Hôm nay,  

Chuyện Viên Ngọc Quý Bây Giờ Mới Kể

15/06/202200:00:00(Xem: 2716)
HINH VVNM 02
Tác Giả Quán Quân 2019 Vĩnh Chánh trao giải cho tác giả Quán Quân 2021 Nguyễn Văn Tới.



Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.

*

 

Sáng thứ Bảy cuối tháng 5 trời trở lạnh với mây mù và vài thoáng mưa phùn. Tự nhiên tôi chạnh lòng nhớ đến đàn chị Nguyễn Tinh Châu. Mai là ngày giỗ 3 năm của Chị. Thời gian qua thật nhanh.

Sự ra đi của Chị quả là một mất mát lớn cho Hội YKH chúng ta, không những vì Chị là một trong những hội viên kỳ cựu, mà vì những hoạt động xã hội đắc lực của chị trong kêu gọi và thành lập quỹ cứu trợ nạn nhân cho nhiều thiên tai tại Mỹ, Nhật (Tsunami, 2011), Phi Luật Tân (Typhon Haiyan, 2013) và ngay cả Việt Nam (Bão Xangsane, 2006)…Và nhất là quỹ tương trợ hàng năm nhằm giúp đỡ các Thương Phế Binh sống cùng cực tại quê nhà. Con số đóng góp luân chuyển từ 8 ngàn đô cho đến 10 ngàn đô nói lên được sự nhiệt tình của Chị và của anh chị em chúng ta cho một mục đích chung, đúng, xứng đáng, nhân nghĩa và truyền thống.

Chủ Nhật 29 tháng 5, 2022, là lễ Mãn Tang 3 năm của Chị. Tôi không muốn đi tiếp vào những chuyện khi Chị còn sinh hoạt với Hội, hay là những tình cảm thương nhớ nhuộm màu tím vẫn đang còn nhen nhúm trong lòng tôi. Ngược lại, tôi muốn kể cho các bạn những câu chuyện tôi biết về Chị, tuy nhỏ, nhưng gom lại thành lớn, đáng ngưỡng mộ. Là những mẫu chuyện với những hành động đã không ít thì nhiều định nghĩa con người thật của Chị, một con người có bản chất tử tế, từ tâm, chân thành, khiêm tốn.

Được nuôi dưỡng trong một gia đình bề thế mà thân phụ là một huynh trưởng Hướng Đạo Việt Nam trong thời phôi thai, Chị sớm nhận  được những những ảnh hưởng cao quý từ gia đạo, gia nhập Hướng Đạo, trở thành một Balu trưởng Sói Đoàn Mai An Tiêm. Tôi không rỏ do tính khí tự nhiên của Chị hay do rèn luyện từ gia đình hoặc từ tinh thần Hướng Đạo, Chị là một con người nhiều nghị lực, tháo vát, trách nhiệm, sẳn sàng san sẻ tình thương cho những kẻ thiếu may mắn – đúng nghĩa là một công dân tốt, một mẫu người hữu ích cho xã hội.

Trong một tình cờ nghe những người trong xóm hô hoán một thiếu niên vốn bị bệnh điên nhảy xuống giếng, Chị vội chạy đến. Và không như bao nhiêu người đang dững dưng đứng xung quang miệng giếng la hét, chỉ chỏ, Chị tìm cách trèo ngay xuống giếng và đội anh thiếu niên trên đầu mình cho những người ở trên kéo anh ta ra khỏi giếng. Chuyện này xẩy ra trước khi Chị theo học Y Khoa, nhưng có lẽ sau khi Chị được tàu USS Hope mổ tim tại Saigon. Tôi tự hỏi phải chăng vì tim Chị bấy giờ vừa đủ mạnh hay vì tinh thần trách nhiệm và lòng can đảm của một hướng đạo viên?

Thời sinh viên YK, Chị theo làm việc xã hội với nhóm Thanh Niên Thiện Chí tại Huế, về các làng quê giúp đỡ làm nhà, lợp nhà cho những gia đình nghèo, khám bệnh cho làng xóm, bày trò chơi cho các trẻ nít trong làng…

Chị là một sinh viên YK xuất sắc, thuộc loại giỏi nhất nhì của lớp, thông minh, nhưng rất giản dị và khiêm nhường; thông suốt 2 ngoại ngữ Pháp và Anh, Chị thường chia sẻ các notes ngoại ngữ ghi tay của mình cho các bạn. Chị là một bác sĩ ưu tú của trường YKH, nên khi tốt nghiệp 1968, Chị thi và trúng tuyển, được trường YKH giữ lại làm Giảng Nghiệm Viên về Nhi Khoa, hướng dẫn các sinh viên chúng tôi thực tập tại khoa nhi của Chị.

Khoảng năm 1967, khi là sinh viên năm thứ Năm, Chị đứng ra hô hào các đồng môn, tổ chức và quyên góp, cùng nhau lập một phái đoàn cứu trợ các nạn nhân bão lụt tại Quảng Nam. Có lẻ phỏng đoán trước sự nguy hiểm có thể xẩy ra cho phái đoàn do mình hướng dẫn, Chị âm thầm tìm gặp BS. Phạm Xuân Quế, một đàn chị vừa tốt nghiệp và bấy giờ đang trách nhiệm chửa trị bệnh nhân tại khu Bài Lao của BV. Trung Ương Huế, xin trước một lá thư viết tay của Chị Xuân Quế xác nhận đoàn sinh viên cứu trợ chỉ làm việc cứu trợ xã hội. Và đúng như Chị dự đoán, phái đoàn cứu trợ YK Huế bị du kích VC nằm vùng bắt giữ, gây khó khăn. Với lá thư của BS Xuân Quế, 2 ngày sau, đoàn cứu trợ được thả tự do. Sự kiện này cho thấy chuyện khác biệt giữa quan niệm chính trị ở Miền Nam VN không là một vấn đề then chốt trong tình bạn. Đồng thời cũng chứng tỏ chị Tinh Châu là một con người đảm lược, có đầu óc tổ chức, nhìn xa thấy rộng.

Trong biến cố Mậu Thân 1968, vườn nhà Chị bị trúng một quả đạn súng cối, giết chết người anh họ bà con, là người chăm sóc cha mẹ Chị và chăm nom vườn tược cho gia đình. Gia Đình anh ta ở trong căn nhà nhỏ trong vườn, bên cạnh nhà lớn của gia đình Chị. Vợ con anh ta quá sợ xin ở trên nhà lớn, để mặc tử thi nằm tại chỗ. Mọi người đều núp kỷ trong nhà tránh đạn. Chị là người duy nhất trong nhà ra vườn, tự mình cố gắng đào huyệt, giữa những khi im tiếng súng, rồi chôn xác người chết xuống, và lấp đất lại. Tất cả chỉ một mình Chị. Trong nhiều ngày! Hành động đầy nhân đức và hiếm quý này rất xứng đáng được tuyên dương. Tôi e rằng khó có người thứ hai làm được như vậy, nhất là con người can đảm này là một người con gái xinh đẹp, mảnh khảnh, đang học năm cuối tại trường YK.   

Nếu những câu truyện trên chưa đủ để minh chứng con người thật của Chị, tôi xin dẫn chứng thêm một mẫu chuyện cao quý khác của Chị. Cũng trong biến cố Mậu Thân, Chị Tinh Châu bất chấp nguy hiểm cá nhân, đã che dấu người bạn Mỹ Jenkins Christopher trong nhà mình tại Thành Nội cho đến khi vùng đó được quân đội VNCH giải tỏa. Trong 2 lần Tết trước đây, Chị lần lượt mời 2 thanh nữ người Mỹ làm việc trong chương trình Thanh Niên Thiện Chí ở Huế, về nhà Chị ăn Tết, để dạy cho họ biết thêm về văn hóa và phong tục mừng Tết của người Việt. Tết 1968, đến phiên anh Jenkins được mời, nhưng chẳng may anh bị kẹt lại khi VC bất ngờ tấn công thành phố Huế.

Trong suốt gần 3 tuần anh Jenkins im hơi lặng tiếng nằm trốn dưới bộ tràng kỷ kê sát vào tường, ẩn sau những đống đồ xưa cũ, kể luôn cả cái bô vệ sinh, với thân phụ Chị nằm trên bộ tràng kỷ. Đó cũng là thời gian ông Cụ nằm liệt giường liệt chiếu vì tình trạng hậu giải phẩu cắt bỏ bàng quang, đòi hỏi nối 2 ống niệu quản vào phần ruột non đưa ra ngoài nằm trên thành bụng. Tuy trong lòng quá sợ, vì nếu Jenkins bị phát giác, chắc chắn Chị sẽ bị giết vì dám cả gan che dấu “gián điệp” Mỹ trong nhà. Nhất là khi Hoàng Phủ Ngọc Phan, một bạn cũ cùng lớp YK với Chị trước khi vào bưng theo VC, đến nhà Chị 3 lần, yêu cầu, rủ rê, hăm dọa Chị theo hắn ra làm công tác y tế bên ngoài. Chị khăng khăng từ chối, viện cớ không thể rời thân phụ mình vì ông Cụ cần phải được săn sóc đặc biệt. Những lúc kề cận sự nguy hiểm tận cùng như thế, Chị lại vô cùng bình tỉnh – theo lời Chị kể - vì nếu có gì sơ hở trong hành động hay lời nói của Chị khiến HP Ngọc Phan nghi ngờ, tìm thấy Jenkins trốn núp và bắt giết Jenkins thì Chị sẽ ân hận suốt đời – cho dù lúc đó sinh mạng Chị cũng không khá hơn. Lần cuối đến nhà tìm Chị, HP Ngọc Phan mang theo một bà y tá VC, lục soạn và mang theo hết tất cả các dụng cụ y khoa, thuốc men, thuôc sát trùng, bông băng… mà Chị mua sẳn để săn sóc thân phụ mình.

Sau khi an toàn trở về Mỹ, Jenkins gởi Chị nhiều lá thư, không những cám ơn mà còn có ý tỏ tình với Chị. Trong một lá thư, chàng ta cho biết nếu Chị bằng lòng, Jenkins sẽ bay về Việt Nam và đem Chị qua Mỹ liền. Chị không trả lời thư nào, đơn giản vì “Che chở, giúp đỡ người trong hoạn nạn và thoát chết không có nghĩa là yêu thương – mà đó chỉ vì một điều phải làm, và làm tốt; một khi đã nhận làm thì đó là bổn phận, là trách nhiệm, là lương tâm…” – Chị tâm sự - Và lẽ đương nhiên, do không nhận hồi âm, Jenkins cũng thôi liên lạc với Chị.

Năm 1974, khi Chị được gởi sang UC Berkeley, CA, học Master of Public Health (MPH), Jenkins có dắt vợ và con đến thăm Chị. Gia đình họ ở tại Alameda County, không xa với Berkeley bao nhiêu. Vợ của Jenkins là một phụ nữ Việt Nam, có vóc dáng tương tự như Chị (tôi nghe như vậy) sang du học Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp trung học tại Đà Lạt. Về sau, khi cụ Ông và cụ Bà thân sinh của Chị qua đến được nước Mỹ, vợ chồng Jenkins cùng 2 con của họ có đến thăm 2 Cụ mấy lần tại Tustin, Orange County, nói lên lời cám ơn đã cứu mạng Jenkins, trong khi bên ngoài quân dữ đang còn lục lạo, bắt bớ và giết bỏ cả 5 ngàn người.

Nghe xong câu chuyện, tôi buộc miệng “Vì sao Jenkins không cho chính phủ Hoa Kỳ biết một công dân Mỹ từng được cứu sống như thế đấy? Chị rất xứng đáng nhận một huy chương hay bằng khen thưởng của chính phù Hoa Kỳ…” Để được nghe Chị trả lời “Khi cứu người, chắng một ai suy nghĩ mình sẽ nhận phần thưởng từ ai đó cho. Mình chỉ biết mình cần làm một điều phải làm, và sung sướng nếu điều làm đó có kết quả tốt. Đó đã là phần thưởng tinh thần đẹp nhất rồi, cần gì hơn nữa”.

Nhân cách của chị Nguyễn Tinh Châu là như vậy. Vậy thì câu chuyện tình cảm của Chị như thế nào? Trên ghế đại học, khi Chị vừa học vừa xông xáo làm việc xã hội bên ngoài, anh Lê Văn Danh, người bạn cùng lớp với Chị, lại thuộc loại con trai không biết ăn chơi, không hút thuốc, không rượu bia, luôn cả không “trai gái”; anh chỉ biết cặm cúi mài dũa sách vở. Mỗi Chủ Nhật, anh hát trong ban nhạc “gia đình trị”, gồm thân phụ anh là nhạc trưởng, thân mẫu anh giọng ca chính, anh và các em trai bè giọng nam, các em gái bè giọng nữ, cho nhà thờ Phan Xi Cô ở Huế. Cũng là nhà thờ của gia đình tôi.  

Tuy cùng chung một lớp trong suốt 6 năm tại trường YK nhưng anh Danh và chị Tinh Châu ít có dịp thân quen nhau tuy có để ý đến nhau. Sau biến cố Mậu Thân, khi cả hai vào làm Nội Trú năm cuối tại Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng, anh có dịp chỉ dẫn thêm cho Chị về giải phẩu. Trong một lần phụ giúp Chị mổ bụng cấp cứu cho một thường dân bị trúng đạn vào bụng, anh bình tỉnh nắm tay Chị, bắt Chị phải nắm từng con sán đủa đang bò ngổn ngang trong bụng bệnh nhân bỏ vào cái xô, trong khi Chị la thất thanh, định bỏ ngang cuộc giải phẩu. Không biết vì điện giựt khi anh cầm tay Chị truyền cho Chị sự tự tin, hay vì bốn con mắt từ hai khuôn mặt bị che sau khẩu trang, tỏa ra ánh mắt kỳ diệu, tạo ra coup de foudre, nên mấy ngày sau, vào cuối tuần, Chị đem thân phụ của mình vào bệnh viện, tìm gặp anh, chỉ tay vào anh và giới thiệu: Hắn đó Ba.

          Đó là câu trả lời cho tôi khi tôi hỏi anh chị Danh & Tinh Châu, ai là người tỏ tình đầu tiên và trong cơ hội nào. Câu truyện kể từ anh, với nhiều cái gật đầu từ Chị, khiến tôi ôm bụng cười gập cả người. Cách tỏ tình “lãng mạn” của cặp bác sĩ đàn anh đàn chị này thật độc đáo, rất là unique. E không có cặp nào có thể bắt chước được.

          Sau khi cả hai tốt nghiệp tháng 6, 1968, Chị ở luôn tại Huế, thi tuyển vào giảng nghiệm viên bộ môn Nhi Khoa; anh trình diện nhập ngũ vào khóa Y Nha Dược Trưng Tập 11. Anh Chị trở thành vợ chồng trong một hôn lễ do chính bác ruột của Chị là Linh Mục Nguyễn Văn Thích chủ hôn, tháng 10, 1969, tại nhà nguyện nằm trong trường J’Anne D’Arc, Huế.

          “Hắn đó Ba”, một câu thật đơn giản nhưng đã khiến anh chị gắn bó trong suốt 50 năm hạnh phúc bên nhau. Bởi vậy, trong ngày Mãn Tang 3 năm, anh ngậm ngùi lên tiếng “Hàn Mạc Tử viết: Người đi một nữa hồn tôi mất, một nữa hồn tôi bỗng dại khờ - Tinh Châu mất, không phải tôi chết một nữa, mà chết đến 90 phần trăm, 10 phần còn lại tôi dại hẳn đi”.

 

          Vĩnh Chánh

          Nhân ngày Giỗ 3 năm của bác sĩ Nguyễn Tinh Châu

          Tháng 5, 2022

 

Ý kiến bạn đọc
15/06/202217:21:18
Khách
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,579
Bố mẹ nuôi của tôi là người Mỹ gốc di dân Ba Lan nhiều đời, lập nghiệp tại phía Tây thánh phố Chicago, tiểu bang Illinois. Bố mẹ có một trang trại rộng trong Làng Ba Lan Cổ ( Old Polonia), trong đó, ngoài căn nhà cổ trăm năm, bố xây một biệt thự hai tầng kiểu mới. Trong căn nhà cổ, có một thư viện gia đình với nhiều sách, báo, tranh ảnh, đồ cổ quí giá. Bố dùng tòa nhà mới cho những sinh hoạt thường ngày và những dịp lễ hằng năm tụ họp khách mời, bằng hữu, họ hàng.
Ban Tổ Chức Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Giải Thưởng VVNM 2022 sẽ không trao giải năm 2022 vì tình hình số lượng và chất lượng bài viết, đồng thời ban tổ chức cần thời gian để thực hiện một số củng cố và thay đổi thể lệ cần thiết.
Ở xứ này mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, không thể giỡn mặt với luật pháp. Dưới là ăn mày trên cao nhất là tổng thống, ai cũng có thể bị kiện, bị lôi ra tòa như chơi. Ai cũng có thể kiện, việc gì cũng kiện được, bởi vậy mà luật sư là cái nghề sống khỏe, sống mạnh, cái nghề không sợ thất nghiệp. Luât sư chuyên nghiên cứu luật, tìm mọi kẽ hở của luật để đấu lý với quan tòa. Ở xứ này quan tòa với luật sư dùng lý lẽ và luật pháp mà đấu trí nhau chứ không thể dùng quyền lực mà xử như quan tòa ở những xứ độc tài toàn trị.
Đã mấy lần các cháu, con của cô Kim Thanh, là cô em kế tôi muốn mời má của các cháu đi du lịch Hawaii, nhưng đều bị má từ chối. Đến lần này thì cô em tôi mới thay đổi ý, nhất quyết đi chơi với con gái đầu lòng Hoàng Anh và vài người bạn thân từ thuở xa xưa. Đôi lúc cô Kim Thanh phân vân, lo lắng vì phải để bà ngoại ở nhà một mình, nhưng con gái Út của cô đã nhanh ý, cháu nói với má là cháu sẽ xin ông xếp cho phép làm việc ở nhà nguyên một tuần có mặt ở nhà với bà ngoại, để cho má cháu vững tâm đi chơi cho biết xứ Hawaii. Khi được biết chuyện này, cô em Hồng Loan của chúng tôi thì nhận đến ngủ với bà ngoại ban đêm, còn tôi thì xin tình nguyện ghé qua chơi, hàn huyên và chăm nom, lo những bữa ăn cho bà ngoại vào ban ngày, như vậy là tạm ổn. Đó là niềm hạnh phúc vô biên cho chị em chúng tôi.
Xưa thật là xưa, nó là đứa bé trai mà tôi chưa từng được thấy hay nghe ai không thích nó. Bởi ai mà không thích, ai mà ghét được đứa bé trai tròn trĩnh, hiền, đẹp trai, đặc biệt là lễ phép. Hồi mới qua Mỹ thì nhà tôi với nhà nó là hai căn chung cư cách nhau có mấy căn. Tôi với cha nó thỉnh thoảng có uống với nhau chai bia sau chiều đi làm về, hôm nhà này nấu món ngon thì múc cho nhà kia một tô, một dĩa ăn lấy thảo. Câu họ hàng xa không qua láng giềng gần thấm thía cái tết mới xa quê, hai nhà nấu chung mấy đòn bánh tét không cái nào giống cái nào vì ai cũng làm lần đầu nên chưa có kinh nghiệm.
Những ai thuộc hàng trí thức trước 1975, chắc sẽ không quên tên Lê Thanh Hoàng Dân— Phó Giám đốc Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Giáo sư, Nhà Nghiên cứu và Dịch giả. Bác viết nhiều sách về giáo dục & tâm lý & sư phạm như “Luân lý chức nghiệp “, “Tâm lý giáo dục”, “Sư phạm lý thuyết”… Ngoài ra, bác còn dịch các tác phẩm “Thân phận con người” (Andre Malraux), “Kẻ xa lạ” (Camus)…
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
Cách đây vài tháng tôi bị đau bụng trên âm ý hơn một tuần lễ. Cơn đau bụng làm tôi nhớ lại câu chuyện của một anh bạn học cùng trường khi mới qua Mỹ. Cách đây mười năm, anh bị đau bụng kéo dài cả tháng. Sau đó mắt và da của anh chuyển sang màu vàng. Khi đi khám bệnh, bác sĩ cho biết anh bị ung thư lá lách giai đoạn cuối. Anh mất sáu tháng sau đó.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tg.
Tôi sắp kể chuyện đời tôi, một câu chuyện nhạt-nhẽo về một phụ nữ bình thường, và tầm thường; vì tôi chẳng có một tài năng gì đặc biệt, chẳng có một ước vọng gì cao cả, xa vời.
Nhạc sĩ Cung Tiến