Hôm nay,  

Làng Phủ Cam họp mặt Nam Cali

28/12/202216:35:00(Xem: 4487)

VVNM2812
Hình tác giả cung cấp
 
Tác giả  tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam. Huế, cựu học sinh trường Jeanne D'Arc, Hiện ở tại TB.WA .Thành phố Seattle.
Đã nghỉ hưu. .
      
Từ hôm nhận được thông tin năm này “ gia đình Phủ Cam  sẽ tổ chức họp mặt tại Nam Cali”, lòng tôi háo hức như đứa con nít  đếm từng ngày mong mau mau tới ngày tết . Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng suy nghĩ đến ngày ấy, đếm từng tờ lịch rơi, không biết để làm gì nhưng sao mà  cứ ngẩn ngơ, nhiều khi  cảm thấy thời gian như đang dừng lại, nôn nóng  gửi email  hỏi  trưởng ban tổ chức ngày họp mặt để mua vé máy bay trước,  câu trả lời ngắn gọn:
 
“Còn lâu mà em” .
 
Đúng ! Còn lâu lắm, còn đến hơn nửa năm lận, cơ chi mà vặn thời gian được tôi vặn quách một phát  để khỏi  mỏi cổ chờ.
 
Nhanh cũng tới,  chậm cũng tới, ngày gạch trên ô lịch đã vào khoanh màu đỏ  đó là tuần lễ  mua vé máy bay,  rồi khoanh màu đỏ  lần hai tới, lăng xăng đủ thứ cho một chuyến xuất hành .
 
Lúc còn bé nhiều khi nghe  mấy ông chú  ông bác ngồi uống trà  khen nhà ông  ny  nhiều con trai, chê nhà mụ tê đẻ toàn con gái, tuy không hiểu  hoàn toàn nhưng cũng lờ mờ  đoán mấy ông cụ đang coi nặng con trai . 
 
Tôi lập gia đình sinh  bốn lượt đều thằng cu,  họ hàng  làng xóm khen đáo khen để, tứ quý, tứ quý . ÔI chao  ơi bây giờ mới biết  răng là tứ quý, ra khỏi nhà vài ba hôm về  lại trong nhà bày biện như sân bán  garage sale,  dọn dẹp cả buổi  chưa xong,  đồ dùng hằng ngày phải bươi tìm trong thùng đựng rác . Chuyến đi này dự trù ở lại bốn hôm, phải chuẩn bị thực phẩm dự trữ cho mấy chú  kèm theo toa thực đơn  treo ngoài cửa tủ lạnh, nhắc tới nhắc  lui khô cả cổ, còn bị  mấy chú cự nự :
 
- Mạ mệt quá !  Mạ  cứ đi đi .
- Ừ thì đi .
 
Chuyến bay 206 của hãng hàng không Jetblue  nhẹ nhàng cất cánh bỏ lại đám mây mù dày đặc che khuất phi trường  Seatac , máy bay lắc lư, lắc lư rồi  rè rè êm ả, có lẽ đã vào đường bay chính, tôi nghe các anh Không Quân nói chuyện với nhau lúc này họ gọi là Bình Phi,  nhìn đồng hồ  trên máy bay 8.39 Am,  quay  nhìn ông Zôn ngồi ghế kế bên, ông ta thoải mái,  hai tay buông thõng nghẹo đầu, ông đã bình phi, có lẽ ông  cất cánh trước khi máy bay rời phi đạo, tôi cũng bắt chước nhắm mắt nhưng không thể nào đề máy nổ khò khò như ông phi công quẹo đầu bên cạnh tôi  được, phải công nhận quý ông  thật đa năng  đa tài,  lúc mô cũng là  những chuyên gia  phi hành  thứ thiệt .
  
Lục xách tìm  tờ báo Seattle Time  hôm qua đi chợ lấy ở quầy tính tiền đem ra đọc  để giết thời gian, chữ to, chữ nhỏ  đọc sạch sành sanh, quay nhìn đồng hồ chỉ mới  9,15 Am , lâu rứa  mà  mới bay  hơn nửa  giờ, nhìn  qua  ô cửa kính  trời trong xanh một vài đám mây trắng bay lững lờ  chạm vào thân máy bay cảm giác  như xe chạy  nhanh lướt bánh  trên  ổ gà, nhìn  xuống dưới đất, một tấm thảm xanh  mênh mông, những đường vẽ màu trắng đủ thứ hình, nào là hình tròn , hình vuông , hình chữ nhật , rồi  một vệt xanh đậm uốn khúc,  vòng vèo   lấp lánh những tia sáng  phản chiếu ánh mặt trời, chắc là con sông, một bức tranh  phủ màu xanh  dường  như bất tận, ruộng hay vườn không thể nhận ra  .
 
Máy bay đã bay hơn tiếng đồng hồ mà chưa qua khỏi  thảm xanh bên dưới ,  đồng bằng ngút ngàn, ruộng   vườn như ry nước Mỹ không giàu  răng  được , Huế Sài gòn một giờ phản lực bay, chiều dài phân nửa đất nước chưa bằng  cánh đồng  của xứ này, bên mình cứ nghe  nói ruộng cò bay thẳng cánh , tưởng tượng  cánh  đồng đó rộng không  biết chừng mô mà đoán, nhưng bây giờ  thấy ở đây thì không biết nói răng  cho đúng  .
                                                     
Tiếng cô tiếp viên vang lên ông phi công  giật mình hạ cánh đường bay , dụi mắt ngồi nhìn quanh .
 
 “ Xin quý khách vui lòng bật đứng ghế ngồi, thắt dây an toàn,  còn hai mươi phút chúng ta sẽ tới  phi trường Long Beach  “ .
 
Tiếp giáp cửa ra bên hông tàu bay là  chiếc cầu thang lộ thiên cao chót vót , đưa tay che ánh sáng chói chang của mặt trời,  rỏ ràng  ông Trời  ở không cân, nắng  Cali mới thật là nắng, nóng bức, chói chang, còn Seattle của tôi , nằng nhợt nhạt, nắng chắt chiu tiện tặn,  nắng mà không  dám đụng nước  lạnh , trời nắng  mà đứng trong bóng dim không có áo khoác là run , mỗi năm hơn hai tháng Seattle  hồ hởi đón ông mặt trời,  thế mà ngài đến trong run rẩy, rụt rè,  y như bị ép buộc nên đến qua loa chiếu lệ .
 
Bây giờ  đầu trần đội nắng  trưa xứ Cali,  bên xứ mình bà con họ  nói “ nóng đổ lửa”  đúng là đổ lửa, gió thoang thoảng  phảng phất  mùi  nhựa  đường , mùi cát , mùi đất của phi trường đang tái thiết.  Khứu giác  bắt được  trong gió có mùi quen quen, cái mùi mà mình đã cứng  mũi một thời thở hít , mùi hôi của mái nhà lợp lá dừa nước đã cũ hòa với mùi phèn chua của  đất  xông lên trong những buổi trưa  hè  xứ Trà Vinh, đúng vậy múi đó đang lởn vởn  ở đây.
 
Dòng suy tưởng chợt quay về  .
 
Cơn hấp hối của miền Nam gia đình tôi trôi dạt về  đó,  nhà bà chị  cạnh phi trường quân sự dã chiến Trà Vinh, buổi trưa  oi nắng  đứng nhìn  sao bay trên đường băng bỏ trống không máy bay lên xuống lâu ngày,  tự nhiên lòng mình chùng xuống  một nỗi xót xa  . 
Nhìn phi đạo chạy dài ở đây gợi lại bao kỷ niệm, thương,  đau và buồn cười của thời  đất nước loạn  ly,  đi gần cuối chữ S  những tưởng mình đã thoát nào ngờ tới mô người đầy tớ trung thành của nhân dân cùng  theo tới kịp .  
 
     
Trở lại phi trường Long Beach cô  Dâu đón chúng tôi tại nơi nhận hành lý, cô  Dâu nói:
 
- Phi Trường này họ đang tái thiết  đó ba  mẹ nờ . 
 
Tôi nói :
 
-Phi trường  gọn gàng, dễ thương, có điều đặc biệt chỗ  mình đang  đứng chờ lấy hành lý mẹ tưởng  như đang đứng trong lò mì ông Khánh ở Phủ cam, con thấy  đó, nhà  không vách,  trong nhà ngoài sân nóng như nhau, lại thêm mái tôn thấp,  không vách trần  ngăn nóng,  hành khách có mủ thì  quạt mủ, có báo thì  quạt báo, mấy ông  mấy bà không  có chi cả thì vẩy tay lia lịa  kia kìa .
 
Rời phi trường  xe chúng tôi hòa vào dòng thác giao thông của Cali, đúng thật là những con thác  đang ồ ạt chảy, trên đường về nhà  hình như phải qua  hai đường cao tốc, rẽ vào thành phố, chậm lại trước khu thương mại Phước Lộc Thọ để tìm tiệm ăn trưa, tôi  cứ  tưởng mình đang lượn trước cửa chợ Bến Thành, bảng chữ Việt, người Việt, tất cả đều Việt,  hai anh chị hát rong ngân nga mùi mẫn  tân cổ nhạc,  tiếng Việt  râm rang giòn dã cảm động làm sao . 
 
- Ba Mạ muốn ăn chi ?
 
Ông  Zôn  nhà tôi gợi ý : 
 
- Nghe mấy anh bạn nói mắm  nêm  ở đây ăn nhức răng mình ăn thử coi sao .Thế  là chúng tôi được đưa tới tiệm bún thịt heo đầu mắm nêm . Ôi trời ơi ông đang uống thuốc  Atenolol 50 mg trị cao máu mà ông  chơi tô bự còn   muốn thêm tô nhỏ nửa , Con trai tôi hỏi đùa :
 
- Ba có mang theo thẻ  Medicare đó không  ?
 
Cali thú vị, tuyệt vời, đúng là thủ đô của người Việt xa xứ .
 
Thời tiết  nguội dần theo ánh mặt trời,  càng về chiều càng dễ chịu,  vô nhà   thấy vui vui mấy  chục năm ni bây giờ  mới gặp lại người bạn cũ đang rề rề quay chầm chậm trên bàn, lúc trước ở  bên nhà sờ tới đâu  là quạt máy tới đó, qua bên ni tiểu bang tôi ở máy sưởi nhỏ,  sưởi to,  quên mất  chú quạt đã một thời tận tụy đêm ngày phục vụ mình, bao nhiêu năm  qua  rồi mà quạt vẫn quạt  vẫn thong thả đưa gió mát  đến cho con người. Cơ chi mà nhân  loại có một chút xíu giống quạt thì trái đất này  hạnh phúc biết dường nào .
 
 Giấc ngủ chập chờn đến muộn nhưng dậy sớm có lẽ vì lạ chỗ ,  sáng thứ bảy Cali vắng lặng , đường phố  yên tỉnh  gió sớm  nhẹ thổi đưa hạt sương mai lành lạnh, răng mà giống đường phố  Huế chiều ba mươi tết  dử rứa không biết  . 
   
Ngày bà con làng Phủ Cam  họp mặt .
Những cánh chim lạc bay khắp lối
Quay tìm về ngày hội quê hương
Kiếp tha phương trên vạn nẻo đường
Tổ quốc yêu thương trên tất cả .
 
Trong ánh nắng chói chang gay gắt, trời Cali như đang mỉm cười dang đôi tay nóng cháy ôm ấp chào đón các anh chị Phủ Cam  định cư khắp nơi trên  đất nước Hoa Kỳ và Canada tụ về Nam Cali để gặp nhau trong ngày hội Gia đình Phủ cam hải ngoại, vì quận Cam là nơi  đông bà con Phủ Cam sinh sống. Theo thông tin ban đầu cho biết năm nay đông hơn năm ngoái những người con xa xứ hân hoan trở về điểm hẹn để tìm lại hơi nồng quê mẹ của một thời còn sót lại trên những khuôn mặt thân thương quen thuộc.
 
Họ là những con chim hải âu  đã vội vàng vút cao đôi cánh, rời tổ ấm bay không mệt mỏi xuyên đại dương mịt mù, thoát ra  những biến cố thương đau của bể dâu thế sự. Hôm nay cùng về đây ai nấy đầu đã điểm sương, nhiều nếp nhăn trên trán, cuối đuôi mắt, bên khóe môi, đó là dấu ấn thời gian là những hằn sâu thương mến lẫn xót đau trước hoàn cảnh nghiệt ngã của quê hương.
 
Ông Phan Kế Bính đã dịch bài thơ Tự Thán của danh tướng Đặng Dung :
 
 Xin trích :
 
-“ Việc đời bối rối tuổi già vay
Trời đất vô cùng một cuộc say
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay
Vai mang trái đất mong phò chúa
Giáp gột sông trời khó vạch mây
Thù trả chưa xong đầu đã bạc
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.”
 
Bài thơ đã nói lên tâm trạng chung của mỗi người chúng ta, yêu nước, yêu quê hương, nhưng đành bó tay trước thời thế.
 
Hôm nay gia đình Phủ Cam hãi ngoại khắp nơi  về với nhau, cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện An bình cho quê hương đất nước .
 
 Bà con, bạn hữu gặp nhau, trao nhau nụ cười, lời chào thân thiết:
 
-Mi đó à ! Mi con ai hè mà tao quên rồi ?
 
Chỉ vài từ ngắn gọn nhưng chuyển tải bao nhiêu thân tình, quê hương là đó, nồng ấm đơn sơ, những vòng tay siết chặt, trước mắt làng Phủ Cam đang hiện hữu nơi đây, hồn nhiên chất phát. Mình đang lùi về thời xa xưa, quên mất mình đang là ông bà nội, ngoại, đang mang hai hàm răng giả, tóc sáng nhuộm tối hong, thế mà cứ những tưởng mình là con nít đang tung tăng trước sân nhà thờ trong các dịp lễ lớn, niềm cảm xúc bất tận, lòng tự hào ta có một quê hương. Vì quê hương ta có những đóa hoa tuyệt vời, những đấng tiền nhân lưu danh muôn thuở đang chiếu rạng ngời trong giáo hội, đang sôi sục trong lòng người dân Việt…
 
Thời gian  túc tắc trôi,  ngày hội chậm đến mà  chóng qua .
 
Bốn phương Phủ cam cùng về đây
Tay trong tay hát khúc sum vầy
Chan chứa yêu thương tình nồng ấm
Rồi đây  hoen lệ phút chia tay
 
Tình thương gói trọn gửi cho nhau
Hồng Ân chúc phúc mãi nguyện cầu
Chân cứng đá mềm muôn vạn nẻo
Hẹn ngày tái hội của năm sau .
 
Nam Cali hai ngày hội của làng Phủ Cam đã  để lại trong lòng mỗi người, vui,  thương, tiếc nuối.  Rồi những cánh nhạn bay xuyên đại lục trở về tổ ấm.
 
Quê hương thứ hai yêu dấu.
 
Xin dâng lời  tri ân và cảm tạ nước Mỹ .
 
Phương Lâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,526
Sau hai năm không tụ tập ăn mừng lễ Tạ ơn vì Covid, năm nay đại gia đình tôi hẹn nhau ăn vào trưa thứ năm. Do không biết nấu nướng, tôi quyết định ra tiệm Marie Callender mua hai cái bánh pie để mang đến chung vui với gia đình. Tối thứ tư tôi gọi điện thoại, họ cho biết tiệm mở cửa lúc 8:00 sáng thứ năm. Dự đoán sẽ có nhiều người mua đồ ăn nơi đây, tôi thức dậy sớm và ra đến tiệm Marie Callenders vào lúc 7:50. Tưởng đến trước giờ mở cửa sẽ không phải xếp hàng nhưng tôi đã lầm. Nhìn cái hàng dài như bất tận, tôi hơi thất vọng. Tôi ước chừng có khoảng một trăm người trong hàng. Tôi vội vã đậu xe và nhanh chân đi vào xếp hàng.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão“. Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại.* Sau đây là câu chuyện cảm động, với lời giới thiệu của chính tác giả: “Tôi đã viết truyện này một lần, với nhiều hư cấu. Nhưng đôi khi, muốn lòng bình yên, phải biết nhìn thẳng vào sự thật, để chấp nhận nỗi đau mà tập tễnh bước qua…”
Binh chủng Biệt động quân với những trận lẫy lừng: Khe Sanh, Hạ Lào… cũng là những vết son thời chiến. Đó chính là lý do sau 1975 nhà cầm quyền đưa biết bao thế hệ cha anh vào ngục tù cọng sản. Chú Quy là một trong những tù nhân từ trại Kỳ Sơn chuyển về Tiên Lãnh. Năm 1978 chú Quy cùng với Trung tá Nguyễn Văn Bình đã vượt trại tù. Gần hai tuần len lỏi trong rừng sâu. Cuộc đào tẩu không thoát. Trung Tá Nguyễn Văn Bình bị bắn tại chỗ. Chú Quy bị bắt trói, cùm hai chân vào cổng trại, đánh đập tra khảo cho chết; nhưng chú không chết.
Lễ Tạ Ơn năm nay, 2021, đã qua cả mấy tuần rồi, nhưng nghĩ lại, trước và trong ngày 25 tháng 11, mình chưa tạ ơn đủ với bao nhiêu người đã giúp đỡ, hỗ trợ mình vượt qua nhiều khó khăn, hoạn nạn trong suốt 30 năm sống trên đất Mỹ, từ 1991, năm đầu tiên dự Lể Tạ Ơn theo truyền thống Mỹ. Con số chẵn 30, nhắc tới con số chẵn 400 kể từ khi những người Pilgrims cử hành Lễ Tạ Ơn đầu tiên vào tháng 11 năm 1621 tại thị trấn Plymouth, tiểu bang Massachusetts. Tôi thường tự hỏi cuộc vượt biển của 102 “thuyền nhân” trên con tàu Mayflower ngày 16 tháng 09 năm 1620 từ cảng Plymouth miền Nam nước Anh đến châu Mỹ có những điểm gì giống nhau và khác biệt so với những cuộc vượt biển của hơn bảy trăm ngàn người Việt Nam sau năm 1975 hay không?
Tôi thường dặn mình phải cố gắng sống chậm lại và quan sát kỹ hơn những diễn tiến xunh quanh. Có những lúc chúng ta sống nhanh quá, hàng ngày cứ chạy đua với thời gian, với trách nhiệm, với deadlines hạn chót… Không kịp để ý những cái đẹp, những cái hay, những tốt lành mà chúng ta đã may mắn được nhận mỗi giây phút để chúng ta sống với thái độ vui vẻ hơn, biết ơn hơn và hạnh phúc hơn. Mọi thứ đều theo quy luật của vũ trụ. Khi chúng ta gieo hạt lành thì sẽ nhận trái ngọt. Chúng ta ra sao thì sẽ hấp dẫn những vật thể tương tự.
Tôi là con gái Cần Thơ gạo trắng nước trong, tuổi thơ tôi tràn đầy hạnh phúc bên cha mẹ, hai đứa em, cùng bạn bè. Những chiều hè, bến Ninh Kiều lộng gió đón bước chân chúng tôi dạo bước, chơi đùa; đại lộ Hòa Bình những ngày Lễ Tết tưng bừng nam thanh nữ tú dập dìu, và con đường Võ Văn Tần có ngôi nhà bé nhỏ xinh xắn của gia đình tôi.
“Đấy, chim khôn tiếng hót cũng khác. Cứ nhớ tới cái gã đàn ông nói cười hô hố hôm trước, tôi thật sự ngại cho bà ấy bị lừa. Cái loại người chưa nói đã cười là phường đểu giả. Còn đàn bà đã già, chồng chết rồi thì ở vậy, tằng tịu làm gì cho con cháu nó cười. Tôi đây hay nói nhưng tính thương người, tôi có ghét bà ấy đâu mà sao bà ấy không trò chuyện với tôi. Con mọt sách… con mọt sách… con mọt…”
Những tuần sắp đến lễ Vu Lan, cuối ngày làm việc, tôi thu xếp đến một tu viện trong xóm phụ việc. Tu viện còn trong giai đoạn xây cất nên rất nhiều việc cần làm. Hầu như mỗi ngày, tùy thời khóa biểu của từng người, luôn có nhiều các anh chị Phật tử đến làm việc công quả. Hôm nào đến được sớm khi trời còn sáng thì tôi phụ việc bên ngoài. Tôi thường chỉ đi vòng quanh sân lượm rác hoặc dọn những đồ vật linh tinh cuối ngày cần thu gọn. Hôm nào đến trễ khi trời đã tối, tôi sẽ phụ việc trong bếp. Hôm nay, khi vào nhà bếp thì thấy đã có nhiều các chị Phật tử đang nhặt rau, trộn bột, nấu nướng...
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Bố mẹ nuôi của tôi là người Mỹ gốc di dân Ba Lan nhiều đời, lập nghiệp tại phía Tây thánh phố Chicago, tiểu bang Illinois. Bố mẹ có một trang trại rộng trong Làng Ba Lan Cổ ( Old Polonia), trong đó, ngoài căn nhà cổ trăm năm, bố xây một biệt thự hai tầng kiểu mới. Trong căn nhà cổ, có một thư viện gia đình với nhiều sách, báo, tranh ảnh, đồ cổ quí giá. Bố dùng tòa nhà mới cho những sinh hoạt thường ngày và những dịp lễ hằng năm tụ họp khách mời, bằng hữu, họ hàng.
Nhạc sĩ Cung Tiến