Hôm nay,  

Thuế & Nợ. Tiếng Nói Cử Tri (2)

09/09/202000:00:00(Xem: 6767)
Hồ Nguyễn
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt  2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. 

***
 
Xin được nói ngay. Tôi không phải là một chuyên viên ngành thuế, chắc chắn việc diễn giải về nó có tính chất khái quát như bao nhiêu công dân khác. Phần chi tiết và tính chính xác xin dành cho các chuyên gia ngành này (như Tố Nguyễn chẳng hạn) . 
Sống ở Hoa Kỳ ai ai cũng phải đóng thuế. Riêng tôi đi nhiều nơi, làm nhiều công việc, tất nhiên đóng nhiều loại thuế khác nhau. Nhân mùa bầu cử, tôi muốn chia sẻ với các cử tri khác về các loại thuế mà chúng ta đã đóng góp cho công qũy thế nào, chính quyền dùng nó ra sao. Một vài khía cạnh về công nợ.

Thuế liên bang:

Được gọi là thuế lợi tức hay income tax. Mỗi cái check người dân Hoa kỳ làm ra sẽ được  chủ nhân các công ty, thông qua bộ phận kế toán, trừ và gửi ngay về cơ quan IRS thuộc bộ tài chánh. Nhiều hay ít tùy vào số tiền lương nhận được và việc khai báo có bao nhiêu người phụ thuộc (dependent). Riêng các công ty sẽ căn cứ: lớn nhỏ, thể loại, lợi tức nhiều hay ít để đóng mỗi qúy, hay cuối năm.
Kết thúc một năm, các công ty có thời hạn chót để tổng kết khai thuế vào ngày 15-03, cá nhân thì 15-4. Ai còn thiếu thì đóng bù, ai dư thì chính phủ sẽ trả về.

Tổng sản lượng quốc gia của Hoa Kỳ GDP năm 2019 khoảng 21,500 ti USD. Bình quân đầu người cuả công dân xứ này khoảng 65 ngàn Usd.  Số tiền thuế liên bang thu được là 3,460 tỉ USD, khoảng 16%.

Thuế tiểu bang:
Hoa Kỳ có 50 tiểu bang. Mỗi bang có chính sách thuế khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và cách điều hành của chính quyền tiểu bang. Hầu hết các tiểu bang đều có thuế mua bán (sale tax) là nguồn thu chính, bên cạnh còn có thuế biển số lái xe và các dịch vụ kinh doanh, thương mại khác. Nói hầu hết bởi tôi biết tiểu bang Oregon không áp dụng thuế mua bán trên bất cứ mặt hàng nào. Trong khi Wa., NY., có đến +- 9% thuế sale tax trên các mặt hàng không phải thực phẩm được áp dụng.

Thuế thành phố hay quận hạt (city or county):
Tôi không biết lý do tại sao? Nhưng quận hạt thường có diện tích đất đai lớn, trong khi thành phố thì giới hạn trong các khu down town có thương mại sầm uất, nhưng về diện tích đất đai thường nhỏ hơn. Thí dụ King County ở Seattle bao gồm luôn các thành phố chung quanh như: Renton, Bellevue, White Center, Mercy Island...Hay Orange County thuộc Florida State bao gồm vài chục các thành phố, từ Orlando tới... Union Park. Nguồn thuế của các quận hạt thu được từ bất động sản, tức nhà cửa, building thương mại hay đất đai, nói chung là Real Estate.

Nếu những người chủ các bất động sản này không đóng thuế thì sao?

Thưa, không sao hết, sẽ có người khác đóng dùm. Chính phủ cần tiền để chi tiêu cho mọi việc, nên đâu có ngồi yên chịu trận. Hàng năm cơ quan quản lý nhà đất sẽ mở các cuộc đấu giá để thu tiền của các gia chủ quên hoặc chưa có khả năng đóng thuế. Lãi suất để người bỏ tiền ra đóng dùm nằm trong khoảng từ 12%-24%, ai đấu với giá lãi suất thấp hơn sẽ được trả khoản thuế thay cho chủ nhà và được hưởng tiền lời trên số tiền ấy. Lãi suất này giữ nguyên cho đến khi chủ nhà đóng thuế, nhân viên thu thuế sẽ cộng cả vốn lời, thu nhận rồi trả về cho người đóng thuế dùm này.

Sau 2 năm nếu chủ nhà vẫn không đóng thuế cho chính phủ thì người đóng thuế dùm có để điền đơn với cơ quan chức năng yêu cầu bán bất động sản này để thu hồi tiền thuế mà họ đã đóng dùm. Sau các thủ tục như: Gửi thư đến các địa chỉ, công báo trên các cơ quan truyền thông trong 3 tháng. Nếu vẫn không thấy chủ nhân trả lời, chính phủ sẽ đưa qua cơ quan Taxdeed Auction sale. Đến cơ quan này thì ai trả giá cao sẽ làm chủ bất động sản đó. Chính phủ sẽ thu hồi tiền thuế trả cho người đóng dùm, trừ lại tiền thủ tục hành chánh... Còn bao nhiêu thì trả về cho khổ chủ. 

Đó là trên nguyên tắc, thực tế ít người đóng thuế dùm phải đưa qua taxdeed sale, bởi kiếm đâu ra chỗ cho vay với lãi suất cao mà ăn chắc như vậy. Khi phải làm điều này thì thời gian thường phải từ 5 năm trở lên.

Còn một việc nho nhỏ khác mà một số đồng hương có thể vì không biết nên thường chịu thiệt thòi. Đó là xin chương trình Hometeads cho căn nhà mình đang ở. (các căn nhà đầu tư thì không được).
Khi được chấp thuận thì chủ nhà được hưởng các quyền lợi như sau:
- Giảm được khoảng 50% thuế bất động sản hàng năm.
- Trừ khi bị forceclosure bởi chủ nợ. Còn lại tất cả các trường hợp khác sẽ không bị mất nhà. Thí dụ: Một trong hai vị chủ nhà bị căn bịnh hiểm nghèo mà không có bảo hiểm, tiền nhà thương tốn hết 1 triệu, người nhà không có tiền trả. Bên bệnh viện sẽ có các luật sư làm thủ tục xiết nợ. Họ có thể lấy hết các tài sản khác, trừ căn nhà mà chủ nhân đang ở, cả hai sẽ được tiếp tục sống ở đó cho đến lúc chết.

Trở lại việc thuế.
Như vậy mỗi công dân Hoa Kỳ sẽ đóng thuế hàng năm trên: Số của cải làm ra, các sản phẩm tiêu dùng, và hầu như tất cả của cải con mắt trông thấy mà mỗi người tích lũy được. Ấy là chưa kể đến các dịch vụ như: các loại giấy phép để làm ăn kinh doanh, sử dụng các phương tiện...Mỗi thứ đều có biểu thuế riêng cho người cần dùng đến nó.

Rồi chính quyền sẽ chi tiêu thế nào?

Hãy nói về thành phố hay các quận hạt trước:

- Đầu tiên là chia cho các thành phố theo tiêu chuẩn từng nơi đã được các nhà làm luật quyết định, để trả lương nhân viên cho chính quyền các cấp trong việc điều hành và bảo vệ an ninh trật tự...
- Xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống, hệ thống điện nước... chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai và tu bổ, bảo trì những cái đang có.
- Cung cấp các phương tiện cho nhu cầu dân sinh như: Trường học, các công viên, khu vui chơi giải trí.


Cũng như vậy, chính quyền tiểu bang dùng ngân sách thu được để:
- Trả lương cho các nhân viên trong bộ máy công quyền tiểu bang.
- Kết hợp với liên bang để xây dựng và bảo trì các con đường lớn, nối các tiểu bang lại với nhau mà chúng ta gọi chung là Freeway hoặc Highway.
- Chung tay với liên bang và quận hạt trong hệ thống giáo dục.
- Và điều hành, cung cấp tất các nhu cầu khác trong đời sống công dân thuộc vùng địa lý, hành chánh của tiểu bang mình.

Với chi tiêu Liên Bang thì rộng lớn hơn, ngoài lương bổng cho các nhân viên thuộc bộ máy hành chánh liên bang, còn phải chi tiêu rất nhiều thứ khác như:
- Quốc phòng để giữ nước và bảo vệ cho các quyền lợi khác của đất nước trên toàn thế giới.
- Ngoại giao.
- Một phần lớn an sinh xã hội, giúp người nghèo (welfare) trong đó có cả việc tài trợ y tế.
- Qũy hưu bổng cho người già, cựu chiến binh...
- Chia sẻ chi tiêu cho việc giáo dục, với các địa phương.
- Các nghiên cứu chính trong việc phát triển và bảo vệ quốc gia như N.A.S.A
- Các chiến lược về bang giao quốc tế.
- V.v và v.v.

Nợ:

Công nợ của chính phủ Hoa Kỳ đã có từ lâu lắm, tính đến trước năm 2000 thì không qúa 6 ngàn tỉ. Nhưng tăng vọt từ đó đến nay. Thống kê cho biết hiện nay chính phủ Hoa kỳ đang mang nợ khoảng 27 ngàn tỉ vào cuối năm 2019. Nhưng hôm nay khi ngồi viết bài này thì đài CNBC cho biết số nợ đã lên đến 33 ngàn tỉ. Phần lớn trong số nợ này được mượn từ chính người dân Hoa Kỳ, kế đến là các quốc gia có dư tiền như Tàu, Nhật...qua việc phát hành công khố phiếu. Nếu chia đều mỗi công dân Mỹ sẽ lãnh 100 ngàn Usd tiền nợ. Dĩ nhiên nợ thì phải trả  tiền lời, sẽ lên đến hàng trăm tỉ mỗi năm.
Một vài con số tính bằng tỉ USD.

Năm:             2013     2014     2015     2016      2017     2018     2019     2020
Thâm thủng:  680       485       442       585        665        779      984       2740 + 

Rồi làm sao trả? 

Nếu nói về kinh tế gia đình thì ai cũng có có thể trả lời. Chi nhiều hơn thu thì mắc nợ, nợ mà không trả thì chủ nợ sẽ xiết các tài sản mình có. Các thành phố hay tiểu bang cũng tương tự, chi nhiều hơn thu thì thiếu nợ, nợ nhiều mà không trả được thì luật pháp Hoa Kỳ cho phép khai phá sản để xù nợ. Tất nhiên khi làm điều này sẽ tổn hại đến tín dụng lâu dài của người mắc nợ. Lần sau đâu ai dám cho vay nữa. Trước đây mấy năm, bên Âu Châu cũng có một quốc gia (Hy Lạp thì phải) mắc nợ nhiều qúa, sắp dẫn đến việc khủng hoảng kinh tế, khiến chính phủ nước ấy phải thay đổi chính sách, điều tiết lại việc chi-thu và kêu gọi công dân của họ phải thắt lưng buộc bụng để cân bằng ngân sách, hầu có tiền dư ra mà trả nợ.
 
Tại Hoa Kỳ thì như trên đã nói, nguồn thu chính của liên bang là do người dân, các cơ sở kinh doanh đóng góp qua khoản thuế lợi tức. Chính phủ muốn giảm thuế cho các công ty để họ tao ra việc làm,  ngoài mục đích phát triển kinh tế, càng nhiều người có việc làm thì chính phủ càng thu được nhiều tiền thuế để bù lại. Trong thực tế mấy năm qua khi thu không đủ tiền chi tiêu cho các nhu cầu của đất nước, nợ công cứ tăng lên hoài . Ấy là không kể năm 2020 vì có thêm đại dịch mà số nợ công tăng lên kỷ lục, khoảng trên 5000 tỉ.

Hôm trước trên mạng, nhân nhắc về gói kích cầu thứ hai chủa chính phủ, tôi có đặt câu hỏi này với người bạn trẻ thì được trả lời, đại ý: Chuyện công nợ của Hoa Kỳ đã có hàng trăm năm nay rồi, chính phủ cho tiền thì mình xài, hơi đâu mà phải lo "con bò trắng răng". Có lẽ đây cũng là tâm trạng chung của đa số công dân. Nhưng tôi thì vẫn lo, bởi nợ nhiều mà không có tiền trả thì hoặc phải bán vàng, không có vàng thì bán tài nguyên, thậm chí bán cả nước như bên Việt Nam thì con cháu tôi biết chạy đi đâu mà sinh sống?

Chút chuyện thời sự.
Mới đây trên mạng xã hội luân lưu lời khen có kèm theo hình ảnh: Khi TT Trump lên chấp chánh. Ngài đã cắt bớt nhiều nhân viên trong Tòa Bạch Ốc, tiết kiêm cho ngân sách quốc gia mỗi năm cả chục triệu dollar. Rồi đem so sánh với cựu TT Lý Quang Diệu và vài nhân vật lịch sử khác trên thế giới. Tôi nghĩ vì yêu mến Ngài TT mà bà con cố phổ biến điều này. Cử tri nông dân như tôi thì suy nghĩ nông cạn như vầy:

- Người lãnh đạo quốc gia cần có tầm nhìn cao xa như chim ưng, chim phượng...Tính việc kinh bang tế thế mà người thường không thấy được. Xá chi mấy chục triệu tiền lương nhân viên so với cả trăm, ngàn tỉ nợ công tăng cao hơn so với các đời tổng thống trước.

- TT Lý Quang Diệu xuất thân không giàu. Sau nhiều năm điều hành đất nước với sự liêm chính, ông trở về mái nhà xưa, sống cuộc đời thanh bạch như cũ. Hình ảnh ấy chỉ nói lên một điều đáng ca ngợi: Khi tham chính ông không tư lợi, chỉ hết lòng vì nước, vì dân. TT Trump còn tại chức, hãy để lịch sử phán xét sau này về các việc ông đã làm được cho quốc gia dân tộc. Lúc ấy chúng ta sẽ ca ngợi hoặc phê phán cũng không muộn.

- Luật pháp là những giá trị phổ quát mà đa số công dân công nhận qua qúa trình lịch sử. Công dân bầu chọn cho các vị đại diện Lập pháp và Hành pháp. Các vị này biểu quyết với đa số đồng ý ở cả hai viện quốc hội, rồi đem qua hành pháp mà Tổng thống là đại diện phê chuẩn mới thành luật. Những giá trị ấy phải được mọi người tôn trọng và cố gắng tối đa để thi hành. Càng làm chức vị lớn càng phải cẩn trọng gìn giữ để làm gương cho công dân. Nói vậy vì hôm rồi trên mạng xã hội, một tờ báo lớn theo dõi và đăng lên thông tin TT đã nói không đúng sự thật hơn 20 ngàn lần trong hơn ba năm qua. Một facebooker ngôn rằng: Có chính trị gia nào không nói dối? Lý luận kiểu chày cối: Thấy người ta làm sai rồi mình làm sai nhiều hơn hay sao?

- Lệnh Hành pháp là những quyết định tạm thời của Tổng thống, để làm một điều cấp bách nào đó vì nhu cầu của đất nước. Vì chưa có luật cụ thể về vấn đề nay, nên chưa chắc đã mang lại lợi ích chung cho công dân? Mà chỉ là cách nhìn của Tổng thống. Tuy luật pháp cho quyền Hành pháp dùng nó tạm thời, nhưng sẽ gây tranh cãi, kiện tụng...Nếu đụng chạm đến quyền lợi của nhóm công dân khác. Chuyện kiện tụng thì ai cũng biết nó sẽ tốn nhiều công qũy quốc gia. Vì vậy cảng giảm thiểu ban lệnh Hành pháp càng tốt.

Ấy là đơn cử một vài về chuyện nước non. Xin nhắc lại, như một anh mù đi xem voi, tôi viết đôi điều về cái nhìn của mình. Mời bạn chia sẻ cách nhìn của bạn. Nhưng xin đối xử với nhau hòa nhã, lịch sự, tôn trọng lẫn nhau. Dùng những yếu tố cụ thể để để dẫn chứng cho nhận xét của mình. Tránh cách nhìn chủ quan, phiến diện rồi chụp mũ, buộc tội...gây chuyện bất hoà, chia rẽ tình đồng hương.
Xin cám ơn bạn đọc.

Hồ Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
10/09/202000:36:54
Khách
Cảm ơn tác giả đã viết rất hay, chính xác, và khách quan tình trạng hiện nay của nước Mỹ. Bất cứ một người nào có một trình độ học vấn và hiểu biết tối thiểu cũng phải nhìn thấy sự thật này.

Xin phép đăng lại đây những lời tôi đã viết trong "ý kiến " hoàn toàn vì tương lai của mảnh đất quê hương thứ hai này.

Nước Mỹ hùng mạnh không phải vì giàu nhất mà vì những giá trị thiêng liêng mà họ đã hy sinh để bảo vệ từ ngày lập quốc: tự do, dân chủ, bác ái. Những giá trị này mãi mãi được thắp sáng không mệt mỏi qua hàng trăm năm bằng ngon đuốc trên tay của Nữ Thần Tự Do như là một kim chỉ nam cho toàn thế giới noi theo.

Khi chọn đất nước này làm quê hương thứ hai, chúng ta, những người Việt tị nạn đã bỏ phiếu bằng mạng sống của chính mình và gia đình mình. Chúng ta đã mang một món nợ ân tình nặng nề với mánh đất này và dân tộc này. Họ đã không ngần ngại đưa tay ra để đưa chúng ta đến bến bờ tự do, trao lại cho chúng ta những cái quyền căn bản của một con người. Chúng ta được sống, đuoc thở, được học hành, đựơc mưu cầu hạnh phúc, được nhận và được đóng góp.

Lá phiếu năm 2020 sẽ đi vào lịch sử nước Mỹ như là một cuộc chiến đấu dành lại những giá trị thiêng liêng cho mảnh đất này.

Là người VN, sống với “Thi ân bất cầu báo. Thọ ơn mạc Khải vong.” tạm dịch là cho đi không cần báo đáp và nhận ơn không nên quên người đã giúp, mỗi người trong chúng ta phải đồng lòng cùng nhau bầu cho một một người Mỹ chân chính, yêu nước, thương dân. Bầu cho ông Biden là bổn phận của một người dân yêu một nuoc Mỹ hùng mạnh với giá trị truyền thống bảo vệ con người. Khuyến khích mọi người bầu cho ông Biden là chúng ta đã tích cực trả ơn phần nào cho nước Mỹ đã cho chúng ta cơ hội tạo lập lại cuộc đời sau cơn bão dữ 30 tháng 4 năm 75.
10/09/202000:24:08
Khách
Đây chỉ là một trong rất rất nhiều chứng cớ Trump nói láo TRUNG BÌNH 15 lần/ngày. Có ngày lên tới 25 lần.
https://web.archive.org/web/20190823142354if_/https://www.washingtonpost.com/graphics/politics/fact-checker-most-repeated-disinformation/
09/09/202023:46:00
Khách
Vào link của tác giả Hồ Nguyễn xem, không hài lòng lắm. Vào đọc thêm trang bình luận của VũLinh:
https://diendantraichieu.blogspot.com/2020/06/quy-oc-gia-theo-doi-tin-tuc-thoi-su.html#more
chợt nhớ dến 1 câu danh ngôn "Hãy cho tôi biết bạn đọc sách báo gì, tôi sẽ đoán biết được bạn là người thế nào"
09/09/202021:04:19
Khách
Trả lời độc giả Khách:
Xin coi link: https://www.washingtonpost.com/politics/2020/07/13/president-trump-has-made-more-than-20000-false-or-misleading-claims/
09/09/202020:44:42
Khách
Trích "một tờ báo lớn theo dõi và đăng lên thông tin TT đã nói không đúng sự thật hơn 20 ngàn lần trong hơn ba năm qua" như vậy trung bình 1 ngày TT Trump nói láo trên 15 lần.
Chỉ xin tác giả nêu ra cho thấy TT nói láo15 lần trong 1 ngày điển hình để chứng minh là tờ báo lớn đó đưa tin đúng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,685,853
Cuối tháng 7, năm 2020, nạn dịch Tàu vẫn đang hoành hành khắp nơi trên đất Mỹ; tất cả các nước trên thế giới đều lo sợ cuống cuồng, vội đóng cửa biên giới đường bộ, đường thủy, và đường hàng không. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Không cho ai ra khỏi nước mà cũng không cho phép bất cứ ai vào nước mình. Kinh tế lao đao, người dân khổ sở, tù túng, quanh quẩn trong nhà mơ đến ngày được trở lại cuộc sống bình thường trước đây. Sau 5 lần trì hoãn chuyến bay, tôi cũng phải lên đường đi công tác để thay thế cho những đồng nghiệp đang mắc kẹt ở nước ngoài đã quá thời hạn làm việc mà chưa về được với gia đình. Họ gởi emails van xin hãng cố gắng tìm cách giúp đỡ về nhà càng sớm càng tốt.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Năm nay có những chuyện xảy ra không ai có thể tưởng tượng được mà hệ lụy rất lớn lan rộng khắp hành tinh như dịch cúm Covid-19. Rồi biểu tình bạo loạn vì cái chết của Goerge Floyd từ tiểu bang Minnesota đã gây nên sự bất ổn đến phải giới nghiêm khắp nước Mỹ. Riêng gia đình tôi cũng xảy ra một chuyện bất ngờ khó tin nhưng có thật mà đến nay chúng tôi cứ bàng hoàng ngỡ như chuyện nằm mơ!
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Hai chị em mãi tán chuyện, đến cổng ngoài nhà Mai lúc nào mà tôi không hay. Mai khép cổng và bước vào nhà. Nhìn dáng em liu xiu men theo tường nhà bà Sáu mà lòng tôi nặng trĩu. Tôi thương em và có cả sự ngưỡng mộ; ngưỡng mộ bởi số phận oan nghiệt vẫn không làm em gục ngã, buông xuôi. Em đã cố gắng vùng vẫy ngoi lên từ đêm đen để trở thành cô gái mù nổi tiếng cả tỉnh thành. Thật từ đáy lòng, tôi rất khâm phục trước ý chí và tài năng của Mai với những tấm bằng khen chất đầy bên góc tủ. Trong tất cả những giải thưởng tôi nể phục nhất là giải về Tin học 6 tỉnh miền Trung mà Mai đạt được năm 2009. Và từ khi quen biết Mai tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều thứ ở cô ấy lắm. Nhưng đăc biệt, tôi cảm động nhất là mối tình thật đẹp của Mai và Tiến
Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, bài viết thứ hai là “ Thằng Ngốc “ Đây là bài viết thứ ba . Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Cả tuần nay mưa rả rích không ngớt, mưa nhiều nên cây cối cũng xanh tươi hơn, chẳng thế mà những bãi cỏ khô cằn trước nhà bỗng dưng xanh rì. Mỗi buổi trưa khi có chút nắng yếu ớt chiếu xuống, đám hoa bồ công anh dại nằm khép mình dưới cỏ cũng vươn mình nở vàng rực rỡ. Tôi ngồi trong nhà ngắm nhìn màn mưa qua khung cửa sổ thấy dạ bồi hồi. Nếu không có trận đại dịch Covid-19 này, giờ chắc tôi đang trong hãng vật lộn với công việc, sau lại tất bật về nhà xoay sở với ngàn công việc không tên khác, để rồi vừa đặt lưng xuống giường là chìm ngay vào giấc ngủ. Sáng hôm sau tiếp tục tất bật cho một ngày mới. Làm gì có thời gian nhàn rỗi ngồi ngắm mưa suy nghĩ mông lung.
Ấn tượng của chị Dung lần đầu gặp ông Đại là một khuôn mặt vô hồn nhìn vào khoảng không vô định. Không chào hỏi, không có bất kỳ biểu hiện vui buồn gì trên khuôn mặt trơ như tượng đá. Tuy vóc dáng ông còn khỏe mạnh đối với một người ngoài bảy mươi nhưng những bước đi có vẻ nặng nề không phải do đau yếu mà dường như trong lòng không muốn bước.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Mỗi ngày nghe tin tức tìm hiểu về bệnh Covid_19, cho đến hôm nay tổng số bị bệnh là 2,132,321 người và tổng số qua đời là 116,862 người, (theo cdc.gov). Con số thật khủng khiếp cho nước Mỹ. Sau mấy tháng ban lịnh quarantine (cách ly), đầu tháng 6, thống đốc tiểu bang Cali cho mở cửa các hãng xưởng, bussinesss, tuy nhiên vẫn còn dè dặt một số như tiệm tóc, Nail, cá nhân cũng như doanh nghiệp còn vẫn theo cách chỉ dẫn của cán bộ Y Tế và thống đốc vẫn phải đề phòng cẩn thận là giữ khoảng cách khi giao tiếp, mang khẩu trang, đeo bao tay cũng như luôn rửa tay.