Hôm nay,  

Đi Chụp Hình Ở Mỹ

15/11/202213:49:00(Xem: 3787)

                                

 

Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois.

Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001.

Sau đây là bài mới nhất của tác giả.

 

*

 

 

Tôi không phải là nhiếp ảnh gia, càng không phải lả nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mà chỉ là một người đam mê nhiếp ảnh. Từ nhỏ tôi đã nhìn thấy và biết thưởng thức nét đẹp trong các tác phẩm của các nhiếp ảnh gia bậc thầy như : Nguyễn văn Mùi, Trần cao Lĩnh, Nguyễn cao Đàm, Nguyễn ngọc Hạnh…

Thời đó tôi chỉ mua sách nhiếp ảnh về xem chớ chưa có dịp cầm máy cho tới khi sang tới Mỹ. Khi đứa cháu ngoại đầu tiên ra đời tôi mới đi mua một máy ảnh hiệu Sony về chụp hình cho nó. Từ chụp hình cho cháu, tôi chụp cho thân nhân, gia đình và cộng đồng trong những buổi sinh họat, hội hè, đình đám. Hình tôi chụp có nhiều người khen. Từ đó, gợi lại cho tôi những bức hình nghệ thuật. Tôi đã biết thưởng thức cái đẹp từ lâu, sao lại không thử tạo ra cái đẹp, thực hiện những bức hình đẹp, không cho đời thì cũng cho bạn bè, người thân hay chính mình thưởng thức

 

 Văn học, Nghệ thuật là hai bộ môn khoa học xã hội có phạm vi và đối tượng khác nhau nhưng thường đi chung với nhau, được người đời gá nghĩa, ghép chung làm một, từ đó phát sinh một danh từ kép đặc biệt : Văn học- Nghệ thuật. Năm anh em tôi ai cũng viết văn, làm thơ và ai cũng biết thêm một nghệ thuật khác, hoặc là hội họa, nhiếp ảnh hay âm nhạc. Điều này cũng rất bình thường. Trước khi cầm máy thì tôi cầm bút, viết văn, làm thơ và nhận ra một điều là cái đẹp trong văn học, tư tưởng cũng có họ hàng với cái đẹp trong nghệ thuật, vì cùng nằm trong phạm trù Chân, Thiện, Mỹ. Một bức hình đẹp có khi nhìn bằng mắt còn dễ cảm nhận hơn, dễ  thấy hơn nếu ta nhìn nó với cái tâm mở rộng. Thông điệp của một tấm hình thì dễ truyền đạt hơn cái thông điệp trong văn học, tư tưởng. Thế là ngoài giờ viết lách thì tôi xách máy đi chụp mọi thể loại, đề tài. Có khi đi một mình, có khi đi cả nhóm bạn. Vào google tôi nghiên cứu những vấn đề căn bản của photoshop để có thể chỉnh đường nét, màu sắc và ánh sáng cho tấm hình tôi chụp được hoàn chỉnh hơn, bắt mắt hơn. Có lần tôi làm thơ cho đứa cháu:

Duy Nhan_Thông điệp Yêu Thương & Hòa Bình
HÌnh Tác Giả chụp - Thông Điệp Yêu Thương

……………………………

  Mơ tưởng vầng trăng, chú thức suốt đêm trường

  Yêu mặt trời, chú dậy lúc mờ sương

  Ghi cho được khoảnh khắc bình minh vào ống kính

  Suốt cuộc đời, chú chạy theo cánh bướm.

  Dong ruổi theo mấy con châu chấu cào cào

  Bỏ thời gian ở lại phía sau

  Nên quên mất là mình bao nhiêu tuổi ! …

 

Một người yêu thiên nhiên, hoa lá, côn trùng không phải là chuyện lạ nhưng yêu đến độ “quên mất là mình bao nhiêu tuổi ” có thể làm cho nhiều người thắc mắc, nếu không có một sự cảm thụ sâu sắc về văn học và nghệ thuật. Mãi mê theo đuổi một công việc mà quên mất thời gian là chuyện bình thường. Mà thời gian, ngày tháng là đơn vị để tính tuổi. Do vậy, quên thời gian cũng chính là quên tuổi tác của mình, chớ còn gì nữa ! Hình ảnh một ông già cầm máy ảnh chạy theo cánh bướm, bỏ thời gian lại phía sau là hình ảnh có người cho là lạ, có người cho là đẹp lãng mạn, rất thơ. Dầu sao đó cũng là chân dung rất thực do tôi tự họa. Nói thế để mọi người không ngạc nhiên khi giở sách ảnh của tôi ra, thấy nhiều bướm quá ! thấy bướm tất nhiên phải thấy hoa, cũng như có đàn bà thì phải có đàn ông. Có ai thắc mắc thì cứ đi hỏi Ông Trời. Có người không đi hỏi Ông Trời mà lại hỏi tôi :  Sao  ông già rồi mà còn lãng mạn quá ? Tôi cười :  Biết làm sao khi Ông Trời đã sinh ra tôi như vậy rồi ! Nói vậy chớ tôi cũng giật mình : Mới đó mà đã hơn bảy mươi lăm rồi ! Vậy mà tôi còn đam mê nhiều thứ quá , nhiếp ảnh chỉ là một.

 

 

Duy Nhan - Di chup hinh o My_Bão tuyết 3DUy Nhan _ Di Chup Hinh o My-Bình minh trên đảo Bahamas copy copy
Bão Tuyết & Bình Minh Trên Đảo Bahamas - tg chụp. 

 

 Thời gian tôi cầm máy rất trể và không nhiều nhưng đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Có lần nhìn thấy ông già ngồi bên vệ đường với ba con bồ câu bám trên người. Không có khoảng cách và không chọn được góc độ mong muốn, tôi đành phải ra giữa đường, giữa hai dòng xe xuôi ngược để bấm máy trong tiếng la ó, tiếng còi xe inh ỏi, những người đi đường thì hiếu kỳ dừng lại, xem “ông già điên” làm chuyện lạ, làm náo loạn cả một góc phố ! May mà lần đó tôi không hề hấn gì. Nếu police thấy được chắc là tôi phải ra tòa về tội cản trở lưu thông và tội liều mạng cùng nhiều tội danh khác mà tôi không nghĩ tới. Dầu sao tôi cũng thực hiện được tấm hình ưng ý nhất : Bố cục đẹp, người và thú đều thể hiện tuyệt vời, biểu cảm được tính nhân văn cao độ, một yếu tính của văn học. Có thể nói, tấm hình rất có hồn mà tôi không thể nào thực hiện được lần thứ hai, tôi đặt tên cho nó là YÊU THƯƠNG. Lần khác, tôi và bà xã đi Arizona chụp hình Grand Cayon, một kỳ quan thiên nhiên của nước Mỹ và thế giới. Xe bus đổ khách xuống một địa điểm và cho chúng tôi 15 phút để chụp hình. Say mê với vẻ đẹp hùng vĩ của một kỳ quan 50 triệu năm lịch sử, tôi đã quên mất thời gian, và không tìm được lối về. Đến chừng ra được bên ngoài thì xe đã bỏ chúng tôi đi địa điểm khác. Lần đó tôi không chụp được những tấm hình như mơ ước mà còn bị bà xã cằn nhằn quá đỗi ! Có lần tôi và bà xã đi du lịch ra khỏi nước Mỹ bằng tàu Cruise. Khoảng 5 giờ sáng, trong lúc mọi người và bà xã còn ngủ, tôi rón rén xách máy ảnh lên tầng 12, tầng cao nhất của chiếc Monarch of the Seas để chụp cảnh mặt trời mọc. Một mình trên tầng cao giữa biển khơi, gió lộng và giật rất mạnh, tôi lạnh cóng người. Cố gắng chụp khoảng 15 phút thì chịu hết nỗi, tôi trở xuống. Giờ đây nhớ lại mới thấy sợ. Nếu gió thổi tôi rớt xuống biển thì không ai, kể cả bà xã biết tôi ở đâu mà tìm. Đã có nhiều người đi du lịch trên tàu Cruise bị mất tích không tìm thấy xác. Sự kiện đáng nhớ nhất có lẽ là lần đi chụp bão tuyết vào năm 2020. Sau nhiều ngày hoành hành dữ dội ở các tiểu bang miền Đông Bắc Hoa Kỳ, cơn bão tuyết không mời mà viếng Chicago. Cao hứng, tôi cùng với con trai, con dâu rũ nhau đi “ tác nghiệp” trong cơn giông bão . Sau nhiều giờ chóng chọi với cơn bão, huyết áp bị hạ thấp, máu trong người tôi dường như bị đông đặc, mười ngón  tay bị tụ máu đỏ rần và nhức nhối kinh khủng. Nếu không có hai đứa con kèm hai bên có lẽ tôi đã bị bão thổi xuống hồ Michigan hoặc bị chôn vùi trong tuyết giống như những chiếc xe đậu hai bên đường, đều trở thành những nấm mộ tuyết khổng lồ. Có điều an ủi là lần đó tôi cũng chụp được những tấm hình rất ấn tượng!

Nhiều người xúi tôi đem hình đi dự thi, biết đâu có giải, nhưng tôi chưa bao giờ có ý định đó. Khi nào chụp được tấm hình ưng ý thì đem khoe với người này, người kia, nhất là với nhóm bạn già cùng đi chụp hình với tôi để nghe bình phẩm, khen chê đã là quá đủ, quá hạnh phúc. Còn dự thi ? Tôi chỉ muốn thi với chính mình, sao cho tay nghề mỗi ngày được nâng cao, chụp được nhiều hình đẹp, mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Tôi quan niệm chụp hình cũng giống như làm thơ. Một bài thơ hay ngoài ý và lời còn phải có hồn nữa ! Một tấm hình đẹp về nghệ thuật thì chưa đủ, nó  phải có hồn, hay ít ra cũng “ nói” lên được điều gì đó. Mặc dầu ước muốn thì vô cùng nhưng khả năng thì giới hạn, còn nghệ thuật thì bao la. Thôi thì, tới đâu hay tới đó, thực hiện được tấm hình mình ưng ý là tốt rồi.

Nói về khuynh hướng thì mỗi người có một khuynh hướng khác nhau. Người thì thích chụp hình nghệ thuật, hình khỏa thân, người khác thích chụp hình phong cảnh, hình thể thao…Tôi thì thích ghi lại hình ảnh đời thường, tức là con người và sự việc diễn ra hàng ngày xung quanh mình, dưới mắt mình một cách bình thường. Cũng giống như khi viết văn, tôi không thích viết truyện hư cấu, truyện tưởng tượng mà chỉ muốn viết về người thật, việc thật, có ích cho đời hơn, nhất là khi quỹ thời gian của tôi không còn nhiều nữa ! Có những sự việc bình thường nhưng không tầm thường ! Những thứ đơn giản hoặc tưởng chừng như đơn giản nhưng có nét đẹp tiềm ẩn, độc đáo riêng, hoặc có ý nghĩa lớn lao, nhiều khi còn nói lên được triết lý sâu sắc của cuộc đời, quy luật của thiên nhiên, trời đất, lẽ huyền nhiệm của vũ trụ. Kể ra thì rất nhiều nhưng có thể tóm tắt bằng hai chữ “ hướng thượng”. Dĩ nhiên người “xem” hình không phải ai cũng “thấy” được điều này. Người thưởng ngoạn cần có cái nhìn tinh tế, cái tâm mở rộng, không kể một sự hiểu biết tối thiểu về nhiếp ảnh. Nếu người xem cũng mê nhiếp ảnh như người chụp thì còn gì bằng!

 

Nhiều lúc say mê chụp hình tôi quên mất thời gian, quên lối về và quên cả chính mình nữa ! Đi chụp hình có nghĩa là đi ra ngoài thiên nhiên, sống với thiên nhiên, được chiêm ngưỡng cảnh đẹp, hoa thơm cỏ lạ, hít thở không khí trong lành, trong chốc lát quên đi mọi phiền muộn, bon chen, rắc rối của cuộc đởi, khiến cho tâm hồn thanh thản, tay chân cứng cáp. thấy khỏe mạnh hơn, yêu đời hơn. Đây là phần thưởng từ Trời ban thì còn có phần thưởng nào cao quý cho bằng?

 

Duy Nhân

Ý kiến bạn đọc
20/11/202222:44:03
Khách
Bài viết sao giống ý tưởng của tôi quá, Tôi rất ham mê nhiếp ảnh nhất là cảnh thiên nhiên, hoa lá, con người trong hoạt động hằng ngày. Cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,129
Ban Tổ Chức Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Giải Thưởng VVNM 2022 sẽ không trao giải năm 2022 vì tình hình số lượng và chất lượng bài viết, đồng thời ban tổ chức cần thời gian để thực hiện một số củng cố và thay đổi thể lệ cần thiết.
Ở xứ này mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, không thể giỡn mặt với luật pháp. Dưới là ăn mày trên cao nhất là tổng thống, ai cũng có thể bị kiện, bị lôi ra tòa như chơi. Ai cũng có thể kiện, việc gì cũng kiện được, bởi vậy mà luật sư là cái nghề sống khỏe, sống mạnh, cái nghề không sợ thất nghiệp. Luât sư chuyên nghiên cứu luật, tìm mọi kẽ hở của luật để đấu lý với quan tòa. Ở xứ này quan tòa với luật sư dùng lý lẽ và luật pháp mà đấu trí nhau chứ không thể dùng quyền lực mà xử như quan tòa ở những xứ độc tài toàn trị.
Đã mấy lần các cháu, con của cô Kim Thanh, là cô em kế tôi muốn mời má của các cháu đi du lịch Hawaii, nhưng đều bị má từ chối. Đến lần này thì cô em tôi mới thay đổi ý, nhất quyết đi chơi với con gái đầu lòng Hoàng Anh và vài người bạn thân từ thuở xa xưa. Đôi lúc cô Kim Thanh phân vân, lo lắng vì phải để bà ngoại ở nhà một mình, nhưng con gái Út của cô đã nhanh ý, cháu nói với má là cháu sẽ xin ông xếp cho phép làm việc ở nhà nguyên một tuần có mặt ở nhà với bà ngoại, để cho má cháu vững tâm đi chơi cho biết xứ Hawaii. Khi được biết chuyện này, cô em Hồng Loan của chúng tôi thì nhận đến ngủ với bà ngoại ban đêm, còn tôi thì xin tình nguyện ghé qua chơi, hàn huyên và chăm nom, lo những bữa ăn cho bà ngoại vào ban ngày, như vậy là tạm ổn. Đó là niềm hạnh phúc vô biên cho chị em chúng tôi.
Xưa thật là xưa, nó là đứa bé trai mà tôi chưa từng được thấy hay nghe ai không thích nó. Bởi ai mà không thích, ai mà ghét được đứa bé trai tròn trĩnh, hiền, đẹp trai, đặc biệt là lễ phép. Hồi mới qua Mỹ thì nhà tôi với nhà nó là hai căn chung cư cách nhau có mấy căn. Tôi với cha nó thỉnh thoảng có uống với nhau chai bia sau chiều đi làm về, hôm nhà này nấu món ngon thì múc cho nhà kia một tô, một dĩa ăn lấy thảo. Câu họ hàng xa không qua láng giềng gần thấm thía cái tết mới xa quê, hai nhà nấu chung mấy đòn bánh tét không cái nào giống cái nào vì ai cũng làm lần đầu nên chưa có kinh nghiệm.
Những ai thuộc hàng trí thức trước 1975, chắc sẽ không quên tên Lê Thanh Hoàng Dân— Phó Giám đốc Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Giáo sư, Nhà Nghiên cứu và Dịch giả. Bác viết nhiều sách về giáo dục & tâm lý & sư phạm như “Luân lý chức nghiệp “, “Tâm lý giáo dục”, “Sư phạm lý thuyết”… Ngoài ra, bác còn dịch các tác phẩm “Thân phận con người” (Andre Malraux), “Kẻ xa lạ” (Camus)…
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
Cách đây vài tháng tôi bị đau bụng trên âm ý hơn một tuần lễ. Cơn đau bụng làm tôi nhớ lại câu chuyện của một anh bạn học cùng trường khi mới qua Mỹ. Cách đây mười năm, anh bị đau bụng kéo dài cả tháng. Sau đó mắt và da của anh chuyển sang màu vàng. Khi đi khám bệnh, bác sĩ cho biết anh bị ung thư lá lách giai đoạn cuối. Anh mất sáu tháng sau đó.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tg.
Tôi sắp kể chuyện đời tôi, một câu chuyện nhạt-nhẽo về một phụ nữ bình thường, và tầm thường; vì tôi chẳng có một tài năng gì đặc biệt, chẳng có một ước vọng gì cao cả, xa vời.
Buổi sáng vào sở hắn được người Giám đốc cho biết hôm nay hắn sẽ đem giao xe ở Uvalde City Dealership, lấy một chiếc khác ở đó mang đi giao ở San Antonio, xong sẽ có một chiếc cho hắn mang về. Nhưng khi đến Uvalde thì được chủ gọi về ngay. Hắn bồn chồn hỏi lý do nhưng người chủ hãng chỉ nói, “Mầy lấy chiếc xe dự định đem đi San Antonio mang về đây để ngày mai sẽ giao. Mầy lái xe về cẩn thận, dù không có gì nghiêm trọng lắm nhưng mầy cần phải về ngay.”Trên đường về, đầu óc hắn suy nghĩ lung tung. Không biết chuyện gì xảy ra mà bị gọi về ngay như vậy! Hai chú em có vấn đề gì không. Trong đầu hắn tư tưởng lộn xộn
Nhạc sĩ Cung Tiến