Hôm nay,  

Ngày Qua Giông Bão.

07/06/202208:33:00(Xem: 18851)

Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM. Bà đã từng cộng tác với nhiểu tờ báo tại hải ngoại. Sau đây là câu chuyện của chính tác giả.

***

Đang có cơn bão bay qua thành phố, nên hôm nay trời lồng lộng gió. Tôi đứng lên, định khép cửa sổ, thì nhìn thấy thùng đựng rác của nhà mình đang bị gió cuốn lăn ra đường. Sợ ảnh hưởng người qua lại, tôi vội vã chạy xuống lầu, mở cửa bước ra. Cánh cửa dập lại ngay sau lưng tôi thật mạnh.

— Gió lớn quá.

Richard, người hàng xóm nhà bên phải, vừa kéo thùng đựng rác vào góc sân cho tôi, vừa nói.

Tôi gật đầu

— Vâng. Cảm ơn anh.

Richard cười, nhún vai rất… Mỹ

— Có gì đâu, tiện tay thôi mà.

Vừa lúc đó, chiếc xe hơi trắng thắng lại thật gấp phía bên trái chúng tôi. 

Katy nhảy xuống, nhanh như một con sóc.

Mẹ Katy mở cốp xe khệ nệ khiêng ra thùng bánh Girl Scout Cookies. Richard đúng chuẩn đàn ông Mỹ, vội chạy đến đỡ lấy:

— Để đó tôi làm cho.

Katy bám theo chú Richard,nằng nặc đòi chú Richard mở thùng bánh và lấy ra một hộp , chạy đến đưa cho tôi:

— Của cô nè.

Tôi đón lấy hộp bánh từ tay con bé.

— Cảm ơn cháu. Để cô gửi tiền cho cháu nhé.

— Không, cô không phải trả tiền. Là cháu biếu cô đó.

— Nhưng đây là bánh cháu bán để gây quỹ mà. Cô phải trả tiền chứ.

Katy phụng phịu

— Hôm nọ cô hái táo cho cháu cô có lấy tiền đâu.

Tôi sực nhớ ra, khoảng hai tháng trước, cây táo trong vườn nhà tôi đơm quả. Trái chín đầy cả cây, trông thật thích mắt. Một lần, tôi trông thấy Katy đứng nhìn  đôi mắt mở to thèm thuồng. Tôi vẫy tay kêu con bé vào vườn và hái cho con bé một giỏ đầy. Khệ nệ ôm giỏ táo về, con bé không quên cảm ơn tôi và hứa hẹn

— Lúc nào cháu sẽ biếu cô quà nhé.

Amber, mẹ Katy như đã hiểu chuyện mỉm cười với tôi.

— Thôi cô nhận đi cho cháu vui.

— Ừ, vậy cho cô xin hộp này nhé. Tôi xoa đầu Katy nói tiếp.

— Jenna nhà cô mê Girl Scout cookies lắm. Cháu bán cho cô thêm năm hộp nhé.

Richard cũng giơ 5 ngón tay:

— Lũ trẻ nhà chú cũng thích bánh này lắm. Chú mua 5 hộp luôn.

Katy mở to đôi mắt xanh biêng biếc:

— Cảm ơn cô chú nhé. Cháu đắt hàng quá đi.

Cả ba người lớn chúng tôi nhìn vẻ ngây ngô dễ thương của con bé, rồi nhìn nhau cười vang.

 

Gió cuộn mây đen kéo theo cơn giông ầm ào đến. Chúng tôi chạy vội vào nhà.

Qua khung kính cửa sổ, tôi có thể nhìn thấy một màn mưa trắng xoá đổ tràn như thác.  Những hàng cây cao quăng quật chực gẫy gập trong gió cuốn.

Từng tia chớp loé lên tưởng chừng có thể xé nát bầu trời, xen lẫn những tiếng sấm liên hồi giăng giật.

Tôi hít một hơi dài, nghe thật ấm áp từ hơi ấm chiếc máy sưởi đang lang tỏa khắp nhà. Vâng, cảm giác ấm áp vô cùng của người từng đi qua giông bão …

 

Hôn nhân gẫy đổ để lại cho tôi đầy đau thương và gian truân. Cuộc sống bắt đầu không chỉ khó khăn đời thường, mà còn là những khó khăn của đời đi dân, tứ cố vô thân nơi xứ lạ.


May mà tôi còn có hai đứa con nhỏ để có nghị lực mà bước tới.

Nhưng, định mệnh vẫn còn muốn trêu ngươi tôi. Cơn bệnh ung thư ngực quái ác đã tìm đến với tôi, như thêm một đòn giáng chí mạng vào cuộc đời bất hạnh. Tiền bạc không có. Bảo hiểm sức khỏe không có. Người thân không có. Luật lệ, kiến thức của xứ người tôi cũng không có. Sẽ như thế nào, những ngày trước mắt của ba mẹ con tôi?


Có lẽ Susan là một Thiên sứ mà Chúa đã mang đến cho tôi. Chỉ là một khách hàng của tiệm Nail nhỏ của tôi, nhưng hiểu hoàn cảnh gia đình tôi, chị đã an ủi và đưa tôi đến bệnh viện.


Doctor Hospital. Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến nơi này. Ba mẹ con tôi ngỡ ngàng dắt díu nhau đi theo sau Susan. Chúng tôi ngồi ở phòng đợi khoảng hơn một giờ, thì đến lượt khám.


Susan nhanh nhảu giới thiệu:

— Đây là bác sĩ Cooper. Và đây là bà Trần.

Đã tiếp xúc trước với Susan, nên bác sĩ đã nắm bắt được tình hình. Ông bảo tôi ngồi trên giường bệnh và nhẹ nhàng trấn an:

— Chúng ta sẽ bắt đầu việc chẩn đoán nhé. Bà cứ việc ngồi yên, đừng lo lắng hay sợ hãi gì cả.

Một vật gì đó đưa vào người tôi, đi sâu thêm từng chút, từng chút sau mỗi nhịp bấm “tách” của bác sĩ.

Tôi đau nhói từng lúc. Máu chảy ướt. Hai đứa con tôi mắt đỏ hoe, cố cắn môi không khóc. Một đứa nắm chặt tay tôi. Một đứa lấy khăn giấy lau máu, rồi vội vàng dấm dúi vứt đi.

Màn hình trước mắt chúng tôi hiện ra vùng xám loang lỗ. Bác sĩ vỗ nhẹ vào vai tôi, cố thông báo bằng một giọng bình thường nhất có thể:

— Những chỗ màu xám là nơi tế bào ung thư đang hoạt động.

Vẫn biết là thế. Nhưng nỗi lo mơ hồ bây giờ đã là sự thật hiển hiện cụ thể. Tôi bật khóc tức tưởi. Một trời u ám ập đến. Căn bệnh này cần rất nhiều tiền bạc để chữa trị. Tôi đào đâu ra tiền khi còn phải kiếm sống hằng ngày? Rồi các con tôi sẽ sống thế nào khi không còn mẹ?

Susan và bác sĩ Cooper trao đổi nho nhỏ gì đó. Ông gật đầu và bước nhanh vào phòng làm việc bên trong.

Mẹ con tôi ôm lấy nhau ,nước mắt ràn rụa.

Tôi không biết thời gian trôi qua bao lâu.

Bác sĩ Cooper bước ra. Ông khoác tay với nụ cười rạng rỡ:

— Bà là mẹ đơn thân và có thu nhập thấp, nên Medicaid sẽ trả toàn bộ chi phí chữa trị lẫn phẫu thuật. Yên tâm nhé.

Susan reo lên:
  

— Cảm ơn Chúa.

Các con tôi nhảy lên tíu tít:

— Mẹ được cứu rồi. Cảm ơn bác sĩ.

 

Thời gian chờ sắp xếp để lên lịch phẫu thuật là hai tháng .Trong thời gian đó, tôi phải qua bao nhiêu bước, từ kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu, MRI, gặp gỡ bác sĩ  Lyn, người sẽ tái tạo ngực cho tôi…

Hai đứa con tôi cùng với chồng và bạn của Susan, đã hiến máu để dự trù cho đợt phẫu thuật.Tuy chúng tôi không đồng nhất loại máu, nhưng lúc đó, bệnh viện sẽ trao đổi thành loại máu tôi cần.

Từ những lần tiếp xúc với y tá và nhân viên bệnh viện, tôi biết thêm nhiều điều về bác sĩ Cooper. Ông là một Christian, một bác sĩ giàu kinh nghiệm nhất nhì Augusta, và còn là một người có tâm.

Con gái lo lắng cho mẹ, nên hay lén mẹ gọi điện thoại cho bác sĩ .Dù bận bịu trăm việc, ông luôn bắt phone hay gọi lại nếu bận, và sẵn sàng giải thích thật cặn kẽ những thắc mắc , lo âu của các con tôi.

Ca phẫu thuật ấn định vào đầu tháng hai. Chỉ còn vài hôm nữa thôi. Mọi người khuyên tôi tịnh dưỡng, tránh nghĩ ngợi nhiều, dành sức cho cuộc phẫu thuật. Nhưng lòng tôi rối như tơ vò. Mùa này tiệm rất chậm. Thu nhập ít ỏi không đủ đóng chi phí cho tiệm và apartment, nơi mẹ con tôi sống. Tôi lại nghỉ không làm việc, làm sao các con tôi vừa học vừa có thể cáng đáng tiệm? Nhiều đêm tôi thao thức, nước mắt chảy ướt đẫm gối.

Chiều muộn khi tôi chuẩn bị đóng cửa tiệm, thì Susan đến. Tôi mời chị ngồi .Các con tôi cũng xúm xít quanh. Mọi người bảo sẽ dành cho tôi bất ngờ.

Susan đưa cho tôi phong bì:

— Quà cho Trần này.

Tôi ngạc nhiên:

— Gì thế chị?

Susan và các con cùng giục:

— Mẹ cầm lấy và mở ra đi.

Tôi rút tờ ngân phiếu ra, nhìn trân trân, không tin vào mắt mình. Ba ngàn đồng. Số tiền tạm đủ để tôi trang trải chi phí trước mắt.


— Mọi người trong nhà thờ quyên góp số tiền này cho Trần. Susan nói.


— Con sẽ nghỉ học một khoá ở College. Đứa con gái lớn của tôi nói.


— Con được nhà trường đặc cách cho học ở nhà 2 tháng. Bài vở mỗi ngày các giáo viên sẽ email cho con. Con gái nhỏ nói.


— Mọi việc ổn rồi. Đừng lo nữa nhé Trần .Susan nắm lấy tay tôi.


Tôi gật đầu nhìn những người thân yêu của mình qua màn nước mắt.

 

Tôi đã trải qua cuộc phẫu thuật dài lê thê, đầy đau đớn và nguy hiểm. Nhưng tình mẫu tử đã cho tôi bản năng sinh tồn mãnh liệt để vượt qua.

Tôi đến bệnh viện từ tờ mờ sáng, nhưng đến mãi 8:00 tối mới tỉnh dậy. Susan và các con nắm chặt tay tôi. Chúng tôi khóc như chưa bao giờ được khóc.

Tôi nằm ở bệnh viện 5 ngày. Những dây nhợ nối với những túi nhỏ đựng máu lẫn với chất nhầy treo khắp người tôi. Và những vết thương khiến tôi đau đớn vô cùng. Cứ khoảng 15’ tôi phải bấm nút ở đầu giường, để thuốc giảm đau tự động bơm vào người.

Tuy vậy, đây là thời gian tôi hạnh phúc lắm. Pastor Brian và những người trong nhà thờ đến thăm tôi Ban đêm các con tôi vào với tôi. Nhìn chúng nằm vật nằm dựa trên ghế sopha mà thương quặn ruột.

Các cô y tá thật tận tụy. Họ ân cần chỉ cho các con tôi cách chăm sóc mẹ.

Bác sĩ Cooper và bác sĩ Lyn cũng ghé đến thăm hỏi tình hình sức khỏe của tôi sau giờ làm việc.

Lần đầu tiên tôi cảm nhận được tình người, một thứ tình cảm ấm áp vượt qua hết những biên giới của màu da và chủng tộc.

 

Bác sĩ khuyên tôi nghỉ dưỡng ít nhất là 8 tuần. Nhưng chỉ 6 tuần ,tôi đã ra tiệm. Làm sao mà yên lòng được khi còn bao nhiêu mối lo cơm áo. Nhờ ơn trên, sức khỏe tôi cũng ổn, tuy những cơn mệt thường xuyên kéo đến khiến tôi muốn hụt hơi.

Tôi nhận được rất nhiều thiệp và quà của khách hàng, những người trong nhà thờ và cả từ bệnh viện. Chỉ là những dòng chữ chúc sức khỏe, chúc bình an, hay những vật rất đơn sơ như khăn quàng, đôi tất… Nhưng tôi nghe thật ấm lòng.

Có lẽ, tất cả tình yêu thương, sự quan tâm của mọi người quanh tôi, đã đem đến cho tôi sức sống và nghị lực để vượt qua những ngày gian khó.

 

Cuối cùng rồi các con tôi cũng lần lượt hoàn tất College và nhận được việc làm rất tốt. Tôi đã khóc những giọt nước mắt thật hạnh phúc trong ngày tốt nghiệp của con. 

Các con đã thành đạt Nguồn kinh tế không còn đặt nặng trên vai, và sức khoẻ yếu, nên tôi đã nghĩ đến chuyện bán đi cửa tiệm.

Con gái nhỏ của tôi lấy chồng, sống cuộc đời của nó, ổn định và hạnh phúc.

Con gái lớn nghĩ sâu hơn. Bảo rằng con lo cho mẹ trước rồi mọi việc tính sau. Con làm việc chăm chỉ, thăng tiến nhanh. Bốn năm sau, con lên chức, lên lương và mua một ngôi nhà mới trong khu dân cư qui hoạch. Nhà đẹp và rộng rãi, có vườn sau nhà, có Master room ở dưới nhà. Con nói, “Để sau này lớn tuổi, mẹ không phải lên xuống cầu thang nguy hiểm.”

 

Cửa nhà chợt mở và Jenny ùa vào như cơn lốc.

— Mẹ ơi, con về rồi đây.

Tôi lau vội nước mắt và bước ra.

Jenny phụng phịu:

— Mẹ lại khóc nữa rồi.

Tôi cười:

— Pink tears thôi mà.

— Chào bác

Tôi nhìn ra cửa. Jack, bạn trai của con gái cũng vừa vào.

— Ừ, con đến chơi.

Con gái hối:

— Mẹ thay đồ đi. Hôm nay chúng ta ăn ngoài.


Tôi ái ngại:

— Mưa gió thế này mà đi đâu con.

Con chạy đến ôm mẹ thật tình cảm:

— Kệ mưa gió đi. Sinh Nhật mẹ mà làm sao không tổ chức cho được.

  

Cuộc đời này không phải là cổ tích. Nhưng đâu đó trên trái đất vẫn tồn tại một đất nước với những con người như bước ra từ thần thoại. Họ sẵn sàng đưa tay ra cứu lấy những mảnh đời khốn khó, sẵn lòng gieo rắc muôn vạn vạn hạt mầm nhân ái.

Và biết bao kỳ tích đã xuất hiện, không từ cây đũa thần như trong truyện kể, mà từ những tấm lòng…

 

 

 

Biển Cát.

Ý kiến bạn đọc
25/06/202201:59:59
Khách
Cảm động và biết ơn đất nước và con người đã rộng tay với tất cả di dân
08/06/202215:14:42
Khách
Sin excusa ni pretexto: un conductor negligente, debe responder por las lesiones y pérdidas que causan sus acciones a las víctimas y sus familias. Nuestros abogados de accidente de carro en Santa Ana, tienen el 99% de casos ganados, han logrado recaudar más de $100 millones de dólares en acuerdos a favor de nuestros clientes.

https://abogadosdeaccidentesahora.com/locaciones/abogados-de-accidentes-en-santa-ana-calle-17/abogado-de-accidentes-de-carro-en-santa-ana/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,644
Hai năm trước tôi có viết lần lượt Tiễn Vong 2020, Tiễn Vong 2021, cứ ngỡ rằng năm nay tiễn 2022 bình thường, nhưng tiếc thay, dư âm của “Vong Covid” vẫn còn lãng đãng dây dưa, nên một lần nữa, chúng ta lại phải tiễn Vong. Dù hiện nay các mũi vaccine thứ tư thứ năm đã available mà chẳng ai thèm đoái hoài, bên Mỹ và Canada các tiệm Pharmacy sẵn sàng chờ người ta đi chích, nhưng bà con đã quá mệt mỏi với Covid, đâm ra... lờn thuốc luôn chăng? Chả bù với thời gian giữa năm 2020 khi nhân loại đang kinh hoàng vì giặc Tàu, í lộn, giặc Cúm Tàu, nên khi những đợt vaccine Pfizer, Moderna đầu tiên xuất xưởng người ta chộn rộn xôn xao mong được đi chích. Hễ người nào may mắn trong diện ưu tiên, đi chích xong còn chụp hình khoe trên Facebook cho người khác thèm khát ước ao.
“Bà già khó chịu “. Đó là biệt danh hàng xóm đặt cho bà. Bà biết hết chớ. Nhưng họ chỉ dám gọi sau lưng bà, nên bà cũng miễn chấp. Nguyên tắc sống của bà vẫn không thay đổi. Bà không muốn động chạm đến ai, và cũng không muốn ai động chạm đến mình.
Từ hôm nhận được thông tin năm này “ gia đình Phủ Cam sẽ tổ chức họp mặt tại Nam Cali”, lòng tôi háo hức như đứa con nít đếm từng ngày mong mau mau tới ngày tết . Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng suy nghĩ đến ngày ấy, đếm từng tờ lịch rơi, không biết để làm gì nhưng sao mà cứ ngẩn ngơ, nhiều khi cảm thấy thời gian như đang dừng lại, nôn nóng gửi email hỏi trưởng ban tổ chức ngày họp mặt để mua vé máy bay trước
Thời gian qua mau như giòng sông chảy xiết, nhưng không cuốn trôi mất kỷ niệm vui của tôi về Lễ Giáng Sinh năm 2021. Tôi ở trong nhà dưỡng lão được hơn hai năm rồi. Năm tôi sáu mươi chín, bất ngờ bị vấp té, đầu gối tôi yếu hẳn, từ đó đi đứng khó khăn; con trai tôi khuyên mẹ vào nhà dưỡng lão có dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt. Căn nhà của mẹ sẽ cho thuê để có tiền trả cho nhà dưỡng lão, tọa lạc quanh vùng Little Sài Gòn, để tôi còn dễ liên lạc vói cộng đồng người Việt.
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh
Mua thêm chậu hoa không biết tiếng Mỹ gọi là gì nhưng tiếng Việt gọi là hoa tiểu muội, hồng tiểu muội đẹp kiêu sa hơn hoa hồng người ta thường tặng nhau vì người tặng và người được tặng đều nghĩ đến thông điệp nhiều hơn những bông hoa đắt tiền. Tiểu muội màu hồng khôn khéo ở hình thức giống hoa hồng nhưng nhỏ nhắn hơn nhiều nên nhìn rất dễ thương, tiểu muội màu trắng đẹp mê ly như công chúa ngủ trong rừng. Đặc biệt tiểu muội màu vàng đẹp quyến rũ đến thấy là mua vì hoa xinh lại vàng tao nhã như hoa soi nhái vàng lối đi ngày nọ. Hai loài hoa bờ rào bờ giậu nhưng là cả quê nhà, cả ký ức thân thương. Còn một màu vàng yêu kiều khác là màu vàng của hoa đậu bắp, màu vàng chanh nhẹ làm diệu mắt, làm chùng xuống oán hận, chứ không vàng chảng như vàn bốn số chín hy vàng chùa chiền quá uy nghiêm, vàng cung điện khoe mẽ.
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả viết về mâu thuẫn quan điểm giữa vợ chồng.
Ngày 1 tháng 9 từ Bắc Cali, chúng tôi lên đường “tòng quân nhập ngũ”. Điều làm tôi phấn khởi và cảm động vì từ lâu dù cùng là thành viên của Cô gái Việt, nhưng chị Hoài Niệm và Song Thy chuyên làm “thợ lặn,” rất ít lên tiếng hay gởi bài vở vào, nhưng khi nghe chúng tôi qua Houston, chị Hoài Niệm lên tiếng mời chào “sẵn sàng làm Uber đưa đón phi trường và có mini motel free.” chị và SongThy lên list chương trình những ngày ăn chơi xả láng. Tôi thật ngạc nhiên không ngờ trên diễn đàn chưa quen biết nhiều nhưng 2 người đã mở rộng lòng như vậy.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Sau đây là một truyện kể dí dỏm.
Mị nhớ mình từng đọc đâu đó câu nói: “Nhà là nơi trú ngụ tâm hồn của chúng ta!” Nhà là nơi nắm giữ những ký ức tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người. Sau những ngày làm việc vất vả, những bôn ba trong cuộc sống ai cũng mong có một ngôi nhà ấm áp để trở về. Nhà không cần to đẹp, chỉ cần an toàn, ấm cúng và đầy tình yêu thương. Người nào mà bão giông cuộc đời dừng lại ngoài cửa nhà là người cực kỳ có phúc. Sau khi ủ mưu đâu gần chục năm thì Mị quyết định bắt tay vào gia cố ngôi nhà của mình, vừa để tránh mưa gió cuộc đời vừa để có chỗ ở thoải mái cho mình lẫn người thương.
Nhạc sĩ Cung Tiến