Hôm nay,  

Từ Tháng Tư Đen…Đến Mỹ Quốc

26/04/202400:00:00(Xem: 7559)
 
LOAN MC Cờ Vàng

Kim Loan trong những lần làm MC Tưởng Niệm Quốc Hận tại
Edmonton, Canada

 
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023.
 
*
“Em là...a...búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng”

Là bài hát mà lũ trẻ con chúng tôi thường hát mỗi khi đi sinh hoạt Đội, mà cũng rất đúng với tôi, khi “cách mạng” chiếm Miền Nam tôi chỉ gần 9 tuổi, rồi ròng rã “lớn lên trong mùa cách mạng” suốt 14 năm, trước khi lên đường đi vượt biên thành công cuối năm 1989.

Tôi ngây thơ đeo khăn quàng đỏ, cắp sách tới trường dưới mái trường “xã hội chủ nghĩa”, và mùa hè vào đội sinh hoạt hè. Cứ ngỡ chỉ là nhảy múa tưng tưng ca hát vui chơi, ai dè hết phong trào này đến phong trào nọ, chúng tôi mệt bở hơi tai và sợ nhất là... chị Linh.

Chị Linh, cũng như vài anh chị thanh niên khác trong xóm, tình nguyện giúp phường xã quản lý chúng tôi mỗi mùa sinh hoạt hè. Trong khi các anh chị khác chỉ làm qua loa, lấy lệ, vui là chính, thì chị Linh lại hăng say một cách nghiêm túc. Nhớ có lần chào cờ, chị Linh đứng nghiêm, tay phải đặt lên ngực trái, mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng, miệng còn nhẩm hát bài Quốc Ca say mê thắm thiết, làm tôi và thằng Hà bụm miệng cười, báo hại sau đó chị Linh kêu hai đứa đứng dưới cột cờ, phê bình kiểm điểm, không cho tham gia sinh hoạt bữa đó luôn. Về nhà, tụi tôi kể cho chú Bảy, ba của thằng Hà nghe, chú là thương binh thời VNCH bị cụt chân nên không phải đi “học tập cải tạo”. Chú nổi sùng:

- Con Linh là con “cách mạng 30/4” chớ hay ho gì, chỉ giỏi bắt nạt con nít!
- Là sao hở chú?
- Thì gia đình nó có ai theo cách mạng, hay theo nằm vùng gì đâu.

Mà đúng thiệt, nhà chị Linh ngay đầu chợ Thông Tây, má chị có sạp chạp phô, ba chị làm công nhân, chị gái chị là chị Liên Điếc làm thợ may trong xóm, và con Lan em chị  học chung trường với tôi, ai cũng bình thường thôi mà, chỉ có chị Linh là hổng giống ai.

Sinh hoạt hè được vài năm, chị Linh được điều lên Quận Đoàn, nghe đâu chị được kết nạp Đoàn, rồi làm việc trên đó, cố gắng phấn đấu tiếp tục vì “lý tưởng”. Sau đó, tôi cũng bước qua tuổi thiếu niên, không còn trong lứa tuổi phải đeo khăn quàng đỏ, mừng hết lớn.

Cái khăn quàng đỏ, từng là nỗi ám ảnh, vì nhóm chúng tôi là “mục tiêu” của bọn Sao Đỏ trong trường. Bởi cái quy định đeo khăn quàng đỏ từ ở nhà trước khi đến lớp, nhưng chúng tôi xấu hổ, thường để trong cặp, khi đến cổng trường mới đeo, và hôm nào xui xẻo gặp bọn Sao Đỏ nhìn thấy, là bị ghi tên, trừ điểm. Tôi cũng thích nghịch phá, nên khăn quàng đỏ thường bị lấm mực, dơ bẩn, chúng nó cũng trừ điểm. Giờ ra chơi, chúng tôi chơi trò “bịt mắt bắt dê”, tháo khăn quàng ra bịt mắt, chúng nó cũng trừ điểm. Thậm chí khăn quàng không giặt không ủi, để nhăn nheo, chúng nó cũng kiếm cớ trừ điểm.

Có thể nói, đám Sao Đỏ thường là những đứa học không giỏi, mà nếu có vài đứa giỏi thì cũng thuộc loại lầm lì, ham thành tích, khoái phấn đấu lập công để tiến xa hơn trên hoạn lộ. Có quyền hành trong tay, chúng nó rình mò các bạn bè, nhìn chúng tôi với những đôi mắt và bản mặt “đằng đằng sát khí”. Sau này, ngoại trừ vài đứa lỡ dại ngây thơ bị dụ vào cái nhóm bị ghét nhất trường và hồi tỉnh, còn lại chúng nó chính là những tên cơ hội, thương đội hạ đạp, bán rẻ anh em bạn bè để vinh thân phù gia dù bản thân chúng cũng biết chúng đang sống trong một chế độ giả dối, báo cáo láo toét, miễn sao chúng vẫn có quyền lợi, nắm quyền sinh sát đám đông.

Bởi vậy, hồi đó chúng tôi thường tránh xa đám Sao Đỏ như tránh hủi, và gọi chúng là bọn “dở hơi cám lợn”.  Bây giờ nhớ lại thời “khăn quàng đỏ” và chị Linh mà vẫn thấy ... ớn da gà.

Lên cấp 3, tự do được hai năm, đến năm lớp 12 ông thầy Ngọc, dạy Văn kiêm bí thư Đoàn trường biểu tôi vào Đoàn vì tôi có đủ... năng lực (năng lực gì, tôi hổng biết). Thầy đưa tôi tờ Đơn Xin Vào Đoàn rồi nói tôi đem về Phường xác minh nhân thân. Đến ngày nhận lại giấy từ công an Phường, mấy hàng nơi cuối tờ đơn có đóng mộc đỏ chót đập vào mắt tôi:

Gia đình có ba là Cảnh Sát chế độ ngụy quyền, anh rể là sĩ quan VNCH, gia đình không chấp hành chính sách đi Kinh Tế Mới của Đảng và Nhà Nước, hai anh ruột đã vượt biên đang ở Mỹ, trong đó có một anh đào ngũ khi đang thi hành Nghĩa Vụ Quân Sự- Đề nghị: không cho đương sự Kim Loan vào Đoàn!”.
Tôi hớn hở đem tờ lý lịch “phản động rực rỡ” nộp cho Thầy Ngọc, ổng nhìn qua rồi chẳng nói gì. Tưởng được thoát nạn, ai dè tuần sau tôi đang ăn chè trong căn-tin trường với lũ bạn, Thầy kêu tôi ra:

- Nè, em chuẩn bị dự Lễ vào Đoàn tuần tới nhé.
- Ủa, cái tờ giấy xác minh lý lịch, Thầy đọc chưa?
- Dĩ nhiên là rồi, nhưng Thầy không quan tâm.
- Ủa, là sao?
- Em bớt “ủa” đi được không, tờ giấy đó chỉ là thủ tục nộp cho Bí Thư là Thầy, nên Thầy đọc xong xé đi rồi.
- Nhưng ...
- Không nhưng không ủa gì nữa. Tóm lại là, Thầy năn nỉ em đó, em ráng giúp Thầy, chịu vào Đoàn để thầy đạt được “chỉ tiêu” ở trển giao xuống, hiểu chưa!

Thầy Ngọc, dưới mắt con nhà "ngụy quân ngụy quyền" của tôi, có rất nhiều “điểm trừ”: là dân miền ngoài gốc Nghệ An, là bộ đội vượt Trường Sơn và cái tội bự tổ chảng là “giải phóng” Miền Nam. Nhưng Thầy có một “điểm cộng” rất lớn, là có tâm hồn Văn Thơ, tâm hồn nghệ sĩ. Đôi lần ngồi nói chuyện với đám nữ sinh chúng tôi, thầy tâm sự thầy thích đọc sách văn chương của các tác giả Miền Nam trước năm 1975, và thầy cũng rất mê nhạc tình lãng mạn của Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Lam Phương... Tôi nhớ mãi hình ảnh Thầy lim dim đôi mắt hí, như đang phê thuốc lào, gật gù bình luận một bài hát:

- Ôi, bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan đã hay, nhưng chính nhờ Phạm Duy phổ nhạc, thành một bài hát tuyệt vời, không có chỗ nào chê được, nghe Thái Thanh ca tới đâu sung sướng tới đấy!

Vì điểm cộng này, tôi vui lòng nhận lời vào Đoàn, giúp Thầy hoàn thành “chỉ tiêu”.

Khi tôi ra trường, một thời gian sau nghe nói Thầy lên chức Hiệu Phó, đường công danh bắt đầu rộng mở, chắc cũng có chút ... công lao của tôi, vì đã gật đầu vào Đoàn giúp Thầy.

Tôi lại tiếp tục “lớn lên trong mùa Cách Mạng” khi trở thành cô giáo Tiểu Học, đem ước mơ truyền dạy kiến thức cho lũ học trò bé bỏng dễ thương. Cô Hiệu Trưởng, tên Lâm, là dân theo chồng đi tập kết, rồi chồng chết trong bưng biền chiến khu. Giọng nói của cô nửa Nam nửa Bắc, tính tình khó đăm đăm, nhiều thầy cô trẻ trong trường không thích lại gần, nhưng cô Lâm lại rất vui vẻ dễ chịu với tôi. Nói nào ngay, một phần là do tôi tốt nghiệp Sư Phạm thủ khoa, được chính Thầy chủ nhiệm khoa dẫn về Phòng Giáo Dục giới thiệu, nên được cưng, nhưng phần khác, quan trọng hơn, là hễ gia đình tôi có giấy báo đi lãnh đồ Mỹ là tôi xin nghỉ một buổi dạy để đi lãnh đồ với bà chị, rồi hôm sau trở lại trường tôi luôn biếu tặng cô Lâm chút quà “lấy thảo”, có khi là hộp chocolate, chai dầu xanh, cái áo thun. Mà tôi luôn đưa quà một cách khéo léo, bọc trong giấy báo, thừa lúc văn phòng vắng người, và cô Lâm cũng mau mắn nhét gói quà vào trong giỏ xách chớp nhoáng, không ai có thể biết được mối “quan hệ” ngầm của chúng tôi.

Có lần, tôi có chuyến vượt biên cấp tốc, chỉ có một buổi chiều để quyết định và chuẩn bị lên đường sáng sớm hôm sau. Gia đình bèn giúp tôi gửi đơn đến trường xin vắng mặt hai tuần với lý do thật khôi hài: ra ngoài Bắc thăm họ hàng ốm nặng. Nhưng chuyến đi thất bại, tuần sau tôi trở lại trường, tỉnh bơ cười nói với mọi người, rồi cuối buổi lại dúi vào giỏ cô Lâm cục xà bông Coast và chai dầu xanh. Cô ghé vào tai tôi thì thầm:

- Cả tuần qua, em đi đâu, ai cũng biết hết á! Thôi, lần sau có đi thì ráng chờ mùa hè, tha hồ mà đi.

Thời gian tôi đi dạy học, vào cuối tuần hoặc buổi chiều tối, tôi thường ra quán nước giải khát của gia đình phụ bà chị bán hàng. Quán nằm đối diện khu nhà máy Z.751, mà trước năm 1975 là trại Quân Cụ Đoàn Dư Khương của chính quyền VNCH, nay chính quyền mới vẫn giữ làm nhà máy cho quân đội. Trong những người khách quen của quán, có anh Khánh, lớn hơn tôi 7 tuổi, cấp bậc sỹ quan, là kỹ sư quản đốc một phân xưởng trong nhà máy. Ba của anh là một trong những vị Phó Giám Đốc quyền lực của nhà máy, anh từng được đi du học Đông Đức, khi trở về nước anh vào quân đội. Gia đình anh có mấy căn nhà gần khu sân bay Tân Sơn Nhất.

Chỉ một thời gian gặp gỡ, tôi biết Khánh có cảm tình với tôi. Anh thường ngồi ở quán thật lâu, nói chuyện với tôi về các cuốn sách anh tặng để chúng tôi cùng đọc. Vì biết hai gia đình là hai khung trời khác biệt về quan điểm chính trị, là đối thủ giữa hai bên “thắng cuộc” và “thua cuộc”, nên tôi không để mình yếu lòng, không muốn cho anh cơ hội tiến xa hơn, dù tôi cũng bâng khuâng vì những lời tỏ tình của anh. Anh cao ráo, trắng trẻo, giọng nói nhẹ nhàng từ tốn, nếu không có bộ quân phục sĩ quan quân đội Cộng Sản Việt Nam trên người, có lẽ tôi cũng đã nhận lời yêu anh. Tình yêu không có tội, nhưng tôi và anh chắc chắn sẽ không có cái kết tốt đẹp, trừ khi một ngày nào đó anh chịu... cuốn gói trốn gia đình đi vượt biên cùng tôi, chớ tôi thì không bao giờ từ bỏ nguồn gốc VNCH của mình.
 
*********** 
Rồi thời gian trôi qua, tôi theo dòng đời xuống tàu vượt biên, để lại sau lưng một khung trời nhiều kỷ niệm vui buồn của một quãng đời “lớn lên trong mùa cách mạng”.

Khoảng đầu thập niên 2000s, khi yahoo mail chat bắt đầu thịnh hành, tôi được nhỏ bạn cùng xóm báo tin:

- Ê, bà Linh ngày xưa chỉ huy sinh hoạt đội với tụi mình, mới đi Mỹ rồi nghen.
- Trời, chuyện khó tin à nha. Tao vẫn nghĩ bà ấy đang là “Đảng Viên Ưu Tú” cơ đấy.
- Còn khuya, tưởng dễ lắm sao. Bả lên làm Quận Đoàn thì bị trù dập, ganh ghét, kèn cựa, trầy da tróc vẩy mới lên đưọc “Cảm Tình Đảng”, rồi bị bè phái đấu tố là gia đình tiểu tư sản, bán chạp phô, hổng phải vô sản thực sự, bả chán nản bỏ Quận Đoàn, nôm na là “từ quan” về làm dân thường như mọi người trong xóm.
- Mà ai cho bả đi Mỹ chớ?
- Bà Linh về nhà ở ẩn, cũng ngại gặp xóm giềng, rồi gặp lại người bạn cũ, hai người lấy nhau, gia đình ông kia có giấy tờ bảo lãnh nên bả cũng hiên ngang bước lên máy bay qua Mỹ ngon lành.
Ôi, chuyện đời có ai ngờ. Rồi cũng khoảng thời gian đó, một cô đồng nghiệp cũ, báo cho tôi một tin không thể... động trời hơn:
- Khi bà đi qua trại Thailand được gần một năm là mùa hè năm sau cô Lâm và đứa con gái đi vượt biên luôn đó.
- Ui là trời, sao y như trong phim hình sự vậy cà!
- Chớ còn gì nữa! Cổ đi bí mật vào mùa hè nên chẳng ai hay biết, bên Phòng Giáo Dục dấu kỹ lắm, chỉ thông báo là cổ chuyển công tác về Miền Tây. Một thời gian sau tin tức rò rỉ, cô ấy đã đến trại Galang, Indonesia và sau này đi định cư tại Florida.

Chưa hết, mới vài năm trước, đứa bạn học cấp 3 chuyển cho tôi một tấm hình qua messenger trên Facebook:

- Loan, đây là facebook của Thầy Ngọc dạy Văn, bà vào liên lạc với Thầy nhe, Thầy ở tiểu bang New Jersey đó. Con gái ổng đi du học rồi có thẻ xanh, vợ chồng ổng được bảo lãnh qua đầy đủ cả gia đình luôn rồi.

Ủa, Ủa, tôi đang mơ hay đang thực hả Trời, khi mà các “tường thành vững chắc” của “Cách Mạng” mà tôi  đã gặp trên con đường “lớn lên trong mùa cách mạng” lần lượt kéo nhau qua xứ Tư Bản Mỹ Quốc “rãy chết” sinh sống lập nghiệp, là sao ?

Nhỏ bạn tôi rành đời:

- Đó là chuyện bình thường ở Việt Nam ngày nay, cán bộ đảng viên nào cũng đưa con cháu qua Mỹ du học, mua nhà, mà có thấy đứa nào qua các nước đồng chí Nga hay Trung Quốc đâu. Dân thường cũng vậy, có chút tiền là nghĩ ngay đến chuyện đi Mỹ. Sứ Quán Mỹ tại Sài Gòn ngày nào cũng có một hàng dài người xếp hàng chờ xin Visa, bất kể ngày nắng hay ngày mưa bão, nên dân ta có truyền nhau câu nhái thơ Nguyễn Bính: “Trời còn có bữa sao quên mọc- Lãnh sự Mỹ chẳng ngày nào thiếu... người xếp hàng”.
 
Đã xấp xỉ 50 năm, một nửa thế kỷ kể từ ngày Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, nhưng giấc mơ Mỹ Quốc vẫn chưa hề nguôi ngoai trong lòng người Việt, mà ngày nay, kể cả người Miền Bắc cũng mê Mỹ hơn bao giờ hết.

Có thể nói, chúng ta “thua” về mặt địa lý, mất Miền Nam, mất Sài Gòn, nhưng chúng ta thật sự mới là “người thắng cuộc” về mặt tư tưởng, tinh thần, và lòng dân thức tỉnh. Này nhé, nhạc Vàng bolero VNCH vang lên từ thành thị đến thôn quê Việt Nam, có mặt trên các cuộc thi ca hát của Đài Truyền Hình, mùa Giáng Sinh Xuân về Tết đến, hầu hết các ca sĩ đều “vô tư” trình bày các bài hát trước 1975 của VNCH, nếu nhắm mắt mà nghe cứ ngỡ là chương trình bên hải ngoại. Ngay cả cái tên Sài Gòn dù bị chính quyền Cộng Sản đổi tên, nhưng vẫn sống mãi, người dân khắp nước đều gọi Sài Gòn yêu dấu chớ chẳng ai thèm xài cái tên mới, chỉ xài trên giấy tờ.
 
Hôm rồi chị tôi ở Texas đi gởi tiền cho bạn thân ở Việt Nam, đứng trước chị là một chàng trẻ tuổi cất giọng lên nói với anh nhân viên cửa hàng gởi tiền, giọng Bắc hai nút (1975) không lẫn vào đâu được:

- Anh cho em gởi thùng thuốc tây về Bắc Ninh.
Anh nhân viên (cũng nói giọng Bắc hai nút), ra mở thùng thuốc kiểm hàng. Chàng Bắc Ninh hỏi thăm:
- Cửa hàng có nhận chuyển máy xoa bóp về Việt Nam không? 
- Có chứ, nhưng máy này ở Mỹ dòng điện khác dòng điện ở Việt Nam đấy nhé. Sao không mua ở Việt Nam cho tiện?
- Khổ quá, em cũng bảo mẹ em thế, vả lại mua máy ở Việt Nam còn được bảo hành nhưng mẹ em quyết mua máy bên Mỹ cơ. Lạ thật đấy, mẹ em ở quê xa tít, cả đời chưa bước chân ra khỏi cổng làng, mà hễ kêu em mua gì gửi về là cứ ra lệnh phải mua ở Costco, cứ làm như bên Mỹ chỉ có mỗi chợ Costco. Mẹ bảo chỉ tín nhiệm các món hàng Costco của Mỹ, xài thuốc Tây của Mỹ, bánh kẹo của Mỹ và máy móc của Mỹ quen rồi, thích rồi, nên không muốn thử loại khác.
 
Và mới đây thôi, hồi giữa tháng 3/2024, người ta truyền nhau vài clips trên facebook, cảnh một số người Việt Nam đang trèo qua bức tường biên giới Mexico để vào Mỹ bất hợp pháp, nghe cả giọng nói miền ngoài ấy, giọng Nghệ An Hà Tĩnh sung sướng réo nhau khi vượt rào thành công: “Giấc mơ Mỹ anh em ơi!”.

Ôi, câu hát của nhạc sĩ Lam Phương sao mà thấm thía xót xa: Bao năm “giải phóng” như thế này, phải không anh?!
 
Viết tới đây, tôi chợt nhớ tới anh Khánh, người cuối cùng của “thành trì cách mạng” mà tôi đã gặp gỡ quen biết. Giờ này, anh Khánh đang ở đâu? Tôi vẫn luôn tin rằng, anh Khánh là người có tri thức, hiểu biết, hẳn anh cũng đã “sáng mắt” từ lâu.

Với phong trào người dân Việt Nam ai cũng muốn tránh xa “thiên đường Cộng Sản”, rủ nhau “tung cánh chim tìm về tổ... Mỹ”, biết đâu sẽ có ngày tôi dạo chơi ngắm phố xá Bolsa bỗng được tái ngộ “cây si” thuở xưa? Lúc ấy, anh Khánh không còn bộ quân phục sĩ quan CSVN trên người (đương nhiên rồi, xứ Mỹ mà), và tư tưởng của anh cũng đã thay đổi, (nên anh mới đưa gia đình qua đây), tôi sẽ bắt tay anh như một người bạn cũ, và sẽ giúp anh tiếp tục “sáng mắt” nhiều hơn khi sống giữa lòng đất Mỹ tự do.
 
Cuối cùng, tôi xin kết thúc bài viết này bằng một câu chuyện mới sưu tầm được:

Ý NGHĨ CỦA TRẺ CON

Cô giáo hỏi:
- Tí, trong các ngày lễ lớn em thích nhất ngày nào?
Tí trả lời:
- Thưa cô em thích nhất ngày giải phóng 30 tháng 4 ạ!
- Sao em lại thích ngày giải phóng?
- Thưa cô vì ngày xưa nhà em rất nghèo, từ ngày bố em vào giải phóng miền Nam, nhà em giàu có hẳn lên. Nhà có xe máy, tivi, tiền vàng rủng rỉnh. Cơ quan còn cho bố mẹ vào Nam công tác và phân cho bố mẹ em biệt thự to do gia đình ngụy đi kinh tế mới để lại ạ!
- Thế mơ ước của em bây giờ là gì?
- Thưa cô mơ ước lớn nhất của em là mình làm sao phải giải phóng nốt nước Mỹ cô ạ!!
 
Edmonton, Tháng 4 Đen 2024,
KIM LOAN
 
*Ghi chú hình: KimLoan trong những lần làm MC Tưởng Niệm Quốc Hận tại Edmonton, Canada
 

Ý kiến bạn đọc
19/07/202416:16:31
Khách
Nhạc VNCH có điệu Cha Cha, Passo Doble, Slow, Tango, Waltz, etc. chứ không phải có có Bolero. Bầy vịt cộng cố ý gọi nhạc trước 1975 là nhạc Bolero thay vì nhạc VNCH vì chúng nó muốn xoá dấu vết VNCH, không muốn cho thế hệ sau biết những bài nhạc hay là sản phẩm của VNCH. Nên phải gọi đúng tên NHẠC THỜI VNCH, chứ đừng bắt chước theo bầy vịt cộng mà gọi là nhạc Bolero.

Bầy vịt cộng cho dù ôm tiền tham nhũng bốc lột của dân VN qua Mỹ mua nhà, mua xe, sống giàu, nhưng chúng nó vẫn mang tư tưởng "cắt mạng" cho rằng chúng nó có chính nghĩa, bacho của chúng nó có chính nghĩa, VNCH là ngụy là tay sai Mỹ là hèn vân vân. Chúng nó vẫn huênh hoang khoác lác, thượng đội hạ đạp, làm videos chửi Mỹ trên YouTube, trốn thuế, buôn bán gian giảo. Tóm lại chúng nó vẫn là đô-bác-dạy.
Tại sao chúng nó không bỏ thoi tham nhũng bóc lột dân VN để xây dựng một VN tốt đẹp hơn để bọn cháu ngoan bacho khác khổi phải qua Mỹ ở "lậu" và làm ô nhiễm xã hội Mỹ với bản chất của bầy "cắt mạng" ?

Một ông bạn của ba tôi kể là ông ấy nói với con ông rằng "Muốn lấy bất cứ ai làm người bạn đời cũng được, nhưng tuyệt đối không đưọc lấy con cháu gia đình cộng sản." Ông nói nông dân nuôi heo còn chọn giống tốt, mà con cái ông thì dĩ nhiên là hơn con heo . Nòi giống vịt cộng, cháu ngoan bacho là loại bỉ ổi nhất. Nên ông phải dạy con cái tránh xá loài bác-dạy. Không thể nói chúng ta cùng là người VIệt, vì vịt cộng thờ Tàu cộng nên chúng nó là con hoang Tàu cộng. Chúng nó dâng đất dâng biển cho Tàu cộng, Hán hoá tiếng Việt với những từ ngữ "Hán Việt" có gốc Hán Tàu cộng, biến xứ VN thành nô lệ của Tàu cộng, đưa dân tộc VN đến con đường diệt vong. Cho nên không thể gọi chúng là "người Việt."
17/07/202421:43:17
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
13/05/202413:57:40
Khách
Theo RFA (Người Việt đánh cược cả cuộc đời khi vượt hàng rào biên giới vào Mỹ từ Mexico, 3/7/2024, Tác giả: Cao Nguyên)
"Số liệu từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) của Mỹ gửi cho RFA cho thấy từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023, có gần 3.300 người Việt Nam vượt biên bằng đường bộ dọc biên giới phía Tây Nam nước Mỹ. Từ tháng 10/2023 cho đến hết tháng 2/2024, con số này là 2.400 người."
VietBao:
"Khoảng 37.000 người TQ đột nhập biên giới Mỹ-Mễ, xin vào Mỹ tỵ nạn năm 2023, gấp 10 lần năm 2022."
Ðó là chưa kể số gián điệp hay tội phạm xưa đã bị Mỹ kết án rồi trục xuất, nay trở lại vưà qua biên giới là đã có giao liên đến dẫn đi ngay tránh qua thủ tục di trú immigration lấy dấu vân taỵ
Nuớc Mỹ có lẽ bị nghiệp báo vì ham sát sanh khoảng 50% dân chúng ủng hộ thả bom tấn vào khu đông dân cư bệnh viện (dù Liên Hiệp Quốc báo cáo giết nhiều đàn bà trẻ con) nên Trời bắt phải chọn bầu 2 ông UCV Tổng Thống lú lẫn và tệ nhất, một ông chủ truơng dễ dãi cho nguời nhập cư lậu cho cán bộ CSVN, TQ, ISIS, Nga, ... xâm nhập, lại tiêu xài vung vít câu phiếu gây lạm phát, còn ông kia thì sắp vào tù vì can tội đĩ điếm rồi chối leo lẻo, gian lận hồ sơ thế má, tài liệu mật, xúi dục cuớp chánh quyền. Nuớc Mỹ có rất nhiều nhân tài, nhưng lần này có lẽ dân Mỹ đã và đang bị quỷ ám nên dân Mỹ chọn hai ông tệ nhất để phá nuớc Mỹ. Y hệt như vận số VNCH hết nên xui khiến hai ông Thiệu, Minh lên lãnh đạo để hơn 1 triệu quân thua xiểng liểng chỉ trong 50 ngày rồi đầu hàng. Vận số nuớc Mỹ sắp hết nên xui khiến chuyện mà xưa Nguyễn Du viết là "ma đưa lối quỷ đưa đuờng".
11/05/202413:41:32
Khách
Có một tiệm Phở Thin tại Hà Nội nay qua Mỹ mở chi nhánh ở Bolsa, rồi cậy đăng bài trả tiền cho báo Nguời Việt quảng cáo cho tiệm phở tại Hà Nội và Bolsa. Nguời Việt tị nạn hãy kiểm chứng xem Phở Thìn có chưá cờ đỏ bên trong truớc khi đi ăn tiệm này. Sau tiệm phở quảng cáo trên báo NV này sẽ có nhiều bài cậy đăng trên báo Nguời Việt quảng cáo cho các cơ sở tư bản đỏ. Từ hội nghị đầu tư VN tại Houston cho đến mở cơ sở kinh tài quảng cáo cậy đăng trên báo NV, chẳng bao lâu thì tư bản đỏ sẽ đè bẹp các tiệm nguời VN tị nạn tại Mỹ. Uớc mơ em bé VN muốn CS giải phóng Mỹ (Bolsa) sắp thành sự thật.
10/05/202412:27:25
Khách
Trich: "Thưa cô mơ ước lớn nhất của em là mình làm sao phải giải phóng nốt nước Mỹ cô ạ!"
Nguời Việt tị nạn còn nhớ ngày xưa họ là nạn nhân của 1 triệu bộ đội Bắc Việt nhập cư trái phép qua đuờng mòn Truờng Sơn đến nỗi mất nuớc mầt nhà. Nay TQ đưa những nguời lính PLA (People Liberation Army) và VN đưa đảng viên CS nhập cư Mỹ qua ngã biên giới thì có khác gì bộ đội Bắc Việt xam nhập vao Nam hồi 1965-1975? Khi đưa hàng chục ngàn hay trăm ngàn nguời lính và cán bộ trung kiên nhập cư Mỹ qua khe hở bỏ ngõ tại biên giới California và Texas thì phiá CS muốn những nguời này hoạt động kinh tài, tình báo, và kiểm soát hoạt động của cư dân VN và Tàu tại Mỹ. Với sự che chở và giúp đỡ của cộng tác cuả cộng đồng chỉ cần 10 năm là cờ đỏ sẽ bay phất phới tại các khu đông dân Á Châu bên Mỹ, và sẽ có diễn hành chào mừng 30-4.
Con chim chăm chú rình con mồi trên cây nên không biết có nguời đang duơng cung nhắm bắn. Nguời duơng cung không biết có con hổ đang rình phía sau. Mỹ đem tàu chiến bom đạn giúp Do Thái bảo vệ biên giới DT mà không biết là kẻ địch đưa hàng trăm ngàn cán bộ gián điệp đặc công qua biên giới xâm nhập Mỹ để hoạt động chánh trị, kinh tế, và khuynh đảo các cuộc bầu cử, chẳng khác gì nguời bắn cung đang bị hổ rình phía saủ. Có ai biết bao nhiêu nguời ISIS, Taliban, AlQuaida, bộ đội và công an VN, binh sĩ và cán bộ TC, Bắc Hàn, Iran, Nga đã qua rào biên giới đến Mỹ? Tư bản Mỹ tham lam can dự chuyện tào lao của thiên hạ gây thù oán với quá nhiều quốc gia thì cái nhân gây ra cái quả. Một mình Mỹ đang bị xa luân chiến thay phiên đánh nhau cả cả trăm năm mắc nợ thâm thủng rồi vỡ nợ. Mãnh hổ nan địch quần hồ, sư tử bỏ chạy khi bị thú heyena vây. Sát sanh quá nhiều không tốt.
04/05/202416:11:11
Khách
Sau 50 năm, tất cả hồ sơ mật và sự thật bị các ông Nguyễn Tiến Hưng, George Veith, Stanley Karnow, Frank Snepp, các hồi ký chiến truờng của các quân nhân bé cổ thấp họng phanh phui, lời nguyền rủa chết phứt cho rồi của Kissinger, ngoai truởng Hilary Clinton qua thăm Hanoi ca tụng CSVN là nuớc guơng mẫu cho Á châu mình mới biết là Mỹ xưa nay giả đò chống CS. Trong lúc quân VNCH hy sinh xuơng máu đẩy lui các đợt tấn công CS Mậu thân 1968, Muà Hè Ðỏ Lửa 1972, và sau HÐ Paris 1973 thì cờ Mặt Trận GPMN đuợc phe phản chiến có cả TNS John Kerry và TNS Biden tham dự, ngạo nghễ tung bay taị thủ đô nuớc Mỹ. Sau khi Mỹ sắp xếp cho DVM ra lệnh VNCH đầu hàng thì năm 1976 Mỹ cho phái bộ do đặc sứ Woodcock dẫn đầu nhân danh kiếm nguời mất tich qua Hà Nội xin CSVN cho bang giao. Nếu CSVN không kieu cang đòi phải bồi thuờng chiến tranh 3 tỷ như Nixon đã hứa thì Mỹ đã thắm thiết với CS VN từ năm 1976.
Ngày nay tư bản đỏ VN và TQ cho hàng trăm ngàn nguời vuợt biên giới Mexico, Canada, hay du lịch du học qua Mỹ mua những khu nhà đắt tiền nhất, các thuơng xá, tiệm buôn, nông trại. Có nhiều tiệm buôn bán treo cờ đỏ phiá trong tiệm nên khách mua không thấy. Tiền là của Việt kiều và Hoa Kiều đầu tư, dân chúng Mỹ mua sản phẩm của VN và TQ để giúp CS VN và TQ giải phóng Mỹ. Mỹ bận rộn lo chiến tranh nuớc ngoài bỏ trống nuớc Mỹ cho CS.
03/05/202423:12:58
Khách
Chúng ta đang có một đất nước tuy chưa hòan thiện nhưng có những thành tựu đáng kể về tự do và nhân quyền thì bị một đám trông thật ngu ngô, tồi tàn, thất học, icream ăn không hết phải phơi khô đầy đường, vào vỗ ngực tự xưng giải phóng người. Tết vừa qua nghe nhạc Xuân chỉ toàn những bài được sáng tác trước năm 75. gần 50 năm chúng chưa có được một bài nhạc Xuân nghe ra...Tết. Câu chuyện khôi hài cuối bài không còn là chuyện phiếm nữa đâu. Tháng trước tôi về Houston thăm họ hàng có tới khu chợ Hồng Kông thấy con các cán ngố mang xe xịn ra khoe. Cái xe sport 300 ngàn bằng giá trị căn nhà hai tầng. Chị tôi có kể chúng qua không những mua những căn biệt thự to cao mà còn mua nhiều những cơ sở thương mại nữa. Chúng đang giải phóng nốt nước Mỹ đó Loan ơi.
Mến.
03/05/202412:47:15
Khách
Can thiệp quân sự nuớc ngoài mà không đạo đức thì bị hậu quả như phải nhận thêm nguời tị nạn Dông Duơng, Somalia, Palestine, dù bị chống đối. Mỹ xưa khuynh đảo các nuớc nhỏ làm tay sai (bắt TT Thieu ky' HD Paris 1973 giết chết VNCH) lên nay bị Do Thái khuynh đảo bắt hai đảng DC CH làm tay sai. Biden sẽ mất phiếu của đảng dân chủ, Mỹ gốc A Rập, va` sinh viên nam 2024 và Trump thắng cử. Trump sẽ nhân danh Tổng Thống đuợc đặc miễn thẳng tay trả thù, nhưng vì bị vuớng pháp lý tiểu bang NY va Georgia nên bỏ bê việc nuớc để Do Thái khuynh đảo như Nixon xưa bị truy tố Wateregate bị trói tay để Kissinger thao túng. Nuớc Mỹ sẽ hổn loạn vì da đen, antifa, và sinh viên nổi dậy như thời 1970, và Trump sẽ ra lệnh bắn giết dân biểu tình. Một số tuớng lãnh quân đội sẽ không tuân lệnh. Ðây là nghiệp báo tham gia chiến tranh trên thế giới làm chết quá nhiều nguời.
02/05/202416:09:28
Khách
Nếu VNCH đuợc viện trợ những trái bom lớn như CBU-55 hay Daisy Cutter VNCH thì đủ sức tự vệ và quân Mỹ không cần tham chiến. Nếu bom đuợc xài sớm thì Ban Mê Thuộc đã không mất, và không cần di tản cao nguyên. VNCH xin thả bom lớn vào rừng nơi quân CS thì Mỹ không cho, nhưng Mỹ lại cho Do Thái 18 ngàn trái bom 2000 pounds để thả vào trại tị nạn, bệnh viện, và chung cư tại Gaza. Giúp Nam VN tự vệ thì Mỹ từ chối nhưng DT giúp phạm tội ác chiến tranh, ác đến nỗi toà án quốc tế kết tội và ra lệnh bắt thủ tuớng Netanyahu, thì chánh phủ Mỹ hăng say làm, bất chấp quốc tế và sinh viên Columia, UCLA, Yale, Berkeley, ... biểu tình phản đối.
Khi tiến vào Sài gòn, miền Bắc cố ý làm cho dân miền Nam không sống đuợc phải bỏ nhà cửa vuợt biên để cho dân miền Bắc vào Nam chiếm ngụ những khu đắt tiền, cơ sở thuơng mại lớn, còn dân miền Nam đi vào vùng rừng nuí sống. Nay Do Thái cũng cố ý làm cho Gaza không thể sống đuợc vì nhà cửa bệnh viện kho thực phẩm bị tàn phá, rồi Mỹ nhận đưa dân Palestine qua Mỹ định cư, bỏ vùng bãi biển cho dân Do Thái chiếm ngụ xây khách sạn, biệt thự đắt tiền, đuổi dân Palestine vào vùng sa mạc, y hệt kế hoạch chiếm đất đuổi dân để dân miền Bắc vào huởng những noi tốt nhất của VN. Những chuyện tthất đức của chánh phủ Mỹ với dân Nam VN đã đuợc TS Nguyễn Tiến Hưng mới ra cuốn sách ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm' . Những nguời VN nổi lên chống lại chánh phủ CS mà giỏi thì Mỹ tìm cách đưa qua Mỹ tị nạn, thành ra ở VN không còn nguời có tài cứu quốc. Trong khi đó Mỹ không cho nguời Thuợng Tin Lành trốn qua Thái lan định cư. Nay thì đến chuyện đưa dân Palestine ra khỏi Gaza để Do Thái đến chiếm, tiếp tay DT diệt chủng dân Palestine tại Gaza mà CBS và Việt Báo mới phanh phui ra kế hoạch diệt chủng (có lẽ CIA va` DT đã soạn thảo kỹ luỡng rồi gài cho Hamas mắc mưu tấn công tháng giêng 2024).
Theo tin Việt Báo:
"Vùng đất thánh của ba tôn giáo lớn sẽ từ từ vắng mặt sắc tộc Palestine, không chỉ vì bom và mồ chôn tập thể, nhưng cũng vì Mỹ nhận nhiều người Palestine vào Mỹ diện tỵ nạn"
Trich Tháng Tư Đen, Nhìn Lại Cuộc Chiến - Chu Tất Tiến
"Như thế, Hiệp Định Paris là một Huy Chương, một Bằng Khen quốc tế do Mỹ trao tặng cho Cộng Sản Việt Nam, khuyến khích họ tiếp tục tấn công vào miền Nam để đạt thắng lợi sau cùng. Sự ép buộc tàn nhẫn này được sắp xếp bởi Kissinger, môt tay thủ đoạn nham hiểm, đã hăm dọa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nếu không ký vào văn kiện thì sẽ lập lại sự kiện Kenedy giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nguyễn Văn Thiệu, vì sợ bị thủ tiêu, nên nhắm mắt ký vào văn kiện này, đồng ý cho Miền Nam thất thủ."
30/04/202414:44:18
Khách
Như con chim đã bị tên thấy nhánh cây khô cũng sợ, chánh phủ VNCH đã bị Mỹ dụ dỗ tung quân vào 1965 rồi bỏ chạy 1973 nên khi TC đề nghị giải pháp đưa quân vào cứu thì bịcác ông TT bác bỏ. Nhưng Kampuchia nhờ TC tung quân đánh VN mà quân CSVN phải rút lui và lãnh tụ Sihanook giữ Kampuchia trung lập thân TC va` không có chế độ CS. Bị Mỹ phản bội làm miền Nam mất cơ hội trung lập theo giải pháp TC không Cộng Sản như Kampuchia đưa đến địa ngục cải tạo, kinh tế mới, đánh tư sản, và dân miền Nam nay bị dân Bắc kỳ vào Nam lấn áp mọi lãnh vực.
Vì các tuớng võ biền nên nhân tài thật sự yêu nuớc yêu dân không ai ra tham chánh đưa đến việc không chịu rút quân khỏi QK I và II ngay sau HÐ Paris 1973 theo lời khuyên của tuớng Uc Ted Sarong để phòng thủ miền Nam, mà đợi đến sau 1975 rút quân thì mất hết 200 ngàn quân cùng vũ khí. Không ai nghĩ đến tổ chức di tản gia đình quân cán chánh ra nuớc ngoài như Ukraine. Không có nguời có tài yêu nuớc yêu dân lãnh đạo là cái vận số xui của Nam VN.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 409,800
Hồi mới qua Mỹ, tôi phải vừa đi làm vừa đi học để tự trang trải cuộc sống. Tôi được một công ty sửa chữa hàng điện tử, mướn vào làm ca đêm, vì ca ngày đã đầy. Ban đêm đi làm, ban ngày đi học cũng khá phù hợp với lịch trình của tôi lúc ấy. Tôi thuê một phòng trọ nhỏ, chỉ về nhà ngủ vài tiếng mỗi ngày trước khi tiếp tục công việc. Tôi làm việc không kể nặng nhọc hay khó khăn vì so với việc làm hồi còn ở Việt Nam thì sá gì với mấy công việc nhẹ nhàng này. Tôi vào hãng với tinh thần thoải mái vì tôi được làm việc trong một môi trường vui vẻ và tôi yêu thích công việc này. Ngược lại, việc học ở trường thì tôi vật lộn với nó như bò kéo xe lên dốc.
Người xưa có câu "70 chưa gọi là lành", ý nói họa phước của mỗi người tới 70 tuổi vẫn chưa biết được, phải tới khi hết thở thì mới có thể nói rằng cuộc sống của một người tốt xấu, lành dữ, ra sao. Câu chuyện dưới đây là một chuyện có thật về một chuyến du lịch bị trở ngại vào phút chót và những người trong cuộc đã trải qua những thử thách rất khó khăn, giống như họ phải chèo chống một con thuyền mong manh vượt qua cơn sóng dữ...
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn: - Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay? Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino. “Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến