Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Lễ Halloween Ở Hãng MITF

12/11/202100:00:00(Xem: 5028)
HINH VIET VE NUOC MY
Hình tác giả cung cấp

 

Tiểu Lục Thần Phong  - Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta 20 năm, Thường viết bài cho báo Chánh Pháp.

 

****

  

 Thằng Bryan C từ văn phòng bước ra, dáng vẻ hấp tấp bước sải dài và nhanh, nét mặt hầm hầm bực bội. Nó ngoắc tay gọi:

- Steven, lại đây tao nhờ tí!

- Có việc gì vậy?

- Mày làm ơn kiểm tra giúp tao cái lô hàng này, tụi nó làm sai nhãn và sai số serial. Tao muốn điên cái đầu với lũ này. Tao đã nhiều lần bảo tụi nó phải cẩn thận, phải kiểm tra hai lần trước khi đóng thùng, vậy mà vẫn sai hoài.

- Tại tụi nó nói chuyện nhiều qúa nên phân tâm, nhưng không sao, tao sẽ sửa lại nhanh thôi.

Mà thật thế, Steven xem lại chừng mười lăm phút là sửa lại những cái nhãn dán nhầm lẫn. Tánh Steven xưa nay nhanh nhẹn, nhanh đến không ngờ. Những người làm chung hay quen biết đều biết thế. Steven nhanh nhưng có nhược điểm đôi khi làm cho xong thậm chí ẩu tả, tuy biết vậy nhưng sửa tánh không phải dễ, bởi vậy người mình mới có câu:” Giamg sơn dễ đổi bản tánh khó thay”

Thằng Bryan C là dân da trắng, mắt xanh, môi đỏ, ngũ quan thanh tú đầy nhuận sắc,  nhìn là biết người có thể lực khỏe mạnh sung sức. Nó cao to nhưng thanh, trông nó cũng giống thằng William hoàng tử xứ sương mù, tuy nhiên đẹp trai hơn. Tạo hóa cũng kỳ, dường như cho những ưu điểm ấy thì lại lấy đi một phần nào đó. Nó mới ngoài ba mươi mà cái đầu hói sọi không còn một cộng tóc. Steven và nó làm chung, chơi thân nhau, Steven dưới quyền nó, việc gì cũng bị réo gọi. Khi nó đi công tác ba tháng ở Đài Loan, mọi việc nó giao hết cho Steven, những tưởng ngon ăn, nào ngờ chỉ là hữu danh vô thực, làm thấy bà cố mà hổng được thêm xu nào, đã vậy còn bị đố kỵ, ghen ghét. Chị Châu P mỉa mai sỗ sàng:

- Steven giờ là cánh tay mặt của thằng Bryan C rồi nha.

Cũng trong tháng đó, Steven được chọn làm người xuất sắc trong tháng, Khi thằng Joe J làm quản lý đọc tên lên, mọi người vỗ tay chúc mừng, Chị Châu P cười hô hố nhảy dựng lên:

- Steven mà cũng là người của tháng? Tụi bay thấy rồi nhen.

Vẻ mặt chị lúc ấy đỏ bừng bừng, mắt long sòng sọc tỏ thái độ vô cùng khó coi, bình thường đã đầy vẻ hằn học khó tánh giờ càng thêm nét dị hợm. Thằng Joe J cũng là dân da trắng, nó không hiểu tâm lý chị. Nó ngỡ chị vui vì Steven nên mới bảo chị:

- Lắng xuống, lắng xuống Châu P.

Steven với chị lâu nay đi chung xe, làm chung hãng, lại là đồng hương gốc mít với nhau. Steven cũng thấy chị Châu vốn bẳn tánh như thế, nhưng không ngờ đến mức độ này. Mới chỉ là cái danh hão, nếu mà cái danh thực có lợi thực thì còn đố kỵ cỡ nào nữa đây, thật ngán ngẩm cho đồng hương của mình. Hãng MITF này có đến bảy trăm con người, đồng hương gốc mít đếm không đủ mười đầu ngón tay, lẽ ra phải đứng chung với nhau, bảo vệ nhau, đằng này cứ nhè nhau mà kéo xuống. Thậm chí có ai đó còn nói:” Mỹ, Phi, Mễ, Xì… ăn không sao. Mít mà ăn là không được” lẽ nào dân mít với nhau cứ kèn cựa bôi mặt đá nhau như thế? Sau lưng chị Châu P có thằng Henry V chống lưng. Vị trí thằng Henry rất cao, chỉ dưới vài người nhưng trên bảy trăm người. Thằng Henry V dân gốc Lạch Tray, gia đình vào Sài Gòn sau bảy lăm. Nó vốn ma lanh và nhiều tiểu xảo vì vốn xuất thân từ hàng rong chợ trời, nhảy tàu ở Cống Bà Xép. Vượt biên sang Mỹ rồi chịu khó đi học và may mắn hơn nữa là nó vào hãng này đúng thời điểm. Henry phụ trách kỹ thuật và cả quản lý còn thằng Bryan lập kế hoạch chương trình và một phần việc xuất hàng. Hai thằng này vốn không ưa nhau, bằng mặt nhưng không bằng lòng, thỉnh thoảng cũng bùng lên những trận to tiếng. Steven chơi thân với thằng Bryan, vì thế vô tình bị họa lây. Một phần nữa là do những lời thẽ thọt sau lưng của chị Châu, từ đó thằng Henry đì Steven sát đất luôn, tuy cùng là dân mít, cùng thế hệ với nhau nhưng như thế này thì làm sao chơi được, bởi vậy Steven luôn né mặt nó, hễ nhác thấy Henry đến là Steven lủi ngay, người ta nói tránh voi đâu có xấu mặt.

Hãng MITF phát triển không ngừng, phải nói là bùng nổ mới phải, ban đầu chỉ là một tiểu doanh nghiệp gia đình, sau là công ty Ltd, rồi chuyển thành LLC. Mở chi nhánh ở nhiều tiểu bang và cả ở mấy nước châu Á nữa. Nó giờ là một công ty vệ tinh của Google, chuyên làm những máy móc mà Google yêu cầu, những bộ máy lớn để điều hành cả một tòa nhà lớn hay một công ty...nói chung là những cái máy cái. Hãng này có hai chế độ song song, nếu là những kỹ sư của Google thì họ làm việc ở khu vực riêng, có phòng Gym, phòng chiếu phim, phòng thư giãn, có đầu bếp nấu ăn theo yêu cầu… nói chung là như những ông hoàng, còn bộ phận thuộc MTIF chỉ có nước ước mơ mà thôi. Ở hãng MITF này hình như dương thịnh âm suy, phần lớn là nam giới, nữ chỉ có một số ở bộ phận lắp ráp, còn lại kỹ sư, kỹ thuật viên, qủan lý… đều là nam cả. Làm lãnh đạo cấp cao thì phải là nam cũng là hợp lẽ. Đàn ông không có cái tánh tủn mủn, vụn vặt, xét nét tiểu tiết. Đàn bà vì những cái tánh này nên làm hạn chế khả năng của họ. Tuy nhiên trong thực tế thì cũng có không ít đàn ông vụn vặt, xét nét như đàn bà và ngược lại cũng có một số ít đàn bà lại có tánh trượng phu nhìn xa trông rộng.

Ngày cuối tuần, vợ chồng Steven đưa vợ chồng thằng Bryan đi ăn nhà hàng Tàu. Hai vợ chồng nó quất nhiệt tình, quất thiệt tình mà chẳng khách sáo chi, móm nào cũng thử. Có lần đi nhà hàng Việt hai đứa còn chơi luôn những món lòng, ruột, mắm… đó là những món mà bọn Tây rất e dè. Đang ăn, nó chợt hỏi:

-Steven, có bao giờ mầy ăn đậu hũ thối chưa?

- Chưa, tao có nghe nói nhưng chưa thử, cũng muốn thử nhưng ở thành Ất Lăng này chẳng có chỗ nào bán.

- Lúc tao ở Đài Loan tao đã ăn, phải nói là phải bịt mũi mới nuốt nổi, tuy nhiên sau đó thì thấy beo béo và ngon.

Steven chưa đến Đài Loan bao giờ, chỉ có quá cảnh khi về Việt Nam cách đây cũng đã mười năm rồi. Steven cứ ngỡ Đài Loan cũng như Đại Lục hay những phố Tàu ờ Nữu Ước, Tam Phan Thị… nên mới hỏi:

- Đài Loan có ồn ào và dơ dáy như China Town ở New York không?

- Không, hoàn toàn yên tĩnh, sạch và xanh. Người Đài Loan cũng ăn nói rất nhỏ nhẹ;

Nghe thế thì Steven rất bất ngờ, vì thấy phố Tàu ở Mỹ hay những nước khác quá dơ dáy, ồn ào, hàng rong, xã hội đen đầy dẫy, những phố Tàu cứ như là một nước Tàu thu nhỏ ở trong lòng nước Mỹ. Nghe thằng Bryan kể và mô tả về Đài Loan như thế Steven như được mở thêm một góc nhìn ra thế giới, thật đúng như ông bà ta nói:”Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với vợ biết ngày nào khôn” . Có lẽ Đài Loan cũng như Nhật Bản, họ đã học và xây dựng quốc gia theo mô hình của phương tây, từ thể chế chính trị dân chủ tự do cho đến kinh tế năng động, khoa học kỹ thuât phát triển...Nhờ thế mà Đài Loan gìau có, phồn thịnh, dân chúng sống sung túc. Trong khi ấy họ vẫn bảo tồn và phát huy những gái trị của văn hóa truyền thống. Người Đài Loan khác xa người đại lục, thậm chí họ còn xưng danh riêng: Taiwanese.

Thằng Bryan C vốn sanh ra và lớn lên ở vùng Villa Rica, một vùng nông thôn ở hướng tây, cách thành Ất Lăng hơn giờ rưỡi lái xe, Nó chẳng vào nội thành bao giờ, nó cũng như đồng hương thôn quê của nó thích cuộc sống thôn dã, quen mắt với đồng cỏ, nông trại, ngựa, bò… không thích vào thành, nơi mà toàn cao ốc, kẹt xe và ăn mày. Người đồng quê rất dễ nhận biết qua cách ăn mặc của họ, họ còn nhược điểm là khá bảo thủ và kỳ thị, không quảng giao và cởi mở như người phố thị. Lúc mới vào làm và chơi với nhau. Thằng bryan không phân biệt được ai là Việt, Tàu, Miên...Tuy nó thân thiện nhưng vẫn có thể nhận thấy chút tự tôn da trắng của nó, nếu tinh ý một tí. Nó khinh bỉ thằng Phương Đ ra mặt, mà thằng Phương bị khinh khi và coi thường cũng tại chính bản thân nó thôi. Ngày nào nó cũng đem cá kho, mắm vào hãng, khi ăn thì hâm lên, làm cho cả tòa nhà ngạt thở vì cái mùi đồ ăn của nó, nói hoài nhưng nó vẫn trơ trơ. Đã thế thằng Phương Đ còn rất kỳ quái, tranh ăn, tranh dụng cụ làm, hơn thua cãi cọ chí chóe suốt ngày. Không chỉ thằng Bryan khinh mà hầu như toàn bộ mọi người đều coi thường thằng Phương Đ. Có lần thằng Bryan đuổi thằng Phương Đ ra khỏi hãng, vài ngày sau thằng Henry đưa thằng Phương vào trở lại. Thằng Henry  V muốn chơi thằng Bryan ” Power của tao đây nè, mầy làm gì được tao”. Cả hai thằng hầm hè và né mặt nhau.

Từ ngày thằng Bryan đi Đài Loan về, cái nhìn của nó về người châu Á có thay đổi. Trong bữa ăn ở nhà hàng Tàu nó hỏi rất nhiều về quê hương của Steven. Nó ngỡ quê hương Steven cũng giống như Đài Loan, nó đâu biết rằng sự thật khác nhau cả một trời một vực, biết nói thế nào đây? Nói thật thì chẳng hay tí nào mà nói xạo thì không thể. Steven lựa lời.

- Rất khác biệt, Đài Loan theo thể chế dân chủ tự do, xã hội văn minh, kinh tế phát triển, văn hóa cao, đời sống sung túc, luật pháp nghiêm minh. Nước tao không được như vậy nhưng nước tao có nhiều cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sự được UNESCO công nhận như: HaLong bay, Hue old capital, Hoa Lư- Ninh Binh…Ở nước tao thức ăn ngon và rẻ, rẻ đến độ có thể tính bằng xu.

- Một Mỹ Kim đổi ra được bao nhiêu tiền nước mầy?

- Hai mươi ba ngàn.

- What the you say? Thằng Bryan trợn mắt la to – Mầy không đùa đấy chứ?

- Hoàn toàn nghiêm túc, sự thật đúng là vậy!

Bấy giờ thằng Bryan C cười hô hố:

- Mày chỉ cần mang vài ngàn về nước là trở thành triệu phú ngay.

- Đúng thế, với khách du lịch thì sống thoải mái nhưng với dân bản địa khác. Người dân rất cực khổ, phần lớn những người trong số họ quần quật cả ngày chỉ kiếm được vài Mỹ kim thôi. Họ phải đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt mới làm ra được đồng tiền, trong khi ấy thì có bao nhiêu thứ thuế má lệ phí phải chi. Con trẻ học thì phải đóng học phí từ mẫu giáo tới đại học, ngoài học phí còn có hàng chục loại phí khác nữa, không có chuyện miễn phí như ở Mỹ đâu. Rồi khi người dân có việc cần liên hệ đến công quyền, họ phải chi tiền dưới gầm bàn, không chi thì không việc gì thông cả! Bởi vậy mày cũng như nhiều người ngoài khác khi thấy một Mỹ kim bằng hai mươi ba ngàn tiền Việt thì cho rằng họ sướng, còn một điều này nữa, có được bao nhiêu người có Mỹ kim để đổi? Chỉ có những gia đình có thân nhân ở nước ngoài mới có được sự trợ giúp này.

Thằng Bryan C lắc đầu quầy quậy, hết ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Nó giơ hai tay lên tỏ vẻ chịu thua, không sao hiểu nổi. Hiểu sao nổi, chính bản thân Steven còn thấy mơ hồ, thấy toàn những chuyện  nghịch lý quá chừng. Steven cảm thấy đi hơi quá xa nên chuyển đề tài:

- Một ngày nào đó mầy đi với tao về Việt Nam chơi.

Steven chỉ nói lấy có, nói chơi chơi, nói cho có nói mà thôi. Không ngờ thằng Bryan tưởng thật:

- Nhất định rồi, tao cũng muốn đi Việt Nam chơi một lần, mầy xem thử khi nào thì có thể?

Steven bèn hoãn binh:

- Để tao tính rồi sẽ nói lại cho mầy biết. Tao cũng nhớ nhà, nhớ quê lắm. Mầy đi với tao thì ở nhà tao không phải tốn tiền khách sạn, còn như mầy muốn sang trọng thì cứ ở khách sạn.

Tiffany  nãy giờ ngồi thủng thẳng ăn, chợt nó hỏi:

- Vé máy bay có mắc không?

- Dĩ nhiên rồi nhưng còn tùy theo mùa.

- Steven, mầy ước chừng thử mắc nhất bao nhiêu và mùa nào rẻ nhất.

- Thời gian trước tết Việt Nam tức ngày mừng năm mới của người Việt, lúc này vào khoảng tháng một và tháng hai giá mắc nhất, có khi lên đến hai ngàn. Còn thời gian mùa thu và mùa đông là rẻ nhất, có khi còn một ngàn hai.

- Trời đất, sao mắc dữ vậy? Nhưng thời gian nào đi là đẹp nhất.

- Vào mùa Tết Việt Nam, lúc này không nóng không lạnh, lại nhiều lễ hội, nhiều hoa quả sản vật đầy màu sắc. Tết Việt Nam vô cùng vui, mọi người nghỉ ngơi, thăm viếng họ hàng bạn bè và ăn chơi xả láng luôn.

Bữa ăn vui vẻ rồi cũng đến lúc kết thúc, nhân viên nhà hàng đem lại cái hóa đơn, trên hóa đơn chỉ có vài chữ Tàu nghệch ngoạc và giá tiền phải trả. Thằng Bryan xem rồi thắc mắc:

- Họ không kê ra những món mình ăn và giá tiền từng món, chỉ có mỗi tiền phải trả, làm sao biết đúng hay sai?

- Chịu thôi, tất cả các nhà hàng Tàu ở đây đều như vậy cả, cũng chẳng thấy thực khách phàn nàn.

Kể cũng lạ, ở Mỹ mọi thứ đều rõ ràng rành mạch, ấy vậy mà nhà hàng Tàu ghi hóa đơn rất cà chớn nhưng chưa hề thấy ai lên tiếng, không chỉ khách Việt, khách Mỹ, Phi, Mễ, Xì cũng đều im lặng cả, quả là một việc khó hiểu. Sau bữa ăn, vợ chồng thằng Bryan ghé nhà Steven chơi, nhà Steven tuy nhỏ bé cũ kỹ nhưng có vườn hoa đẹp, đầy đủ các loại hoa. Thằng Bryan mê tít hồ cá koi. Nó nhìn không chớp mắt những con cá koi lượn lờ trong làn nước trong vắt, nhất là những con koi bướm, vây, vi, đuôi dài tha thướt như xiêm y mỹ nữ. Steven nói với nó:

- Nếu mầy thích, tao sẽ giúp mầy làm một hồ cá koi ngoài sân.

- Cảm ơn mày, thích thì thích thật nhưng tao không biết cách chăm sóc.

- Dễ ợt, tao chỉ cho mày hoặc mày gõ vào Google thì có tất cả.

- Tao chỉ thích nhìn một lát thôi, còn như làm một cái hồ tao e ngại thêm việc. Mầy làm cái hồ này tốn hết bao nhiêu?

- Tao chỉ tốn ba trăm mỹ kim mua máy bơm và vài vật lặt vặt, còn lại thì tận dụng vật liệu trong vườn và tự làm lấy nên tốn không bao nhiêu, còn nếu như mướn người chuyên nghiệp thì giá chót cũng ba ngàn.

Thằng Bryan với tay lấy hộp thức ăn cá koi và hỏi:

- Tao có thể cho nó ăn?

- Dĩ nhiên.

Nó lấy thức ăn và bước đến gần hồ, lũ cá koi theo phản xạ hễ thấy bóng người là ngoi lên nhao nhao như cơm sôi. Những cái bóng sắc màu đỏ, vàng, cam, đen, trắng, sữa...loang lóang trong làn nước trong; dù đã quen với cái cảnh này hàng chục năm rồi, ấy vậy mà mỗi lần nhìn cá koi bơi lượn tranh ăn lòng Steven vẫn thấy vui và thoải mái dâng trào. Sau khi vợ chồng thằng Bryan ra về, vợ Steven nói:

- Thằng Bryan C coi bộ thân thiện vậy nhưng nó rất sâu sắc, để ý từng li từng tí. Tụi Mỹ trắng nghiêm túc, kỹ tánh chứ không bầy hầy và lề mề như Mỹ đen.

Nghe thế thì biết thế chứ Steven chẳng có ý kiến gì, xưa nay vợ Steven vốn sâu sắc, kỹ tánh; vả lại người ta cũng thường nói:” Nhất vợ nhì trời”, nếu vợ đã bảo thế thì chắc là đúng chứ sai sao được!

Thời gian thấm thoát qua mau, bốn mùa cứ thay đổi liên miên bất chấp ý thích chủ quan của con người. Thành Ất Lăng lại vào mùa thu mới, khí trời se se lạnh, lá vàng nhè nhẹ rơi, đàn vịt trời kêu ông ổng trên không trung . Ngồi ở cái bàn ngoài sân trong giờ ăn trưa, lòng thấy khoan khoái chi lạ, con dốc thoai thoải trước hãng vốn quen mắt lắm rồi, vậy mà giờ lốm đốm sắc màu mùa thu trông đẹp và khác quá. Thằng Bryan ngồi đối diện nói:

- Mầy làm ở đây đã mười năm, đó cũng là thời gian tao biết và chơi với mày. So với lúc mới vào, tao thấy mầy chẳng già đi, chẳng thay đổi bao nhiêu, trong khi tao thì già đi rất nhiều.

Steven cười to:

- Tao cũng già đi nhiều, cái già bên trong sao thấy được! Những khớp xương, lục phủ ngũ tạng đã yếu hơn rất nhiều, sức làm tình và số lần cũng đã giảm; tâm hồn cũng khô khan hơn rồi.

Thằng Bryan cười thoải mái, lộ hàm răng trắng đều tăm tắp, nó nói:

- Dĩ nhiên rồi, nhưng bề ngoài trông mầy vẫn trẻ, tướng tá còn ngon lành lắm, trong khi đó tao thì bụng đã phệ, da trán nhăn, tóc rụng…

Thằng Bryan nói đúng, nó giờ so với mười năm trước quả là khác một trời một vực, ngày trước nó cao to, khỏe khoắn trông như vận động viên điền kinh, giờ thì giống mấy ông chủ tài phiệt hay mấy ông xì thẩu rồi. Người da trắng cao to và phát triển sớm, tuy cùng độ tuổi nhưng dân da trắng trông trưởng thành và chững chạc hơn dân Việt ta. Khi dân da trắng vào tuổi trung niên thì dân ta vẫn trông như thanh niên, tụi nó già đi nhanh, già thấy rõ, có lẽ cái gene nó thế, cũng có thể một phần do tụi nó ăn thức ăn nhanh và uống nước ngọt quá nhiều, mà thịt heo, bò, gà..thì toàn chất kích thích tăng trưởng, toàn hóa chất tăng thịt, tăng sữa...Trong khi ấy dân Việt nói riêng, dân gốc Á nói chung vẫn còn ăn thức ăn truyền thống của mình, vả lại người gốc Á nhỏ con nên lúc nào nhìn cũng thấy trẻ là vậy.

Thông thường các  hãng xưởng rất bận rộn ở thời gian cuối năm, họ phải tăng ca, tăng sản lượng hết cỡ để cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Hãng MITF thì ngược lại, càng về cuối năm càng ít đơn hàng, càng rảnh rỗi hơn. Bởi vì hàng không phụ thuộc vào mùa vụ của thị trường, hãng chỉ làm những hàng hóa mang tính cách lâu dài và bền vững. Những ngày mùa thu thật khoan khoái dễ chịu biết bao, đi làm về ra công viên đạp lá vàng, ngắm trời mây thấy đời nhẹ tênh như chiếc lá. Lá mùa thu rất đẹp, đủ màu sắc nhưng cũng rất mong manh vô thường. Lá còn có mùa để đổ nhưng đời thì chẳng có mùa, chẳng có hạn kỳ hay định lượng, đời có thể rơi bất cứ lúc nào vì đời vốn ở giữa hai làn hơi thở, nếu nó ra  không vào hay vào mà không ra thì đời như chiếc lá ngoài kia.

Sáng thứ sáu của tuần cuối tháng mười, vừa vào hãng tự dưng thấy vui chi lạ, mặc dù hãng đã thông báo cho biết trước cả tuần rồi. Nhìn những người mặc đồ hóa trang của lễ Halloween làm phấn khởi không khí cả tòa nhà. Hàng năm hãng vẫn tổ chức lễ Halloween cho tất cả mọi người cùng vui, ai có trang phục hay hóa trang độc đáo sẽ được thưởng một món quà. Cả năm trời nhìn nhẵn mặt nhau, cả thời gian dài chạm mặt nhau đến nhẵn thính, giờ Halloween đến, ai cũng mang mặt nạ tự dưng thấy mình mới lạ, thấy người cũng khác đi. Mọi người chọn mặt nạ theo sở thích của mình, việc ấy nó cũng thể hiện cái “chất” của người ấy, ít nhiều cái đồ hóa trang cũng phản ảnh cái tâm cảm mà người mặc. Thằng Bryan hóa thành người nhện, Thằng James hóa thành người xanh, bà Nancy hóa thành nữ ma vương với hai sừng sơn dương, bà Deborah hóa thành nữ ý tá giết người, thằng Jason thì hóa trang như người sói, đặc biệt thằng Anthony hóa trang thành ông Trump… cả một tòa nhà đầy những nhân vật ma quỷ lẫn thần thoại. Dường như mọi người muốn trút bỏ cái lốt người để sống thật với chính bản thân mình. Mọi người muốn quên đi cái thân phận để thể hiện cái “Tôi”. Mọi người muốn cởi bỏ cái vai kịch mà mình đóng mỗi ngày để trở về với bản tánh thật của chính mình. Ma quỷ vốn bị người đời cho là xấu, ác, đen tối… nên xa lánh, căm ghét hay ra sức tru diệt. Thế mà lễ Halloween lại cho ma quỷ một cơ hội để “ sống”, mọi người lại khoác vào mình, hóa trang mình thành ma quỷ. Halloween vốn vui nhộn, không chỉ với trẻ em mà với cả người lớn. Một cái lễ đặc biệt nhất trong những cái lễ của xứ này. Mọi người hóa trang chơi lễ như để quên đi thân phận con người dù chỉ là trong một buổi ngắn ngủi.

Thế giới này là thế giới đối đãi, nhị nguyên, là thế giới của sự kết hợp bởi hai mặt đối lập: Ngày – đêm, dương - âm, nam - nữ, phải – trái, tốt - xấu, cứng – mềm, đúng – sai, chánh – tà, yêu - ghét...Bởi vậy lễ Halloween dường như nhắc nhở mọi người là trong con người của chúng ta, ai ai cũng có góc khuất tối, ai ai cũng có mầm ác ẩn tàng, không thể chỉ có hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu.

Ngày lễ Halloween tại hãng MITF  thật vui nhộn, xóa đi khoảng cách đẳng cấp, vị thế, nguồn gốc, chủng tộc của mọi người dù chỉ là trong phút giây ngắn ngủi, dù chỉ là một buổi trưa của ngày làm việc cuối tuần, để rồi sau đó mọi người lại trở về với thân phận của mình, lại tiếp tục diễn cái vai của mình ở trong cuộc đời này.
 
Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 11/21
 

Ý kiến bạn đọc
21/09/202220:24:10
Khách
Smith&Wesson Smith@Wesson.Net Smith posted on 29/11/202116:53:55
Thằng dân chủ lai căng Smith & Wesson này chuyên ăn trợ cấp giờ còn bày đặt cho ông lão xin ăn tiền.
Thằng ăn chực nước Mỹ có tiền qua Đài Loan cho tiền thằng ăn xin. Nhục nhã, đê hèn

My response:
Hey MAGA wacko. I don't know you and you don't know me. So, bug off.
You must be one of those uneducated, decrepit creatures in Orange County who work on jobs that pay under-the-table cash to evade income tax while also fraudulently applying for government welfare. That's why you are projecting your dishonesty onto people whom you don't know.
I'm in one of those high tech fields. I own million-dollar houses on both the West and East coasts. AND I PAY TAXES. So, NO, I DON'T need government assistance.
People like me understand the responsibility of paying taxes while MAGA grifters like you are tax evaders and fraudulent welfare recipients.
You can apply your insults in Vietnamese to yourself and your family, dumbo. Got it?
LMAO.
29/11/202116:53:55
Khách
Thằng dân chủ lai căng Smith & Wesson này chuyên ăn trợ cấp giờ còn bày đặt cho ông lão xin ăn tiền.
Thằng ăn chực nước Mỹ có tiền qua Đài Loan cho tiền thằng ăn xin. Nhục nhã, đê hèn
16/11/202104:08:48
Khách
Phần 2

Tôi đi đến một chợ nhỏ ngoài rìa Khu Vạn Hoa, đi cho biết. Tuy bán như chợ trời ở mấy xóm bình dân ở Sài Gòn, nhưng chợ này không phải chợ trời mà nằm bên dưới một nhà kho. Phân nửa ở trên mặt đất, phân nửa ở dưới mặt đất, gần giống như basement mà không hoàn toàn nằm dước mặt đất vì vẫn có phần nằm trên mặt đất. Đi vô chợ thì phải xuống dốc, đi ra chơ thì phải lên dốc. Chợ không có cửa, chỉ có những cột concrete của nhà kho, nên có gió luồng và có ánh sáng chiếu vô, tuy không sáng trưng bằng chợ trời ở Việt Nam. Sàn chợ là nhiều miếng gỗ xếp san sát lại với nhau. Người bán hàng để hàng hoá trên cái sàn gỗ. Người đi chợ đi qua đi lại trên sàn gỗ. Bên dưới sàn gỗ là nước đen ngòm.

Người Đài Loan lúc đó khinh miệt người Việt Nam mang quốc tịch của xứ Việt Nam cộng sản. Một ông trong hãng du lịch nói với tôi bằng tiếng Ánh, với giọng Tàu nặng trịch, ông ta không thích người Việt từ Việt Nam ( công dân việt cộng ) vì họ hay gây lộn, nói láo gian dối, ăn cắp. Ông đó nói ông bị shocked nhứt là khi người Việt ăn cắp chó nhà người ta đem về ăn thịt. Ông đó nói toàn lời chê bai, không có một lời khen. Chê xong, ông đó mới giải thích thêm rằng NHƯNG những người Việt đến từ bắc Mỹ Châu, Úc, Tây Âu thì lại rất văn minh, nói chuyện lịch sự, không gian dối. Ông đó nói ổng thấy người Việt từ các nước tư bản khác với người Việt từ Việt Nam lúc đó cũng tương tự như người Đài Loan khác với người Đại Lục lúc đó. Sau này khi tôi đi Đại Lục thì tôi thấy ông kia nói khá đúng. Số lớn dân Đại Lục có những lời lẽ giống như các cháu ngoan pác hù đang phá rối trong các diễn đàn chống cộng tại Mỹ.
16/11/202104:01:12
Khách
Tôi đi Đài Loan khoảng 1994. So với Sài Gòn thời Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 thì Đài Bắc 1994 tương đương với Sài Gòn. Thành phố Đài Bắc lúc đó, năm 1994, gân giống như thành phố Sài Gòn dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, nhưng không đẹp và sạch sẽ bằng. Nếu cho Sài Gòn của VNCH 10 điểm thì Đài Bắc 1994 khoảng 9 điểm.

Downtown Đài Bắc sạch và đẹp như downntown Sài Gòn nơi có Caravelle Hotel, nhưng những nơi bình dân như Chợ Lớn của Sài Gòn thì sạch hơn Tây Môn Đinh ( XiMenDing 西門町 ) của Đài Bắc.

Tôi ở một khách sạn nhỏ nhưng sạch sẽ nằm trong Tây Môn Đinh, gần Khu Vạn Hoa ( Wanhua District 萬華區 ). Vì phòng ở trên cao và đóng cửa kiếng nên không nghe tiếng ồn ào. Đôi khi có đoàn đám ma đi ngang qua trên con đường ở dưới, có kèn ó e thì nghe loáng thoáng. Tôi chọn ở Tây Môn Đinh vì có thể đi bộ đến Long Sơn Tự ( Longshan Temple 龍山寺 ), nó là một ngôi chùa lịch sử nằm trong Khu Vạn Hoa, nó giống như những chùa cũ của người Hoa ở Chợ Lớn.

Khu vực bán hàng ở Tây Môn Đình và Khu Vạn Hoa thì ồn ào, hổn độn hơn khu vực bán hàng ở Chợ Lớn. Có những cửa hàng quá nhỏ nên người ta mang hàng ra bán trên lề đường. Ngoài ra còn có những người không có cửa hàng nên bán trên lề đường, họ bán cẩm thạch giả, bán đồ chơi cho con nít như những bầu rượu nhỏ xíu và những con thú bằng thuỷ tinh nhỏ xíu. Những tiệm bán đồ ăn khô xen lẫn với những cửa hàng bán quần áo, cửa hàng electronics, vân vân. Mỗi cửa hàng đều vặn nhạc la ầm, mà mỗi cửa hàng vặn mỗi bài nhạc hay loại nhạc khác nhau. Tôi bước vô một tiệm bán vịt bảng để coi cho biết, hồi nhỏ chỉ nghe ba má nói tiệm Tàu bán vịt bảng nhưng chưa bao giờ thấy, tôi vô tiệm đứng vài giây thì phải dội ra vì nhạc lớn gần điếc tai! Chú thích: Vịt bảng là con vịt bị phơi khô rồi bị ép dẹp lép xuống tròn quay như cây quạt của mấy cô tiểu thư Tàu nhà giàu thời nhà Thanh, nhưng mà con vịt thì dĩ nhiên là bự hơn cây quạt rất nhiều. Tôi đi qua tiệm khác cũng bị nhạc lớn gần bể đầu. Đi một con đường dài toàn cửa hàng san sát nhau là đi từ điếc tai đến điếc đầu! Tôi nghĩ nếu phải nghe ồn ào như vậy mỗi ngày chắc tôi sẽ bị điên!

Khu vực bán thức ăn có những tiệm ăn rất nhỏ chỉ có 2 - 3 bàn, không có chỗ rửa chén bát cho sạch sẽ, họ mang ra lề đường nơi họ để sẳn một cái thao, họ nhúng chén bát vô cái thao, lấy khăn vải quẹt vài cái rồi mang vô tiệm dùng trở lại. Tôi đã ăn trong một tiệm nhỏ xíu như vậy vì xớn xác không để ý là họ không có chỗ rửa chén bát sạch sẽ. Nếu tôi để ý một chút thì đã không ăn. May phước là không bị Hepatitis C vì ăn từ chén bát có thể còn dính vi trùng còn lại từ nước miếng ( saliva ) của các khách hàng trước.

Hôm tôi đến Long Sơn Tư thì thấy một chuyện rất bất bình nên nhớ hoài. Khi tôi đứng trên lề đường đối diện với Long Sơn Tự thì thấy một ông lão mắt loà đang ngồi trên một cái ghế, một tay cầm một cây gậy dài như ống trúc, một tay cầm một tô nhôm nhỏ xin tiền. Tôi định đến cho một ít tiền, nhưng trước khi tôi đến gần thì có một ông trung niên ốm ốm đến chỗ ông lão kia lớn tiếng la lối, lấy tay đập mạnh cái tô nhôm của ông lão nghiêng xuống gần rớt ra khỏi tay ông lão, mấy đồng tiền trong tô rớt ra văng tùm lum. Ông lão tức quá la vài câu. Ông trung niên kia la vài câu nữa rồi bỏ đi. Không ai can ông trung niên đừng la lối. Không ai giúp ông lão lụm tiền lên. Những người chung quanh chỉ đứng nhìn như đang coi phim. Tôi không biết tiêng Tàu nên không thể đến nói với ông lão "để cháu giúp ông lụm tiền được không?" . Tôi băng qua đường vô Long Sơn Tự.và nghĩ nếu khi tôi trở ra mà ông lão còn ngồi chỗ cũ thì tôi sẽ cho ông tiền. Tôi vô Long Sơn Tự chơi, nhìn thiên hạ đốt nhan, lắc lắc cái ống xin xăm như trong phim kiếm hiệp, chắp tay vái vái xin ơn. Họ đốt nhan trong cái lư nhiều quá làm khói bay mịt mù, giống như người Hoa ở Chợ Lớn đốt ở đền Quan Công trong mấy ngày Tết. Tôi không nhớ lúc đó ở Đài Loan có lễ gì mà Long Sơn Tự khá đông. Khi tôi trở ra thì ông lão loà mắt đã đi mất rồi.

(còn tiếp theo ở Phần 2)
13/11/202106:41:41
Khách
>Giamg sơn dễ đổi bản tánh khó thay
Bởi vậy lễ Halloween dường như nhắc nhở mọi người là trong con người của chúng ta, ai ai cũng có góc khuất tối

Trong bài ca The sound of silence -- Âm thanh của sự im lặng của ban nhạc The Beatles
"And the vision that was planted in my brain -- Và tầm nhìn đã được gieo vào não tôi"

"Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống" củng nói lên được cái bản tánh của mổi con người, thêm vào đó là môi trường sống (vùng, miền, khu sang, khu phức tạp, ... ). Theo lý thuyết tánh Dương của Đạo trong Biểu tượng Âm-Dương, một màu trắng có 1 điểm nhỏ đen, coi như cái Ngã (màuđen) chỉ còn 1%. Tánh Âm màu đen thì 99% thì Dương chỉ có 1% Tánh Sáng tượng trưng cho Chân, Thiện, Mỹ.
Thành ra Phật nói chúng sinh nào củng có khả năng thành Phật, (nhân chi sơ tính bổn thiện hay là "I assure you that if you don't turn your lives around and become like this little child, you will definitely not enter the kingdom of heaven.").

Bất cứ điều gì tâm trí nghĩ, cơ thể sẽ làm theo. Điều này là do các tế bào của chúng ta ghi lại tất cả những thứ do tâm trí chúng ta ra lệnh. Nó ghi lại tất cả những điều mà tâm trí của chúng ta đã tập trung vào. Sau đó, nó sống trong gene của chúng ta, tế bào của chúng ta, trong cấu trúc của cơ thể chúng ta. Sau đó, nó tích tụ nhiều hơn và nhiều hơn mỗi ngày và rất khó để tẩy rửa. Vì vậy, bạn thấy rằng những người nghiện rượu rất khó từ bỏ nó. Càng uống nhiều, họ càng khó dừng lại. Khi mọi người hút thuốc, nó sẽ trở thành một thói quen thúc giục họ hút thuốc liên tục. Một người có thói quen ăn thịt, cá, ... thì rất khó mà ăn chay, dù là họ có niềm tin vào một tôn giáo như Phật giáo và họ biết Ăn chay là bước vào dòng dẫn đến Niết bàn bởi vì nó là căn bản của giới luật (như kỹ sư phải học vật lý, tóan cao cấp, hóa). Sau đó, nó tiếp tục hỏi. Nó trở thành một thói quen. Nó cũng giống như những cuộc tình ngoài hôn nhân giữa một người nam và một người nữ có thể trở thành một thói quen xấu, một thói quen không đứng đắn có thể đem đến sự đổ vở gia đình, tài chánh, ... của chính mình. Đó là lẽ tự nhiên mà cơ thể chúng ta tiếp tục đòi hỏi những điều này. Đôi khi, vì nó đã tích tụ quá nhiều, toàn bộ cơ thể, tất cả các tế bào của chúng ta tiếp tục có cảm giác thèm muốn những thứ này. Khi đó, lý trí của chúng ta yếu đến mức không thể chống trả được. Vì vậy, chúng ta tiếp tục rơi xuống trên con đường đó. Càng ngã, chúng ta càng bị kéo xuống. Khi quá nặng, chúng ta không thể đứng dậy được nữa. Sau đó người ta phải quay lại. Người ta phải trở lại làm người, súc vật, ... để thỏa mãn những ham muốn vô độ. Cho đến khi bị đánh lên, bị đánh xuống, bị vùi dập không chịu nổi, hắn mới có thể mở mắt ra, mỏi mệt mới có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Có thể mất một thời gian dài, thậm chí vài trăm năm, vài ngàn năm, ...
13/11/202106:30:36
Khách
>Đài Loan hoàn toàn yên tĩnh, sạch và xanh. Người Đài Loan cũng ăn nói rất nhỏ nhẹ;

Đời sống Đài Loan gần giống Tây Âu, đường xá sạch sẻ (Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng, ...). Dân chúng rất lịch sự, dể thương, hiếu khách, ....theo cái nhìn của người Á Châu đến từ Mỹ, Âu Châu. Nam Á chỉ có Singapore thì có thể so sánh được, Thái Lan thì khác xa, Mã Lai thì không biết. Người nói tiếng Trung thì Đài Loan là khá nhất, sau đó là Singapore và Hong Kong, có lẻ áp chót là Trung Hoa đại lục. Dân vegan thì Đài Loan rất nhiều, tiệm ăn chay chổ nào củng có và khẩu vị khá nhất là Đài Bắc và Đài Trung. Nhất Quán Đạo (Phật giáo theo Phật Tế Công) rất đông và khuyến khích ăn chay như Đạo Lão. Dân Đài Loan du học Mỹ nhiều, như Morris Chang xếp TSMC--số 1 về silicon foundry theo sau là Intel --Mỹ và Samsung --Đại Hàn, Jensen Huang xếp Nvidia, Lisa Su xếp AMD, ...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 751,811
Tác Giả VVNM Phạm Hoàng Chương sinh ngày 15 tháng 5, năm 1944 tại Phan Rang, Ninh Thuận. Ông tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu của Giải Thưởng 2000. Năm 2009, ông đoạt giải chung kết Vinh Danh Tác Giả-Tác Phẩm, sau đó vẫn tiếp tục viết và gắn bó với giải thưởng. Tin Ông ra đi vào thứ Sáu, ngày 25 tháng Sáu, 2021, hưởng thọ 78 tuổi là một mất mát lớn cho bạn bè văn hữu và giải thưởng VVNM. Việt Báo và Giải Thưởng VVNM xin được trích đăng loạt bài viết tưởng nhớ Ông, với bài “Tiễn Anh Lên Đường” của tác giả/giám khảo Trương Ngọc Bảo Xuân.
Tác Giả VVNM Phạm Hoàng Chương sinh ngày 15 tháng 5, năm 1944 tại Phan Rang, Ninh Thuận. Ông tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu của Giải Thưởng 2000. Năm 2009, ông đoạt giải chung kết Vinh Danh Tác Giả-Tác Phẩm, sau đó vẫn tiếp tục viết và gắn bó với giải thưởng. Tin Ông ra đi vào thứ Sáu, ngày 25 tháng Sáu, 2021, hưởng thọ 78 tuổi là một mất mát lớn cho bạn bè văn hữu và giải thưởng VVNM. Việt Báo và Giải Thưởng VVNM xin được trích đăng loạt bài viết tưởng nhớ Ông, bắt đầu với bài “Kỷ Niệm - với Anh Phạm Hoàng Chương” của tác giả Phùng Annie Kim, ngòi bút đoạt giải chung kết 2016.
Chị ơi, em có lịch phỏng vấn rồi! Mai nói giọng đứt quãng vì quá xúc động. - Nghe đâu mẹ con em là những người đầu tiên được làm hẹn khi Lãnh Sự Quán mở cửa trở lại đó chị ơi! Bọn em đã nhìn thấy “Ánh sáng ở cuối đường hầm,” Mai nói. - Em biết đây không phải là bước cuối cùng nhưng được lúc nào hay lúc ấy. Có ngày phỏng vấn là em quá hạnh phúc rồi, cái ngày mà hơn hai mươi năm nay em đã từng mơ, giờ đã tới.” Tôi cũng mừng đến nghẹn lời theo Mai, lòng thầm cám ơn Trời, Phật, Chúa... đã nghe thấy tiếng nguyện cầu của Tiến và Mai cũng như nghe những lời cầu nguyện của tôi cùng quý vị ân nhân, và độc giả của VVNM.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Hùng (con trai) và vợ là Vân sang nhà hàng cuối năm 2019, làm ăn chưa được 5 tháng thì bị tình trạng đóng cửa vì dịch bệnh, vợ chồng lo lắng xanh mặt, tình trạng kéo dài phải chịu trả tiền rent chờ đợi. Bao nhiêu tiền dành dụm trước đây đã đắp đổ hàng tháng, may có bà ngoại giúp đỡ và con gái lớn vừa học vừa làm có tiền dành dụm đưa ba mẹ. Hùng xót xa thương con, cha mẹ nào muốn con mới ra đời đã phải nặng gánh lo toan nhu vậy, nhưng tình thế làm ăn lao đao chung, nên đành phải nhận lòng hiếu thảo của con. Mấy tháng qua quán ăn được mở trở lại phục vụ dưới hình thức “Food togo”, nhưng nơi Hùng Vân bán, đa số là sinh viên thuê nhà chung quanh trường San Jose State University, nay các em học online tại nhà, vợ chồng cố cầm cự khách vãng lai, bỏ công cầu mong đủ trả tiền rent chờ đợi tương lai hy vọng sáng sủa hơn. Tình hình xăng dầu mắc mỏ, vật giá leo thang kinh khủng, Hùng Vân mua hàng thực phẩm giá cả tăng gấp ba, tháng trước vợ chồng hì hục dán thay đổi lên giá chút xíu khiêm nhườ
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tôi không nghĩ có truyền thông thổ tả hay ý đồ chính trị bẩn thỉu gì ở đây như một số người đồn đoán. Bên Ấn Độ có bà quan chức nào đó kêu gọi uống nước tiểu con bò sẽ trị được COVID, vì con bò là linh vật của đất nước này. Bạn có tin được lời nhảm nhí đó không? Hãy sáng suốt chọn lựa đều tốt nhất cho bạn và gia đình của bạn trước khi quá muộn, đừng ngồi đó mà chờ đợi phép thuật từ Aladin.
Mọi người đều có một quan niệm sống riêng và tôi chọn cách sống âm thầm cầu nguyện, cố gắng giữ lòng luôn đi theo hướng Chân Thiện Mỹ -Nhẫn mà tôi yêu quý .Xin cầu chúc cho thế giới sẽ hòa bình trong sự sáng suốt hướng thiện sám hối của mỗi con người ;biết đâu đấy là Cộng Nghiệp của loài người , điều quan trọng để nhìn nhận mọi sự chính là lương tâm trong sáng , công bằng không vụ lợi,hay làm lành lánh dữ -việc xấu và nhớ coi trọng đời sống Tâm linh, cầu nguyện luôn. Con người cứ tưởng mình là chủ nhân ông của thế giới vũ trụ này khi đã đạt được nhiều thành tựu vượt bực về kỹ thuật khoa học, xây dựng, phát minh nhiều tiện ích sử dụng cho đời sống như điện thoại thông minh, Internet, remote điều khien từ xa. Không đâu ,cuộc sống của con người lệ thuộc rất nhiều yếu tố như Số phận, môi trường, đất nước, và bị ảnh hưởng cả bởi những người khác trong xã hội loài người...
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ai nấy đã về lều của mình rồi mà âm hưởng bài hát vẫn còn vọng lại trong tôi. Kéo tay bà xã ngồi lại, tôi chăm chăm nhìn vào ánh lửa mà nhớ về ngày xưa. Dạo này không hiểu sao tôi hay để tâm hồn lang thang trở lại với những mảnh vụn kỷ niệm ngày xưa cũ. Nhìn ánh lửa cháy reo vui trước mắt mà tôi như thấy lại khung cảnh tương tự ở một quá khứ cách đây hơn 40 năm, như mới xảy ra ngày hôm qua. Tôi nhắc chuyện ngày xưa, chuyện buồn nhiều hơn vui. Thời đó trong nước, ai cũng đói nghèo, khổ sở vì chính quyền ngu muội, lấy đâu có chuyện vui mà kể. Vợ tôi cười nhẹ với nụ cười đồng cảm pha chút diễu cợt “chắc tại anh già rồi”. Hai chữ già rồi cứ luẩn quẩn bám theo tôi cả buổi tối hôm đó. Tiếng lửa vẫn reo vui, than củi nổ lách tách mang hơi ấm lan tỏa vào không gian…