Hôm nay,  

Từ giã… một mùa đông

30/04/202423:13:00(Xem: 2797)

bo sach vvnm
 

Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài Cay Nghiệt, hiện đang làm cố vấn đầu tư tài chính cho một ngân hàng tại Montreal Canada. Tác giả cho biết có dự định về hưu non để làm những việc mình từng đam mê như viết lách, đi du lịch, ca hát. Đây là bài mới nhất của tác giả.

 

*

 

"Yêu một khắc để mang sầu trọn kiếp

Tình mười năm còn lại mấy tờ thư"

...

Rượu chẳng ấm mưa hoài chăn chiếu lạnh

Chút hơi tàn lay lắt ngọn đèn khuya"

(Lá Thư Ngày Trước- Vũ Hoàng Chương)

  

Quang ngầy ngật bên chai rượu mạnh Chivas trên 40 độ, rót đầy ly rồi uống từng hụm nhỏ, nhâm nhi cho đến hơn nửa chai mà vẫn không để ý; đầu óc choáng váng vì nồng độ cồn cao của rượu, bồn chồn lo nghĩ, muốn đưa ra một quyết định mà mãi vẫn không làm được, không cam lòng!

 

Từ ngày hai vợ chồng Quang về hưu, ông 68, bà 65, cả hai đều muốn biến những chuỗi ngày còn lại của mình là những ngày nghỉ ngơi, du lịch, hạnh phúc để bù lại cho 40 năm làm việc cật lực, kiếm tiền nuôi gia đình, con cái. Nay các con đã lớn, thành tài, lập gia đình, hai ông bà mới nghĩ đến cuộc sống của riêng mình. Chuyến du lịch đầu tiên sẽ là những nơi gần gũi trong nước Mỹ trước, từ tỉnh nọ đến tỉnh kia, rồi từ từ sẽ đi xa sau.

 

Một cuối tuần trời hơi se lạnh, mùa đông mới bắt đầu nhưng thật đẹp, nắng ấm, ông bà chuẩn bị lái xe từ Boston trên tuyến đường 20 đến thăm kỳ quan thiên nhiên của Yellowstone, Hoa Kỳ. Đến gần thác nước lớn nằm phía bên kia đường, bà Quang vui sướng reo lên như đứa trẻ:

- Ồ cảnh chỗ này đẹp quá, mình dừng lại chụp vài tấm hình, nghỉ chân rồi đi tiếp nhe anh!

 

Ông Quang vui lây với lời đề nghị của vợ, vội vàng quay đầu xe lại tìm chỗ đậu, con đường lúc ấy rất vắng vẻ chả có xe nào cả khuất sau quả núi lớn dài, ông chủ quan làm U-turn qua bên đường đối diện để quành lại; bất thình lình một xe tải đi khá nhanh, lao vun vút vì thấy đường vắng, ông không trở tay kịp lúc đang quay đầu xe, chiếc xe tải cũng thắng không kịp tông ngay vào phía bà Quang ngồi, tiếng thét thất thanh của bà vang lên cùng tiếng va chạm thật mạnh của hai chiếc xe, hất ông văng ra khỏi xe và tất cả tắt lịm sau đó. Bà bị chấn thương nặng ở đầu, cả hai ông bà máu me khắp cơ thể, đều được xe cấp cứu đưa vào nhà thương.

 

Một tháng sau, ông đã bỏ nạng vì vết gẫy ở chân đã lành, và vết rách ở trán cũng hàn lại, còn bà thì mãi trong tình trạng hôn mê sâu, bác sĩ đề nghị:

- Chúng tôi xin lỗi đã hết cách, bà nhà đã bị chết não, nếu ông ký vào tờ giấy này thì gia đình ông cho phép chúng tôi rút ống thở để bà ra đi nhẹ nhàng…

 

Ông bàng hoàng lặng người, cố nói trong tiếng nấc nghẹn:

- Không được, tôi không ký, không chấp nhận rút ống thở đâu… Em à, hãy tỉnh lại đi mà! Anh không thể rút … không thể đâu! Lỗi tại anh… làm ơn cứu vợ tôi!

 

Bác sĩ đứng bên cạnh ông một lúc để trấn an rồi lẳng lặng bỏ đi ra ngoài.

Ông quằn quại đau đớn khổ sở, bứt tóc vò đầu, khóc lóc tự trách bản thân; bà vẫn nằm im bất động hai mắt nhắm nghiền.

 

Mỗi ngày người y tá đều thấy ông thất thểu, buồn hiu, xách một gà men cơm vào nhà thương, ngồi ăn cùng bà, nói chuyện cho bà nghe, kể những điều ông đã làm trong ngày, vừa cười vừa nói trong nước mắt; ông cầm tay bà đặt lên môi má ông, rồi hôn bàn tay bà nói trong nước mắt:

 

- Mình chưa kịp đi chơi xa, chưa kịp hưởng những thú vui của cuộc đời thì em đã nằm xuống, nguồn vui của anh giờ đã không còn nữa… Con cái đã về thăm em, chúng bằng lòng để anh quyết định rút hay không rút ống cho em, anh làm sao có thể làm nổi đây!... anh biết em vẫn nghe tiếng anh nói, có phải vậy không? cho anh biết em vẫn nghe anh nói chuyện phải không?

 

Dòng nước mắt bà nhè nhẹ chảy ra từ hai khóe mắt, ông vuốt mái tóc trắng của bà, mừng mừng tủi tủi:

- Anh biết mà, em vẫn nghe anh nói đấy chứ, hãy cố tỉnh dậy nhé, hãy cố tỉnh để cùng anh sống tiếp cuộc đời này, anh không thể sống thiếu em; ngôi nhà của chúng ta sẽ rộng thênh thang, anh như bị lạc trong ấy, không biết phải làm gì, anh chỉ muốn mãi ngồi ở đây với em thôi…

 

Bỗng cô y tá xuất hiện một cách bất đắc dĩ ngay cửa phòng:

- Ông ơi, bệnh viện đã hết giờ thăm bệnh, ông về đi rồi mai sẽ vào tiếp nhé!

 

Ông bịn rịn chia tay bà mà lòng không nỡ rời đi.

 

Về đến nhà, vừa bước vào cửa, đã thấy đèn đóm bật sáng choang, trong bếp mùi thơm của món gà chiên mà ông thường rất thích ăn bốc ra thơm phức, ông nhanh chân vào xem.

Cô Bình, người hàng xóm sống cách nhà ông vài căn xuất hiện với nụ cười bẻn lẻn, chiếc tạp dề đeo phía trước ngực, cô chuyển giọng lo lắng khi thấy dáng ông mệt mỏi ngay cửa bếp.

 

Ông đang vô cùng ngạc nhiên khi thấy cô Bình trong nhà mình, thay vì ông lên tiếng hỏi thì cô đon đả trước:

- Anh Quang, anh mới đi thăm chị về đó hả? chị lúc này có khá hơn không?

 

Ông lắc đầu héo hắt:

- Bà ấy…bà ấy vẫn vậy, vẫn nằm yên với đôi mắt nhắm nghiền… Nhưng…

- Nhưng sao hả anh? Chị cử động được hả anh?

- Không! bà ấy hình như hiểu tôi nói chuyện, nghe tôi nói…

- Sao anh biết?

- Khi tôi nói thì bả… chảy nước mắt!

 

Nói đến đây, Quang không thể kềm nổi xúc động, hai dòng lệ nóng hổi chảy ra trên khuôn mặt cằn cỗi bơ phờ của ông. Bình để tay lên vai ông trấn tĩnh:

- Anh Quang nè! Mỗi người một số… Anh và chị có của ăn của để, làm việc cực nhọc, mà không có số hưởng hết cái mình làm ra… Anh phải chấp nhận số phận, chứ anh cứ đau lòng mỗi ngày như thế này làm sao sống tiếp? em nghĩ nếu anh không phấn chấn lên thì nay mai cũng gục ngã thôi!... Em… em là hàng xóm của anh chị, đến với anh chị thường xuyên khi còn khỏe, bây giờ thấy anh gặp nạn chả lẽ không giúp? Cả cái xóm nhà này ai đi chợ gặp em đều hỏi về anh chị, mà em có biết gì hơn họ đâu ... Lúc nãy thấy ông phát thư đi qua, ổng định đưa thư gì đó mà cần chữ ký của anh mà anh không có nhà, nên em làm bộ nói là người nhà của anh để nhận thư cho anh. Rồi tính để thư ngay phía sau nhà cho anh, vừa ra sau thì thấy nhà anh mở cửa toang hoang, chắc sáng anh đi gấp quá quên khóa cửa nhà, em mới vào làm dùm cho anh bữa cơm chiều…

- Cám ơn cô Bình nhe, cô làm tôi ngại quá! …hay là cô mời chú qua đây ăn cơm với tôi luôn?

- Dạ chồng em đi làm xa tuần này rồi… anh cứ dùng cơm đi,…Em về!

- Thôi cứ ở lại ăn với tôi chứ, ai mà làm cơm xong lại bỏ về vậy, sao tôi dám ăn.

 

Một tuần liên tiếp, vì chồng đi làm xa nên cô Bình rảnh chạy sang giúp ông Quang làm cơm chiều, an ủi nỗi buồn thiếu vắng vợ của ông.

 

Bỗng một hôm, như thường lệ Bình đến làm cơm cho ông Quang, mở cửa ra đã thấy dáng ông ngồi một mình với chai rượu mạnh trên bàn, đầu tóc rối ren, hai con mắt thâm quầng như chưa từng chợp mắt cả đêm, ông gục xuống bàn, khuôn mặt nhợt nhạt.

 

Bình vội vàng đến lay ông:

- Anh Quang!... Anh Quang… anh có sao không?

 

Thấy ông nằm yên bất động, Bình liền đưa tay lay vai ông, cả người ông mềm nhũn, đổ xuống đất, cô hốt hoảng ráng đỡ ông ra sofa cạnh đấy nằm. Cô vào nhà tắm tìm cái khăn ướt để lau mặt cho ông tỉnh, cô phát hiện ra một cái ly chỉ còn chút nước nhưng bên trong có một chất màu trắng đọng lại ở dưới đáy ly; cả người run lên khi cô nghĩ có thể ông Quang buồn chán đã nghĩ quẩn, cô vội vàng bấm số phone gọi ngay xe cấp cứu đến nhà đưa ông vào bệnh viện ngay lập tức và cũng không quên đem theo cái ly có chất bột trắng ấy.

Đúng như cô nghĩ, ông Quang đã muốn quyên sinh! Kết liễu cuộc đời bất hạnh ở đây!

 

Sau vụ tự tử không thành, ông Quang bỗng đổ quạu, thấy cô như cái gai trong mắt, lúc nào cũng có sự hiện diện của cô trong nhà, ông không thể nào làm chuyện ông muốn.

 

Ông đã bực tức hét thẳng vào mặt cô:

- Cô làm phiền tôi quá, Hãy mặc tôi!... về đi!

 

Bình bực tức uất nghẹn, quay lại nhìn ông, nước mắt quanh tròng:

- Có bao giờ anh nghĩ cuộc sống này rất quý không? nếu anh chết đi… ai sẽ chăm sóc cho chị trong nhà thương? Và sẽ có người rất đau khổ khi anh bỏ thế giới này…

- Chả còn ai yêu thương tôi nữa đâu, con cái mỗi đứa ở thật xa bận bịu. Không còn ai cần tôi nữa cả!... Tôi thật vô dụng!

- Sao anh biết là không có ai cần anh chứ? Chỉ tiếc là trái tim anh không chịu mở ra đó thôi!

-       …

 

Bình không thể nói hết được tâm sự thầm kín của mình nên bỏ vào bếp với đôi mắt nhòa lệ, vẫn ở lại bên cạnh ông, nấu đồ ăn ngon cho ông, dỗ ông ăn uống đúng giờ giấc, tẩm bổ cho ông, ông đi đến đâu cô cũng đòi đi theo, với lý do không muốn ông cô đơn rồi làm điều dại dột!

 

Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.

 

Từng chút một, những hành động nhỏ của Bình đã làm ông Quang cảm thấy mang ơn cô, bớt buồn hơn và chấp nhận cái định mệnh xót xa ấy! Bà thực sự đã từ giã những người thân, sống trong sự u mê riêng rẽ, còn ông sẽ phải sống tiếp những ngày tháng còn lại trong cô đơn.

 

Một buổi chiều sau khi từ nhà thương về, tay xách theo chai rượu Chivas với nồng độ cồn 46, ông vui vẻ nói với Bình :

- Hai anh em mình hôm nay lai rai cho quên đời nhé!

- Dạ thôi, em không biết uống đâu, anh cứ tự nhiên đi.

- Ăn đồ ăn ngon của em làm mà không có chút rượu tôi thấy thiếu thiếu cái gì đó, em cứ uống với tôi chút chút thôi, chứ có ép em phải uống nhiều đâu mà lo.

 

Thế là ông Quang thì uống ly đầy, còn Bình thì uống ly nhỏ. Trong cơn ngà ngà say, Bình nói:

- Em … em thấy tội nghiệp anh Quang cứ bận rộn ra vô nhà thương, hay…từ nay anh để em lo cơm nước việc nhà cho anh luôn nhe…

- Anh… sợ người ta nói ra nói vô thấy em đến nhà anh hoài, trong khi chị chưa khỏe, còn chồng em thì lại vắng nhà…

- Anh biết đó, chồng em chả lúc nào có nhà cả, khi mình cần đến thì hắn đang lái xe đường trường, còn khi có nhà thì lại bận bạn bè, thiệt chán! … Mà chả lẽ … anh ráng chịu đựng khổ sở lẻ loi từ bây giờ đến cuối đời hay sao? anh phải than khóc đau đớn suốt đời còn lại hả? … anh phải sống cho anh chứ! Anh đau khổ 3,4 tháng nay cũng đủ lắm rồi, không thay đổi được gì đâu! Anh buồn khổ vậy, chị có khỏe lại được không? hãy sống cho anh! ngày nào em cũng nghe anh than thở thật em cũng rầu rĩ lắm luôn!

 

                                                                                                     

Quang bỗng ngẩng đầu lên nhìn Bình, lần đầu tiên ông mới để ý đến người con gái đã vì mình, lo lắng cho mình từ mấy tháng nay không công, không trách móc, không đòi hỏi gì cả, vì lý do gì nhỉ? Tình hàng xóm? Tình người?...Ừ chắc thế! Cho là tình …nhân loại đi!

 

Bất chợt trong men say, Quang thấy Bình thật đẹp với mái tóc uốn cong lượn nhẹ, dài ngang vai màu nâu sáng, dưới ánh đèn vàng trong gian bếp nhỏ ấm cúng, ánh mắt cô như toát lên vẻ man dại liêu trai, ông cười đưa tay lên chạm khuôn mặt cô, thầm thì:

- Em đẹp lắm! cái đẹp thật khó cưỡng!

 

Bình giữ chặt bàn tay Quang đặt trên má mình:

- Em … em … muốn được chăm sóc cho anh…

 

Quang hình như chả còn nghe Bình nói gì nữa, những ly rượu Chivas quá đà từ nãy giờ như đốt cháy cả người ông, nóng ran, ông ngật ngừ muốn cởi bỏ tất cả cho bớt vướng víu, rồi té xấp xuống chả biết gì nữa cả. Hai mắt ông nhắm lại và để mặc cho Bình muốn kéo lết thân thể ông vào phòng trên lầu hay dưới nhà cũng mặc.

 

Khi rượu đã rã, Quang tỉnh dậy nửa đêm, thấy nhức đầu, loạng choạng ngồi dậy để tìm ly nước; giật mình thấy Bình đang nằm cạnh mình trên cùng một giường, cùng đắp một chiếc mền và hơi thở nàng toàn mùi rượu nồng nặc, ông vén nhẹ chiếc mền để bước xuống đất thì mới hay là cả hai người không một mảnh vải trên người!

 

Quang lo lắng, không biết rõ ràng đã xảy ra chuyện gì, không biết … Bình có ý thức được chuyện đã xảy ra đêm qua không!

 

Cố nhớ lại những ngày tháng cũ khi vợ còn khỏe, bà hay mời bạn bè đến nhà làm party ăn uống, vợ chồng Bình là hàng xóm cách nhà hai vợ chồng Quang không xa, chồng lái xe đường trường, lấy hàng hải sản từ Main giao khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ, nên ít khi có mặt ở nhà, Bình là một cô gái khoảng 50, có chút nhan sắc, làm đồ ăn khéo và nhận đến nhà làm nail cho khách. Bà Quang cũng hay gọi Bình đến làm móng nên hai người quen nhau khá thân thiết.

 

Bà Quang xem Bình như cô em gái nhỏ, điều gì cũng nhờ Bình làm hết, riết rồi bà đặt đồ ăn hàng tháng ở nhà Bình luôn cho khỏe, nấu cho nhà Bình thì nấu luôn cho nhà bà, rồi giao cho bà vào mỗi sáng, bà chỉ hâm lại cho chồng, thành ra Bình rất sành những món chồng bà Quang thích ăn.

 

Quang dù ở tuổi 68, hay chơi thể thao, đánh tennis nên dáng người rất chuẩn, khỏe và cơ bắp săn chắc, Bình đã có lần nói với bà Quang khi hai chị em ngồi xem mấy ông đánh tennis ngoài sân:

- Chị Quang nè, anh coi tướng còn “ngon cơ” quá, chị mà không giữ thì có ngày bị xẩy mất đó nhe!

 

Bà Quang lúc ấy, cười vang tự tin:

- Hahaha, em ơi tụi chị lớn tuổi rồi, ảnh cũng biết phải quấy chứ em, đâu còn trẻ nữa đâu mà phiêu lưu, phiêu lưu thì sẽ mất hết, chia đàn xẻ nghé thì chả lợi cho ai cả! Tụi em trẻ thì thay đổi được, lớn tuổi rồi không ai muốn thay đổi nữa, mà chỉ muốn chấp nhận như thế thôi… Còn em? Em và chồng hạnh phúc chứ?

- Chồng em nhỏ hơn em 2 tuổi, chàng chưa chin chắn lắm, với lại tụi em cũng chưa có con cái, ở với nhau đó nhưng vẫn chưa đăng ký kết hôn… Thật ra tụi em lấy nhau sớm quá, hai đứa không hiểu nhau nhiều, nếu bây giờ cho em được làm lại thì em thích lấy người lớn tuổi hơn em để họ hiểu và bảo bọc em…

Quang nhớ lại vợ và Bình đã từng ngồi tâm sự với nhau, kệ cho chàng đi qua đi lại xung quanh, hai người vẫn tiếp tục nói không chút đắn đo.

Quang sực nghĩ:

- Hay là… Bình đã có ý mến chàng từ trước, không nói ra, nên bây giờ thời cơ đã đến?

 

Chàng quay lại ngắm người con gái đang ngủ vùi trên giường chàng, thật êm đềm hạnh phúc lắm.

 

Chàng đưa tay vuốt vài sợi tóc lòa xòa che mất khuôn mặt bầu bĩnh của nàng, đã bốn tháng nay, nàng tự nguyện đến với chàng, nấu ăn, đi chợ, coi sóc nhà cửa, làm cơm cho chàng đem vào nhà thương thăm vợ, đã thế còn bị chàng hất hủi mắng nhiếc năng nhẹ…

Chả lẽ đó không phải là … tình yêu sao?

 

Nàng đã bất kể những lời đồn thổi, dị nghị của những kẻ rỗi nghề để đến với chàng với tấm lòng, tâm huyết và trái tim của kẻ đang yêu!

 

Trong phút chốc Quang cảm thấy yêu nàng con gái ấy, muốn đền bù cho nàng những thiệt thòi mất mát từ mấy tháng qua. Quang mang ơn nàng đã vực chàng dậy từ một hố sâu mất mát đau khổ, đã thổi luồng sinh khí mới, cho chàng tìm lại cuộc sống màu hồng mong manh còn lại vào cuối đời.

 

Chàng quyết định sẽ sống nốt những chuỗi ngày cuối đời một cách vui vẻ nhất với người con gái đã kiên quyết vì chàng.

Lần đầu tiên, Quang rút một điếu thuốc, ngồi ở một chiếc ghế cách xa giường ngủ, cảm động ngắm nàng ngủ thật an lành như nàng tiên đã được ông Trời cử xuống vỗ về cuộc đời bất hạnh của chàng.

  

Sỏi Ngọc

Jan’24

 

(Viết lại tâm sự của chị TM, cám ơn chị; đổi tên nhân vật trong truyện.)

 

Ý kiến bạn đọc
16/07/202403:09:57
Khách
Cám ơn chị Mimi đã đọc và khích lệ bài viết của em, mong chị thật nhiều sức khỏe và an vui nhé
emSN
13/07/202420:48:14
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 409,724
Trong xã hội, từ thuở dựng nước, tiền nhân đã đặt người làm thầy vào vị trí rất cao trọng, chỉ sau vua, trong thứ tự Quân Sư Phụ. Với tôi, người làm thầy mang một thiên chức cao cả, vì người làm thầy có thể giúp định hình tương lai cho nhiều thế hệ tiếp nối. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có thân mẫu là người cả đời chỉ biết đến phấn trắng, bảng đen, có thân phụ vừa là sĩ quan quân đội vừa là huấn luyện viên của Cục Chính Huấn, trực thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nên tình yêu dành cho việc giảng dạy đến với tôi thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng....
Hồ sơ bảo lãnh cho gia đình tôi, chú Khải gửi về từ năm 1978, nhưng mãi đến cuối năm 1982, khi ba tôi được thả ra khỏi "trại cải tạo" Vĩnh Phú, thì má tôi mới xúc tiến việc nộp đơn xin xuất cảnh, diện đoàn tụ gia đình. Ở vào thời điểm đó, khi những chuyến bay chính thức rời Sài Gòn đi Mỹ, Pháp, hay Canada hãy còn lác đác như lá mùa thu, thiệt tình mà nói ai trong nhà tôi cũng đều không thấy nhen nhúm một tia hy vọng nào cả. Đi vượt biên tốn năm ba cây vàng cho một đầu người mà còn bị bắt lên bắt xuống, đằng này cả gia đình tôi lại trông mong vào tờ giấy bảo lãnh để được đi chính thức cả nhà, nghe qua như chuyện thần thoại nghìn một đêm lẻ!
Phải chăng khi ta viết về một người chết là ta giúp cho người chết không bị thời gian lãng quên?! Là cho phép người chết sống lại, cho dù trên trang giấy trừu tượng, để cảm nhận người chết đang hiện hữu với ta, gần gũi với ta trong thương nhớ mà đôi khi lúc còn sống ta lại phần nào hững hờ vì không gian và thời gian không cho phép. Tuy chết là hết, nhưng có những cái chết bi hùng, chết “đẹp” đáng ngưỡng mộ. Là những cái chết khác lạ trong đời thường. Như của Harakiri, coup de grâce/phát súng ân huệ ngoài chiến trường, tự vận của những tướng quân hay tự sát tập thể với trái lựu đạn nổ giữa niềm uất hận không muốn buông súng. Nhiều cái chết rất bình thường xẩy ra trong giấc ngủ hay đột ngột do tai nạn, và thường nhất là cái chết do các bệnh nan y, đến từ từ, với nỗi sợ hãi và đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần, cho người bệnh và thân nhân.
Những con vật được nuôi trong nhà, gọi chung là gia cầm thì con chó được loài người thuần hóa sớm nhất từ loài sói xám và được nhắc đến nhiều trong văn học từ cổ chí kim, từ đông sang tây với những từ ngữ ngọt ngào: trung thành, tình nghĩa, khôn ngoan, thân thiện... Nhưng không hiểu tại sao người Việt mình khi giận hờn nhau thường đem con chó ra chửi: “đồ chó,” “cái mặt chó,” “cái đồ chó đẻ!”. Lúc bực bội những chuyện ngoài đường, về nhà con chó chạy ra ngoắc đuôi mừng rỡ, ông chủ lại cho nó một đá cho hả giận… mặc dù nó chẳng có tội tình gì - nó cúp đuôi, tiu nghỉu chạy trốn - chẳng hiểu tại sao (?). Trong nhà vợ chồng cãi nhau, chó là con vật đầu tiên bị mang tai họa. Vì không biết làm sao cho bớt ấm ức, bèn đá con chó, chửi con mèo… Bởi thế, mới có thành ngữ “mắng chó chửi mèo” hay “chỉ chó mắng mèo” là vậy. Thật khốn khổ cho cuộc đời con chó!
Bạn bè rủ đi “Cruise” gần nửa tháng qua ba thành phố của tiểu bang Alaska và Canada. Tôi cảm thấy ông xã không được khỏe và bản thân mình cũng vậy, nên đang còn lưỡng lự. Nhưng L (ông xã) thúc giục tôi cố gắng chuyến này bởi khó có cơ hội đi cùng với bạn bè, còn ông thì không thích đi du lịch. Hèn gì mấy năm trước hai người đến bưu điện làm thẻ passport, ông nhất định không chịu làm nhưng lại thúc giục tôi tiến hành.
Hắn mỉm cười một mình. Hắn vừa nghĩ tới hai chữ “vu vơ” mà một tác giả dùng làm tựa đề cho loạt bài viết về văn chương trong một website văn học có uy tín. Lý do là vì hắn cũng đang vu vơ về việc viết văn. Bản thân hắn không quan trọng nên những gì thuộc về hắn cũng không quan trọng. Tất cả chỉ là...vu vơ.
Lần đó gia đình chúng tôi bay qua Texas để dự lễ ra trường High School của Kevin, thằng cháu, con trai út của ông anh Tư. Đại gia đình đi thành một phái đoàn, kéo đến hội trường của trường học, nhìn đám trẻ tưng bừng nhốn nháo, hớn hở vui cười, gọi tên nhau í ới, lòng tôi cũng vui theo. Chương trình bắt đầu, cả hội trường im phăng phắc, sau các thủ tục ban đầu, các bài phát biểu của các thầy cô giáo, hiệu trưởng, là phần phát biểu cảm tưởng của người thủ khoa, valedictorian. Đó là một cậu bé Mỹ da trắng, cao ráo, khuôn mặt sáng sủa, có nụ cười thật dễ mến...
Hồi mới qua Mỹ, tiếng Mỹ dở ẹt mà Bách cũng lấy được bằng lái xe hơi trong vòng ba tuần từ ngày đặt chân xứ này. Tuần đầu lo thủ tục giấy tờ thẻ an sinh, thẻ căn cước. Tuần thứ hai đậu viết, tuần thứ ba đậu lái. Nhanh thần tốc. Thế mà sau 30 năm ở Mỹ, hắn phải thi viết hai lần, thi lái bốn lần mới đậu bằng lái xe mô-tô 1.000 phân khối Harley-Davidson. “Anh mướn cái mô-tô nhỏ 300 cc thôi cho dễ thi. Có $20 một ngày à,” người giám thị DMV vừa khuyên vừa an ủi hắn. “Hoặc anh vào trường học có $400 đô một khoá ba tuần rồi thi ở đó luôn cho dễ.” “Thank you chị nhưng đậu bằng xe nhỏ rồi chạy xe lớn chỉ có chết sớm. Tôi sẽ thi lại cho đến khi đậu.”...
Ông bà có cả thảy 9 người con. Không may, anh Tư và anh Tám mất sớm. Chị Bảy lúc nhỏ, hay bị giật kinh phong. Càng ngày, biến chứng càng trầm trọng, trở thành thần kinh, phải cho vào bệnh viện tâm thần. Cũng may, những người con còn lại đều thành đạt, nên ông bà cũng được an ủi, và đỡ cảm thấy bứt rứt khi nghe miệng đời dèm pha: “Nhà đó chắc thất đức lắm, nên con cái mới bị vậy.”
Tôi chẳng rõ hình ảnh chiếc Xích Lô len vào tâm trí tự hồi nào; lại khiến lòng tôi xao xuyến trong lần đầu nhìn loại xe đạp ba bánh này trưng bày bên ngoài một cửa hàng chuyên bán nước mía, trong khu thương mại khá sầm uất tại Little Saigon quận Cam, sau bao năm sống xa đất nước. Sau này tôi thấy ở nhiều nơi khác nữa, như ở khu mua sắm Hong Kong, trên đường Bellaire, tên Việt là đại lộ Saigon bên Houston Texas. Nơi đây có tới hai chiếc Xích Lô đặt trang trọng trước một siêu thị thật lớn, người đi qua đi lại thường dừng bước nhìn ngắm, hay chụp vài tấm ảnh. Rồi còn bao nhiêu chiếc Xích Lô sáng loáng, nhỏ nhắn xinh xinh được trưng bày ngày một nhiều thêm nơi phòng khách trong các ngôi nhà bạn hữu tôi từng có dịp ghé thăm. Tôi cảm thấy Xích Lô giống một thứ gì thân thương của người Việt Nam như lũy tre làng, con trâu, luống cày, chiếc xuồng ba lá,…
Nhạc sĩ Cung Tiến