Hôm nay,  

Đời Cha

20/06/202315:45:00(Xem: 3985)

 IMG_8727

 

Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tác giả.


*

 

Mấy hôm nay ông Song lo đào đất để trồng thêm 2 cây xoài, 1 cây mãng cầu xiêm từ bạn bè con gái đã cho. Sinh sống nơi đây ông đâm ra ghiền công việc của nghề nông, vì nó giúp ông giữ thể lực khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Hiện tại ông đang ở Big Island thuộc tiểu bang Hawaii (HI), nơi có ngọn núi lửa Mauna Kea thường hoạt động, cứ vài tháng núi phun lửa một lần, có khi tàn phá không đáng kể, có khi chôn một vùng dân cư, nhưng người dân vẫn sống như các nơi khác vẫn xảy ra lụt lội, động đất, hay gió xoáy. Sản phẩm đặc biệt của Big Island là hột Macadamia, vì là đảo do núi lửa tạo thành nên bờ biển có nhiều đá ngầm, nên khó tạo thành nhiều bãi biển có thể tắm được. Quanh đảo những bãi cát toàn màu đen.

Nơi đây đa số dân chúng làm nghề biển và nghề nông nuôi ngựa, bò gia súc ... Thời tiết Big Island ôn hòa suốt năm, trừ khi có núi lửa phun trào. Một số ít người VN sinh sống trên đảo, nhưng không tập trung vào một vùng như các tiểu bang nội địa. 

Ông ngừng tay nghỉ mệt, nhìn khu vườn rộng mênh mông đầy đủ các thứ trái cây do tự tay ông trồng nào khế, mít, chanh, cam, quýt, bưởi mọc um tùm rậm rạp, ngoài ra còn có các thứ rau như xà lách, hành, cải, ớt, cà chua. Qua sống với con gái tránh mùa đông tuyết phủ của tiểu bang Minnesota, ở đây chỉ biết trồng cây cuốc đất, bất chợt ông hứng khẩu ngâm nga mấy câu thơ của tiền nhân Nguyễn Công Trứ:

                       
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Dở đem thân thế hẹn tang bồng

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

Ông nhếch môi cười chua xót ngẫm lại cuộc đời mình: tuổi trẻ làm người lính VNCH, rồi bị tù hơn 13 năm, cũng mộng ước như bao nhiêu người khác nghĩ đến tổ quốc thân yêu, nhưng rồi lực bất tòng tâm, quay đi bước lại soi gương đầu đã bạc. Ông chạnh nhớ người vợ đầy xót xa đau ruột, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ trong thời gian ông bị tù đày. Qua Mỹ tìm tiểu bang Minnesota lập nghiệp, vợ chồng làm việc siêng năng, bắt tay vào cuộc sống cày bừa gầy dựng tương lai, lo các con ăn học và muốn an cư lạc nghiệp. Các con tốt nghiệp ra trường, lập gia đình và có cuộc sống riêng. Một ngày mùa hè người vợ bỏ cuộc với căn bệnh tàn nhẫn, dứt áo ra đi khi tuổi đời chưa tới 60. Ông chới với hỏng chân, tinh thần suy sụp chỉ biết mượn rượu uống cho say, công việc bỏ bê bị laid-off. Ông chẳng còn thiết sống, nhà cửa do vợ chồng gầy dựng tưởng sống tới bạc đầu, bù đắp những ngày khốn cùng cay nghiệt ở VN, thế mà vợ chồng ông đã đầu hàng... buông hết. Con trai sợ ông sinh bệnh ép về ở chung để chăm sóc, nhà cửa bán gọn.

Hai năm sau ông dần dần tỉnh lại và ngộ ra cuộc sống có có, không không thật vô thường. Gốc rễ gia đình ông là đạo Phật, vợ theo đạo công giáo, đạo ai nấy giữ, nhưng giai đoạn ông “cải tạo”, người vợ đã chịu đựng biết bao nhiêu gian truân, lết la đầu đường xó chợ, rồi một mình phá rừng làm ruộng nuôi 3 con dại, nên khi trở về ông muốn đền ơn bằng cách theo đạo, mong đem niềm vui đến người bạn đời đã mất hết thời thanh xuân hầu bù đắp phần nào. 

Nay người vợ ra đi, khi rơi vào sự khủng hoảng ông lại tìm về đạo Phật, đọc các bài Phật pháp thâm sâu diệu vợi, xoa tẩy vết thương dần hồi. Ông không còn uống rượu và được các con giúp đở mua xe mới để ông đi chơi xa, một mình lái xe xuyên bang gặp bạn bè khắp nơi.

            
Sau này các con ông vì công việc nên chuyển đổi nơi khác, Sang: con trai đầu vẫn ở Minnesota, Việt, con trai hai qua Florida, Thanh Thu: con gái út đổi đến CA. Phần ông thích thú căn nhà nghỉ hè của con gái ở Big Island, nên ông chuyển về ở Big IsLand trồng cây trái để hưởng thú điền viên, đồng thời cũng chia đều thời gian gần các con cháu nội ngoại…

Tiểu bang Minnesota (MN) nằm ngay phía nam của hồ Superior, là hồ lớn nhất trong Ngũ Đại Hồ. Một phần hồ Superior thuộc thành phố Duluth, nơi du lịch nổi tiếng của MN vào mùa thu. Thủ phủ của MN là Saint Paul, nhưng sau này xây dựng thêm thành phố lớn thứ hai, gọi là Minneapolis, và hai thành phố này được gọi là Twin Cities. Tiểu bang MN được biết đến với cái tên nổi tiếng "10.000 hồ", vì Minnesota có hơn 10.000…. hồ lớn nhỏ, sông Mississippi chảy ngang qua, còn có nhiều thác rất đẹp. Mùa thu đến, con sông cũng hoà với màu lá thu...chiếu rọi cảnh sắc thiên nhiên như con rồng nhiều màu uốn lượn quanh co. Đây là tiểu bang phía cực Bắc của Hoa kỳ, chỉ sau Alaska. Nên mùa đông khí hậu lạnh rất khắc nghiệt, có khi xuống tới âm 40 độ F (-40F). Minnesota có 2 nơi nổi tiếng nhất Hoa Kỳ là: Bệnh Viện Mayo, nơi tập trung nhiều nhà bác học Y khoa tài ba, cũng là nơi các danh nhân và tỷ phú khắp Thế giới đến chữa bệnh. Mall of America, là khu vực buôn bán lớn nhất Hoa Kỳ, tập trung hầu hết cửa tiệm nổi tiếng của nước Mỹ và cả những cửa tiệm không có tên ở bên ngoài.

Đặc biệt Mùa Thu ở Minnesota, gần như tất cả lá cây khắp núi rừng và đồng bằng đều chuyển thành màu vàng đỏ rực rỡ… để mỗi khi có cơn gió thoảng qua, lá vàng xoay xoay như hàng vạn cánh bướm tung bay… là nơi du khách, nhà thơ nhà văn tụ về thưởng thức, tràn trề cảm hứng… mà sáng tác…

Minnesota la nơi ông từng sinh sống hơn 20 năm, nên khi trở về, ông gặp bạn bè mời mọc vui chơi, nhất là ông bà sui gia rất giàu tình nghĩa, không đợi đến tiệc tùng, dù ngày thường ông bà vẫn gọi phone mời ăn cơm thường xuyên. Những năm trước bạn chung nhóm nhiếp ảnh thường hay chọn phong cảnh mùa thu nơi đây, nhờ con gái ông thuê nhà, bạn bè bốn phương tụ họp đi vào rừng sâu chụp cảnh lá vàng, suối chảy róc rách thành từng bộ album tuyệt đẹp. Hoặc có bạn bè từ VN hay bất cứ ở đâu đến ông đều hướng dẫn đến thăm Ngũ Đại Hồ.



Dần dà bạn nhiếp ảnh già yếu, khó khăn đi lại nên những thú vui đó cũng giảm bớt. Năm ngoái ông về tối ngày thăm bạn bịnh nằm nhà thương, và nhiều buổi thăm bạn lần cuối nơi nhà Quàn. Buổi sáng yên tĩnh ông tự nguyện qua ngôi chùa gần nhà quét lá, hốt rác, chở Thầy đi mua các thứ cần dùng, đưa đón cháu đi học, hoà theo niềm vui các trẻ. Mỗi chiều ông ra mộ vợ,  ngồi ngắm tấm bia đặt hình ông chụp chung với vợ, ai kiêng cữ cảnh người còn sống lại đặt hình nơi bia, chứ ông chẳng tin dị đoan, chính ông đã muốn sớm về gặp vợ nhưng trời đâu có chiều lòng, vẫn để ông sống đến nay đã hơn 80 bó rồi.

Về con trai nhì ở Florida: Miami là thành phố lớn có đông người VN sinh sống, trồng những khu vườn cây trái không khác gì ở quê hương, FL có nhiều bãi biển nổi tiếng, vài bãi biển cát mịn không nơi nào có được, vốc một nắm cát cứ tưởng như loại bột làm bánh hơn là cát. Cuối tuần ông được con trai chở đến nhũng viện bảo tàng hay công viên có cảnh đẹp, có muông thú sống tự nhiên hoặc chở cả nhà tới các Seaquarium xem thủy cung nuôi cá, rùa, chim ..v..v… Hoặc con trai giao xe cho ông tự do ra biển thăm các nơi thích muốn…Ông thường thơ thẩn những nơi vắng người, để tâm hồn nhớ về kỷ niệm, nhìn chăm các chỗ trước đây ông và vợ từng đi dạo lúc qua thăm Việt mới lập gia đình. Sóng rì rào, nước xanh trong mát, đây tảng đá, đó gốc cây, mắt ông hoa lên như thấy hình ảnh người vợ hiện ra, tim ông se thắt, hồn ông chơi vơi, từ đó ông không dám đến những nơi đó nữa, chỉ làm lòng ông thêm tan nát mà thôi.

Mỗi đêm ông học hỏi rất nhiều thứ do Việt chỉ dạy trên Computer như cách làm tranh thơ, ghép hình, hoà màu nhìn nửa tranh nửa thật. Ngoài ra ông còn say mê thơ Thất ngôn bát cú, tìm tòi học trên Google và bạn bè, gia nhập các hội thơ vui chơi xướng họa tao nhã.

May mắn cho ông có nhiều người thích tranh thơ, nhờ ông nên tay nghề vừa làm vừa học mỗi lúc mỗi khá hơn. Đúng là niềm vui phải tự mình tìm kiếm, nhất là đối với tuổi già. Ông may mắn còn sức khỏe đi đây đó, hẹn bạn chụp hình cảnh mùa thu, hồ sen nở, ánh nắng chiều phai dần hay hoàng hôn trên biển.

Sống vùng Big Island, ông nuôi cừu cho ăn cỏ, nuôi gà vịt, làm chuồng cho ấp trứng. Rể và con gái săn sóc ông chu đáo, tùy ông muốn làm gì miễn ông vui. Cứ thế từng ngày dọn dẹp, chăm sóc vườn sân, làm hòn non bộ, trồng hoa vui ngắm, hoặc đi dạo đem theo máy hình chụp các loài hoa mọc hoang về ghép tranh thơ. Ban đêm đọc tin tức thế giới, rèn mài tranh thơ hoặc nằm võng ngắm ánh trăng lung linh qua kẽ lá, ngắm sao mọc đầy trời….

Ông chẳng sợ sự chết, càng nghiên cứu về phật pháp càng thấm dần vào tâm trí ông “Đạo Phật cho rằng đây là vai trò của duyên khởi, nghiệp báo và nhân quả. Vì sinh, lão, bệnh, tử đều có nguyên nhân tương ứng, đây là quy luật tự nhiên, không ai có thể cưỡng lại hay tránh được. Muốn bớt được nỗi sợ có lẽ bạn nên thử đi theo con đường Phật pháp, tự mình hiểu Phật pháp, tự mình giác ngộ”. Ông cũng hiểu sâu lời Chúa, mỗi người tự gánh Thánh Giá của đời minh… 

Ông cố gắng sống, như những lần nằm mộng thấy người vợ thường về nhắc nhở “Sống làm sao mà không làm hại người khác.”

Ông nghĩ lúc không còn đi được nữa, có dấu hiệu lú lẫn thì nhờ đưa vào viện dưỡng lão để các con rảnh tay chân làm việc lo gia đình. Tuổi già quên quên nhớ nhớ, biến con người thành cái xác không hồn thì đâu còn biết buồn, biết sợ gì nữa. Hiện tại ông thấy mình thật có phước, được con cái chăm sóc, lo mọi thứ để ông đi quanh thăm con cháu, thăm bà con khi ông muốn. Mỗi gia đình đều để dành phòng riêng cho ông ở, nhất là rể Mỹ thường nói “you stay with me forever “. Đến gia đình con nào cũng đều tổ chức đi du lịch cả nhà, ông cũng nghe hoặc đọc giá biểu những Tour du lịch trên online đó đây, nhưng muốn hỏi con cho chính xác thì bị con “giảng đạo”: “mua vé cốt yếu cho ba vui chơi cùng con cháu, không việc gì ba phải thắc mắc tiền bạc, tuổi ba còn sức khỏe là phải hưởng thụ kẻo… không còn kịp…”  Trời! các con lo sợ ông ngủ qua đêm trở thành người thiên cổ nên quýnh quáng chăng, tuy nhiên nghe hiếu tử nói thế, ông như người được uống mấy chén sâm Đại Hàn, thôi thì cứ vậy mà nhận niềm vui theo ngày tháng.

Ông Song tiếp tục đào đất, vừa làm vừa suy nghĩ lan man. Ông phải làm cho xong sớm để 2 ngày nữa trở lại Minnesota dự lễ ra trường của cháu nội, làm đám giỗ cho người vợ hiền, sau đó đi du lịch cùng gia đình các con giống mọi năm, như món quà mùa lễ Father’s Day. 

Làn gió mát thổi nhẹ, ông ưỡn người hít thở mạnh không khí dễ chịu vào luồng phổi, mỉm cười với ngôi vườn và thầm khoe “tôi là người cha có được các con hiếu thảo yêu thương tôi, tôi đang hạnh phúc lắm”.

Đời Cha

       Cha chăm cuốc đất mạnh vô ngần

      Cha dạo xem vườn trái quả dâng

      Cha muốn trồng cây tăng sức khỏe

      Cha mê đọc sách luyện tinh thần

      Cha vui đám cháu kề quanh quẩn

      Cha thỏa đàn con sát cận gần

      Cha được trời ban cho hiếu tử

      Cha già hạnh phúc hát vang sân

Minh Thúy Thành Nội

                                                                                                

Ý kiến bạn đọc
26/06/202311:54:16
Khách
Bài viết về một người cha ở Mỹ thật hay. Ông Song quá hạnh phúc, được sống gần con cháu thường xuyên vì con cái có Hiếu, thương yêu và chăm sóc người cha cô đơn lẻ loi làm cho ông quên hết muộn phiền khi mất đi người bạn đời chung thủy.
Cám ơn Mình Thuý đã cho đọc.
P. Hoa
22/06/202320:57:32
Khách
8 bó hay 80 bó? Ông Bành tổ tám trăm tuổi thọ
21/06/202306:32:57
Khách
Theo Tiến Sĩ Frank Martela, một nhà chuyên môn [subject matter expert (SME)] về tâm lý học của Phần Lan [Finland được xếp hạng là một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong 6 năm liền], thì điều gì làm cho cuộc sống cảm thấy xứng đáng và có giá trị đối với bản thân ?

Martela đã trình bầy quan điểm của mình qua 5 yếu tố tác động để làm cho cuộc sống hằng ngày được ý nghĩa cho mình và cho xã hội [người dân của Phần Lan thực hiện được].

Nội dung của bài viết này phản ảnh [trùng hợp ngẫu nhiên] những điều TS Martela nêu ra trong quyển sách [”A Wonderful Life: Insights on Finding a Meaningful Existence.”] của ông.

Cám ơn tác giả nhiều cho một bài viết hay và có giá trị.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,670
Gia đình Khương An ở giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Huế, học cùng lớp, cùng trường Jeanne D’Arc với tôi. Hai vợ chồng họ vượt biên, đến định cư ở Seattle rất sớm. Khương An sinh hoạt trong hội gia đình tổng giáo phận Huế ở Seattle, hội này đa phần là người giáo xứ Phủ Cam nên biết gia đình tôi tới Cali, Khương An gọi điện thoại về Cali nhắc tôi đủ điều
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Mừng tác giả viết trở lại, bài viết mới dí dỏm, vừa tếu lâm vừa ngậm ngùi.
Tôi đọc nhiều chuyện kể về sự cam chịu số phận hẩm hiu của các nàng dâu, sự ti tiện của các chàng rể và sự cay độc của những bà mẹ chồng trong thời phong kiến, tôi cảm thấy ray rứt… Khi được sống trong xã hội văn minh, kinh tế phát triển, tưởng rằng: dâu, rể không còn là vấn đề phải ray rứt ngậm ngùi! Thế nhưng có nhiều điều cười ra nước mắt – nói hoài vẫn còn chuyện để kể bà con nghe chơi!
Tuy nói ngoài miệng như vậy, nhưng trong đầu tôi lúc đó cứ suy nghĩ miếc về sự khác biệt giữa xe đạp nam và xe đạp nữ. Hồi tôi còn ở Việt Nam làm gì có phân biệt xe đạp của nam hay của nữ. Ở cái xứ này sanh ra đủ thứ chuyện. Giống y như câu người xưa thường nói: "Phú quý sinh lễ nghĩa" rồi đẻ ra, phân biệt của nam của nữ cho bán được nhiều xe hơn...
Mẹ tôi hầu như lép vế, im tiếng trước, khi bố bắt đầu quát tháo. Tôi không hiểu sao ông dễ nổi nóng. Về mặt thể chất, hai người trái ngược nhau; mẹ tôi mỏng- manh; bố tôi vạm vỡ. Có lần ông quát to và giơ tay lên như sắp táng vào mặt mẹ tôi; mới tám tuổi, mà không biết sức gì thúc đầy tôi lao vào đứng giữa hai người, che chở cho mẹ.
Chị ngồi miết ngoài hàng hiên tới trời chạng vạng, không màng ăn cơm chiều khi đã nhìn ra quê cũ sau bao năm xa cách, không còn ai tin ai ngoài chính mình, không còn ai thương ai ngoài chính mình, không còn ai muốn giúp ai ngoài chính mình, không còn ai cho ai cơ hội ngoài chính mình… Chị trở thành người không giống ai trong gia đình, ngoài cánh cổng nhà chị cũng không giống những người quen xưa cũ, những người không quen nhưng đã chọn quê chị để định cư cũng vậy luôn. Họ đều ném cho chị những cái nhìn khó chịu về hành vi của chị vì không giống họ.
Một buổi chiều cuối mùa đông, nhóm cựu học sinh Đà Nẵng tại Bắc Cali hẹn nhau cùng đi thăm Cô tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose California. Thời gian trôi qua thật nhanh. Thấm thoắt đã hai năm Cô rời xa chúng tôi. Trời ngây ngây lạnh, trong cơn gió nhè nhẹ và cái nắng vàng hiu hắt, chúng tôi đứng quây quần quanh ngôi mộ nằm chênh chếch lưng chừng đồi. Nhớ Cô thật nhiều. Nhớ dáng người nhỏ nhắn, nụ cười ấm áp với khuôn mặt thật hiền. Nhớ đến một cô giáo có trái tim vô cùng nhân hậu, một người thầy đáng kính, suốt một đời luôn quên hạnh phúc riêng mình, để sống cho những người bất hạnh, những đứa trẻ bụi đời, lang thang, những bé mồ côi và những người cơ nhỡ. Bạn bè cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, một thời trung học, và những ngày tháng trên quê hương thứ hai này. Cùng nhau tưởng nhớ về Cô giáo Đặng Thị Liệu kính yêu của học trò Phan Châu Trinh và Nữ Trung Học Hồng Đức.
Anh chị em con Cindy không có ý kiến gì chuyện nó cặp thằng Matt, riêng ông Định thì không thích ra mặt, ông rất bực bội và không chấp nhận cuộc tình dị chủng. Ông Định vốn là sĩ quan Viẹt Nam Cộng Hòa, sau khi đi tù hơn năm năm thì được thả và đi Mỹ diện HO15. Ông Định sống ở Mỹ cũng ba mươi lăm năm nhưng xem ra khá bảo thủ, không chấp nhận và tiếp nhận cái mới, cái khác. Ông Định chưa từng ra khỏi tiểu bang này, chưa một lần ăn pizza hay hamburger. Khi nghe tin con Cindy cặp thằng Matt thì ông giận lắm. Ông cứ giữ khư khư cái quan niệm lấy Mỹ là đồng nghĩa me Mỹ nhưng thập niêm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước. Thời thế đã thay đổi, xã hội đổi thay, con người cũng khác nhưng ông không thay đổi, hơn nữa chuyện con Cindy với thằng Matt là tình yêu trong sáng, tình yêu thật sự ấy vậy mà ông vẫn không chịu thay đổi cách nhìn cách nghĩ của mình.
Có nhiều bạn học cho là A hay phô trương, nhưng với tôi, A không có vẻ gì như thế. A học giỏi so với bạn cùng lớp vì A đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và có bằng TOEFL điểm cao nên nói tiếng Anh lưu loát. Thỉnh thoảng bạn ấy được thầy nhờ thông dịch cho các học sinh Việt Nam mới qua, không theo kịp bài giảng tiếng Anh của thầy. Trong lớp, A hay giơ tay hỏi và phát biểu ý kiến của mình khiến vài bạn khó chịu. Họ nói với nhau là A khoe mẽ giỏi tiếng Anh. Giờ nghỉ, A chủ động đi bắt chuyện làm quen với học sinh các lớp khác và những học sinh người nước ngoài.
Rời Cali cả tuần nay rồi mà tâm trí tôi vẫn bềnh bồng với những sinh hoạt ngày Tết trôi qua vội vã – Gần bốn tuần lễ vui chơi ở Orange County, ngày nối tiếp ngày, đêm trôi qua đêm với những náo nức rộn rã như những ngày xưa tuổi nhỏ mỗi lần Tết đến. Tôi thật sự chưa tỉnh thức với chính mình. Cái gì làm tôi u mê đến vậy? Xin đừng hỏi tôi, tôi không trả lời được đâu. Không dấu được nỗi buồn còn đọng lại sau chuyến đi, tôi bỗng giật mình thảng thốt với chính mình. Vui chơi với bè bạn tuổi không còn trẻ nữa tuổi bảy lăm mà cứ tưởng mười lăm nên trận mưa đêm rã rít hiếm có ở Cali làm tôi có chút ngỡ ngàng.
Nhạc sĩ Cung Tiến