Hôm nay,  

Đường Trần Đâu Có Gì…

28/11/202218:09:00(Xem: 4220)

 

 condolences

 

Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố “Hát Ô” và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.

 

*

 

Cũng gần mười năm tôi không gặp chú. Sau ngày chú nghĩ hưu, dĩ nhiên có những căn bịnh của người cao niên mà ít ai tránh khỏi. Chú đi đi về về bên quê nhà. Chú thường tìm thăm những đồng đội xưa để giúp đỡ chút ít, với đồng lương hưu ít ỏi của chú.

 

Nhớ đến chú, tôi khó hình dung được ảnh oai hùng của một Đại uý Tiểu Đoàn Phó tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân, một thời lừng danh trong quân sử QL VNCH. Vì thuở chú bôn ba chinh chiến, tôi chỉ là cô nữ sinh lớp 10 trung học.

 

Tôi biết đến chú, là bạn tù cùng trại Tiên Lãnh với ba tôi. Một

ông chú gầy gầy, rất nhanh nhẹn. Chú nói giọng Nha Trang, rất siêng năng trong việc liên lạc đưa thư mời, đi thăm viếng, giúp đỡ bà con trong Hội Đồng Hương QNĐN- GA, cái thời Hội mới thành lập nhiệm kỳ đầu tiên.

 

Khoảng năm 1998, khi chú bàn giao cho tôi giấy tờ của công việc một Thủ quỹ, thì tôi và chú thân thiết hơn, vì mỗi khi đi liên lạc, thăm viếng đồng hương chú đều đến nhà chở tôi đi cùng. Do đó tôi có cơ hội hiểu thêm vì sao ông chú Nha Trang này quá nhiệt tình với đồng hương Xứ Quảng.

 Chú kể…

Thời còn là một sỹ quan độc thân, nay đây mai đó khắp vùng một chiến thuật. Một ngày nọ, chỉ vì câu hát của cô gái đất Tam Kỳ:

 

Gió đưa gió đẩy bông trang

Ai đưa ai đẩy duyên … chàng tới đây?

Tới đây thì ở lại đây!

Chờ cho bén rễ xanh cây hãy về

 

Câu hát và cái nhìn lúng liếng của một người đẹp khiến lòng nam nhi xao xuyến.

Chắc chắn cũng là duyên nợ. Chú đã dừng chân nơi quê tôi. Chú làm rể Xứ Quảng.

Theo lời chú, tôi được biết trước đây chú là một chú tiểu. Xuất gia đi tu, ở hẳn trong Chùa. Ngày ngày mặc áo lam đến trường, chiều tối về tụng kinh gõ mõ. Xong trung học, có những đổi thay thời …thanh xuân của một người bình thường khiến chú xao động và chính sư cụ là người đã nhận thấy cái tâm không tịnh của chú tiểu. Sư cụ đồng ý cho chú rời chùa. Cởi áo lam chú gia nhập quân đội. Quân trường Thủ Đức, rồi Trung tâm Huấn Luyện Dục Mỹ…

Tôi nhớ, chú đã kể với tôi như nói chuyện với một người bạn. “Làm chú tiểu trong Chùa tụng kinh gõ mõ cầu cho quốc thái dân an, người người thái bình … không được thì ra trận, cầm súng. Chắc cái nghiệp nó vận vào mình vậy!”

 

Binh chủng Biệt động quân với những trận lẫy lừng: Khe Sanh, Hạ Lào… cũng là những vết son thời chiến. Đó chính là lý do sau 1975 nhà cầm quyền đưa biết bao thế hệ cha anh vào ngục tù cọng sản. Chú Quy là một trong những tù nhân từ trại Kỳ Sơn chuyển về Tiên Lãnh.

 

Năm 1978 chú Quy cùng với Trung tá Nguyễn Văn Bình đã vượt trại tù. Gần hai tuần len lỏi trong rừng sâu. Cuộc đào tẩu không thoát. Trung Tá Nguyễn Văn Bình bị bắn tại chỗ. Chú Quy bị bắt trói, cùm hai chân vào cổng trại, đánh đập tra khảo cho chết; nhưng chú không chết.

 

Nhiều năm sau, chú được thả về với thân thể ốm yếu bịnh hoạn và sau đó gia đình chú đến Hoa Kỳ bởi chương trình HO, định cư tại vùng đất lành chim đậu Atlanta Georgia.

 

Chú thường nói với tôi: Tau người Nha Trang nhưng làm rể Quảng Nam, gắn bó với quê hương vợ hồi giờ; có khi tau còn tưởng tau là dân Quảng Nam luôn.

 

Trong tất cả chú bác của Hội QNĐN - GA, ai cũng nặng lòng với đồng hương. Mỗi người mỗi tánh, hội họp gặp nhau mà không cãi thì lạ lắm. Tuy nhiên tất cả đều có chung tấm lòng với việc phát triển và duy trì văn hoá, nề nếp của con dân đất Quảng Nam.

 

Nhớ chú, những lần chú cháu cùng đi thăm các đồng hương bệnh hoạn hay khi họ vừa chân ướt chân ráo nơi xứ người.

Nhớ chú hăng say tích cực trong dịp Hội hình thành Nghĩa Trang Quảng Nam tại Atlanta GA.

Nhớ chú những lần lái xe đi nhà nhà phát thư mời đám cưới con cháu đồng hương; thư mời hội ngộ thường niên…

Nhớ nhất là lúc Đà Nẵng bị trận bão lớn càn quét, hình như cuối năm 2006; hai chú cháu đi xin tiền đem về giúp đồng bào. Có người hưởng ứng, có người nói té tát: muối bỏ biển, muối bỏ biển! Đem về cho bọn phường xã ăn hết à!… Hai chú cháu nhìn nhau rồi lên xe chạy mất.

Chú Quy không phải là người dễ nhụt chí. Tấm lòng của chú cao hơn những lời đe to búa nặng từ dư luận.

Chú thường tâm sự với tôi nhiều chuyện. Có những chuyện không thể nói với vợ con, người nhà hay không chia sẽ với bạn bè đồng trang lứa. Chú kể chuyện vượt ngục bị đánh gần chết, đến bây giờ ngoài các chứng bệnh kinh niên, mỗi khi trở trời ngực chú đau buốt, thở không nổi. Chú còn kể chuyện chú… “say nắng” hay chuyện “nuôi bò” khi về Việt Nam. Chuyện chú rong ruổi xuôi ngược tìm kiếm các thương binh đồng đội để giúp đỡ.

 

Cứ thế, chú kể, tôi nghe và học được rất nhiều điều hay. Mà quan trọng nhất là tôi có được cái tính: làm việc với cả tấm lòng; không phải mình đạp trên dư luận mà chính là bỏ ngoài tai lời dị nghị. Cuộc đời, mình làm trăm chuyện đúng, đừng chờ đợi tuyên dương hay khen ngợi. Cũng như khi mình sai một chuyện nhỏ người đời có thể vì đó mà mỉa mai, nhắc đời nhắc kiếp, cũng không buồn. Như một câu kinh: “Khi tay phải làm việc thiện thì không cần cho tay trái biết” Hay: Thi ân bất cầu báo!

 

Trong tất cả các dịp Hội ngộ đồng hương Quảng Nam tại Atlanta, chú Quy luôn là người ngồi ở bàn “Đón tiếp quan khách”. Chú tự nguyện nhiệt tình với việc kêu gọi đồng hương đóng góp. Như chú thường nói: có tiền thì tiên mới múa! Có khi được góp ý: Không nên kêu réo quá, mất lòng! Chú vẫn tỉnh bơ: Tui xin tiền cho Hội, đâu có xin bỏ túi đâu nà!

Có thời quỹ của Hội cũng khá, mọi người góp ý gởi chú tiền xăng, chi phí cho công tác Hội. Chú khẳng khái không nhận.

Chú là thế, luôn luôn từ chối những ngợi ca công trạng. Từ chối khéo chối việc đứng lên sân khấu để thế hệ con cháu vinh danh, tri ân. Chú là một chàng rể Quảng Nam dễ thương, có ân tình với đồng hương hơn ai hết.

 

Tre tàn măng mọc, lứa cha chú rồi cũng cao niên, nhiệt huyết cũng nguội dần. Thế hệ chúng tôi, rồi lớp lớp đàn em đang tiếp nối con đường cha ông đã tạo, cố gắng duy trì tình đồng hương nơi xứ người.

Những năm gần đây, chú Quy ít có mặt trong các kỳ họp mặt; tôi tin chú cũng hơi yên lòng với những hoạt động do thế hệ trẻ cáng đáng.

 

Nhiều năm không gặp chú, rồi bệnh dịch lan tràn…nhớ chú lắm. Mong một ngày gặp để thăm chú và kể cho chú nghe rất nhiều chuyện…

 

Cuối tuần rồi, tôi có dịp nhìn lại chú. Vẫn là chú nhưng không sôi nổi ồn ào, không nói cười …tôi nhìn khuôn mặt chú an nhiên tự tại mà nước mắt chảy dài!

 

Từ Việt Nam chú trở qua với ý định cùng thím đi thăm hết anh em đồng hương tại GA.

Trưa ngày 1/8/2022 chú Quy ngủ trưa rồi không dậy nữa. Chú đã không giữ lời hứa với người bạn đời của mình. Không kịp thăm ai hết.

Đời chú trôi nổi từ cửa thiền ra trận mạc. Vào tù ra ngục giữ tròn chí khí trai thời loạn; không hỗ thẹn chí nam nhi. Gia đình vợ con chú sẽ luôn hãnh diện với những gì chú đã làm.

Đối với đồng hương Quảng Nam chú là một ông chú dễ thương, thân thiện, hết lòng vì công việc chung.

Và với tôi, chú còn là một người đàn ông lãng mạn hiếm hoi.

 

Chỉ vì một câu hát: “Đến đây phải ở lại đây…” chú đã làm rể Tam kỳ, đã ở tù Kỳ Sơn rồi Tiên Lãnh. Và suốt một phần đời sau, chú đã cống hiến cho đồng hương thân hữu Quảng Nam tại Georgia.

Nợ nước, tình nhà đã xong, còn đây cái thân xác trở về hư vô. Chuẩn bị cho chuyến đi … “ về nơi cuối trời, làm mây bay…” chú đã tự lo Kim Tĩnh cho mình. Không phải là Khánh Hoà nơi chôn nhau cắt rốn mà là Đà Nẵng.

“Thôi về đi, đường trần đâu có gì…”

Gia đình sẽ theo ý nguyện đưa chú về Đà Nẵng. Quê vợ, cũng là nơi có những đồng đội của chú nằm xuống.

Người như chú chắc chắn sẽ được ngủ yên, lòng thanh thản.

Hạnh phúc không đâu xa. Thiên đường không đâu xa, chính ở trong lòng người.

 

Kính tiễn biệt chú Trần Văn Quy.

 

Nguyễn Diệu Anh Trinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,298
Ngồi một mình trong căn phòng vắng, mọi người đang vui chơi ở đâu đó cuối tuần để lại cho tôi một cơ hội, một dịp mà tôi thích lắm, thích nhất từ ngày đặt chân đến đất Mỹ, đó là một không gian riêng tư cho mình Những ngày bơ vơ lạc loài bước chân ngỡ ngàng đến Mỹ. Ngày đó ai cũng như nhau là cùng sống chen chút nhau thật đông trong những căn nhà mướn, căn phòng quá tải… nhưng thôi điều đó không thật sự làm buồn phiền tôi, nhưng tôi chỉ ao ước cho tôi một khoảng không gian, thời gian yên tĩnh cho tôi quá khó , không hề có...
Vắt qua dòng sông có đến mười mấy cây cầu, những cây cầu bằng sắt thép, kiểu cách như cầu Bình Lợi, Bình Triệu vậy… Những cây cầu có tuổi đời năm mươi năm, một trăm năm nhưng vẫn tiếp tục trách vụ kết nối đôi bờ. Có những cây cầu quay, mở ra để cho tàu thuyền qua lại, ngày nay nó đã không còn được sử dụng nữa. Nó được kéo cao lên và giữ nguyên như thế để làm di tích lịch sử. Những cây cầu mở ngày xưa giờ trở thành nhân chứng cho một thời vàng son chưa xa lắm.
Ba cứ khăng khăng là không có tay trồng trọt. Tôi không tin, phần thì ăn xà lách hoài cũng ngán, chúng tôi thèm những thứ rau có mùi, mang hương vị quê nhà. Thử tưởng tượng ăn thịt gà trộn muối tiêu mà không có rau răm, ăn bánh tráng cuốn thịt ba rọi cũng chỉ với xà lách. Hành ngò thì cũng có nhưng khá đắt, kể cả những thứ rau mùi cũng có bán ở chợ Việt Nam, chợ Thái Lan nhưng rất mắc và quan trọng là không có ai chở mình đi chợ. Tôi lải nhải nhắc Ba: Không có việc gì khó, chỉ sợ mình… không trồng!
Ông Chương thức dậy thật sớm sau một đêm khó ngủ trằn trọc, dù ông đã nghe mấy bài phật pháp do thầy Pháp Hòa giảng để dỗ giấc ngủ. Bên ngoài cây cỏ còn ngái ngủ dưới lớp sương dày đặc, chưa thấy mặt trời lên. Ông rón rén đi pha cà phê thật nhẹ nhàng, cố gắng không gây tiếng động làm mất giấc ngủ cả nhà...Tách cà phê thơm phức nóng hổi gây cho ông cảm giác dễ chịu. Ông lặng yên như đang lật trang đời từ ngày qua định cư nước Mỹ …Nhớ ngày miền Nam bị mất, ông đi tù 5 năm trở về, lúc ấy ông chỉ mới ngoài 30 tuổi, người yêu đã sang ngang, cùng lúc mất tất cả. Ông chán chường cuộc sống chẳng thiết gì nữa, nhưng mấy năm sau duyên nợ đến cho ông gặp được cô giáo dạy mầm non tên Dung, không chê ông nghèo tối ngày đi “dọc đường gió bụi”. Hai người nên duyên và hơn năm sau cháu Việt ra đời, đến cháu Nga, cháu Nguyệt, và con trai út là cháu Quân. Gia đình ông ở ké nhà mẹ vợ, ông làm đủ thứ nghề ai kêu gì chạy đó, sau có được chiếc xe đạp thồ đón khách.
Sáng thứ Bảy cuối tháng 5 trời trở lạnh với mây mù và vài thoáng mưa phùn. Tự nhiên tôi chạnh lòng nhớ đến đàn chị Nguyễn Tinh Châu. Mai là ngày giỗ 3 năm của Chị. Thời gian qua thật nhanh. Sự ra đi của Chị quả là một mất mát lớn cho Hội YKH chúng ta, không những vì Chị là một trong những hội viên kỳ cựu, mà vì những hoạt động xã hội đắc lực của chị trong kêu gọi và thành lập quỹ cứu trợ nạn nhân cho nhiều thiên tai tại Mỹ, Nhật (Tsunami, 2011), Phi Luật Tân (Typhon Haiyan, 2013) và ngay cả Việt Nam (Bão Xangsane, 2006)…Và nhất là quỹ tương trợ hàng năm nhằm giúp đỡ các Thương Phế Binh sống cùng cực tại quê nhà. Con số đóng góp luân chuyển từ 8 ngàn đô cho đến 10 ngàn đô nói lên được sự nhiệt tình của Chị và của anh chị em chúng ta cho một mục đích chung, đúng, xứng đáng, nhân nghĩa và truyền thống.
Hồi đó, trong những kỹ sư mới ra trường về làm cho Bưu Điện, anh là một người tôi không ưa nhất, và có lẽ tôi cũng là người anh ghét nhất. Anh đẹp trai, con nhà giàu, mỗi cái tội mặt kênh kênh và cái giọng Huế. Cái giọng nói nặng trịch, oang oang sao mà khó ưa. Không những tôi mà cả mấy đứa bạn cùng cơ quan mỗi khi thấy anh đi ngang là che miệng cười nhái: đi mô rứa tề. Tôi ghét nhất là có lần anh lái xế hộp chở mấy ông bạn đi uống cafe, thấy tôi đi ngang mấy người bạn bảo dừng xe rủ tôi đi cùng, anh nói kệ nó, cái con nhỏ phách lối. Sau này thân nhau rồi, có lần tôi hỏi tại sao anh làm vậy, anh trả lời, “Lúc nào cũng thấy mấy thằng bạn cùng lớp xoay quanh em, mà mặt em cứ tỉnh bơ như thể ta là cái rốn vũ trụ, nhìn xốn mắt!”
Bà tiếp tục: Gia đình chúng tôi vượt biên theo diện “bán chánh thức” do nhà nước tổ chức. Mỗi đầu người phải đóng đủ 15 “cây” vàng. Gia đình gồm 10 người đúng ra phải đóng 150 cây nhưng đứa gái út lúc đó mới có 10 tuổi (giờ đây đã là bác sĩ sản khoa nổi tiếng ở thành phố này) nên nhà nước “ nhân đạo” cho đóng nửa suất là 7 cây rưỡi. Vậy là gia đình đóng tổng cộng 145 cây rưỡi để được ra khơi, còn có thoát được hay không thì không ai chịu trách nhiệm. Con tàu có sức chứa 180 người nhưng người ta đã thu vàng và cho lên tàu đến 240!” “Bước đầu mới đến Mỹ cũng như biết bao thuyền nhân khác, chúng tôi phải đối mặt với vô vàn khó khăn và làm nhiều việc khác nhau để mưu sinh, ổn định đời sống và tiếp tục cho con ăn học thì không phải là dễ dàng gì, nhưng cũng không phải là khó lắm nếu mình có quyết tâm. Ông thì sang một cửa hàng bán sandwich và thức ăn nhanh (fast food ) học chế biến thức ăn và tự điều hành cửa hàng, còn tôi thì đi làm trong hãng đóng gói đồ nữ trang,
Nhưng, định mệnh vẫn còn muốn trêu ngươi tôi. Cơn bệnh ung thư ngực quái ác đã tìm đến với tôi, như thêm một đòn giáng chí mạng vào cuộc đời bất hạnh. Tiền bạc không có. Bảo hiểm sức khỏe không có. Người thân không có. Luật lệ, kiến thức của xứ người tôi cũng không có. Sẽ như thế nào, những ngày trước mắt của ba mẹ con tôi?
Nói đến những chuyện lừa gạt, hẳn mọi người cũng đã biết qua, từ tin tức báo chí, trên đài truyền hình, và rất nhiều chuyện phỉnh gạt thường xuyên xảy ra được truyền miệng từ người này qua người khác đã lâu rồi. Trong thời gian dịch bệnh, cấm cửa, lạm phát, kinh tế khó khăn, nên đã sinh ra nhiều chuyện lường gạt đảo điên không ai lường trước được. Con người nghĩ ra đủ cách để mà lường gạt nhau. Cùng lúc, đã vậy lại còn nhiều điều không may đã ập đến, không trở tay kịp, khiến cho cuộc đời đang lo toan dịch bệnh lại thêm lo lắng, vừa tình hình dịch bệnh, lại thêm thế thái nhân tình, nhân cơ hội, lợi dụng tình thế mà gia tăng, đã làm cho tinh thần mọi người càng thêm căng thẳng gấp bội.
Sang Mỹ, Mị thấy các chùa chiền, Thiền viện như những trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Mỗi cuối tuần các đồng hương có thể tụ về chùa để tu tập, để trò chuyện bằng tiếng Việt, để chia sẻ, để cảm nhận được không khí cộng đồng Việt. Ngày Tết cổ truyền, bà con đồng hương Phật tử xa quê lại có dịp vãn cảnh chùa với những trang trí quen thuộc ngày Tết, có hoa mai, hoa đào. Nhiều chùa chiền và thiền viện còn công phu trang trí cảnh sắc làng quê Việt Nam, để những người con xa xứ tìm chút hương vị quê hương, giúp cho Phật tử thuần thành hay “Phật tử ngang hông” như Mị cảm nhận được thiện ý chan hòa, hoan hỷ. Mái chùa như là nơi chở che hồn Việt. Dù đi chùa để tu học Phật pháp, hay để nương tựa tâm hồn trong những ngày đau khổ chông chênh, hay chỉ đơn giản là ham vui và bớt sân si như Mị thì Mị tin rằng mỗi người khi trở về đều đem theo mình chút niềm vui an lạc trong giai đoạn nhiều bất ổn trên cả thế giới như hiện nay. Mị thấy mình được sống trong môi trường an toàn và tự do...
Nhạc sĩ Cung Tiến