Hôm nay,  

Kẻ Thù Thành Anh Em

19/02/202418:52:00(Xem: 2325)

Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới nhất của Ông.

*

Mùa Xuân năm 1993, Tuyết, vợ tôi, trở về quê hương lần đầu tiên sau 20 năm ở Mỹ. Khi xe ngừng trước nhà người chị tại Biên Hòa, có một người đàn ông đứng bên đường mà Tuyết không nhận ra. Sau khi nói chuyện một lát, Tuyết mới nhận ra đó là người anh ruột. Úi chà, sau 20 năm những người trong gia đình đã thay đổi một cách không ngờ được.

Một trong số người Tuyết gặp lần đó là anh Tư. Anh là chồng của chị Tư, chị ruột của Tuyết. Hai người gặp nhau sau năm 1975, sau khi hai người chồng trước của chị Tư đã qua đời. Trước kia anh Tư là bộ đội và đảng viên cộng sản. Quê anh ấy ở Hải Dương, nơi mà anh đã rời xa vào  năm 1967 và theo đường mòn Hồ Chí Minh đi qua hai nước Lào và Campuchia để xâm nhập vào Nam. Sáu tháng sau, trung đoàn của anh đã tới tỉnh Bình Long, biên giới Việt Nam. Trên đường đi một nửa số người trong đơn vị đã chết.

Chỉ mấy tuần sau khi đến Bình Long, anh Tư bị thương và bị bắt tại Bình Dương. Anh được mổ cánh tay bị thương tại căn cứ Long Bình rồi bị chuyển qua trại tù binh tại đảo Phủ Quốc. Anh ấy bị giam ở đó cho đến khi hòa ước Ba-lê được ký kết cuối tháng 1 năm 1973.

Sau khi rời trại tù binh anh Tư lại đi hành quân tại vùng Tây Ninh thêm hơn hai năm nữa. Sau khi lực lượng Cộng Sản lấy hết miền Nam cuối tháng Tư năm 1975, anh Tư đóng quân ở Biên Hòa. Rồi anh ấy gặp chị Tư và họ lập gia đình. Họ phải dọn về khu kinh tế mới gần thành phố Biên Hòa. Dĩ nhiên người theo triết lý của Cộng Sản là vô thần, và anh Tư cũng vậy.

Còn tôi, tôi tình nguyện vô Thủy Quân Lục Chiến Mỹ năm 17 tuổi, vào mùa Xuân năm 1969. Vì vậy, chỉ mười ngày sau khi tốt nghiệp trung học tôi lên đường đi huấn luyện. Lúc đó, đại đa số lính mới được gởi sang Việt Nam sau khi huấn luyện xong, nhưng tôi được lịnh đóng quân tại một căn cứ ở tiểu bang South Carolina. Khi đó, tôi yêu cầu đi qua Việt Nam nhưng họ không chấp nhận.

Đến gần cuối năm 1971 tôi được lịnh đi qua Nhật Bản, và tôi đến căn cứ TQLC ở Nhật vào đầu năm 1972. Lúc đó hầu hết các đơn vị Mỹ đã rút ra khỏi VN rồi. Nhưng đến tháng 3 lực lượng Cộng Sản tấn công rất mạnh mẽ tại nhiều nơi ở Việt Nam. Trong tháng 5 đơn vị tôi được lịnh trở lại VN.

Ngay sau khi tôi đến đó thì pháo cộng sản giết vài lính VNCH và một số khác bị thương. Tình hình như thế tiếp tục suốt tám tháng rưỡi chúng tôi ở đó. Hai ngày trước khi tôi trở lại Nhật Bản, lực lượng Cộng Sản lại pháo vô, cũng có người bị chết và bị thượng như bao nhiêu lần trước. Qua kinh nghiệm ở Việt Nam, tôi hiểu rõ sự xấu xa và tàn ác vô cùng của chủ nghĩa cộng sản.

Sau khi tôi ra khỏi quân đội, tôi tham gia một nhóm chống Cộng ở Mỹ được vài năm. Đến tháng 3 năm 1975 có một người kể cho tôi nghe về sự ban cho của Đức Chúa Trời. Đó là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu. Qua những gì Kinh Thánh nói, tôi biết tôi được tha tội và đã trở thành là con cái của Đức Chúa Trời. Tất cả những điều đó hoàn toàn bởi ân điển của Đức Chúa Trời.

Trở lại chuyến đi năm 1993 của Tuyết. Sau khi Tuyết ở nhà của người chị khoảng một tuần lễ thì anh Tư yêu cầu Tuyết giải thích tin mừng của Đức Chúa Giê-xu. Vài ngày sau, anh ấy lại yêu cầu Tuyết giải thích về Chúa Giê-xu một lần nữa. Ngay sau đó anh Tư tin nhận Đức Chúa Giê-xu liền.

Khoảng chừng một tuần lễ sau, anh Tư sắp xếp một tiệc nhỏ tại nhà, anh có mời các bạn bè gồm có vài công an và đảng viên khác nữa. Trước khi ăn cơm anh Tư đứng lên mà nói, "Tôi đã theo Hồ Chí Minh 45 năm nhưng không thấy tình thương. Từ hôm nay tôi sẽ đi theo Đức Chúa Giê-xu".

Khi Tuyết nghe anh ấy nói vậy thì mừng lắm, và em ấy gọi điện thoại báo cho tôi biết ngay sau đó. Thật là quá sức tưởng tượng! Tại nước cộng sản mà anh Tư dám can đảm nói như thế. Nếu Chúa không ban ơn khiến cho anh Tư nói những lời đó thì chắc là không bao giờ có chuyện này xảy ra.

Tháng 1 năm 1994, vợ chồng tôi lại đến Việt Nam và ở tại nhà chị vợ tôi. Hai lần trước đi Việt Nam tôi chưa biết nói tiếng Việt, nhưng lúc đó tôi đã nói chuyện với người ta được. Khi chúng tôi ra khỏi sân bay ở tại Sài-Gòn thì gặp anh chị Tư liền. Sau khi tới nhà ở Biên Hòa chúng tôi có nhiều thì giờ để trò chuyện.

Anh Tư kể cho tôi nghe vài ký ức khi anh khi đi trên đường bộ xuyên qua nước Lào, nước Campuchia để xâm nhập vào miền Nam. Có một lần lính Cộng Sản bắt được một người lính Mỹ. Họ muốn giết người lính đó tại chỗ, nhưng một sĩ quan Bắc Việt đã ngăn cản và cứu người đó tạm thời. Anh Tư có trách nhiệm gác người đó. Anh Tư nói người lính Mỹ đó không biết nói tiếng Việt gì cả, khi nào họ muốn uống nước thì chỉ ra dấu bằng tay. Sau đó cấp trên đem người đó đi.

Một lần khác anh Tư nói là anh nằm trong rừng và thấy máy bay trực thăng Mỹ bay chậm chậm ở trên. Anh Tư thấy một người lính cầm súng liên thanh nhìn xuống chăm chú, nhưng sau vài phút họ bay đi nơi khác. Khi nghe vậy tôi nhớ ngay một kinh nghiệm y như thế, và tôi là người trong máy bay trực thăng cầm súng mà nhìn xuống. Lúc đó tôi suy nghĩ, "Chắc là có kẻ thù ẩn núp trong rừng đó nhưng tôi không thấy được”. Nhưng chuyện đó của anh Tư xảy ra năm 1968, còn của tôi thì năm 1972.

Trong vòng mấy năm sau 1994 tôi hay đi Việt Nam mỗi năm. Trong những lần đó anh Tư và tôi đi nhiều nơi với nhau. Cả hai chúng tôi có nhiều cơ hội để kể cho người ta nghe về tin lành của Đức Chúa Giê-xu. Lắm lúc người ta thấy thật là mâu thuẫn khi một cựu bộ đội và một cựu lính Mỹ đi chung, nhưng thật ra đó là do Đức Chúa Trời đã xếp đặt để cho người ta thấy rằng sức mạnh của Ngài có thể làm cho hai kẻ thù trở thành anh em trong Chúa. Một sự liên hệ mãi mãi. Lòng thù ghét không còn nữa và được thay bằng tình thương thật sự. Thật là phép lạ mà chỉ duy nhất Đức Chúa Trời có thể làm được mà thôi!

Trong Kinh Thánh có nói, “Có sự vui mừng ở thiên đàng khi một kẻ có tội ăn năn”. Vậy khi chúng tôi, hai kẻ có tội, cùng ăn năn thì sẽ có sự vui mừng gấp đôi ở thiên đàng cũng như trong đời sống của những người xung quanh. Quyền năng của Đức Chúa Trời là như thế. 

Sáu Steve Brown 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
20/02/202421:09:49
Khách
" Lắm lúc người ta thấy thật là mâu thuẫn khi một cựu bộ đội và một cựu lính Mỹ đi chung, nhưng thật ra đó là do Đức Chúa Trời đã xếp đặt để cho người ta thấy rằng sức mạnh của Ngài có thể làm cho hai kẻ thù trở thành anh em trong Chúa. Một sự liên hệ mãi mãi. Lòng thù ghét không còn nữa và được thay bằng tình thương thật sự. "

Chủ nghĩa cộng sãn trổi dậy do đạo đức con người đi xuống quá thấp như thời Sa Hoàng Nga dưới sự ãnh hưỡng của Rasputin người thuộc vào Orthodox Thiên Chúa giáo, ở Trung Hoa dưới thời nhà Mãn Thanh và sự suy đồi của Phật giáo qua nhận xét của Hòa Thượng Hư Vân trong tác phẩm tự thuật của ông. Khi ông nói chuyện với các sỹ quan cao cấp của Quốc Dân Đãng vì họ có ác cảm với tôn giáo này và cho lá 1 trong những nguyên nhân đẩy phe nông dân, công nhân vào phe cộng sãn.

Chủ nghĩa tư bản phe đãng-- chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của những người có quan hệ với phe cộng sãn, chủ nghỉa này xảy ra ở Nga vào năm 1991, Trung Hoa vào năm 1978 dưới thời Đặng tiểu Bình, và 1986 ở Việt Nam dưới chính sách gọi là đổi mới.

Trong 10 điều răn thì điều răn "You shall not murder." có nghĩa là không được sát sanh cho người và các súc vật, vì súc vật được xếp vào loại chúng sinh có cảm xúc, cho nên việc thuần chay -- vegan được coi là một phép bố thí cho sinh mạng của chúng sinh. Nếu sát nghiệp quá nhiều thì sẽ có cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa là bệnh tật như Covid 19,.... chiến tranh liên tục như Ukraine, Israel, Myanmar, .... Thiên tai xảy ra liên tục, nhân họa như khủng hoãng kinh tế, ....

"Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời, Bình An dưới thế cho người Thiện Tâm" Người Thiện Tâm hay Người công chính là người tuân thủ các giới luật như Mười Điều Răn, nếu sát nghiệp xảy ra thì sẽ có hậu quả xảy ra cho những dân tộc không đũ phước báu, bây giờ là các dân tộc Nga-Ukraine, Do Thái và dân Arab, dân Myanmar, ....Theo lý thuyết thì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa lần cãnh cáo kéo dài từ 2019 đến 2026, và nếu tình hình không cải thiện thì cơn thịnh nộ lần thứ 2 sẽ từ 2027 đến 2031, nghe nói rất là thảm thiết, đầy máu và nước mắt. .... Thành ra nên nghe lời Chúa Jesus "If you love me, please love my Commandments".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 409,960
... Có rất nhiều điều mới lạ để chúng ta thử làm, chẳng hạn như tập vẽ, tập cắm hoa, học làm bánh, tập đan móc, tập viết truyện ngắn, viết bài gửi báo v..v… Thích làm gì thì làm miễn sao sở thích của mình không gây hại đến người khác và nằm trong khả năng của mình, tôi bảo đảm chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống vui hơn và có ý nghĩa hơn...
Tôi vùng dậy bật đèn sáng bước qua chiếc bàn gần đó, chiếc bàn gần gũi bày đủ thứ giấy tờ bề bộn thân thương. Ngồi nhìn ra khung cửa kính rộng, màn đêm dày đặc, có lớp sương mù đang bao phủ. Thở dài! Khó dỗ lại giấc ngủ, nhìn đồng hồ 2 giờ sáng. Căn bệnh mấy mươi năm vẫn không thay đổi tốt đẹp hơn, vẫn hằng đêm thức giấc. Tiếp tục đùa giỡn với thơ văn, dù không dám mơ mình là nhà thơ, nhà văn vì chữ “nhà” lớn quá, nhưng ít nhất trong máu tôi có sự đam mê, thì đó cũng là cứu cánh, là lối thoát cho tôi bớt đau khổ nỗi bất hạnh trong cuộc sống để tập viết văn, tập làm thơ.
Tự dưng nước mắt Hân bỗng trào ra, vì thương nó sắp lên bàn mổ với nỗi cô đơn, vắng bàn tay mẹ ruột ôm ấp (nó chỉ mới 19 tuổi, còn nhỏ tuổi hơn con trai Hân ở nhà nữa mà). Nhưng lòng Hân cũng ấm áp rộn ràng vì biết rằng nó sẽ được trở về với tình thân bên ngoại, và tin rằng Thiên Chúa nhân từ sẽ nghe lời Hân nguyện cầu, cho Anthony vượt qua cơn bệnh, sẽ tìm ra dấu vết của mẹ và đứa em trai thân yêu. “Vinh danh Thiên Chúa trên trời Bình An dưới thế cho người thiện tâm” Giáng Sinh này chắc chắn sẽ vui, Anthony nhé!
Đã ba mươi lần Giáng Sinh xa quê, năm mươi lần Giáng sinh nhớ cô bé ngây thơ trong truyện “Cánh đồng tuyết”. Nghĩ đến những người xa quê kiếm sống bằng đủ các ngành nghề trên nước Mỹ bao la, may là bao dung. Chúa đã thương xót những mảnh đời phiêu bạt với cân hỏi “Ai là anh em ta?” Câu trả lời của mỗi người Chúa đều nghe hết…
Một luồng khí lạnh chợt chạy dọc sống lưng anh. Trong bức ảnh, Eli đang nhìn anh mỉm cười. Trái tim anh buốt nhói một nỗi buồn sâu xa khi biết rằng em đã ra đi - tia sáng rực rỡ đã vĩnh viễn biến mất trên thế giới này. Nhưng cũng cùng khoảnh khắc đó, anh cảm nhận được sự trìu mến và tin yêu mà Eli đã gửi gắm cho anh. - Khi làm bác sĩ, anh sẽ chữa bệnh cho em nhé. - Anh chữa cho những bạn nhỏ khác nữa nhé. - Tất cả những đứa trẻ cần được lành bệnh, vì nếu con nít mà chết thì ba mẹ sẽ buồn lắm đó. Giọng nói của Eli thầm thì bên tai anh, gần gũi. Như không hề có ranh giới giữa sự sống và cái chết. Có một sự gắn kết vô hình giữa anh và Eli. Đó là sự kết nối giữa con người với con người...
Vào những ngày đầu tiên của tháng 12 năm nay, tôi đến thăm lại khu phố Stockyards thuộc thành phố Forth Worth, Texas. Đây là lần thứ ba tôi đến thăm khu du lịch mang đậm chất viễn tây Hoa kỳ, một miền viễn tây hoang dã của những năm sau cuộc nội chiến của nước Mỹ. Với tôi, khu du lịch Forth Worth Stockyards là xứ sở thần tiên cho những ai thích hoài niệm về một miền viễn tây hoang dã của Mỹ quốc, về các chàng cao bồi Texas, về con đường mòn Chisholm nổi tiếng được đặt theo tên của Jesse Chisholm, một nhà buôn lưu động nói được 14 thổ ngữ, hậu duệ mang hai dòng máu của người Mỹ bản địa Cherokee và người da trắng khai hoang đến từ Scotland.
Công lao dưỡng dục ơn từ mẫu Báo hiếu chưa tròn mẹ thứ tha Sầu dâng chất ngất hồn con trẻ Luyến tiếc khôn nguôi bóng mẹ già... Vâng! Thưa mẹ, bốn câu thơ trên con viết vào đúng cái ngày mẹ vĩnh viễn rời bỏ chúng con ra đi. Tám năm rồi, nỗi đau mất mẹ vẫn chẳng hề nguôi ngoai. Mỗi lần nghĩ đến mẹ là con tỉnh hẳn người không ngủ được. Đêm nay cũng vậy! Mưa rả rích suốt từ buổi chiều, bầu trời xám ngắt, phủ một màu thê lương rét buốt. Cứ mỗi độ Đông về, con lại nhớ mẹ quay quắt, không làm sao quên được ngày Giáng Sinh buồn năm ấy. Mẹ hấp hối nơi phòng ICU của bệnh viện....
Ngày xưa ,lâu lắm tôi vẫn thường nghe ba mẹ kể về Hạ-Uy-Di (Hawaii), về Trân- Châu-Cảng (Pearl Habor). Đây là một căn cứ hải quân lớn của Mỹ, nơi mà vào Thế chiến thứ hai (ngày 7-12-1941) đã bị Nhật bất ngờ tấn công, dội bom gây thiệt hại lớn cho quân đội Mỹ. Ngày nay những chứng tích về trận chiến lịch sử vẫn còn lưu lại nơi đây. Tôi mơ ước có dịp đi đến vùng đảo thơ mộng này, nhưng ở VN thời bấy giờ ước muốn một chuyến đi như vậy là điều không tưởng.
Phi trường Minneapolis-Saint Paul international Airport (MSP) thuộc bang Minnesota Hoa Kỳ, nơi đây nổi tiếng với việc tích hợp nghệ thuật công cộng vào không gian sân bay; có nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, từ tranh vẽ đến điêu khắc, được trưng bày ở nhiều khu vực của sân bay. Tôi rảo bước ngắm từng góc cạnh của mỗi bức tranh với cách dậm màu, nét vẽ và bố cục của từng bức sao cho mau hết thì giờ chờ đợi vào máy bay. Tôi và chồng sẽ đi nghỉ hè hai tuần trên tàu du lịch Celebrity Millenium mà điểm đến chính là xứ Phù Tang, xứ này nằm ở phía đông của thế giới, nơi mặt trời mọc.
Lá thư nào viết gửi cho chị em Thu, má Thu cũng bắt đầu bằng bốn chữ "Các con thương nhớ". Tiếng là gửi chung cho ba chị em, nhưng hình như má Thu chỉ thủ thỉ tâm tình với chị Thúy, còn Thu với thằng Tuấn tuy cũng được nhắc nhở tới, nhưng là ở cuối thư, phần "dặn dò dạy bảo"! Thiệt tình mà nói thì Thu cũng không lấy làm khó chịu lắm về lối cư xử hơi thiếu công bằng này. Chẳng phải Thu đại lượng gì cho cam, nhưng tại vì Thu đã quá quen với lối đối xử khác biệt của má Thu đối với ba chị em, từ hồi còn ở quê nhà. Điều này Thu đã cảm nhận thấy từ hồi bé xíu, chẳng hạn như những lần mấy chị em giành giựt đồ chơi, bao giờ má Thu cũng bênh vực chị Thúy, dù chị là chị lớn nhứt trong ba đứa. Hay những lần được chia quà cáp bánh trái, bao giờ chị Thúy cũng được phần nhiều hơn...
Nhạc sĩ Cung Tiến