Hôm nay,  

Niềm Vui Của Cha

18/06/202100:00:00(Xem: 6385)

 
HINH VIET VE NUOC MY
Gia đình tác giả Minh Thúy Thành Nội.(Hình tác giả cung cấp)


Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”,   Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.

 

***

 

Ông Lang được chích thuốc phòng dịch Coronavirus từ tháng ba năm nay. Sau bao ngày bó chân bó cẳng ở tiểu bang Alabama nơi gia đình con gái, hôm nay ông mới được về Cali thăm con trai. Trời Cali thật lạ, tuy đã tháng sáu nhưng ông vẫn thấy lạnh, ngày lạnh ít mặc áo ấm nhẹ, đêm lạnh nhiều mặc áo dày vẫn thấy run, hay tại tuổi trên 80 của ông cơ thể đã bị yếu đi nhiều?!

Hùng (con trai) và vợ là Vân sang nhà hàng cuối năm 2019, làm ăn chưa được 5 tháng thì bị tình trạng đóng cửa vì dịch bệnh, vợ chồng lo lắng xanh mặt, tình trạng kéo dài phải chịu trả tiền rent chờ đợi. Bao nhiêu tiền dành dụm trước đây đã đắp đổ hàng tháng, may có bà ngoại giúp đỡ và con gái lớn vừa học vừa làm có tiền dành dụm đưa ba mẹ. Hùng xót xa thương con, cha mẹ  nào muốn con mới ra đời đã phải nặng gánh lo toan nhu vậy, nhưng tình thế làm ăn lao đao chung, nên đành phải nhận lòng hiếu thảo của con. Mấy tháng qua quán ăn được mở trở lại phục vụ dưới hình thức “Food togo”, nhưng nơi Hùng Vân bán, đa số là sinh viên thuê nhà chung quanh trường   San Jose State University, nay các em học online tại nhà, vợ chồng cố cầm cự khách vãng lai, bỏ công cầu mong đủ trả tiền rent chờ đợi tương lai hy vọng sáng sủa hơn. Tình hình xăng dầu mắc mỏ, vật giá leo thang kinh khủng, Hùng Vân mua hàng thực phẩm giá cả tăng gấp ba, tháng trước vợ chồng hì hục dán thay đổi lên giá chút xíu khiêm nhường, thì nay mua hàng lại tiếp tục tăng, vợ chồng khổ sở không dám nghĩ đến chuyện tăng thêm sợ mất khách.

Ông Lang nhìn hoàn cảnh con cháu cũng buồn rầu lo lắng thêm, tuổi ông nay cũng gần đất xa trời, nhưng rước vào biết bao nhiêu sự lo lắng trước cuộc sống hiện tại từ kinh tế, dịch bệnh và mới đây là sự kỳ thị dân Á Đông. Hằng ngày xem tin tức hình ảnh dân Á đông bị hành hung, ông chỉ biết âm thầm thở dài, không dám đi dạo bộ ngoài đường như trước nữa, suốt ngày loanh quanh sau khu vườn. Sống với con này lại nhớ con kia, mỗi con làm việc và sinh sống mỗi tiểu bang, ông luôn cầu mong có nhiều sức khỏe để còn đi thăm các con.

Về đây, nhìn vợ chồng Hùng đầu tắt mặt tối, sáng rời nhà sớm, tối về muộn, các cháu đi học, ông cũng chẳng còn ai để chơi. Bạn lính, bạn tù, bạn thời đi học có nhiều, thường liên lạc bằng email. Ngày xưa thỉnh thoảng họp hội đoàn nơi này nơi kia, nay từ từ đã rụng lần hồi, bạn bè còn lại, đa số không còn lái xe được, gọi phone thăm nhau đều nghễnh tai nói chuyện, ông nói vịt, bạn nói gà, mở volume thật lớn, nghe và hiểu được bao nhiêu thì hiểu. Thế giới người già bị thu hẹp niềm vui và tăng dần sự cô đơn lạc lõng.

Sáng nay cháu gái đầu của Hùng là Sophia Thu Hằng được nghỉ ở nhà, lần đầu tiên ông Lang thấy cháu có thì giờ kể từ khi qua đây. Tuổi trẻ bận rộn theo việc học hành, nhiều sinh hoạt bên ngoài, may mắn gặp bữa có cháu ngồi chung mâm cơm, thăm hỏi đôi điều rồi các cháu trở về phòng sớm lẹ, mà nếu có ngồi chung cũng cúi mặt vào phone. Nhiều lúc ông cũng muốn cười nhìn các cháu ngồi kề nhau nhưng nói chuyện bằng text qua phone, tiết kiệm lời nói tối đa, không ngờ cái phone nó có sức thu hút và điều khiển mạnh mẽ như vậy, chả bù với ông bây giờ muốn nói nhưng không ai nghe, và cũng chẳng nghe được ai nói dù đôi tai đã gắn hearing aid.

Trời nắng ấm, Ông đi dạo quanh vườn, cầm kéo cắt tỉa những bông hoa héo, lá sâu, nhặt rác, nhổ cỏ dại. Những chậu hoa tươi sáng lên dưới ánh nắng vào hạ, hoa Snapdragon hồng, vàng xinh tươi thường bán nhiều nơi của tiệm Trader Joe’s, hoa Hồng mấy cây đủ màu sắc nở nụ thật xinh, hoa chuối màu gạch đậm đà, hoa Cúc vàng tươi rực rỡ, còn nhiều hoa nữa ông không biết tên, ông dừng lại cắt tỉa thật kỹ loài hoa màu tím, hình thù như hoa Phượng, màu tím gợi nhớ nhiều kỷ niệm, ánh  mắt  ông xa xăm về vùng quá khứ...
                                    
***
 
Thủa ấy cuộc tình của ông được trải dàn hình ảnh thơ mộng nơi đất Thần Kinh. Hương (vợ ông) học trường Đồng Khánh, ông học trường Quốc Học. Từng chiều tan trường ông đạp xe về hướng Vỹ Dạ, tình cờ cũng thấy cô gái đạp cùng hướng, thường hay để chùm hoa dại màu tím trên giỏ xe, ông bị cú sét “phút đầu gặp em tinh tú quay cuồng”, với nét mặt đẹp thánh thiện, trong sáng. Từ đó mỗi giờ tan trường ông thường nấn ná đợi chờ trước cổng trường mình, mắt nhìn đoàn nữ sinh đi bộ, đoàn đạp xe rất rõ ràng chứ không như Hàn mặc Tử “ áo em trắng quá nhìn không ra “. Rồi từng ngày xe theo xe  nhặt bóng nắng đường dài,  Ông đạp chậm theo ai hát vừa đủ họ nghe
 
Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi
Cô đi về đâu tan buổi học rồi
Cô xuôi Đạp Đá hay về Nam Giao
Cô về Vỹ Dạ hay ngược Kim Luông...   (Thu Hồ)
 
May mắn cho Hương chưa tới Vỹ Dạ, cũng chưa qua Đập Đá thì nàng đã rẽ vào đường Nguyễn Công Trứ có chợ Cống lối sâu, nếu không sẽ còn nghe “gả điên” có giọng ca khàn đục bám theo sau. Đều đặn thời gian có lẽ cô thấy anh thanh niên mặc áo trắng, quần xanh với nét mặt thanh tú không đến nỗi tệ, nên có lần cô cũng mở miệng trả lời câu hỏi làm quen của ông, vừa đạp xe vừa giữ chiếc nón quai tím thật duyên dáng làm tim ông đập mạnh rung động. Hai người quen nhau từ đó, chỉ tiếc nàng không đạp xe qua khỏi Đập Đá để thấy con đường thơ mộng trải nhẹ xác hoa Sầu Đông, ông ước chi được thấy loài hoa nhuỵ tím cánh trắng nhỏ tí theo làn gió thoảng bay rụng bám trên áo nàng, tóc nàng chắc sẽ làm ông ngây ngất thêm nữa.
 
“Khi gió mới lên làn tóc tung tăng.
Xõa ngang bờ vai khi tuổi dậy thì
Đôi môi hồng thắm duyên là nên duyên
Mắt tròn như mộng say đời xinh xinh
Cô là tất cả trời đẹp xứ kinh”
 
Mối tình kéo dài bằng những cánh thư trao gởi được hơn một  năm thì ông đi lính vào Thủ Đức sau khi đậu Tú Tài 2, lúc đó Hương đang học lớp đệ nhị. Ông ra trường sợ mất Hương, về phần nàng đang ham yêu nên tốt nghiệp trung học xong lo sợ”một ngày xa nhau xóa bao hình bóng”, nên cũng muốn lấy chồng để giữ tình yêu. Cha mẹ Hương lo lắng đời lính phiêu bạt, còn Hương thì chưa có nghề nghiệp gì, nhưng lúc yêu nhau con người ta thường mạnh mẽ chẳng sợ điều gì, ông luôn trấn an Hương “trời sinh voi, trời sinh cỏ”.

Cuộc đời binh nghiệp rày đây mai đó, nên Hương bồng con theo ông sống từ tỉnh này đến tỉnh khác cho đến ngày mất nước. Ông đi tù cải tạo. Hương ôm hai đứa con dại vô Sài Gòn ở ké nhà mạ đã vào trước đó. Tuổi đời còn dại chưa từng va chạm, Hương theo người ta buôn gì lỗ đó, vốn liếng chẳng có, đi họp tổ nghe dụ dỗ vợ tù cải tạo nếu đi kinh tế mới chồng sẽ được về sớm. Hương tìm lên hướng Long Thành dựng nhà làm rẫy chờ ngày ông về. Hai năm, ba năm, rồi tới tám, chín năm chưa về, chồng ở tù ‘mút mùa Lệ Thủy.” Hương trở lại Sài Gòn vì muốn con cái học hành, nhờ em chồng giúp đỡ cho ở ké góc nhà sau. Hương kiếm được chỗ ngồi đầu hẻm nấu xôi bán, ngày nào bán ế các con than thở “ăn xôi hoài sợ quá mẹ ơi”. Bòn nhặt chút tiền dư Hương lặn lội ra miền Thanh Hóa đèo heo hút gió thăm ông, tủi tủi mừng mừng chẳng nói được điều gì, ông chỉ biết nhìn Hương nước mắt ràn rụa. Những đêm trong tù thao thức, ông đã từng nghĩ với nhan sắc của Hương ra đời thế nào cũng có nhiều người theo đuổi, Ông chẳng trách hờn nếu Hương bước thêm bước nữa, trái lại còn thương hoàn cảnh người đàn bà yếu đuối mất dần tuổi xuân, chồng lại tù tội không có ngày về. Trước mắt ông là hình ảnh người thiếu phụ đen sạm ốm yếu tàn tạ, khiến ông càng đau lòng thắt ruột, nhưng biết làm gì hơn trong hoàn cảnh này. Sau chuyến  thăm chồng về Hương bị mất chỗ ngồi bán xôi, nàng chỉ biết cắn răng vác thúng đi dạo quanh vùng bán rao. Tình cờ có người bà con thấy hoàn cảnh quá nghèo khổ, nên giới thiệu hàng may gia công, Hương cặm cụi sáng tối ngày mười mấy tiếng, gắng nuôi con ăn học, mòn mõi đón chồng sau gần 14 năm “cải tạo”.

Ông ngừng tỉa cây, ngồi xuống bộ bàn ghế đặt dưới gốc Phượng tím, mắt ông lại càng xa vời như người mộng du tiếp tục quay về vùng ký ức...Bao nhiêu năm trong tù, đau khổ nhục nhã lao động bào mòn thể xác tinh thần, nhưng khi về nhà đối diện cảnh thực tế, ông càng đau đầu lo âu đủ thứ nhìn cuộc sống vợ con vất vả, ông đã sụt mất nhiều cân. Ông làm đủ nghề thợ mộc, thợ hồ, làm thuê làm mướn, chỉ muốn nhắm mắt lại mỗi lần thấy lá cờ đỏ sao vàng, tim đau nhói khôn tả, nuốt nước mắt chảy ngược vào lòng nhức nhối.

Vài năm sau ông đi diện HO qua Mỹ, đau lòng  rời xa Quê Hương Đất Tổ sống đời tỵ nạn mà vết thương trong tâm hồn thầm lỡ loét mỗi ngày mỗi sâu hơn. Vợ chồng ông bắt tay cày cuốc cố gắng lo gầy dựng cuộc sống mới, nhưng cuộc đời đếm trên đầu ngón tay niềm vui chẳng được bao nhiêu, vợ ông ngả bệnh bất ngờ, chỉ nửa tháng sau buông nghiệp trần ra đi. Ông mất thăng bằng tâm lý, có những đêm uống rượu say mèm trốn chạy sự thật đau đớn, thức giấc nửa đêm thấy bão tuyết ngoài trời, ngôi nhà trống vắng lạnh lùng, ông ước chi được đi theo vợ giải thoát. Các con đã lập gia đình ở riêng rất lo lắng, gọi phone đến thăm, ông sợ hãi dọn dẹp sạch những chai rượu, không để lại dấu vết gì vì sợ các con buồn. Thấy tình trạng cha suy sụp như vậy, các con muốn ông về sống chung. Ông không vực dậy nỗi bản thân, bỏ bê công việc nên bị laid-off. Con ông lệ thuộc công việc, nên di chuyển sang tiểu bang khác, từ đó ông ở hai nơi...
          
- Ông đang ngồi nghĩ gì vậy ?

Tiếng bé Hằng đang bước ra vườn hỏi làm ông choàng tĩnh trở về thực tại

- Ờ ông đang ngắm và cắt tỉa hoa cho gọn cháu à

Ông có thể kể con nghe chuyện VN, chuyện ông được không?  Con đọc vài tài liệu nhưng chưa hiểu hết. 
           
Ông gật đầu mừng rỡ, các cháu ngoại còn quá nhỏ, nhưng hôm nay cháu nội đã trưởng thành và muốn tìm hiểu về quê hương Việt Nam. Ông rửa tay và hai ông cháu ngồi đối diện. Nắng xuân pha lẫn giọt hạ hồng tươi sáng ấm áp, mùa hè đang chào đón, bầu  trời trong xanh dịu mát, ông hít thở không khí trong lành, kể giọng chậm rãi....

- Khi giặc miền Bắc xâm lấn miền Nam… ông bị đi tù, bà nội con đã dầm mưa dãi nắng ngồi bán xôi nuôi ba và cô của con, ông từng bị còng tay ngồi xà lim, đi lao động làm đủ việc nặng nhọc, nhiều lúc ông không ngờ được có ngày mình còn sống trở về. May mắn đất nước Hoa Kỳ dang tay cứu vớt, đưa HO sang đây làm lại cuộc đời. Dân VN rất sợ Cộng Sản cai trị bởi chế độ độc tài, nên liều mình tìm cách trốn thoát bằng đường bộ hoặc đường biển, đàn bà bị cướp hãm hiếp bắt cóc, người ta bỏ mạng rất nhiều ngoài biển cả vì tàu chìm.
        
Bé Hằng chớp mắt lia lịa như cố đè nén nỗi xúc động, cháu đứng lên quay vào trong, hồi sau cầm ra ly nước cho ông uống, mặt mày tỉnh táo hơn ngồi xuống chờ đợi ông kể tiếp. Ông phải tìm chữ giải thích cách này cách kia vì nhiều từ ngữ cháu không hiểu.
        
- Cháu biết dân tỵ nạn trên khắp các nước luôn bảo vệ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, đó là lá cờ tự do mà đời ông đã gìn giữ đất nước trong hai mươi năm, biết bao người đổ xương máu hy sinh mất một phần thân thể, nay đã tàn phế bên quê nhà, cho nên cháu cố gắng học thật giỏi, góp công trả ơn nước Mỹ nói chung và giúp cộng đồng Việt Nam nói riêng nhé, đó là điều ông mong cháu luôn ghi nhớ...
      
Bé Hằng ngồi yên mắt đỏ hoe, bỗng dưng choàng ôm ông
        
- Con thương Ông lắm, giống như con thương ông Ngoại cũng đi tù mấy năm, con chỉ nghe qua lời mẹ kể vì Ngoại mất khi con nhỏ quá, may mắn nay được nghe Nội kể, “I love you so much”.

Câu chuyện ngưng ngang đó vì cháu còn chuẩn bị đi dạy học ở KM (Kumon Learning Center).
        
Tháng sáu bé Hằng tốt nghiệp hai năm trường Chabot College để chuẩn bị vào U.C Berkeley.  Quá đỗi kinh ngạc của ông và cha mẹ, cháu mặc áo, mũ làm lễ kèm theo khăn quàng cổ bằng cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ thân yêu của người tỵ nạn Cộng sản đã trân quý gìn giữ khắp nơi. Có niềm vui nào bằng với ông bây giờ, cháu đã tìm hiểu lý do về chuyện tỵ nạn của người Việt trên xứ người. Riêng đối với Hùng và vợ, niềm hạnh phúc dâng tràn nhìn con ngoan hiền, tiền kiếm được đưa hết cha mẹ lúc vợ chồng Hùng gặp khó khăn về business. Hơn một tháng nay công việc buôn bán có vẻ hồi sinh trở lại, Hùng hy vọng tình hình sẽ khá hơn, vợ chồng anh sẽ cố gắng làm lụng, phụ giúp vào ước mơ của con gái chọn ngành theo ý muốn.

Sắp đến ngày lễ Father's Day, bé Hằng hỏi cha và ông thích quà gì để cháu mua, vì cháu muốn món quà được dùng không bị bỏ xó.

Ông Lang mỉm cười vỗ đầu bé Hằng

- Cháu biết choàng lá cờ vàng, lá cờ chính nghĩa người dân tỵ nạn VN luôn tranh đấu để được xuất hiện trong các buổi lễ một cách trân trọng, cháu đã hiểu phần nào về quê hương đất nước, thì là món quà quý giá tặng cho ông rồi, ông chẳng cần thêm gì nữa hết.
Hùng cũng âu yếm nhìn con

- Con đã là món quà lớn mẹ Vân tặng cho cha rồi, con biết chăm chỉ học hành, hiếu thảo với cha mẹ, ngoan hiền như vậy cha đặt hết kỳ vọng về con, cha vui lắm không cần quà cáp gì đâu con.

Buổi tối gia đình dùng cơm với những món hơi đặc biệt, gọi là ăn mừng bé Hằng ra trường. Không khí đầm ấm, hình ảnh gia đình hạnh phúc giữa ba thế hệ ông, cha, và cháu, bữa cơm thêm ngon miệng.  Ông Lang và Hùng cụng ly bia, nháy mắt ra dấu chia sẻ niềm vui chung của những ông cha.
Bất chợt Hùng sực nhớ ra điều quan trọng đã quên nói

- Con báo ba tin mừng nữa là năm ngoái vì bệnh dịch Covid_19 nên Liên Hội Quân Nhân gác kiếm không tổ chức ngày Lễ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, nhưng năm nay tổ chức đúng ngày 19 tháng 6 tại đường West Hedding St. San Jose, con đã nắm thông báo và địa chỉ đây, hôm đó con sẽ chở ba đi dự lễ, như vậy là quà Father’s Day đó nhé, khỏi cần mua gì tặng phải không ba?
           
- Cha mày...chỉ được cái lém lỉnh.

Lâu lắm rồi nụ cười của ông mới mở rộng hết ga như vậy, ông nghĩ “chuyến về Cali này thật hên, ông sẽ được hồi sinh lại quá khứ trong ngày lễ QLVNCH...”
 
Minh Thúy (Thành Nội)
2021 
 

Ý kiến bạn đọc
10/10/202114:20:14
Khách
Cám ơn ông Van Tran vê những tài liệu quý giá mà ông trích dẫn.
03/07/202105:49:07
Khách
MT rất vui được đọc những comment của quý anh chị , được cảm thông theo bài viết , được hiểu biết rộng hơn về đề tài chính trị và chiến tranh . Rất cám ơn các anh . Kính chúc mùa Lễ Độc Lập an vui và luôn được nhiều sức khoẻ
Kính
Minh Thuý
22/06/202104:52:55
Khách
Cali- Ngày 14 tháng 6 vừa qua, thượng nghị sĩ tiểu bang Thomas J. Umberg đã đệ trình Thượng Viện tiểu bang nghị quyết SCR 3, và đã được Thượng Viện chấp thuận. Nghị quyết này công nhận và vinh danh ngày 19 tháng 6 là Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TNS Tom Umberg cho biết ông rất vinh dự được đại diện khu vực 34, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất ở Mỹ. Đây cũng là nơi sinh sống của hàng ngàn cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà. Ông Umberg đã lên tiếng cảm ơn các cựu quân nhân không chỉ vì những công lao trong quá khứ, mà còn vì những đóng góp cho sự phát triển của xã hội , đồng thời nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ sau tiếp tục noi gương tốt của các cựu quân nhân.
Ông cũng nói rằng việc công nhận ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà không chỉ để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh dũng cảm trong chiến tranh Việt Nam, mà còn để vinh danh các cựu quân nhân sinh sống tại đây cũng như những người tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam hiện nay.
Vào ngày 19 tháng 6, ông Tom Umberg đã đến tham dự buổi lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, và trao tặng bằng tưởng lục cho Liên Hội Cựu Chiến Sĩ miền Nam California cũng như các vị Hội trưởng của các hội cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.
21/06/202120:36:01
Khách
Afghanistan -- another Việt Nam, Taliban will be the new boss, everybody have to leave or else. "Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 21-6 dẫn lời Đại sứ quán Trung Quốc tại Afghanistan cho biết các công dân và tổ chức Trung Quốc cần thực hiện biện pháp phòng ngừa bổ sung và tăng cường chuẩn bị khi tình hình trở nên xấu đi. "Năm nay, xung đột ở Afghanistan không thay đổi. Các cuộc tấn công khủng bố xảy ra thường xuyên và tình hình an ninh đang trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn" - Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố, đồng thời thúc giục công dân Trung Quốc thận trọng và lập tức rời khỏi Afghanistan thông qua các chuyến bay thương mại quốc tế. Bắc Kinh đổ lỗi cho sự trỗi dậy của Taliban là do Mỹ và NATO đột ngột rút quân khỏi Afghanistan sau gần 2 thập kỷ hiện diện tại quốc gia này.
21/06/202107:27:57
Khách
Câu chuyện thật hay , đọc muốn rơi nước mắt , thật xúc động lại mang tính thời sự với văn phong lôi cuốn hấp dẫn . Cám ơn tác giả đã cống hiến chuyện thật , người thật . Mong được đọc tiếp bài viết của tác giả với đủ các đề tài sâu sắc .
20/06/202120:56:12
Khách
Các cấp lãnh đạo của Cộng sản Bắc Việt đã công khai thú nhận rằng chỉ dám mở cuộc Tổng Tấn Công năm 1975 khi Việt Nam Cộng Hòa bị cắt giảm quân viện trầm trọng :

***Trong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, đại tướng CS Văn Tiến Dũng đã viết rằng động cơ thúc đẩy mở cuộc Tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì “hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu.”…” “…Nhận thấy tình hình Mỹ không còn muốn chi viện cho địch, bộ chính trị và bộ tổng tham mưu họp khẩn trương thống nhất để tổng tấn công trên khắp miền Nam…”.
***Trong Báo Cáo Tổng Kết của quân đội Liên Xô năm 1977 có đoạn : “Sau khi chúng ta có đầy đủ báo cáo về sự thiếu hụt lực lượng, khí tài của quân đội Việt Nam Cộng Hòa do người Mỹ không muốn lún sâu vào chiến tranh Việt Nam thì thông tin đã kịp thời đến với phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chúng ta cũng có quyết sách đúng đắn khi gửi tới Hà Nội phái đoàn quân sự cao cấp để giúp chính phủ VNDCCH thêm sức mạnh quân sự kết thúc cuộc chiến Việt Nam…” .
***Trong cuốn sách Years of Renewal, Henry Kissinger viết rằng tháng 1-1975 , báo Học tập của Cộng sản Bắc Việt viết về tình trạng khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa : “Hỏa lực và sự di động của quân Ngụy giảm mạnh trong quí ba 1974, hỏa lực pháo binh hàng tháng của quân Ngụy giảm ba phần tư (3/4) so với 1973. Số phi vụ chiến thuật hàng ngày của quân Ngụy giảm chỉ còn một phần năm (1/5) so với năm 1972. Số máy bay Ngụy so với thời kỳ chiến tranh trước đây giảm 70%, trực thăng giảm 80%…Kho bom đạn Ngụy giảm mạnh và gặp nhiều khó khăn về tiếp liệu, bảo trì, sửa chữa các loại máy bay, xe tăng, tầu thuyền, vũ khí nặng…”.
***Hồi ký của tướng cộng sản Văn Tiến Dũng mang tựa đề "Đại thắng mùa xuân" có đoạn "Nhận thấy tình hình Mỹ không còn muốn chi viện cho địch, bộ chính trị và bộ tổng tham mưu họp khẩn trương thống nhất để tổng tấn công trên khắp miền Nam..." .

v.v…
20/06/202115:00:34
Khách
Tổng thống Hoa kỳ cùng các tướng lãnh nghĩ gì về người lính Việt Nam Cộng Hòa?

Trong cuốn No More Viet Nam, cựu tổng thống Nixon đã viết: ”Tất cả các vị tướng lãnh chỉ huy cao cấp Hoa Kỳ tại Việt Nam và Hoa Thịnh Đốn đều xác nhận việc quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã chứng tỏ rằng, nếu được trang bị đầy đủ, họ có thể đẩy lui những sư đoàn thiện chiến nhất từ Bắc Việt xâm nhập vào Miền Nam…” .
Cựu thống tướng Westmoreland : “Tôi đã cùng chiến đấu với các anh trong bốn năm, tôi kính phục các anh và giờ đây, tôi vẫn tiếp tục kính phục các anh “.
Cựu đại tướng Louis C. Wagner Jr.: “Tôi hãnh diện về thời gian mà tôi đã trải qua, phục vụ sát cánh với các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa “.
Cựu đại tướng Barry McCaffrey - từng làm cố vấn Sư Ðoàn Nhảy Dù VNCH, sau này là chỉ huy lực lượng bài trừ ma túy dưới thời Tổng Thống Bill Clinto – “ Tất cả những gì chúng tôi nhớ và biết, là sự can đảm và sự quyết tâm của các người lính Nhảy Dù Việt Nam xông pha ra trận. Họ không có tượng đài ngoại trừ trong những ký ức của chúng ta “.
v.v...
20/06/202114:55:23
Khách
Tạp chí Newsweek: "Tất cả những sự thất bại lịch sử và hèn nhát tồi tệ của biết bao nhiêu nhà lãnh đạo Tây Phương đều chồng chất lên lưng những người lính nam Việt Nam... Thật là bất lương và bất công. Sự nhục nhã là của chúng ta chứ không phải là của quân đội Việt Nam Cộng Hòa ".
Trong cuốn HEROIC ALLIES - NHỮNG ĐỒNG MINH ANH HÙNG , tác giả Harry F. Noyes III viết:
" Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay cộng sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng tự do ".
Tiến Sĩ Lewis Sorley : "Trong Trung Tâm Văn Khố Quốc Gia của Hoa Kỳ có nhiều văn bản ghi lại những huy chương của Hoa kỳ trao tặng cho quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa để ghi nhận chiến công của họ. Tiếc thay, chẳng ai buồn nhắc đến ".
Sử gia Hoa kỳ Bill Laurie – một chuyên gia về Việt Nam, và từng là chuyên viên tình báo chiến lược của Hoa Kỳ, phát biểu :” Lý do chính khiến quân đội miền Nam bị đánh tan trong vòng mấy tháng trong năm 75 là vì Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ quân sự và kinh tế đến mức không một quân đội nào có thể chống đỡ để mà sống còn “. Và rằng ” năm 1968 và năm 1972, tuy trang bị kém hiện đại hơn so với quân Bắc Việt, nhưng chỉ cần đủ đạn dược là quân lực Việt Nam Cộng Hòa cũng đã giữ vững cõi bờ, giáng trả đối phương những đòn mãnh liệt “.
v...v...
20/06/202114:49:57
Khách
Người lính Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu cho ai? Bộ đội Cộng sản chiến đấu cho ai?

*** Jean Lartéguy- cựu đại tá Pháp, văn sĩ, ký giả- thuật lại: Vào những ngày cuối tháng Tư năm 75, khi gặp người lính Việt Nam Cộng Hòa, tôi hỏi ông ta xem tình hình ra saọ . Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người chót chiến đấụ. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh “.
Jean Lartéguy cũng thuật lại người bạn đồng nghiệp là Raoul Coutard hỏi những người lính Việt Nam Cộng Hòa rằng : “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” . Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ “. “Vì sao? . ” Tại vì chúng tôi không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản”.

***Trên tờ báo Quân Đội Nhân Dân ngày thứ tư 23/12/64 trong bản tin “Bộ Quốc Pḥng mở tiệc chiêu đãi trọng thể Hồ chủ tịch đã đến dự ” có trích dẫn lời Hồ tuyên bố trong bữa tiệc rằng ” Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân…..nhiêm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng “.
Lê Duẫn tuyên bố : Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,305
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nếu bạn dang sống ở một nơi nào đó trên đất Mỹ , thì thật khó mà rời bò nơi đó và thường cho rằng "an cư rồi mới lạc nghiệp"! Tôi thì lại suy nghĩ khác, luôn tính đi tính lại để tìm một nơi đáng sống . Từ bên trời Âu, khi có ý định di dân qua Mỹ, tôi cũng đã đi gần hết những thành phố lớn của nước Mỹ, rồi sau cùng mới quyết định chọn Houston để an cư từ năm 1990 đến nay. Con gái tôi, từ khi ra trường và làm việc cho Google, đã đóng góp rất nhiều cho Google Maps và nhất là Google Search. Cũng vì thích Google Search nên một hôm tôi vào Google Search để tìm kiếm xem một nơi nào đó có đời sống và nhà cửa rẻ nhất nước Mỹ.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Người ta thường nói: “Trâu chậm uống nước đục”, tuy vậy ở đời có những cái chậm lại hóa hay. Có người vì chậm mà không phải lên chuyến tàu định mệnh, hoặc vì chậm mà tránh được chuyến bay tử thần, chuyến bay một đi không trở lại bao giờ, cũng có khi vì chậm mà tránh được chuyến xe đi vào vĩnh viễn… Trong số hàng triệu người ly hương, có nhiều kẻ vì hay bị chậm mà lại hóa hay, lại may mắn hơn, hưởng nhiều lợi lạc hơn những người đi trước. Những kẻ đi sau diện ODP, diện đoàn tụ gia đình, hoặc qua đường hôn nhân… đều là những kẻ an nhàn hơn, may mắn hơn, đi bằng máy bay, không phải vượt biên bằng tàu thuyền hay băng đường bộ. Những lớp người vượt biên trải qua chín chết một sống, lao vào cõi chết để tìm sự sống…
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Hầu như ai cũng biết Châu Mỹ mới được ông Kha Luân Bố (Columbus) tìm ra vào thế kỷ thứ 16. Trải qua nhiều cuộc di dân từ Âu Châu, mỗi nước chiếm cứ một vùng. Anh – Pháp nhận vùng Bắc Mỹ, Tây Ban Nha- Bồ Đào Nha di dân đến vùng Trung và Nam Mỹ...Sau này mới phân chia ranh giới và thành lập các quốc gia, theo hình thể địạ lý như hôm nay. Bởi vậy Hoa Kỳ và Canada nói tiếng Anh là chính, nhưng vẫn có nhiều khu vực nói, viết và chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp. Trong khi từ Mễ Tây Cơ trở xuống phía Nam, nói – viết tiếng Tây Ban Nha. Và dĩ nhiên cũng bị ảnh hưởng của nền văn hóa nước này.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông.
Một buổi chiều chớm Thu vùng sa mạc Arizona, khi nắng vàng nhạt dần trong không gian, cái nóng dịu đi dưới những áng mây vừa kéo về đan vào nhau như những tảng bông gòn trắng xám giăng trên bầu trời xanh. Vợ chồng tôi cùng với con chó nhỏ thân yêu Sacha cùng nhau đi bộ dưới những tàng cây Palo Verde tuyệt đẹp, dẵm lên những cánh hoa vàng rực rỡ trải đầy trên lối đi. Vài cơn gió nhẹ thổi những bông hoa rụng dạt qua hai bên đường, tạo thành con đường vàng hoa uốn lượn quanh co qua lối đi, song song với con lộ chính. Hàng cây xanh rực rỡ sắc hoa vàng nghiêng mình bên đường đi, tỏa bóng mát trên con đường nhỏ men theo những dãy nhà xinh xắn ẩn mình trong khu xóm hiền hòa chúng tôi đang sống.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Bài viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Đây là “chuyện thật trong gia đình về Mẹ Chồng Nàng Dâu trên đất Mỹ,” tác giả cho biết. Mong Bà vẫn tiếp tục viết thêm.
Những ngày đầu thực tập ở trường y khoa, tôi thường được giao một trách nhiệm là đón những bệnh nhân vào làm thủ tục cần thiết trước khi đưa họ lên phòng trình bày bệnh án cho các bác sĩ khác trong chuyên khoa tôi đang thực tập. Cả mấy tuần nay, hằng ngày tôi thường kiên nhẫn đứng trước cổng bệnh viện để chờ đón bệnh nhân. Nhưng sáng nay, tôi không khỏi ngạc nhiên và tò mò khi lật qua tập hồ sơ của người bệnh mà tôi đang chờ đón vì bà đến để chữa bệnh mù ở một khoa viện dành riêng cho những người mang bệnh tâm thần. Những thắc mắc ấy cứ lẩn quẩn mãi trong đầu cho đến khi vào tận phòng khám tôi mới giật mình khi thấy các bác sĩ thực tập khác đều hướng mắt nhìn tôi một cách khẩn khoản vì sự chậm chạp do sự phân tâm của tôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến