Hôm nay,  

Những Cuộc Đến Đi

03/01/202415:54:00(Xem: 3060)

Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta trên 20 năm.Tác giả nhận giải Danh Dự năm 2023. Sau đây là bài viết về 


*

 

01032024 những cuộc đến đi _Steven & Niggel_TLTP
Hình của từ tác giả

 

 

Đêm qua đội Eagle thắng đội Dolphin, sáng ra thằng Eddie hốt được 200 bạc, thằng Kieth, thằng Robert, thằng Niggel… mỗi đứa phải góp 20 dollars để chung độ vì tội chọn sai đội. Thằng Tyberus hỏi:

- Steven, ở nước mầy người ta có chơi football không?

- Có

- Vậy mầy có cá độ không?

- Không


Thằng Robert xía vô, nó vừa nói vừa làm động tác biểu diễn đá banh bằng chân:

- Football hay soccer?

Steven biết là nước mình không có chơi banh cà na (football) nhưng cũng nói xạo chút để tụi nó khỏi khi dễ:

- Cả hai


Cái môn bóng cà na rất mạnh mẽ và bạo lực: dũi, xô, đẩy, níu, kéo, húc… cứ như bò mộng. Người chơi còn phải trang bị phụ tùng lỉnh kỉnh nào là: quần, áo, mũ bảo hộ, bảo vệ ống quyển, bảo răng, bảo vệ vai...toàn bộ những món ấy phải cả ngàn đô. Rồi còn tổ chức đòi hỏi sân bóng, bộ sậu huấn luyện, điều khiển rất hùng hậu. Ngoài ra còn phải có trang thiết bị kỹ thuật tân tiến, hiện đại… Nói chung là bóng cà na là môn chơi của nhà giàu, của những người to, cao, khỏe. Người mình không có khả năng chơi môn này! Bóng ca nà là đặc sản Mỹ, ăn hăm bơ gơ, uống coca cola, coi bóng cà na là lối sống Mỹ, là phong cách của dân xứ Cờ Hoa. Nghĩ cũng lạ, bóng cà na chơi bằng tay mà lại kêu là football, ở đời đội khi có những sự tréo ngoe như vậy. Có những cái sai nhưng riết rồi thành quen nên chẳng còn ai thắc mắc. Ngay cái từ kêu người bản địa là Indian cũng sai nốt, vì ngày xưa ông Colubus khi đến đây cứ ngỡ là đến được Ấn Độ nên gọi vậy nhưng riết rồi thành quen luôn.

Steven ở trong cái nhóm này cũng đã lâu, làm việc chung, chơi chung, ngày nào cũng đùa giỡn rần rật. Thường tụi Mỹ rất ít giỡn, cứ nghiêm nghị làm ra vẻ serious như chính khách, người cứng nhắc như mấy ông thần ở cửa đình, ấy vậy mà giờ tụi nó cũng bị lây nhiễm cái tánh cà rỡn của Steven. Sau một thời gian sinh hoạt chung thì giờ đứa nào cũng xàm hết biết luôn, chơi khăm thường xuyên. Mới hôm qua thằng Mauricio chửi:

- Mầy ngu như bò, tao đã nói với mầy bao nhiêu lần rồi, barber shop khác với hair salon, tại sao mầy không phân biệt được?

Thật tình thì Steven biết nhưng vì tánh hay đơn giản hóa mọi thứ nên gom hết lại một cục cho tiện. Thằng Mauricio lai một phần đen, một phần trắng và một phần gốc thổ dân da đỏ. Nó mê chơi tóc, mỗi cuối tuần là đi tỉa tóc, cạo râu ở barber shop sau đó thì qua hair salon để làm kiểu tóc. Steven cũng nhiều lần chửi nó ngu, làm bao nhiêu tiền nuôi thợ tóc và áo quần hết. Sở dĩ  nó biết chửi bằng tiếng Việt là vì Steven dạy nó, nó tỏ vẻ thích thú và giờ đây nó rành nhiều câu chửi tiếng lóng Việt Nam. Có lần nó tra Google và cự:

- Tao tra Google câu “tao đeo tè”, máy dịch là tao không có đái chứ không phải “I don’t care”. Mầy xạo!

- Tao đâu có xạo, đó là tiếng lóng. Google đâu biết dịch tiếng lóng!

- Mầy xạo, mầy cà chớn.

Thằng Mauricio làm một tràng luôn, mấy thằng kia không hiểu nhưng thấy điệu bộ và cách phát âm của nó thì cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi ra. Cái này phải nói là gậy ông đập lưng ông, Steven chỉ nó tiếng lóng và giờ nó chửi lại bằng tiếng lóng.

Bữa trua, thằng Mauricio gặm cánh gà chiên, thằng Kieth cạp hăm bơ gơ, thằng Eddie ngốn pizza. Steven cà khịa:

- Mauricio, mầy ăn gà nhưng có biết đó là thịt gà mái hay gà trống?

- Tao không biết.

- Lần sau khi mua thì nhớ hỏi cho rõ ràng, nếu không hỏi nó cho mầy ăn gà pê đê thì chết mẹ mầy luôn!

- Tao đeo tè!

Cả bàn ăn cười rung rinh, giờ thì câu “tao đeo tè” trở nên quen thuộc thay cho câu “I don’t care”, thằng nào cũng biết nói. Thằng Kieth hỏi Steven:

- Mầy thích sống ở Việt Nam hay ở Mỹ?


Câu hỏi thật không biết trả lời sao cho thỏa đáng, sống ở Mỹ thì tự do, thoải mái, dễ kiếm sống, vật chất đầy đủ phủ phê, dân chủ, nhân quyền được tôn trọng… nhưng dù sao đi nữa thì sống ở quê nhà của mình cũng vui chứ, ngày nào cũng là ngày cuối tuần, sáng cà phê, chiều nhậu… ăn chơi tới bến luôn. Ở Việt Nam mà có tiền thì cứ như ông vua, hưởng thụ tới bến, chỉ cần không đụng đến chuyện dân chủ, tự do, nhân quyền… là ổn. Ở Việt Nam bây giờ là thời kỳ vô thiên vô pháp, những kẻ làm ăn chụp giựt và những kẻ cấu kết với quyền thế rất dễ giàu nhanh. Steven sống yên ổn ở Mỹ nhưng đôi lúc không khỏi thấy lung lay vì lối sống hưởng thụ ở quê hương. Tuy nhiên ở đời thì chỉ có thể chọn một không thể có cả hai cùng lúc. Chỉ một số ít may mắn thì họ có thể đi đi về về, sống nơi này nửa năm nơi kia nửa năm... Steven suy nghĩ lựa lời nhưng không tìm ra cách nào cho trọn vẹn bèn nhún vai, xòe hai tay thế thôi.

Cứ tưởng làm chung chơi chung với nhau lâu lâu mình hội nhập với dòng chính Mỹ, thực tế thì người Mỹ họ vẫn nhìn mình là người ngoại quốc, bất kể mình sống ở đây bao nhiêu lâu, thậm chí sinh ra ở đây cũng vậy, vì cái vóc dáng châu Á nhỏ bé, gương mặt bẹt, mũi tẹt, mắt hí không thể lẫn vào đâu được, dù có nhuộm tóc, phẩu thuật thẩm mỹ cũng không thể thành Mỹ được. Mỹ là hiệp chủng quốc, là đất tụ họp của mọi sắc dân trên thế giới nhưng người Mỹ vẫn nhìn mình là người nước ngoài, cho dù mình có nhập quốc tịnh Mỹ từ lâu, quốc tịch cũng chỉ là chữ nghĩa trên giấy tờ mà thôi!

Hôm thứ Bảy, Steven dẫn cả bọn đi quán cà phê Việt Nam. Tụi nó ăn bánh mì và uống cà phê Việt. Khi trả tiền thì tụi nó nói ai ăn thì tự trả. Steven tài lanh tỏ ra hào phóng:

- Khỏi, tao bao tụi bay


Tụi nó ngạc nhiên, Steven phải giải thích đây là phong cách của người Việt chúng tao:

- Người Việt tuy nghèo nhưng chơi đẹp, chơi xịn. Một thằng có thể bao cho cả đám, lần sau thì thằng khác chi.


Thằng Eddie thắc mắc:

- Bữa nay trả nhiều, nếu bữa khác trả ít hơn thì sao? Vậy thì không công bằng!

- Chẳng có vấn đề gì, chuyện nhỏ với tụi tao.

- Không được! Không sòng phẳng.

- Không sao, tình cảm lớn hơn sự chênh lệch chút ít của tiền bạc.

- Nếu lần này mầy trả nhưng lần sau mấy thằng khác không chịu trả thì sao?

- Ừ, chuyện đó cũng có, tụi tao coi thường những thằng cơ hội, những thằng không biết điều như thế! Nếu cứ lập lại nhiều lần thì sẽ không chơi với những thằng như thế.

- Rắc rối vô cùng, không sòng phẳng, thà rằng ai ăn nấy trả như kiểu Mỹ có phải hay hơn không? Chẳng ai phải lụy ai.

- Ừ, mầy nói cũng đúng, cái way Mỹ cũng hay nhưng phong cách Việt Nam tao cũng đẹp mà tụi bay không hiểu đấy! Tụi Việt tao đặt mối quan hệ trên cơ sở tình cảm còn Mỹ tụi bay đặt trên cơ sở lý trí.

 

**


Sáng thứ Hai tuần sau, vừa mới gặp mặt thì cả nhóm tố Steven. Thằng Mauricio cao giọng:

- Đù má mầy, cà phê gì mà như thuốc kích thích. Tao uống từ buổi trưa mà đến tận nửa đêm cũng không sao ngủ được, uống xong tay rung tim đập, hồi hộp muốn chết luôn.

Nó chửi tiếng lóng còn khúc sau thì bằng tiếng Anh, cả lũ mắc dịch cười hô hố. Steven cười hả hê:

- Tại mầy không quen, cà phê Việt mạnh lắm chứ không nhạt như cà phê Mỹ. Việt Nam tao nhỏ con ấy vậy mà sáng nào cũng làm một cữ, có thằng còn uống ba cữ luôn, buổi tối cũng uống cà phê thả giàn, uống xong vẫn ngủ ngon lành. Ngày nào hổng uống là người nó cứ khật khù như kẻ thiếu thuốc.


Thằng Kieth khen:

- Bánh mì Việt ngon quá, ngon hơn bánh mì Subway.


Mấy thằng kia gật gù đồng ý với thằng Kieth. Thằng Eddie hỏi:

- Thường thì ngày cuối tuần mầy làm gì hả Steven?

- Tao đi uống cà phê, viết văn, làm thơ

- Mầy viết tiếng Việt hay tiếng Anh?

- Phần lớn là tiếng Việt nhưng cũng có một phần tiếng Anh. Tao đã in nhiều sách tiếng Việt và một tập thơ tiếng Anh bằng E.book. Tao cũng có một account thơ tiếng Anh trên trang web Allpoetry.com

- Mầy viết về đề tài gì?

- Tao không chọn đề tài, viết linh tinh, thích gì viết nấy, cảm đâu viết đấy, nói chung là đủ mọi vấn đề của cuộc sống từ tình yêu, tình bạn, những mối quan hệ, chuyện chính trị, vấn đề tôn giáo…

- Sách bán chạy không?

- Không, vì người Việt ở đây không nhiều như ở Việt Nam vả lại ngày nay người ta cũng lười đọc, mọi người chỉ thích lướt mạng xã hội như FB, Tweeter, Instagram…

- Vậy thì dẹp mẹ nó đi, đừng viết nữa, sách bán không chạy, người ta không đọc thì viết làm gì cho mệt?

- Viết vì đam mê.

- Tao thật sự không hiểu cái đam mê của mầy!

- Ừ, tao còn không hiểu tao thì làm sao mầy hiểu tao được! Không chỉ có mình tao đam mê viết, còn rất nhiều người cũng đam mê viết như tao. Những người đam mê viết, cặm cụi viết giống như những kẻ thủ dâm vậy!


Những lời thằng Eddie chạm vào điểm nhạy cảm của Steven, điều nó nói cũng là ý nghĩ vốn có trong đầu Steven. Người Việt hải ngoại không còn mấy ai đọc sách, tầng lớp trí thức gốc Việt chỉ đọc sách tiếng Anh có liên quan đến vấn đề chuyên môn của công việc, lớp trẻ sanh ra hay lớn lên ở hải ngoại chỉ đọc sách tiếng Anh vì đâu đọc được tiếng Việt. Tầng lớp bình dân làm móng, lao động tay chân thì không đọc sách dù là tiếng Anh hay tiếng Việt, cả đời không đụng đến sách báo.  May ra chỉ còn một số ít ỏi yêu thích văn chương là chịu đọc. Sách tiếng Việt ở hải ngoại coi như cùng đường, đang thoi thóp hấp hối. Sách có in ra thì cũng chỉ để tặng quanh quẩn một nhóm người trong giới viết lách, yêu thích văn chương. Sách phát hành trên Amazon cũng chỉ để khoe mẽ cho vui chứ có ma nào mua. Viết lách chẳng những không được gì mà còn phải tốn tiền làm bìa, tiền dàn trang, tiền in, tiền để được lên mạng Amazon… Một thực tế đen tối và phũ phàng nhưng người viết vẫn cặm cụi, vẫn miệt mài. Viết là nỗi đam mê, là cái nghiệp, lậm vào nghiệp chữ khó bỏ lắm! Chữ nghĩa, ý tưởng cứ ngọe nguậy trong đầu, lay lắt trong hồn không viết ra cảm thấy nao nao khó chịu, viết cứ như là người nghiện thuốc!

 

**

Thằng Eddie lại hỏi:

- Có phải mầy thích con Brittney?

- Oh, không, tao chỉ đùa vui thôi!


Thằng Mauricio nhào vô, khẳng định:

- Mầy xạo, mầy thích nó rõ ràng, ai cũng biết.


Thằng Robert:

- Mầy thích nó nhưng mầy đứng mới tới cằm nó, vậy khi hôn thì nó cúi xuống hay mầy nhón lên?


Cả đám cười sằng sặc, cười như vỡ chợ. Con Brittney đẹp thật, chân dài miên man, eo thon, mông nẩy kiểu mà tụi Mỹ kêu là bubble butt, tướng tá rất xếch xy. Nó rất thân với Steven, ngày nào gặp nhau là ôm chặt rồi cười giỡn và tám đủ thứ chuyện. Bởi vậy tụi nó mới bảo là Steven thích con Brittney. Thực tình mà nói thì Steven cũng có thích chút chút nhưng Steven biết vị trí mình nên không mạo hiểm phá vỡ  mối qaun hệ và cuộc sống của mình. Dẫu cho có yêu đi nữa nhưng cỡ con Brittney thì Steven không kham nổi,  nó quần cho một trận là hết xí quách ngay thôi!

Thời gian thấm thoát qua nhanh như nước chảy mây bay, ngoảnh qua ngoảnh lại Steven đã thâm niên mười mấy năm trong công việc. Bao lớp người đến rồi đi, con Brittney về lại Virginia, thằng Robert về lại South Carolina, thằng Kieth, thằng Eddie, thằng Mauricio … còn đây, tui nó mới chỉ bằng một phần thời gian của Steven thôi. Thằng Kieth hỏi:

- Mầy làm mãi một việc, ở miết một chỗ không thấy chán hả?

- Không, tụi tao có quan niệm “an cư lạc nghiệp”, chỗ ở ổn định rồi thì gắn bó với công việc! Nhà ở đâu việc ở đó!

- Tụi Mỹ tao thì khác, việc ở đâu nhà ở đấy! Làm mãi một việc chán chết, ở  miết một chỗ chán lắm! Tao làm thêm một thời gian nữa thì sẽ chuyển qua Alabama.

Thằng Mauricio thì cũng đang tìm việc trên mạng, nó dự định quay về lại Chicago:

- Thành Ất Lăng dễ sống, vật giá rẻ, việc nhiều, nhà cửa dễ dàng nhưng ở đây buồn quá. Chicago đẹp hơn, vui hơn, sôi động hơn.


Gia đình thằng Mauricio còn mấy anh em sống ở Chicago, chỉ có nó và mẹ nó di chuyển đến Ất Lăng thành thôi. Nó nói sự thật, Chicago nằm bên bờ hồ Michigan đẹp quá, con sông chảy qua thành phố xanh biếc, gió lộng bốn mùa, phố sá sầm uất, cuộc sống rất sôi động hơn thành Ất Lăng rất nhiều. Trung tâm thành Ất Lăng là một thành phố cũ kỹ, không có cảnh quan thiên nhiên như sông, hồ, biển hay núi đồi… Trung tâm thành Ất Lăng cũng như New Orleans, San Francisco, Los Angeles... ăn mày nhiều quá, mày nằm ngồi la liệt, toàn là những kẻ nghiện ma túy đi lang thang vất vưởng cứ như trong phim Walking Dead. Nước Mỹ tự do nhưng quá trớn và vô lối, người ta đòi hỏi được xài cần sa hợp pháp, mua bán cần sa thoải mái. Nạn súng đạn cũng qúa trời luôn, mua dễ như mua kẹo, không chỉ súng cá nhân mà ngay cả súng máy, súng tấn công, súng hạng nặng đều được bày bán công khai và hợp pháp. Nạn bắn giết bừa bãi ngày càng gia tăng, lẽ ra phải hạn chế bớt, đằng này lại còn khuyến khích tự do hơn nữa. Quốc hội tiểu bang của Georgia hoàn toàn và luôn luôn nằm dưới sự khống chế của đảng Cộng Hòa vì vậy mà những đạo luật hạn chế hay kiểm soát súng đạn  do đảng Dân Chủ đưa ra đều bị bóp chết! Quốc hội do Cộng Hòa kiểm soát còn cho ra những luật tự do mang súng nơi công cộng, không cần kiểm tra kỹ lý lịch người mua súng, còn nhiều điều thuận lợi hơn nữa để khuyến khích việc mua súng và sử dụng súng. Những kẻ lái súng và những kẻ có trách nhiệm đã làm luật có lợi cho việc mua bán súng đạn, đẩy mạnh việc mua và sử dụng súng đạn. Việc sở hữu và sử dụng súng vốn quy định trong hiến pháp và nó cũng là sở thích của người Mỹ. Thằng Mauricio và thằng Robert, thằng Micheal đều có súng. Tụi nó chống lại việc kiểm tra hay hạn chế súng đạn. Thằng Mauricio nói:

- Sở hữu súng là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp!

Điều nó nói hòan toàn đúng, tuy nhiên với súng cá nhân để tự vệ thì không có gì để nói,  đằng này súng tấn công, vũ khí hạng nặng, súng máy, súng liên thanh… cũng được mua bán tự do thì không thể chấp nhận được! Người có tiền sử bệnh tâm thần hay lý lịch có bạo lực thì phải cấm mới phải, đằng này thì thả cho tự do, quả là quái gở, vậy thì những vụ tàn sát, nhũng vụ dùng súng máy bắn điên cuồng vào đám đông sẽ còn tiếp tục xảy ra. Đảng viên Cộng Hòa và NRA phải chịu trách nhiệm này!

Ất Lăng thành là quê hương của thủ lĩnh nhân quyền Martin Luther King. Ất Lăng thành cũng là căn cứ địa của Cộng Hòa, những thành phần cuồng Trump đa số là  bọn cổ đỏ, da trắng nhà quê cực kỳ kỳ thị, nặng đầu óc phân biệt chủng tộc. Buồn cười là những anh chị mít da vàng mũi tẹt cũng cuồng Trump cực kỳ máu lửa, phò Trump điên cuồng, tổ chức đón Trump như đón chúa giáng thế, la hét nhảy nhót như thể lên đồng. Những anh chị mít cuồng Trump ra sức mạ lị cựu tổng thống Barack Obama chỉ vì màu da của ổng, chửi rủa mạt sát bà phó tổng thống Kamala Harris chỉ vì bà gốc Ấn, nhập cư (bọn họ quên rằng bọn họ cũng là người gốc Á nhập cư). Những anh chị mít cuồng Trump chụp hàng chục cái nón cối lên đầu tổng thống Biden chỉ vì ổng đánh bại Trump và là đảng viên đảng Dân Chủ. Quả thật cười ra nước mắt, mấy anh chị mít cuồng Trump ngỡ rằng mình đã nhập dòng chính thống, đã trở thành Mỹ trắng chính hiệu, mấy vị ấy nghĩ rằng Trump và Cộng Hòa kỳ thị nhưng chừa bọn họ ra, cho bọn họ đứng ngang hàng rồi chắc? Những tay cuồng Trump ấy chắc nghĩ bọn cổ đỏ, bọn KKK, bọn da trắng nhà quê cho họ nhập bọn rồi chắc? Có một sự thật rất đáng xấu hổ là bà chủ tịch cộng đồng người Việt cũng cuồng Trump một cách điên cuồng, lẽ ra làm chủ tịch cộng đồng phải đoàn kết mọi người, phải làm cho cộng đồng hòa thuận, đằng này gây ra sự xâu xé kịch liệt, tranh đấu dữ dội, chụp mũ và chủi nhau từ thực tế và trên mạng xã hội.

Chuyện cũ còn dây dưa, ộng Trump vẫn tiếp tục tranh cử và đảng Cộng Hòa vẫn bị ông Trump thao túng. Những người Cộng Hòa bất chấp sự thật, bất chấp công lý, bất chấp pháp luật  vẫn ủng hộ Trump. Luật pháp Mỹ cũng thật khó hiểu, một kẻ phạm bao nhiêu thứ tội, đang bị truy tố thế mà vẫn ngang nhiên ứng cử tổng thống. Bà thẩm phán Fani Willis ở quận Fulton đang điều tra và truy tố Trump. Công tố viên đặc biệt Smith cũng đang truy tố Trump, đây quả là một phép thử cho nền dân chủ và công lý của Hoa Kỳ.

Nơi Steven làm cũng có khá nhiều những kẻ ủng hộ Trump, cuồng Trump, tuy nhiên họ không thể hiện bằng lời ở nơi làm việc. Họ thể hiện bằng cách gắn cờ, logo và khẩu hiệu của Trump lên xe, áo, mũ của họ. Trong nhóm Steven cũng có thằng Joe, con Kay cực kỳ cuồng Trump. Nhìn những kẻ cuồng Trump này là nhận thấy ngay đó là tụi cổ đỏ, tụi da trắng nhà quê, tụi kỳ thị có máu KKK, tụi tự xưng mình là thượng đẳng da trắng… Tuy nhiên cũng có một vài anh da đen trong nhóm này!

Thời gian vẫn đều đều trôi qua, xuân trăm hoa nở, hạ biếc cây đời, thu vàng thắm lá, đông trắng tuyết trinh. Người đến rồi đi liên lỉ như nước chảy không bao giờ ngưng dù chỉ một giây. Con Brittney đi rồi, giờ thì con Cinthya thế vào, nó còn nóng bỏng hơn cả con Brittney. Thằng Logan cũng dời sang bang khác để đến với công việc mới. Tụi thằng Kieth, thằng Mauricio cũng sẵn sàng cho những cuộc đi đến một điểm khác. Steven đến đây, trụ lại đây, còn ở đây để mưu sinh nhưng rồi mai kia cũng sẽ đến lúc phải ra đi. Cái cuộc đến đi dù tạm thời hay vĩnh viễn đều liên lỉ không bao giờ hết. Những cuộc tạm dừng một nơi nào đó để làm việc, sinh sống tuy có dài ngắn khác nhau nhưng rốt cuộc rồi cũng phải ra đi, đi để mà đến, đến để rồi lại ra đi, đến đi là bản chất của thế gian này.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0823

Ý kiến bạn đọc
15/01/202405:11:07
Khách
No decent, well-informed people support Trump. Only the ignorant and the hateful support him.
11/01/202411:30:53
Khách
Gửi độc giả Huong Lan. Tác giả không chồng việc sở hữu súng dùng để tự vệ mà chỉ lên án những loại súng máy, súng mà có thể giết người hàng loạt. Trích "súng cá nhân để tự vệ thì không có gì để nói, đằng này súng tấn công, vũ khí hạng nặng, súng máy, súng liên thanh… cũng được mua bán tự do thì không thể chấp nhận được!"
10/01/202407:20:16
Khách
Bấm vào chữ Trước, tưởng rằng sẽ xem được các còm cũ của mấy hôm trước, dè đâu lại chuyển sang bài chủ mới dưới đây ?! :

Viết Về Nước Mỹ Khai Bút Năm 2024
05/01/2024
Trương Ngọc Bảo Xuân
04/01/202419:20:11
Khách
Tác giả nên về VN sống là tốt nhất, dân không sở hữu súng, chỉ có công an và bộ đội có súng để bảo vệ cho chế độ và đàn áp dân chúng!Tác giả có về kỳ thị dân Mỹ trắng chê họ nhà quê, cuồng Trump này nọ ... ở California thì có hàng triệu người cuồng Biden, mở miệng ra là chửi ông Trump dù ông đã không là TT từ 3 năm nầy rồi! Đọc văn của 1 người kỳ thị, hẹp hòi, ham hưởng thụ, thấy ... buồn!
04/01/202418:10:12
Khách
Bài viết tự sự hay và ý nghĩa, Cảm ơn tác giả Tiểu Lục Thần Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,856
Lúc đó chồng tôi làm việc cho casino tên Nevada Club. Bob là quản lý làm việc lâu năm tại đó nên y đã dẫn dắt nghề nghiệp cho chồng tôi, cất nhắc từ việc giữ an ninh (security) đổi qua làm thợ sửa chữa và bảo trì những cái máy kéo tiền (slot machine) Lúc đó máy kéo tiền kiểu xưa, đúng nghĩa “kéo tiền” là đút tiền cents (đồng xu) vô cái kẽ hở của máy rồi cầm cây cần kéo xuống bằng tay chớ hổng có bấm nút như bây giờ. Mỗi khi trúng, ít nhiều gì, tiếng kêu loảng xoảng của tiền xu đổ xuống nghe cũng vui tai lắm. Lấy ly mà hứng. Đầy tràn rớt ra ngoài loảng xoảng. Hễ trúng độc đắc thì tiếng loa của máy réo rầm trời đèn màu thì chớp chớp như trên sân khấu nhạc kích động vậy. Mọi người đều ngưng tay kéo, ngó coi ai là người quá may mắn mà ao ước, mà vui theo.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới nhất của tg, về việc ông bà trông giữ cháu ở Mỹ.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này MTTN viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn “hay “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em” …mà nếu đôi mắt đó che bằng một cặp kính dày thì làm sao mà “thấy” được cái tâm hồn đầy thơ mộng và lãng mạn để…sa vào đôi mắt đây? …nên tôi nhất định không đeo kính cận khi đi học hay đi chơi để mong có cơ hội chớp được anh chàng nào đó lỡ dại sa vào đôi mắt mơ huyền của tôi. Tôi bắt đầu nhận ra mình bị cận thị khi học trung học vì không thấy rõ được chữ thầy cô viết trên bảng, ngay cả khi ngồi trên ghế bàn đầu trong lớp. Nhà nghèo, không có tiền đi bác sĩ để lấy toa và mua kính nên tôi thường mượn sách của bạn xem lại những thiếu sót. Và cứ như thế tôi học xong trung học, đỗ Tú tài và vào học đại học.
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Ở những thành phố tại miền Nam Cali mà tôi đã ở thì mỗi tuần một lần, xe đổ rác sẽ đến từng nhà để mang rác đi. Tại thành phố tôi đang cư ngụ, thứ tư hàng tuần là ngày đổ rác. Khoảng 7:30 sáng thì xe đổ rác xanh (cỏ, lá, vỏ trái cây) sẽ đến lấy rác đi. Khoảng giữa trưa thì đến lượt xe đổ rác tái sinh (recycle). Đến năm giờ chiều thì xe đổ rác đồ ăn và những thứ rác còn lại sẽ chạy chuyến chót. Tất cả mọi nhà trong xóm, trừ gia đình hai ông bà Mỹ già bên kia đường, đều kéo các thùng rác ra lề đường mỗi tối thứ ba để cho các xe rác đến đổ vào ngày hôm sau. Hai ông bà Mỹ già luôn đợi đến khoảng 7 giờ sáng thứ tư mới kéo thùng rác ra. Điều này làm tôi rất bực mình, nhất là vào các tháng mùa đông, vì tiếng động kéo thùng rác của hai ông bà đánh thức tôi dậy.
Đã bao giờ bạn cầu nguyện một điều gì chưa? Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng chắp tay cầu nguyện một điều gì vì lòng trắc ẩn khi nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở dải Gaza, vạn gia đình bồng bế nhau chạy giặc, những nấm mộ ven đường gợi nhớ quê xưa. Bạn thầm cầu nguyện bình an cho những người khốn khổ được trở về nhà. Tôi nhìn những người lính trẻ dưới giao thông hào tuyết đá lầy lội của trận chiến đang cam go giữa Ukraine và Nga, tôi nhớ chiến tranh ở quê nhà nên thầm cầu nguyện ơn trên che chở cho những người lính vì họ còn quá trẻ. Bạn cầu nguyện cho những người không quen biết đang bị động đất ở đâu đó trên địa cầu được bình an trở về nhà. Tôi cầu nguyện cho cơn sóng thần khủng khiếp tiếp diễn đổ vào hoang đảo, đừng đổ vào những thành phố ven biển đông dân cư, nơi tôi chưa từng nghe hay biết đến địa danh đó trước khi xem tin tức trên tivi… Nhưng đã bao giờ tôi và bạn suy nghĩ về hành vi của mình với những người không quen biết, những nơi chưa từng nghe tên hay đến đó bao giờ.
Với tôi hình ảnh đẹp nhất thế giới không phải là hoa hậu hoàn-vũ đăng-quang, hoặc siêu mẫu chân dài, hoặc siêu cầu thủ túc-cầu, hoặc tân tổng-thống siêu cường, hoặc tân giáo-chủ nào đó; mà là đôi uyên-ương dắt tay nhau chậm rãi, rất chậm rãi đi bộ dọc phố Bolsa sầm-uất. Chàng đi khập khiểng, nàng dựa vai nghiêng. “Đây là vợ em mười mấy năm rồi,” Tâm giới thiệu Diệu khi họ bước vào văn phòng tôi. Có lẽ bạn đã nghe nhiều chuyện về con lai. Năm mươi năm từ 30/4 rồi còn gì. (Không cần phải thêm 1975 vì ai cũng tự hiểu. Có không hiểu thì chỉ là giả bộ.) Nhưng chuyện của Tâm, Việt lai Mỹ Đen, thì tàn nhẫn. Phải dùng chữ tàn nhẫn. Càng tàn nhẫn, càng đượm yêu thương khi tình yêu đến.
Những điểm tốt đẹp hấp dẫn của Little Sài Gòn, Nam California (mà người Việt hải ngoại mình hay gọi ngắn gọn là Khu Bolsa), đã được nhiều người nói đến. Nào là khí hậu ôn hoà, nhiều bờ biển nổi tiếng, nhiều phong cảnh đẹp xinh, cây trái hoa lá tốt tươi và nhất là “thiên đường ẩm thực” của người Việt khắp nơi đổ về thưởng thức. Tôi không phản đối điều này, mặc dù tôi đã bị vào vài ba quán không hề ngon tại Bolsa, khỏi cần kể tên ra đây làm gì (kẻo bị... guýnh sao, ngu gì!). Sự thực, kiểm lại những quán ăn Việt Nam ở nhiều thành phố tôi đã từng ghé qua, có nơi nhiều lần, từ Canada qua Mỹ thì thấy rằng, nơi nào cũng có thức ăn ngon. Nhưng ở Little SaiGon vì dân số đông, mức độ canh tranh nhiều, nên thức ăn đa dạng hơn, và có thể ngon hơn, còn ngon nhất hay nhì hay ba, thì tuỳ vào khẩu vị từng người, có phải ? Thôi thì “điểm cộng” người ta nói hết rồi, bữa nay tôi nói về những điểm “chưa tốt”, hay còn gọi là “điểm trừ”, nha!
Tác giả tên thật Trần Đình Phước, Sanh năm 1947, Cựu Trung Úy Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992. Danh sách HO-13. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2023 Hiện đang sống tại San Jose. (Ghi lại cuộc nói chuyện giữa một học sinh và một nhân viên Crossing Guard tại ngã tư Curtner Ave và Booksin, Ave, thuộc Thành Phố San José trong lúc em chờ phụ huynh đến đón.)
Nhạc sĩ Cung Tiến