không ăn cà chua, “con không ăn cà chua, dì đừng múc cho con cà chua nha dì Năm…” Cà chớn thì làm sao biết trái cà chua chưa bao giờ hài lòng hơn được góp mặt trong tô bún riêu, nhưng nó là trái cây lành tính nên không trách đứa cà chớn húp nước cà chua vô tư, nước lèo bún riêu mà không nhiều cà thì hỏng bét. Và trên hết của món rau ăn bún riêu là tình bắc duyên nam khi rau muống bào trộn chung với giá sống. Đâu ai nói chồng bắc vợ nam thì không thương nhau, nhưng không có sự kết hợp nghịch phái nào trọn vẹn hơn rau muống ăn chung với giá sống trong món bún riêu thành món rau nam bắc một nhà là dấu ấn của món ăn dân dã suốt đời không quên, là còn chưa kể đến chút mắm tôm xứ bắc hoà quyện với nước me đặc sản trong nam thành hương vị đặc biệt của món bún riêu khi vị chua thanh nhẹ của me át đi mùi thum thủm của mắm tôm thành huyền thoại. Lại còn rau kinh giới là linh hồn của món gỏi cá sống ngoài bắc, nhưng nó hợp với bún riêu trong nam tới khó tả; rau kinh giới có vị cay nồng để át đi mùi tanh trong gỏi cá sống thì nó át đi mùi tanh của giá sống trong tô bún riêu, như đa số người bắc không ăn được giá sống và rau dấp cá trong nam bởi không quen với vị tanh của giá sống và rau dấp cá, nhưng ăn kèm với rau kinh giới lại đề huề như người nam ít ai ăn rau kinh giới nhưng ăn bún riêu thì xin thêm…

…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…

 Tôi không xem lịch vì như nói ở trên, đời sống nơi đây thức dậy đi làm. Hết năm là lễ tết của ai - chúc mừng người đó. Với tôi hết năm là đóng thuế nhà trào bảng họng, còn chưa phục hồi nguynê khí trương mục nhà băng thì mười lăm tháng tư đã đến - hạn chót đóng thuế thu nhập cũng từ chết tới bị thương; còn đang ngáp ngáp thì ông bảo hiểm nhà, xe đã gởi thơ đáo hạn tới rồi… cộng ba thứ ra tiền lớn ấy lại với nhau thì thu nhập nguyên năm không đủ đóng nên còn sống mới là khó hiểu vì sao vẫn còn nhà để ở, việc làm và xe để đi làm, đi câu như một phép màu. Tháng năm chưa nằm đã sáng vì ngày dài đêm ngắn theo độ nghiêng trái đất so với mặt trời là chuyện ai không biết! Nhưng tháng năm chuyển tiết xuân sang hạ nên cơ thể con người chưa thích nghi kịp với tự nhiên nên khó ngủ, cứ tin vậy đi để có riêng tư về tháng năm vào hè -đồng nghĩa với chia tay, giã từ… Cuộc đời bước sang một chương mới, bước ngoặt trưởng thành nên khó ai quên thời đẹp nhất trong đời để thời trách trời trách đất cũng như mưa gió tới nhanh thôi, mớ tóc xanh rậm đầu mới đó đã le hoe tóc bạc, nằm trách trời sinh voi sinh cỏ đủ rồi, nhưng trời sinh sự làm chi cho khổ con người, sao trời sinh tôi ra với canh cua đồng nấu rau mướp, tô canh bún, tô bún riêu thật ngon rồi đày tôi đến nơi toàn hamburger với taco, burrito… ngán chết tôi luôn.

Nhưng người ta ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn, sống để tạ ơn đời đã cho thưởng thức món ngon từ khi còn nhỏ để nhớ mãi quê nhà. Sống để tạ ơn trời cho đi xa để kích hoạt giác quan thứ sáu khi tháng năm về với không gian lá mới, con chim bỏ bạn ham vui suốt mùa lạnh nơi đâu đã trở lại vườn sau, cất tiếng hót như lời xin lỗi một hai hôm là đổi giọng như hỏi như hờn… “gạo đâu, cơm nguội đâu, bánh mì cũ đâu… sao không ném ra vườn? Lạm phát thì nhịn xài chứ nhịn đói được sao…?”

Ôi tháng năm đã về, thí nghiệm Pavlov với cái bao tử hồi nhỏ học trường làng có gì đâu không hiểu mà không hiểu? Nhưng không hiểu vẫn là không hiểu khi tháng năm về không giống tháng nào khác trong năm, tháng năm năm nay cũng không giống tháng năm năm ngoái là hiểu sơ sơ… tiếng chuông báo giờ ăn cho con chó như tháng năm báo hè về, ký ức thường sống lại những thân thương ngày cũ, ân oán qua vai thoáng hết đời người. Tâm lý nhớ cố hương kích hoạt người ta buông bỏ…

Phan
 
 

Ý kiến bạn đọc
13/07/202417:45:55
Khách
Cảm ơn Tác Giả một bài viết hay.
08/05/202421:30:05
Khách
Hải quân và Quân vận là hai lực luợng có thể di tản quân dân VNCH đi lánh nạn sau khi đầu hàng, nhưng cấp chỉ huy Tổng Cục Tiếp Vận là tuớng Ðồng Văn Khuyên lén ra đi truớc thay vì ở lại tổ chức tàu Quân Vận di tản. Hải quân có tổ chức đưa gia đình ra đi nhưng không công khai. Theo Ðiệp Mỹ Linh thì sau khi đầu hàng, VC móc nối với 3 ông Ðại Tá Hải Quân Trịnh Xuân Phong, Trần Bình Phú, và Nguyễn Văn Tấn tự xưng là tân TL HQ ra lệnh tất cả chiến hạm ở lại nộp tàu cho CS lập công. Nếu không nhờ Ðại Tá Ðỗ Kiểm lên tiếng ngăn cản mấy ông này là một số tàu HQ bi. ở lại. Tuy nhiên vì Các ông bị VC móc nối dùng máy vô tuyến tại BTL HQ tại Sài gòn ra lệnh nên làn sóng cực mạnh đến các căn cứ HQ Năm Căn, Ðồng Tâm, Phú Quốc, nên một số tàu HQ các nơi xa không biết lệnh di tản của tuớng Chung T Cang, TL HQ. Sĩ quan trên tàu HQ 602 nổi loạn giết hạm truởng rồi đưa tàu về cho VC. Tuy mot số sĩ quan HQ bị VC móc nối để nộp chiến hạm và tiểu đỉnh lập công vơi VC thay vì trả lại chánh phủ Mỹ, sau khi đi cải tạo về thì các ông này sáng mắt vuợt biên xin đi tị nạn Cộng Sản hay làm đơn đi HO và chánh phủ Mỹ vẫn nhận.
06/05/202415:31:58
Khách
Bai viết rất hay, cám ơn tac giả. Trich:
"người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…"
Tiếc rằng sự thật không xảy ra như mình nghĩ. Khi quân VNCH rút khỏi các tỉnh miền Trung thì quân dân miền Trung cũng theo di tản vào Nam. Nhưng đến ngày 28/4/75 vì quân VNCH không có lệnh chánh thức di tản ra khỏi VN truớc ngày 30-4-75 (như Không Quân và Hải quân VNCH) nên đa số quân dân bị kẹt lại. Làn sóng di tản vuợt biên chỉ bùng phát sau 1978. Phía Hải Quân VNCH 1975 thì có chuẩn bị hạm đội cho di tản trong vòng bí mật nên dân chúng miền Nam không biết có lệnh di tản. Ðại Tá HQ Nguyễn Xuân Sơn, tư lệnh hạm đội HQ, vi` cho gia đình hải quân lên tàu di tản ngày 28-4-75, khi tin tức lộ ra thì ông bị HQ cách chức, cấp chỉ huy Hải quân cấm thông báo cho quân dân di tản nên sau này 2 triệu nguời vuợt biên bị chết khoảng 30% (600,000). Nếu chánh phủ VNCH cho những nguời Bắc vuợt tuyến lên đài phát thanh Sài gòn và các nhật báo kể lại những chuyện kinh khủng tàn ác khi Việt Minh vào tiếp thu các làng xã miền Bắc sau Hiệp Ðịnh Geneve 1954 thì có lẽ sau khi có lệnh đầu hàng tất cả các sĩ quan VNCH đã tìm cách vuợt biên lánh nạn thay vì thơ ngây ở lại đưa đầu vào địa ngục. Ai đó chỉ cần lên tiếng trên đài phát thanh SG cảnh cáo chế độ CS chủ truơng vô sản hoá, bần cùng hoá nhân dân, đánh tư sản mại bản, chôn sống, đói rách, và sắp hàng truớc tiệm quốc doanh mua khoai sắn, là quân dân miền Nam kéo nhau chạy ra biển để tránh đói nghèo sau khi DVM giao miền Nam cho CS. Tiếc rằng trí thức sinh viên miền Nam không có tí kiến thức về chủ nghĩa Cộng Sản, nên 20 triệu nguời miền Nam bị CS gạt. Trí thúc giảng dạy đại học như Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Trung, Châu Tâm Luân, Thích Minh Châu, Nguyễn văn Hảo, Nguyễn Hiến Lê không có tí kiến thức về chủ nghĩa Cộng Sản để cảnh cáo những tai hoạ đổi tiền, đánh tư sản, đưa đi kinh tế mới, cải tạo tư tuởng, sắp hàng mua nhu yếu phẩm khoai sắn tại cử hàng quốc doanh thì làm sao dân chúng sinh viên với học lực tú tài hay lop 5 biết đuợc những gì sẽ xảy ra sau tháng 4/75? Chánh phủ VNCH khong tổ chức di tản hàng triệu nguời ra nuớc ngoài như chánh phủ Ukraine đã làm năm 2023. Triệu nguời VN bị bắt đi kinh tế mới, cải tạo, chết trên biển chỉ vì cái ngu dốt về CS cua giới trí thức khoa bảng miền Nam. Nhìn vào Ukraine di tản 4 triệu dân ra nuớc ngoài chỉ trong vòng 3 tháng sau khi Nga khởi sự chiến tranh thì thấy dân VN ta chết vô ích sau 1975 chỉ vì một số nguời lãnh đạo quần chúng dốt nát. Cứu một mạng nguời hơn là xây chuà nhà thờ, mà mấy ai chịu làm năm 1975 để cứu hàng triệu nguời? Sau 1975 thì DVM, Vũ Văn Mẫu, Truơng Như Tảng, Duơng Quỳnh Hoa, Châu Tâm Luân, Nguyễn văn Hảo sáng mắt đi ra nuớc ngoài bỏ lai dân VN sống trong nhà tù CS. Ðợi đến 10 năm sau khi CS thắng chúng ta mới nghe ông Nguyễn Hiến Lê viết bài chê bai CS, thì hơn triệu nguời đã chết oan uổng. Phải chi chánh phủ VNCH tổ chức thuyền bè ngoài sông biển di tản dân ra nuớc ngoài tháng 4/75 như chánh phủ Ukraine đã làm năm 2023 thì đã làm đuợc công đức lớn cho dân. Tại sao chỉ có nguời Mỹ không cùng chủng tộc biết lo di tản cứu nguời VN năm 1975, trong khi chính nguời VN chúng ra không ai chịu tổ chức cho nguời VN di tản? Chánh phủ VNCH không chịu làm nhiệm vụ cứu dân trong cơn đại hồng thuỷ phong ba là cái tội lớn. Lúc chánh phủ VNCH còn thì không ai ngăn cản quân dân ra đi nuớc ngoài. Ðến khi CS vào thì không ai đuợc đi ra nuớc ngoài, kẻ vuợt biên mắc tội phản động phản quốc, có kẻ bị tù 3 năm chỉ vì đi vuợt biên bị bắt lại. Phía Cộng Sản có tội mang chiến tranh bần cùng hoá xích xiềng giam hon 2 tỉ nguời Âu Châu và Á châu không cho đi lánh nạn.
Các ông chánh trị gia trí thức VNCH xã rác trên đất nuớc VN rồi bỏ nuớc ra đi. Chóp bu đảng CS VN tiếp thu miền Nam lại tiếp tục tha hồ xã rác rồi khi đống rác quá thối chính các ông chịu không nổi thì đua nhau mua nhà ở Mỹ, Úc, Âu châu đưa con cái qua đó sống. Dân VN ai không đi đuợc mà phải ngửi mùi rác thì chỉ mong đuợc xuất khẩu lao động tại Âu Châu, Nam Hàn, Nhật, Ðài Loan.VN nay là một đống rác khổng lồ ung thối.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,654
Để cục pin mới vô, chỉnh lại, cái đồng hồ tik tok tik tok đều đặn. Lần đầu gặp nhau, khi Cô Ba đi làm về. Dựng chiếc Yamaha Dame màu xanh cây trong sân, bước vô cửa, thấy anh ngồi trong phòng khách đang nói chuyện với anh rể. Phép lịch sự, gật đầu chào một cái rồi te te thẳng vô phòng trong, thay đồ. Thời gian đó cô không ưa gì người Mỹ. Sau đó thì anh tới nhà gặp anh rể, gần như mỗi buổi chiều, có khi còn cầm bó bông Lay-ơn màu đỏ, đưa tặng cô, mà không nói tiếng nào. Ngó những cành bông đã nở bung ra, không còn cái nụ chúm chím nào hết mà thấy mắc cười. Má cô nói -Chàng Mỹ thiệt thà bị mấy cô bán bông trong mấy cái ki-ốt dụ bán những bó bông sắp sửa tàn rồi
Tôi là một đứa con gái được sinh ra đời dưới một vì sao… xẹt. Thật tình mà nói, bây giờ nhìn lại, tôi không biết mình là ngôi sao tốt hay xấu nên tôi gọi nó là “sao xẹt” cho rồi. Tôi “xẹt” vào bụng mẹ lúc nào thì không biết, chỉ biết hơn chín tháng sau tôi xẹt ra ngoài giữa cơn hỗn loạn binh đao của đất nước. Quê hương tôi đó! Hình cong như chữ S với hơn 4000 năm Văn Hiến đang giẫy giụa hấp hối để bước sang một trang sử mới. Một trang sử đã chia cách mẹ cha tôi mỗi người một phương. Một trang sử đã biến đổi và cuốn hút mẹ cha vào cơn lốc xoáy cuộc đời nói riêng, mà giờ phút đó không ai có thể làm chủ cuộc đời mình được. Một trang sử hãi hùng nói chung đã làm quê hương tôi sụp đổ, đồng bào tôi nước mất nhà tan, kẻ sống còn phải lưu linh lưu địa khắp năm châu. Người kẹt lại chịu tù đày khổ ải bởi sự “khoan hồng độ lượng” của cách mạng như lời “nhà nước” ta hằng tuyên bố thời bấy giờ...
Tiếng bánh xe máy bay chạm đất làm tôi bừng tỉnh. Thế là chuyến bay dài như trắc ẩn trong lòng mấy mươi năm xa đã về đến quê nhà, trắc ẩn trong lòng về chuyện My chưa hề nguôi sau nhiều năm không gặp, nhiều năm muốn quên nhưng lòng lại nhớ My hơn… Đã đến lúc phải đối mặt với thực tế. Kẻ trốn chạy tay không nên ngày về cũng không hành lý, chỉ phải chờ mọi người lần lượt xuống máy bay là văn minh học được ở xứ người. Vừa bước ra khỏi máy bay đã nghe mùi áp bức, khó thở, sôi máu vì thiếu tự do… Nhưng mặc kệ mùi quê cũ mang theo đã mấy chục năm ra đi vẫn nguyên vẹn trở về...
" ... Con đang đi làm lắp ráp đồ điện tử ban ngày, còn ban đêm đi học thêm Anh Văn để mai mốt có cơ hội đi học lại. Mấy đứa Mỹ làm chung mỗi lần kêu tên con, tụi nó cứ kêu lơ lớ, đứa thì Muối, đứa thì Muỗi, nghe vừa tức cười mà cũng dễ giận nữa. Không hiểu tại sao con thèm được nghe ai gọi tên mình cho thiệt là đúng. Hồi xưa còn ở bên nhà con cứ mặc cảm với cái tên mộc mạc của mình, bây giờ nghĩ lại thấy trẻ con quá phải không má? Tại hồi đó sống gần gia đình, có sự thương yêu đùm bọc của ba má, rồi sinh tật đòi hỏi cái này cái khác. Chứ như bây giờ, nếu phải mang cái tên nào quê mùa cục mịch hơn cái tên Mùi của con, mà được ở gần ba má với mấy em, con cũng chịu liền một khi ..."
Tháng Sáu mùa tươi vui của khung cảnh hạ, không còn những cơn mưa và khí hậu lạnh rét run nữa. Trời trong sáng, nắng rực rỡ sắc hồng, cây cối xanh tươi, các loài hoa thi nhau khoe đủ sắc màu, nhất là những đóa quỳnh hồng, vàng nở tuyệt đẹp. Từ đầu tháng đến giờ tôi đi dự nhiều buổi lễ và sinh hoạt trong cộng đồng. Trước tiên là “Mừng Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia 1 tháng 6”, kế tiếp “Đại Hội Thiết Giáp QLVNCH”, “Lễ Father’s Day” do hội Phụ nữ Bắc Cali tổ chức phối hợp cùng các anh lính Thủ Đức trong nhóm “Cà Phê Lính”.
Anh bạn tinh ý đoán biết suy nghĩ của tôi, cười và bảo: “Trường học bên Mỹ này, ngoài thầy giáo, còn có nhiều công việc phục vụ cho học sinh chứ không như ở Việt Nam mình, chỉ có một ông phu trường lo quét dọn, trông coi tổng quát và chuyên rình bắt học trò leo rào trốn học.” “Vậy những công việc cụ thể như thế nào?” “Như đứng cầm bảng chỉ dẫn cho học sinh qua đường giống như cảnh sát giao thông, phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh, làm tạp dịch như lau sàn nhà, dọn dẹp nhà vệ sinh, coi an ninh tổng quát, làm tài xế xe bus hay phụ tài xế giúp các học sinh khuyết tật lên xuống xe bus, làm công việc bảo trì như thay bóng đèn, sửa lại cái bàn, cái ghế không cần tay nghề cao - ai làm cũng được.” Sau khi nêu lên một số công việc, ông bạn gợi ý: “Công việc thì nhiều, nhưng xem ra chỉ có việc phụ tài xế xe bus, tiếng Anh gọi Bus Attendant là thích hợp với tuổi già - vừa dạo mát xem hoa, vừa kiếm tí tiền, lại có thêm cái bảo hiểm sức khỏe của nhà nước tốt số một...
rên bàn thờ cúng 12 bà mụ đầy tháng thằng cu Tí, mẹ tôi bầy nào xôi gấc, chè hương, bánh ga-tô, mâm trái cây ngũ quả, hoa lan tươi thắm, những ly nước nhỏ, nhang đèn nghi ngút khói, hai đĩa thịt vịt đầy ắp để trên một bàn khác để cho khách dùng bữa, còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng. Chỉ một chớp mắt cu Tý đã được một tháng tuổi, cứng cáp hơn một chút, tiếng khóc to, rõ hơn và có vẻ biết mè nheo hơn. Cho con bú xong, vỗ nhẹ lưng cho tiêu, đặt con nằm vào giường của nó; nhìn nó ngon giấc, làm tôi nhớ lại những tháng ngày chật vật, chỉ mới cách đây một năm thôi, tôi rùng mình hồi tưởng, tưởng chừng đã không có sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ yêu quý của ngày hôm nay...
Chỉ một mình tôi sinh sống ở Canada, trong khi tất cả gia đình, họ hàng đều ở bên Mỹ, nên gia đình nhỏ của tôi hầu như hàng năm phải bay qua xứ Cờ Hoa để thăm “nhà” và du lịch các nơi của 50 tiểu bang Mỹ Quốc. Tuy nhiên, trong khi nhiều tiểu bang chúng tôi ghé nhiều lần, riêng Hawaii sau vài dự định rồi bị hủy bỏ vì nhiều lý do, mãi mùa hè năm ngoái, chúng tôi mới có dịp đầu tiên đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này. Trước khi đi, con gái và thằng rể đã mày mò tìm hiểu trên Googles và có ý định thám hiểm cảnh thiên nhiên hoang sơ của Maui, nhưng vợ chồng tôi và mấy người em bên chồng đồng góp ý
Lệ Lê có giọng hát cổ nhạc đâm thấu tim thính giả. Có lẽ lai Mỹ nên Lệ Lê được trời phú giọng hát dây đào cao, làn hơi mạnh, trong, và ngân tự nhiên; lại thêm làn da trắng bóc trộn giống Á-Âu nên Lệ Lê một thời rất ăn khách trong làng cổ nhạc Việt hải ngoại. Trời thương Lệ Lê có trí nhớ tốt vô cùng thuộc đến cả gần trăm bài cổ nhạc đủ điệu, dài dai gấp hai, ba lần tân nhạc nên khách yêu cầu bản nào là xổ ra ngay bản đó. Cứ cả ngày rảnh rỗi mò mò vài nút máy thu âm cầm tay là Lệ Lê thuộc lòng lắm bài như kiểu nhồi sọ loa phường đã quen. Độc đáo hơn nữa, Lệ Lê mù nên rất dễ lấy nước mắt khách ái mộ. Sau cơn tiểu phẫu, Lệ Lê phát ù. Nhưng vẫn đẹp nét lai. Cứ lai là đẹp.
Thời gian gần đây trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như ở Việt Nam bỗng nhiên phát sinh một câu hỏi là sống ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng? Vấn đề đặt ra giữa lúc có một số Việt kiều Mỹ phần lớn là đã lớn tuổi, đã về hưu nay quay về Việt Nam sống. Họ nói sống ở Việt Nam sướng và hết lời ca tụng Việt Nam, thì cũng được đi nếu họ không chê bai Mỹ, đả kích Mỹ và Việt kiều bằng những lời lẽ bịa đặt vu vơ...
Nhạc sĩ Cung Tiến