Hôm nay,  

Lại đi Virginia Beach

27/09/202210:15:00(Xem: 2485)

v1

 

Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.

 

*

  

Vùng Hoa thinh Đốn gần 2 tuần nay không có mưa, nếu tôi nhớ không lầm. Có hôm trời âm u, không có nắng dù là mùa hè. Nhờ vậy cỏ hoa vẫn xinh tươi, không nóng nực như ở Texas hay Florida, nơi các bạn tôi than” nóng quá”. Dù thế nhưng khi gia đinh cô cháu dâu rủ đi Virginia Beach với bố mẹ cô, tôi nhận lời ngay. Cháu cho biết thời tiết ở Virginia Beach rất tốt, nước ấm và bãi biển cũng không quá đông như lúc bãi trường, trẻ con người lớn đầy bãi biển và đường phố.Tôi đi Virginia Beach nhiều lần với các con vì cách nhà khoảng 3 tiếng lái xe. Thường chúng tôi ở khách sạn nhỏ và cách bãi biển 15, 20 phút . Lần này cô cháu cho ở khách sạn Hilton, lớn, đẹp, rộng rãi, bãi biển ngay trước khách sạn, chỉ băng qua đường là đến nơi. Có ban nhạc trình diễn, bar rượu và nước giải khát gần sát hồ bơi khách sạn.Có tất cả 3 hồ bơi lớn nhỏ  hình dáng nông sâu khác nhau dành cho những ai lười, không muốn ra biển hay những hôm biển có sóng to gió lớn. Tuy khách sạn to đẹp nhưng sáng muốn dùng điểm tâm phải trả tiền, không như khách sạn trung bình dùng điểm tâm miễn phí.Trong phòng có bếp,nhà tắm, bàn ăn, salon xinh xắn rộng rãi. Thưa quý vị tôi nhà quê ở khách sạn Hilton lần đầu  thấy chi phí cao, nghĩ đến trẻ em nghèo trong nước xót ruôt quá. Khách sạn Hilton 1 tuần 3000 mỹ kim,1 ngày 475$. Thường tôi ở khách sạn bằng 1/2 giá tiền  cũng tiện nghi thoải mái lắm.

 

Chúng tôi đi Virginia Beach vào ngày thứ ba nên đường ít xe hơn thường lệ. Trên đường đi có khoảng đường một chiều  giữa hai hàng cây phủ đầy lá xanh dài khoảng hơn tiếng, tương đối vắng vẻ không thấy nhà cửa chi cả. Có lẽ nhà dân khuất sau những hàng cây? Thỉnh thoảng có mấy bảng chỉ cây số, nơi bán xăng, thực phẩm hay chỗ nghỉ ngơi (rest area). Qua khỏi đoạn ấy là đường 2 chiều, mỗi chiều 3 làn, xe cộ tấp nập ngược xuôi. Nhà rải rác dọc hai bên đường.Thỉnh thoảng có ngả rẻ vào các trung tâm mua bán, công viên hay bảo tàng viện…Đến gần Cheasapeake Tunnel Bay, xe chậm lại, chỉ còn hai làn xe. Đây là vịnh nhưng tôi thấy trời nước mênh mông, rộng quá. Nói là đường hầm nhưng sáng trưng do vô số bóng đèn trên tường tỏa ánh sáng. Xe chạy trong đường hầm khá dài dưới mặt nước nhưng vẫn ngắn hơn đường hầm dưới biển ở Kaoloon, Hong kong.

 

Gần đến Virginia Beach sầm uất, sang trọng nhộn nhịp hơn, có tiệm buôn Macy’s,Target, nhà thuốc Walgreens, tiệm giầy to, các nhà hàng ăn uống khang trang. Trước các  tiệm buôn,khách sạn hoa cỏ trồng mỹ thuật hài hòa xinh đẹp. Các bụi hoa hồng, các loại hoa mùa hè nơi đây ra hoa rực rỡ.

 

Đến nơi sau khi nhận phòng  nghỉ ngơi chốc lát mấy chi em đi tản bộ trên boardwalk, người thì ngồi đọc sách ở các băng gổ dọc theo boardwalk hay ở ghế gần hồ bơi khách sạn. Gió biển mát rượi.

 

Đến giờ ăn cả nhà ra tiệm ăn ngoài phố. Thực khách đông quá, Nhớ những lần đi trước có khi chúng tôi ăn tối ở tiệm ăn  Captain George’s lớn và đông khách phải chờ khoảng 10, 15 phút. Bạn có thể gọi từ món hoặc ăn tự chọn (buffet). Một phần ba thực khách là người da màu. Giá một phần ăn tự chọn lúc bấy giờ 35 mỹ kim.Tôi thấy họ chịu chi hơn dân Hoa Thịnh Đốn. Người Á châu chừng 2, 3 bàn còn lại là ngưới da trắng.

 

Hôm sau chúng tôi ra bãi biển sau khi điểm tâm. Bãi cát vàng rộng dài mút mắt. Tuy sớm nhưng đã có người ra biển. Môt số it xuống nước, phần lớn đi lại trên cát. Trên bờ có lối đi lát gạch cho người đi bộ (boardwalk). Song song boardwalk có con đường nhỏ hơn cũng lát gạch dành cho người đi xe đạp. Một bên là các cao ốc khang trang, tráng lệ, theo tôi.

 

v2Khoảng 10 giờ sáng, thiên hạ đông hơn, trẻ con, người lớn, các cụ già… Nhiều dù xanh đỏ dưới bãi biển, phải đi qua bải cát vàng rộng mới đến nơi. Mặt biển phẳng lì, nước  biển xanh lơ. Thiên hạ nghịch nước,đùa giỡn  với nhau. Hàng đàn hải điểu lông trắng xóa bay lên đáp xuống trên bãi cát.Trên boardwalk kẻ qua người lại đông đảo. Loại xe đạp 2, 3, 4 chỗ ngồi có mui chạy tới lui trên lối riêng dành cho xe đạp. Các ông bà cụ da trắng tóc bạc, da nhăn nheo cũng thuê xe đạp thong thả chạy dọc theo con đường trông khỏe mạnh và nhàn hạ thảnh thơi. Trẻ con nghịch trên bãi cát, cười khóc chí chóe. Cháu dâu cho biết  bãi biển đông vui nhôn nhip khi các trẻ em nghỉ hè. Lúc ấy họ thường đi biển cả gia đinh.

 

Đến trưa vợ chồng người cháu thuê xe đạp nhiều chỗ ngồi chở chúng tôi đi một vòng khá dài rồi trả xe dù chưa hết giờ, Giá thuê xe 40$/giờ.Cám ơn hai cháu Vân &Andy, đạp xe mệt quá đâu được thưởng thức chi đâu. Chúng tôi ngồi nghỉ chân ở các băng gỗ sơn trắng đặt dài theo boardwalk xem người qua lại, nhìn các cậu bé da màu khoảng 14,15 tuổi, đi trên các miếng gỗ có bánh xe rất nhanh và tài tình, luồn lách,khéo léo tránh những người đi bô. Chúng tôi đi dọc theo boardwalk, đi qua các khách sạn sang trọng trước bãi biển thấy đầy khách ngồi giải khát. Dưới biển có tàu nhỏ và người trượt nước lướt nhanh trên mặt biển xanh.

 

v3Chúng tôi đi đến đường 31 thấy tượng King Neptune thì dừng lại chụp ảnh. Tượng bằng đồng nặng 12,5 tấn đứng  trên bệ đá cao. Chung quanh tượng có 12 con cá to nhỏ, tôm hùm, con bạch tuộc ... Tay trái tượng đặt lên lưng con rùa biển. Du khách xúm xít ngắm nhìn và chụp ảnh kỹ niệm. Bãi cát khu vực này đông người nhất. Chúng tôi đã đi ngang qua tượng đồng “The Norwegian Lady “ xinh đẹp quay mặt ra biển trước khi đến tượng King Neptune.

 

Theo tài liệu lấy từ khách sạn, Virginia Beach có khoảng gần 500,000 dân cư. Vì là thành phố du lịch nên có nhiều nơi chơi thể thao và giải trí gồm các lễ hội, hòa nhạc, thả diều, trượt nước, chơi golf… Virginia Beach có 10 sân cù công cộng, hồ nuôi cá, viện bảo tàng, có bênh viện… Nhiều nhà hàng đổ biển, nhà hàng ăn uống Mỹ, Trung hoa, Mễ… Vùng bờ biển toàn là cao ốc khách sạn đắt tiền,chỉ  băng qua bên kia đường là đến bãi biển. Những nơi này cây cảnh xinh đẹp, cỏ hoa xinh xắn, cắt tỉa gọn gàng bắt mắt…

 

vThấy bãi biển Virginia Beach tôi nhớ bãi biển Vũng Tàu ngày xưa khi tôi còn ở quê nhà. Mùa hè Vũng Tàu cũng nhiều người tắm và đi bách bộ trên bãi biển. Thời kỳ đó phụ nữ hình như chưa ai mặc áo tắm 2 mảnh? Tắm biển xong người ta đi tắm nước ngọt và ăn trưa ở các tiệm ăn gần trên bờ. Nếu ai quên mang áo tắm cũng có thể tìm mua ở các tiêm gần quanh quanh bãi biển. Trên bãi cát có những gánh hàng rong bán nhãn và quả na ngọt lịm hay cua, ghẹ luộc đỏ au, mực nướng… Người tắm biển mua trái cây dùng tráng miệng sau khi ăn, nếu dư mang về nhà hay mua nhiều nhiều làm quà cho bạn bè vì rẻ hơn Saigon. Ai khát nước có xe nước mía ép tại chỗ, vừa mát vừa ngọt và dừa tươi. Chỗ ngồi là những ghế xếp bé nhỏ đặt chung quanh xe có mái che,  Quý vị có thể đi Vũng tàu và về trong cùng một ngày nếu khởi hành từ Saigon. Ai ở lâu thì thuê khách sạn. Có nhiều loại, tùy túi tiền của mình. Gia đình tôi thường thuê “nhà nghỉ mát công chức” vừa rẻ vừa tiện vì băng qua đường là đến bãi biển.

 

National Harbor, Maryland:

v4Trên đường về nhà các cháu ghé National Harbor, Maryland để chúng tôi xem một trong những thắng cảnh tiểu bang Maryland. Nơi đây cách nhà chừng hơn tiếng lái xe nhưng tôi ít có dịp đến viếng. Thât ra tôi đến nơi này vào dip Giáng Sinh.Lúc ấy nơi nào cũng  sáng trưng đèn Giáng Sinh. Đèn chăng ngang các lộ nhỏ,trên các cành cây,nơi bờ sông, trên lối đi...Các tiêm buôn hàng hóa nhiều và trang trí thật lộng lẫy trong ngày lễ, hấp dẫn khách hàng và dân chúng. Ngoài đường thiên hạ đông đảo, chen chúc nên tôi chẳng xem được bao nhiêu, chỉ loanh quanh vài nơi là về. Hôm nay chúng tôi được đến National Harbor vào ngày thường, thiên hạ đi lại không đông lắm.

Thật là nơi xinh đẹp, đường phố khang trang sạch sẽ, vỉa hè rộng rãi, gió mát rượi Các tiệm buôn sáng rỡ với các hàng hóa xinh đẹp, bắt mắtThât là khu phố nhà giàu nhưng tôi thich nhât là những tượng điêu khắc khéo léo, tỉ mỉ to bằng người thật đặt rải rác riêng rẻ  từng người một ở góc phố, công viên hay thành một hàng mấy người nơi đông người qua lại. Tượng nữ minh tinh Marilyn Monroe môi đỏ má hồng, chàng thủy thủ đa tình với người yêu, tượng thủ tương Anh Winston Churchill nghiêm trang cao lớn...

Không xa lắm Ferris Wheel khổng lồ ngạo nghễ quyến rũ những người can đảm không sợ tốc độ và chiều cao vì phía dưới là nước, bên trên là  mây trắng trời xanh...

 

Nghĩ lại thời gian trôi nhanh như giấc mộng. Nhìn thấy biển tôi lại bùi ngùi nhớ đến những người vượt biển cách đây  hơn 40 năm. Có người may mắn đến được các quốc gia tự do giàu lòng nhân đạo, có người  chết thảm trên biển cả vì đói, vì hải tặc, hay tàu chìm do sóng to gió lớn. Vì thế các vị trưởng thượng cho là “có phước” mới đến được xứ văn minh,nơi ai cũng có thể học hành,trường tốt thầy hay. Vì thế các phu huynh ước mong thế hệ trẻ cố gắng học đàng hoàng tử tế khi đến trường để không phụ lòng cha mẹ và có tương lai tốt đẹp” trước là đẹp mặt, sau là ấm thân”. Ngoài ra còn có thể đem kiến thức của mình giúp cho xã hội, cho đồng bào...

Xin cám ơn anh chi Hiêp, hai cháu Vân &Andy về sự tiếp đãi ân cần,đưa đón, cho ở khách sạn tốt trong chuyến đi Virginia Beach. Mong sao mọi người, đồng bào trong và ngoài nước,thân hữu, con cháu và gia đinh luôn bình an, khỏe mạnh, cư xử với nhau trong tình yêu thương và giữ gìn sức khỏe cho thật tốt. Ở Hoa kỳ đi bác sĩ hay nằm bệnh viện đều rất tốn kém ngoài ra còn bận lòng người thân.

 

Ngoài trời gió mát, nắng ấm chan hòa, chim hót líu lo, hoa cỏ tươi thắm rực rỡ đó đây…

v5

 

 

THĂM VIRGINIA BEACH

 

Mây trắng trời xanh ánh nắng hồng

Cuối Hè bãi biển vẫn còn đông

Trẻ em người lớn đùa dưới nước

Trên bờ hải điểu đứng rỉa lông

 

Xa xa trên mặt nước bềnh bồng

Thể thao lướt sóng năm ba ông

Xe tuần đôi chiếc chạy xuôi ngược

Gìn giữ an ninh cho đám đông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,788
Dưới ánh nắng chiều chói chang, nhìn những quân nhân huấn luyện oai vệ với tác phong nghiêm chỉnh, các nam nữ tân binh mạnh mẽ, nhanh lẹ trong quân phục của người lính, ba-lô nặng trĩu trên vai đi đứng thao tác gọn gàng ngoài sân trường, các cô cậu học sinh thích thú xầm xì to nhỏ với người thân. Đi ngang cổng chính chúng tôi thấy câu phương châm của trường được ghi đậm trên cao “ We will not lie, steal, or cheat, nor tolerate among us anyone who does ” như một huấn từ của khóa sinh. Kế tiếp, chúng tôi được đưa tới sân cờ nơi có một bức tường đá đen dài gần ba thước hơi uốn cong có ghi tên các sĩ quan tử trận trong chiến tranh với dòng chữ được khắc như sau “ In Memory Of Our Fellow Graduates Who Have Fallen in Battle.” để mặc niệm!
Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều, lần cuối trong đời cha được ôm chặt bé Bi vào lòng nghe con khẽ gọi hai tiếng “Cha ơi!…”
Quốc Kỳ của một quốc gia dĩ nhiên luôn luôn phải được tôn kính, yêu mến và trân trọng từ người dân của đất nước đó, bởi mỗi một đất nước vĩnh viễn chỉ có một Tổ Quốc và một Màu Cờ, nhưng bất hạnh thay lịch sử đã ghi lại biết bao nhiêu quốc gia sau cơn binh biến, hay sau những cuộc chiến tàn khốc, đất nước đã phải thay tên đổi họ, và lá quốc kỳ cũng đành ngậm ngùi thay hình đổi dáng cho phù hợp với tình trạng đất nước. Việt Nam của Thu Quỳnh cũng cùng chung số phận bi đát đau thương như thế khi cuộc chiến Nam Bắc tương tàn vừa kết thúc.
Thằng tôi lại lợi dụng mùa đông lạnh lẽo cùng với mùa đại dịch Cô Vi dai dẳng bị nằm nhà tù lỏng nên lấy sơn dầu, khung vải và cọ vẽ vung vít làm vui. Có chị bạn rất thích tranh tôi trưng lên Facebook và than ông trời bất công quá vì tài vẽ vời và viết văn vớ va vớ vẩn của tôi. Thật ra ai cũng có tài năng không ít thì nhiều mà nếu không dùng và luyện tập thì tài năng có hay chi mấy cũng bị hao mòn và mất mát. Nên tôi sáng tác hơi nhiều tranh, chất đầy trong phòng ngủ của cậu con trai đã dọn đi San Francisco làm thầy lang. Hai chúng tôi đã phải bàn nhau “xuất cảng” số lượng tranh trong nhà. Bạn bè ai biết thưởng thức nghệ thuật của mình thì cho không biếu không, khi thì trưng bán trên mạng saachiart.com và Instagram, bầy tranh bán khi mùa garage sale bắt đầu và có khi liều lĩnh dựng lều bán tại các Hội Chợ nghệ thuật địa phương để ai ngưỡng mộ tranh của mình thì khuân về nhà giùm.
Còn niềm sung sướng nào bằng khi được tiếp xúc các đàn chị đàn anh, bậc thầy cô xuất chúng. Mỗi ngày tôi được tắm gội trong biển thơ, và tưởi tẩm suối văn chương. Đọc tác phẩm nào cũng đều thấy có cái hay riêng để học hỏi, tác giả này có lối văn trong sáng, tác giả kia ý tưởng hay, tác giả nọ nội dung câu chuyện luôn hướng thiện, tác giả khác sưu tập những tài liệu bổ ích..v..v...Ngoài ra hội có nhiều trò chơi thú vị như làm thơ nối tiếp vần cuối, nạp bài về chủ đề này hay chủ đề nọ để ra sách, đóng góp câu chuyện ngắn dưới 100 chữ, hoặc mục tán gẫu đùa giỡn của 2 hội đàn bà.
Ông bà trùm Nguyện là một trong những người sáng lập ra họ đạo lẻ này. Ông bà đã bước vào lứa tuổi “bát thập cổ lai hy”, định cư ở đây từ những ngày còn chân ướt chân ráo, hoang mang lẫn vui mừng, bắt đầu cuộc sống mới, tự do trên đất nước được mệnh danh là Vùng Đất của những người Can Đảm (Land of the Braves). Ông Nguyện là một cựu hạ sĩ quan ngành truyền tin của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, vượt biển và đến Mỹ năm 1980. Bà Hồng, vợ ông, cùng 2 con vượt biển 3 năm sau đó rồi đoàn tụ với ông vào năm 1984. Nhiều người tỵ nạn Việt Nam khác cũng dần tìm về đây, họ sống yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.
Thấm thoát cho đến nay, khi cộng đồng người Việt tại Nam California phát triển không ngừng, người kéo đến “đất lành chim đậu” ngày càng tăng, các chị đã là những nhân viên thâm niên kỳ cựu tại đây, rành rẽ các luật welfare, an sinh xã hội, góp phần giúp cộng đồng Mỹ và cộng đồng Việt bằng những kinh nghiệm và bằng niềm yêu thích công việc. Nghe các chị kể nhiều câu chuyện, nhiều mảnh đời đó đây mà công việc đã cho cơ hội gặp gỡ, với tất cả niềm vui và hãnh diện, tôi cảm thấy đó cũng là sự thành công trong nghề nghiệp của các chị.
Chồng bà đánh cá ngoài biển, rồi theo người ta vượt biên đi mất. Một tay bà ở lại chèo chống nuôi con. Thời gian đầu không có tin tức gì của ông ấy. Gần chục năm sau mới thấy thơ về, nói ổng đã lấy vợ khác rồi. Ổng xin lỗi bà mong bà thông cảm, vì cuộc sống nơi xứ người khó khăn và bơ vơ quá. Bà kêu thằng hai viết thơ trả lời ba, rằng “Má hiểu hoàn cảnh của ba. Má không buồn đâu. Ba đừng lo, ráng giữ gìn sức khỏe“. Khi đọc những lời đó cho con, mắt bà ráo hoảnh. Nhưng buổi tối bà ngồi nhìn ngọn đèn dầu leo lét, nước mắt ở đâu mà cứ tuôn hoài.
Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc một tâm tình khác, một ước mơ to lớn hơn mang tính cách cộng đồng. Hoài bão của một người bạn mà tôi tình cờ quen biết mới đây, có dịp viếng thăm khu vườn cây trái đang hình thành và một ước mơ, muốn khơi dậy tâm tình của cộng đồng người Việt rất đáng khích lệ của anh.Truyện bắt đầu từ vài năm trước, anh liên lạc và đến khu vườn của chúng tôi mua các loại cây giống như: Mận chuông, sapoche, chuối sứ...dần dần nói đến việc mò cua, bắt ốc, câu cá trong hồ, các loại cá anh thích ăn, thỉnh thoảng bắt được các loại cá này thì tôi nhắn tin anh đến lấy.Đường Colonial là trục lộ chính của Orlando, đặc biệt của người Việt. Chúng tôi đi lại trên con đường này hầu như mỗi ngày, trông thấy tấm bảng hiệu để tên Việt Plaza, lại có tượng đức Trần Hưng Đạo thật to ở ngay lối vào. Biết là của người Việt nhưng cũng không để ý lắm. Mới đây anh đến lấy cá và biếu lại một bọc trái trứng cá. Cái xe tải anh lái có dán chữ VIET PLAZA. Hỏi ra mới biết anh chính là chủ củ
Bỗng dưng cả tuần nay, sau ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, hình như có sự thôi thúc mãnh liệt khi nhìn nước Mỹ rộn rã vui mừng chào đón ngày trọng đại. Tôi bỗng dưng cố gắng quay ngược thời gian trở về quá khứ, để ghi lại và chia sẻ về quãng đời “làm dân nước Mỹ” của tôi, với những chuyện vui buồn trên xứ sở Hoa Kỳ đầy tự do và ấm áp tình người. Chắc chắn tôi không thể nào nhớ hết, viết hết, và viết đầy đủ chỉ trong một bài viết. Vì ngoài cái thú đam mê thơ thẩn xướng họa cùng bạn bè, tôi chưa từng viết thể loại văn xuôi bao giờ. Hôm nay tự nghĩ thôi thì mình cứ... bạo gan viết thử vậy. Kính mời quý anh chị em cùng các bạn hãy vui lòng đón nhận bài viết đầu tay như một món quà tinh thần ủng hộ cho tác giả “mầm...già” nhé! Mong lắm thay!
Nhạc sĩ Cung Tiến