Hôm nay,  

Bằng Lái Xe Hết Hạn Giữa Mùa Đại Dịch COVID-19!

16/09/202016:30:00(Xem: 7408)

Phạm Thị Kim Dung

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.

 

***

 

Đã nằm lòng từ lâu, cái bằng lái xe của tôi sắp hết hạn tháng bảy vào ngày sinh nhật năm nay 2020, trong lúc có đại dịch COVID-19, mà con số người nhiễm bệnh thì lại đang gia tăng, làm tôi ngần ngại vô cùng.  Từ đầu tháng ba bắt đầu có lệnh Shelter-In-Place cho tới bây giờ, tôi vẫn chưa dám ra khỏi nhà!

 

Nghe những người thân quen đã kể lại kinh nghiệm, nếu không điền đơn và xin hẹn trước, phải ngồi chờ khoảng chừng bốn hay năm giờ đồng hồ ở chỗ đông người thì lo sợ vô cùng, nên tôi cứ nấn ná mãi.  Cuối cùng, tôi buộc lòng phải vào mạng điền đơn trước, để khi đến Nha Lộ Vận DMV, khỏi phải mất thời giờ chờ đợi lâu cho đến khi có computer sẵn cho mình được dùng điền đơn từ.

 

Tôi đã sửa soạn những giấy tờ cần thiết đem theo để chứng minh như:  Bản sao bằng Quốc Tịch Mỹ, Thẻ An Sinh Xã Hội, Thẻ Xanh, giấy tờ khai thuế năm 2019, hoá đơn điện nước, giấy đóng thuế nhà đất để xin làm lại bằng lái xe mới, và làm cả thẻ căn cước Real Identification cùng một lần, nhập vào chung một thẻ cho tiện, vì đến cuối năm nay, luật yêu cầu mọi người dân đi máy bay trong nước Mỹ, phải trình thẻ Real ID cho người kiểm xét giấy tờ, mới được lên máy bay (có thể dùng thẻ thông hành Passport Mỹ).

 

Cùng hoà đồng, giữ gìn cho mọi người và cho chính mình nữa, tôi đã phải đeo mask y tế để che mặt;  Trước khi vào bên trong toà nhà DMV thì có một người đã kiểm nhiệt độ, họ đưa cái máy rê qua trán của tôi rồi bấm kêu bíp bíp.  Vừa đi được vài bước, ngay trước mặt tôi là cái bàn của ban hướng dẫn Information desk, họ cho số của cái quầy cửa sổ mà mình sẽ được gặp nhân viên làm việc, rồi bảo mình ngồi chờ ở những hàng ghế kê cách xa nhau 6 feet, theo đúng luật của chính phủ đã ban hành.  Khi điền đơn trên mạng, dù hiện nay họ không cho lấy hẹn trước, nhưng rất hên, tôi chỉ phải chờ đúng một giờ đồng hồ, thì nghe trên cái loa họ gọi số lần lượt theo thứ tự cho đến số Window của tôi được gặp nhân viên giúp đỡ.  Đồng thời, khi gần đến số của tôi, họ cũng đã gởi cái link lời nhắn số gọi vào trong Iphone của tôi trước nữa, để biết mà chuẩn bị, nên rất tiện lợi, nhanh chóng và hữu hiệu.

 

Tôi đã để tất cả giấy tờ cần thiết vào cái folder, khi đến gặp ông nhân viên, tôi đã đưa hết cho ông ấy kiểm xem có đủ những giấy tờ mà DMV đòi hỏi không.  Ông ta xem từng bản giấy tờ, rồi đánh máy vào computer tất cả những thông tin của tôi, và bảo bây giờ

tôi chỉ đủ điều kiện làm lại bằng lái xe mới thôi, còn thẻ căn cước thì phải chứng minh thêm bản chính cái bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi nữa mới hội đủ điều kiện. 

 

Khi qua Mỹ, cái Green Card của tôi đã ghi tên là Phạm Thị KimDung, còn tên của tôi ghi trong cái bằng lái xe cũ, cùng những giấy tờ đính kèm, ghi tên là Phạm KimDung Thị. Ông nhân viên đã giải thích cho tôi là, căn cứ theo cái Thẻ Xanh của tôi, thì họ của tôi là Phạm, tên là Thị, và tên lót là KimDung, không match với cái bằng lái xe cũ và những giấy tờ khác.  Như vậy giấy tờ không hợp lệ, nên ông ta không thể làm thẻ căn cước cho tôi hôm nay, mà tôi phải đem cái bản chính bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi cho ông ta kiểm xem tên của tôi có ghi giống y chang như tên trong Thẻ Xanh của tôi thì ông ấy mới bằng lòng làm Real Identification chung vào cùng một thẻ với bằng lái xe mới cho tôi. 

 

Sau cùng thì ông nhân viên đã đưa cho tôi tấm giấy ký nhận đã lập xong hồ sơ phần Driver License cho tôi.  Rồi ông chỉ cho tôi đến xếp hàng ở Window lăn tay, ký tên, chụp hình và đọc những hàng chữ trên cái bảng treo ở tường, để kiểm xem mắt của tôi còn nhìn rõ khi lái xe không.  Khi bà nhân viên bảo tôi che mắt bên phải lại, đọc hàng chữ thứ hai, ở bên trái, lúc này sao tự nhiên tôi thấy mắt mình mờ đi, nhìn không thấy rõ nét hàng chữ phải đọc, thì thấy hơi phiền rồi.  Tuy hơi bối rối một chút, nhưng tôi lấy lại bình tĩnh ngay, chợt thoáng nghĩ, mình đeo mặt nạ y tế che mặt đã lâu, chắc miệng và mũi thở hắt toả hơi lên phía trên, nên đã làm cái kính đang đeo mờ đi và ảnh hưởng đến đôi mắt chăng?  Ngay lập tức, tôi tạm thời lấy bỏ cái mặt nạ y tế xuống, và nhìn lên bảng thì thấy hàng chữ thứ hai rất rõ nét, tôi đọc thông suốt và mạch lạc, rồi tiếp tục đọc những hàng chữ khác cũng rõ nét như vậy.  Kế đến là bà nhân viên bảo tôi che mắt bên trái lại, rồi đọc những hàng chữ bên phải cho đúng theo yêu cầu.  Sau cùng thì bà nhân viên chụp hình đã gởi tôi qua Window trả tiền lệ phí với giá $37 USD để lấy biên nhận, rồi người nhân viên bảo tôi đi về chờ khoảng hai tuần sau đó thì sẽ nhận được Driver License.

 

Tạm yên được một phần!  Ngay sau đó tôi đã đi về nhà để lấy bản chính cái bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi để đem trở lại DMV ngay vào chiều ngày hôm ấy.  Bởi vì, tôi biết là họ còn mở cửa cho tới 5:00 chiều, nhưng khi tôi đến nơi, mới có 4:00 pm, thì người nhân viên đứng canh ở cửa họ đã không cho tôi cùng vài người khách hàng khác vào, mọi người ngạc nhiên đều chỉ vào cánh cửa có dán tấm giấy thông báo giờ giấc là DMV đóng cửa vào lúc 5:00 pm, tại sao lại chận cửa không cho ai vào, thì người nhân viên đó bảo rằng, mặc dầu là 5:00 pm đóng cửa, nhưng trong lúc đang có đại dịch bệnh, không có đủ chỉ số nhân viên phục vụ khách hàng, nên ngưng tiếp người mới vào lúc 4:00 pm, chỉ lo làm hết hồ sơ cho số người đã hiện diện tại đây thôi.

 

Mấy tháng nay chỉ quanh quẩn trong nhà, ngày hôm qua được “tài xế riêng” chở đến DMV hai lần rồi, cũng đỡ “sợ”.  Lần này thì tôi phải tự lái xe đi một mình, sao cảm thấy khó khăn, ngại ngần quá!  Được biết vào buổi sáng người ta đến DMV xếp hàng dài, đông người lắm. Nên tôi đã để đến xế trưa ngày hôm sau mới trở lại DMV thì vắng người hơn, cứ tự nhiên đi vào, không phải xếp hàng và cũng không phải ngồi chờ ở phòng đợi quá lâu. Tôi được vào thẳng luôn để gặp người nhân viên ở Window tiếp chuyện, ngày hôm qua tôi đã được bà nhân viên xếp lớn, cấp cho mẫu giấy ưu tiên, nếu trở lại đúng theo hẹn, vì việc làm còn đang dở chuyện, thì không phải chờ lâu.

 

Tôi đã đưa cho bà nhân viên đó xem bản chính bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi, để bà kiểm chứng xem tên của tôi ghi trong cái bằng U.S. Citizen phải giống y chang như trong Green Card của tôi là Phạm Thị KimDung.  Sau khi so sánh Green Card và U.S. Citizen đã ghi tên của tôi đúng theo thứ tự giống y hệt như nhau, thì bà nhân viên đã Scan tất cả giấy tờ cần thiết của tôi vào máy lưu trữ dữ kiện của khách hàng, và bà đã chứng thực vào hồ sơ của tôi là đã hợp lệ đầy đủ, rồi bà ấy gởi tôi qua Window lăn tay, ký tên và chụp hình lại, để hoàn thành thủ tục lập hồ sơ làm Real Identification.

 

Sau cùng thì bà nhân viên chụp hình đã gởi tôi qua Window trả tiền lệ phí với giá $37 USD để lấy biên nhận, rồi chờ khoảng hai tuần sau đó thì nhận được Driver License và Real ID chung gồm vào một thẻ.  Giả sử, nếu lúc đầu tôi không bị trục trặc giấy tờ về cái tên, thì tôi chỉ phải trả một lần tiền lệ phí cho cả hai cái thẻ gồm chung vào thành một.

 

Sống ở trên đất Mỹ đã bốn mươi năm rồi, chưa lần nào tôi gặp phải rắc rối về cái tên như hôm nay, chả có ai thắc mắc về tên của tôi bao giờ.  Làm khó nhau ghê đi!  Tánh của tôi vốn là người cổ nhà quê, tên cha mẹ đặt cho, khi mới sinh ra, chỉ có bốn chữ thôi, khi vào Quốc Tịch Mỹ, tôi vẫn giữ nguyên, không hề muốn thay đổi tên Tây hay tên Mỹ chi cả.  Thế mà lần này muốn làm thẻ căn cước xong đi cho rồi, để khi hết dịch bệnh COVID-19, nếu có phải đi chơi đâu với gia đình bằng máy bay, thì không làm phiền hà ai cả.

 

Còn nhớ như in ngày mới đến Mỹ, bác bảo trợ đã dẫn chúng tôi đi làm Green Card, bác trai đã cẩn thận, dặn dò tên tôi có hai chữ là Kim Dung, nên viết nó vào thành một, vì người bản xứ, họ không biết tên của người Việt mình ra sao, họ có thể sẽ tách rời nó ra, đặt khác vị trí, thì sẽ không đúng như hai chữ tên kép của mình, sau này phải điều chỉnh lại thì sẽ mất công lắm.  Tôi thấy bác bảo trợ có lý, nên nghe lời bác, tôi đã viết nó nhập vào thành một chữ là KimDung, trong những văn bản giấy tờ sau này, tôi đều viết tên tôi y như vậy, nhưng chưa hề có vấn đề gì.

 

Đã lỡ đến nơi công cộng đông người rồi, đâu còn e ngại điều chi nữa.  Phần thì đã hoàn tất những điều cần, trong lòng cảm thấy thoải mái vui hơn, nên sau khi rời khỏi DMV, tôi đã tháo bỏ mask y tế và bỏ vào cái bao cột lại cho kín, để đỡ nó trong cốp xe.  Trên đường về nhà, khi đi ngang qua siêu thị, nhìn thấy bãi đậu xe của chợ vắng tanh, chỉ có vài cái xe đậu thưa thớt, tôi lại dùng cái mask y tế khác che mặt lại, đeo bao tay, ghé vào chợ mua thức ăn, và lựa được một trái sầu riêng hiệu Monthong Thailand chín thơm lừng, vàng cơm ngon ngọt, ăn để giảm bớt stress!!  Cũng tiện thể mua vài cây bầu bí họ đã ươm sẵn, và những hạt giống về để trồng thêm cho vườn nhà khởi sắc sum sê hơn, như tự tặng thưởng cho chính mình những món quà nho nhỏ, để khi nhìn vào rau quả đơm hoa kết trái là thấy khuây khoả, có thêm niềm vui, lại bận rộn mà tạm quên đi những lo âu về bệnh dịch đang hoành hành lây lan khắp mọi nơi.

 

Việc chợ búa đã xong, một lần nữa tôi lại phải tháo bỏ cái mask che mặt, bỏ vào cái bao đã dùng cho lần trước, cột thật chặt để vất bỏ vào thùng rác.

 

Còn về phần thực phẩm, thì tôi phải rửa, lau chùi lại cho khô, hoặc tháo bỏ bao ra, lấy bao sạch ở nhà để thay vào, rồi mới cất vào ngăn đá, tủ lạnh hay tủ đựng đồ khô, cho yên tâm.

 

Khi về đến nhà, tôi đã thay bộ quần áo khác ngay, và bỏ bộ đã mặc ra ngoài sân phơi nắng tới hai ngày, mới đem vào nhà để giặt máy, sấy cho khô kỹ.  Phải tắm gội ngay, và đã sẵn có một nồi nước sả ở vườn nhà để xông cho người nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng phiền muộn.

 

Cầu xin cho nạn đại dịch COVID-19 chóng qua đi, để cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia trên thế giới thoát khỏi nạn bệnh hoạn chết chóc đau thương, và mọi người mau được trở lại đời sống hạnh phúc yên bình như những ngày trước. 

Mong lắm thay!!

 

 

Ý kiến bạn đọc
17/11/202204:30:09
Khách
Логистическая компания «ВЭД ЛАЙН» — приобретая объем на весь контейнер или же для отгрузки сборным грузом, специфичность места доставки либо нестандартные условия, мы возьмем на себя полностью весь cпектр логистических услуг в выгоду нaших партнеров. Mы создаем особенные транспортные пути пo моpю, зeмлe и воздуху. На всей планете. Так как мы любим комплексную логистику, изучаем сложные задачи и более того представляем решения. Хоть то этo энергооборудование, горнопромышленное обoрyдование, листовой металлопрокат либо пищевое сырье, свободно от типа доставки, наши сотрудники создают обособленные и к тому же актуальные транспортно-экспедиторские концепции, упрощенные к вaшим условьям, применительно качествa, продолжительности и к тому же издержек а также локальных условий.

<a href=https://msc.com.ru>Отписаться от рассылки</a>
16/02/202211:02:57
Khách
Компания «ВЭД ЛАЙН» задает конкурентоспособные тарифы и ответственные услуги по транспортировке товаров из Поднебесной в Российскую Федерацию морским, автомобильным и железнодорожным транспортом https://ved-line.ru Мы умеем формировать разные рекомендации для каждого комитента, поэтому вы можете верить нам в безопасной и удобной поставке с маленькими затратами.
28/11/202102:48:34
Khách
Оптовая продажа грузовых шин 315 80 R22.5 для карьерной техники производство Китай <a href=https://ved-line.ru/supply/article_post/gruzovye-shiny-315-80r22-5>APLUS</a>
03/03/202102:24:49
Khách
Многие поставщики оптового рынка Садовод осуществляют свою внешнеторговую деятельность с Китаем и поставляют товар через морские порты Владивостока и порт Восточный. При выборе надежной логистической компании и таможенного агента, они оптимизируют платежи при комплексной поставке товара, при этом схема поставки товара выстроена таким образом, что позволяет доставить товар в точные сроки.
17/02/202101:41:09
Khách
Российские предприниматели могут заказать на фабриках в Китае любой товар. При этом, транспортно логистическая компания "Азия-Трейдинг" решит вопрос с растаможкой и доставкой товара до Вашего склада.
01/02/202104:43:17
Khách
Оптимизируем расходы на организацию доставки товаров в Россию из Китая, Южной Кореи и Японии. Транспортная компания Азия-Трейдинг обеспечит всем необходимым для своевременной поставки товара до Вашего склада с проведением таможенного оформления товаров во Владивостоке.
http://msc.com.ru
15/01/202100:09:01
Khách
Мы продаём оптом товары в России по ценам производителя в Китае!
11/10/202006:39:17
Khách
Chào độc giả Diên Khánh,
Cám ơn bạn đọc Diên Khánh đã đọc bài của KD, lại còn chia sẻ kinh nghiệm rất hữu ích.
*Trích: "Với người 70 tuổi, còn phải làm thêm cái driving knowledge test mà hôm đó tôi đã đổ mồ hôi hột mới được passed!!!
Các bạn 70 tuổi khi đi renew bằng lái xe nhớ đọc lại hand book của DMV trước nhé."
Dựa theo lời nhắc nhở của độc giả DK, thì chắc driving test đã đổi đề mới rồi, nên mới khó như vậy. Tôi đã thi bằng lái xe 39 năm rồi, chưa bị thi lại lần nào. Chắc 4 năm nữa sẽ phải đọc hand book của DMV "sợ quá!"
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn độc giả Diên Khánh nhiều lắm.
Ptkd
10/10/202016:12:13
Khách
Chào các bạn,
Tháng 3 vừa rồi tôi cũng đi renewed bằng lái xe hêt hạn cho người 70 tuổi.
Với người 70 tuổi, còn phải làm thêm cái driving knowledge test mà hôm đó tôi đã đổ mồ hôi hột mới được passed!!!
Các bạn 70 tuổi khi đi renew bằng lái xe nhớ đọc lại hand book của DMV trước nhé.
25/09/202007:12:08
Khách
Chị Kim Dung mến !
MT đã đến DMV làm Real ID , lựa giữa tuần đi hy vọng ít người , ai dè xếp hàng dài , nhưng nhân viên nhảy ra đông lắm , hướng dẫn mình cầm sẵn các thứ như passport , thẻ An sinh xã hội , bill điện và giấy thuế , cho số lần lượt đi vào cũng nhanh vì có tới hơn 20 window
Cám ơn chị Phương Hoa đã cho biết khỏi đóng lệ phí ( nếu đã làm renew thẻ mới ) , đúng vậy . Em chia sẻ theo yêu cầu của chị Dung rồi nghe . Cám ơn nhờ đọc bài chị giúp em ...nhớ ra ...hi...hi...
Chị đừng gọi em là "nhà thơ " nữa nghe . Em chỉ mới tập tành cho vui thôi .
Chúc chị luôn vui khoẻ.
MT
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,679,582
Tác giả tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan. Bút hiệu: Kim Loan, Hồng Đào. Sinh năm 1966 tại Việt Nam. Là cô giáo tiểu học trước khi vượt biển đến Thailand năm 1989. Hiện sinh sống tại Edmonton, Canada.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường
Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Ngày xưa, trong cái thời hưng thịnh của Thung Lũng Silicon, chúng tôi cũng đã từng trải qua cái thời “tách ly”. Chồng tách (technician) vợ ly (assembly). Ai đã từng ở thành phố này đều nhớ đến cái thời thật huy hoàng đó. Không cần phải bác sĩ, kỹ sư gì cho nó mệt. Cứ hai vợ chồng, người tách người ly là tha hồ cuối tháng đếm tiền mệt nghỉ. Công việc trong các nhà máy thì dễ dàng, lềnh khênh nhiều không kể xiết. Overtime thì vô cùng thoải mái. Chịu khó ngồi ráng thêm vài tiếng là có tiền gấp rưỡi hay nếu là ngày nghỉ thì double pay. Thời đó ai làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lãnh lương theo giờ còn sướng hơn mấy ông engineer ăn theo lương tháng nhiều. Làm tiền dễ đến nỗi quên cả thời gian. Nhiều khi cả tuần hai vợ chồng chỉ gặp nhau có một vài lần. Cũng tách ly nhưng quá sướng chứ có đâu như bây giờ cái thời cách ly ôn dịch. Đúng là cái tai hoạ tự nhiên từ trên trời rớt xuống. Có ai ngờ trong cái thời đại tiên tiến của cái thế kỷ thứ 20 có ngày tại cái xứ Mỹ này,
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.