Hôm nay,  

Khi Anh Chị Tháo Chạy

13/08/202000:00:00(Xem: 7069)
doan-thi
Đoàn Thị

 

Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Đây là bài mới của tác giả. 

***

Anh Hai lấy vợ năm 71 có hai con, một lần đụng độ chuyện gì đó với chị Ba, anh phán :

- Đời anh từ nay chỉ có vợ con thôi, không còn dính líu với gia đình nữa.

Câu nói đó làm mọi người thẩn thờ, ba thở dài nói :

- Sinh con ai sinh được lòng !


Lan chới với không hiểu anh nói vì nóng giận hay anh nói thật lòng.

Sau đó tuy không còn giận chị Ba nhưng anh thật sự không quan tâm đến bất cứ ai trong gia đình.


Chị Ba cũng không hơn anh, lấy chồng rồi cũng xa rời gia đình, khi nào cần réo ba má và anh em giúp đỡ thì chị lên tiếng rồi thôi.


Lan một nách chồng con, chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ nhưng không vì thế mà tôi quên ba má anh chị dù trong nghi lễ hôn phối có câu :

- Từ nay người Nam, người Nữ sẽ rời bỏ cha mẹ và anh em để gắn kết với nhau trong nghèo khó, bệnh tật cũng như lúc giàu sang, hạnh phúc cho đến cuối đời.


Dựa vào nghĩa đen của câu trên thì anh chị chả có gì sai trái, riêng Lan không giống anh chị vì luôn nhớ lời má dặn, các con chỉ có ba anh em, sau này dù có gia đình riêng vẫn phải thương yêu nhau.

Thật ra Lan thương anh chị từ tấm bé, tình gia đình đôi khi lấn lướt nghĩa vợ chồng, tình cảm đó là gia tài của ba má chỉ riêng Lan thừa hưởng trong ba đứa con. 


Hai mươi năm trước anh Hai cho con gái lớn du học Mỹ, con bé lập gia đình ở Seattle bảo lãnh anh chị và thằng em đoàn tụ với vợ chồng nó, lúc đó em nó đã 21 tuổi nên phải ở lại VN.

Sau này gia đình con gái anh chuyển qua Texas, anh chị bơ vơ hai mình, vợ anh yếu đuối về mọi mặt, không khéo vén, bếp núc tàm tạm lại thích ăn ngon nên anh vương vai Phù Đổng một đời phục vụ vợ con chí tử.

Con gái anh giỏi bao nhiêu thì thằng con còn kẹt ở VN dở tệ suốt ngày chỉ ăn với nhậu, biết sẽ đi Mỹ mà không học tiếng Anh.


Chị Ba theo chồng qua Mỹ năm 92 vài năm sau chồng chị ly dị lấy vợ mới, từ đó chị thay đổi hẳn, vì không có con nên chị giao tế rộng rãi, du lịch đó đây rong chơi với đời.

Vài cuộc tình hờ nẩy sinh, có mối trụ được tám năm rồi chia tay vì tính chị ham vui như con nít, cơm nước qua loa vui chơi là chính, vài ông tìm chị Ba để được nâng khăn sửa túi thất vọng chào thua.


Trong ba anh em, chị Ba là người kém may mắn, lương thấp tự thân sinh sống lại có tính ham vui ăn xài bạc mạng, Lan từng giấu chồng con giúp tiền chị Ba từ lúc còn ở VN cho đến sau này.


Từ ngày ra hải ngoại sinh sống, anh Hai, chị Ba chỉ liên lạc với Lan khi nào anh chị có chuyện buồn cần trút bầu tâm sự, riêng Lan thường xuyên gọi qua Mỹ chia sẻ vui buồn với anh chị. 

Những lần gia đình Lan qua thăm anh chị, ngoài quà cáp cho anh chị, Lan dúi riêng vài trăm cho chị Ba, có lần chị rủ Lan mua vàng làm của. 

Từ đó mỗi lần đi Mỹ Lan mang thêm tiền mua vàng nhờ chị giữ cho Lan, chị ghi sổ đàng hoàng tổng số quy ra tiền gần mười ngàn đô, năm kia Lan biếu chị hết số vàng đó để chị chuẩn bị về hưu.


Mười mấy năm trước chị Ba làm giấy bảo lãnh cho gia đình Lan đi Mỹ vì muốn ba anh em đoàn tụ với nhau, Lan mừng nhưng cũng chả mong đợi vì thời gian đáo hạn dài đăng đẳng, chừng nào đến đó hẳn hay.

Vừa rồi Lan nhận giấy báo hồ sơ đi định cư đáo hạn, các con của Lan đã lập gia đình nên chỉ vợ chồng Lan đi Mỹ thôi, chị Ba nhờ dịch vụ di trú ở Cali lo mọi thủ tục để nộp đơn cho Lan dĩ nhiên Lan trả mọi chi phí.  

Hồ sơ của Lan vừa nộp xong chị Ba nhờ anh Hai gọi cho Lan đề nghị gia đình Lan khi đến Mỹ lên thẳng nhà anh Hai ở Seattle để anh Hai giúp lo thủ tục giấy tờ vì chị không kham nổi chuyện này. 


Anh Hai đang chờ đón quý tử từ VN đi đoàn tụ gia đình, xui xẻo BS vừa báo tin anh bị ung thư thời kỳ cuối không biết chết lúc nào, hung tin khiến anh rơi vào cơn trầm cảm.

Mai này nếu anh ra đi ai sẽ lo cho thằng con chân ướt sủng rượu bia Sàigòn sắp qua chỉ biết vài chữ tiếng Anh, vợ muôn đời dị ứng ngoại ngữ chỉ biết « To quơ », con gái của anh ở tiểu bang xa sẽ không giúp gì được má và em trai của nó. 


Anh Hai gọi về VN cho Lan tâm sự :

- Chị Ba giao cho anh lo thủ tục giấy tờ tùy thân khi hai em đến Mỹ, sẵn hai đứa lên đây thuê phòng nhà anh chị, chỉ năm trăm một tháng thôi, nếu anh mất sớm hai đứa muốn mua lại căn nhà của anh cũng được.

Anh không biết mình chết lúc nào, nhờ hai em chăm sóc hai mẹ con thằng Toàn giúp anh, mẹ con nó lơ mơ không rành tiếng lỡ quên đóng thuế hay tiền điện nước… có ngày bị đuổi khỏi nhà không chừng.

Dù sao thì em từng làm việc với công ty ngoại quốc rành tiếng Anh thay anh lo cho chị và thằng Toàn. Em tính với chồng em lo bán nhà đi rồi báo cho anh biết sau, bây giờ anh bận công việc, anh em mình sẽ nói chuyện sau.


Anh cúp điện thoại, Lan thẫn thờ, nghĩ đến lời má dặn nước mắt chực trào không ngờ mình lại lâm vào cảnh ngộ éo le thế này.

Cả tháng nay Lan thẫn thờ như người mất hồn không hiểu vì sao chị Ba tháo chạy ngại phải giúp Lan làm giấy tờ tùy thân nên đẩy Lan qua anh Hai cho rảnh nợ để rồi anh lại giao cho Lan trọng trách thay anh lo toan cho vợ con sau khi anh khuất bóng.


Lan không biết nói làm sao để anh chị hiểu khi anh chị tháo chạy, Lan rơi vào cơn hoảng loạn như ngày Sàigòn bị đổi tên mà không dám nói cho chồng biết sự thật phủ phàng.

Sao thế nhỉ, sao Lan cứ chạy theo anh chị suốt cuộc đời này mà chả bao giờ nhận ra anh chị mãi là chiếc bóng xa dần tầm tay với từ lâu lắm, từ lúc Lan còn bé.  

Đứng trước bàn thờ Ba má Lan buồn hiu, nói nhỏ:

- Ba má ơi suốt đời này con chưa bao giờ nghĩ con là đứa con duy nhất của ba má vì con luôn tin  anh Hai, chị Ba là anh em máu mủ, điều đáng buồn chỉ riêng con tin điều đó thôi.


Đoàn Thị, tháng Tám 2020

 

Ý kiến bạn đọc
13/08/202014:46:01
Khách
Người Tàu có câu: “anh em kiến giả nhất phận”, nói nôm na là “thân ai nấy lo”. Tôi còn nhớ có lần trong một diễn đàn mọi người bàn luận về câu thành ngữ trên. Một người bực mình nên viết: “nói như vậy thì khi chết có chó nó thèm đi đưa đám”.
Theo tôi thì anh em phải biết giới hạn giúp đỡ nhau sau khi lập gia đình. Đừng để trở thành lợi dụng nhau như: “tình gia đình đôi khi lấn lướt nghĩa vợ chồng” hay “Từ ngày ra hải ngoại sinh sống, anh Hai, chị Ba chỉ liên lạc với Lan khi nào anh chị có chuyện buồn cần trút bầu tâm sự”. Đã lợi dụng đến độ người ở VN phải giúp đỡ cả tiền bạc lẫn tinh thần cho người định cư tại Mỹ. Thường thì ta vẫn thấy ngược lại, người hải ngoại giúp đỡ người trong nước.
Trích: “thằng con còn kẹt ở VN dở tệ suốt ngày chỉ ăn với nhậu”. Tôi biết có người bảo lãnh cả gia đình em mình qua Mỹ. Thằng con trai chỉ chịu ở một thời gian là quay về VN lại. Nó ở VN sướng quá, ngày cứ tà tà ăn nhậu la cà, tối vào vũ trường nhót với mấy em. Qua Mỹ cực thật, sáng tối cứ bù đầu đi làm mờ mắt. Bố, mẹ và chị nó cứ tháng tháng chung nhau gửi về bốn trăm đô là nó sướng mê tơi rồi. Tết tới còn có bonus thêm năm trăm đô rong chơi ba ngày tết nữa. Đây là sự lợi dụng và làm người phải hiểu và biết để nâng đỡ nhau chứ không để hại nhau.
13/08/202009:46:57
Khách
Có gì đó nghèn nghẹn với ... "điều đáng buồn chỉ riêng con tin điều đó thôi !" Vẫn thích đọc những bài viết của chị ở đây cũng như trên bienkhoi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,680,534
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Chúng tôi hoạch định chương trình cho những ngày cấm cung. Trước hết phải giữ gìn sức khỏe, giữ tâm hồn thảnh thơi, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng. Hai ông bà già mỗi sáng ra vườn dọn dẹp, cắt tỉa hoa lá rồi làm vài động tác thể thao và tập thở. Tuy không gặp mặt, nhưng các con cháu vẫn thăm hỏi hàng ngày. Qua “Facetime” được nhìn con cháu cũng đỡ nhớ. Có hôm các cháu nội ríu rít khoe đang dọn bữa điểm tâm cho cả nhà, các cháu ngoại thì mời ông bà cùng đi "virtual picnic" trên ngọn đồi sau nhà với cha mẹ chúng
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Trong bữa cơm tối hôm đó, khi nghe tôi báo tin sắp có em bé, anh Nam, anh rể tôi, trợn mắt, còn chị Hai tôi thì vọt miệng, “Trời đất! Bể kế hoạch hả?” Nhưng Ba Mẹ tôi thì vui, như phản ứng tự nhiên của bậc Ông Bà. Mẹ tôi nói, “Ba Mẹ nuôi các con ở Việt Nam cực khổ hơn nhiều, nhưng rồi đâu cũng vào đó. Trời sinh voi, sinh cỏ. Con cái là ơn của trời, đừng căng thẳng quá mà tội cho em bé.” Lòng tôi bỗng nhiên thấy bình an trở lại. Dù tôi đang đi học toàn thời gian và bé Tin mới mười tám tháng, nhưng trong căn nhà nhỏ nơi Ba Mẹ tôi, anh chị Hai, và gia đình nhỏ của tôi chung sống, lúc nào cũng đầy tiếng cười và sự thương yêu, giúp đỡ. Vợ chồng tôi còn trẻ, chịu khổ một chút không sao. Chỉ cần chúng tôi cố gắng hết sức, mọi chuyện sẽ êm đẹp như bình thường.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Buổi trưa tháng Năm, trời nóng tóe khói. Quang cảnh khu chờ trong bệnh viện lại càng thêm ngột ngạt vì hàng nghìn con người già trẻ lớn bé ngồi la liệt khắp nơi. Ai tới sớm may mắn kiếm được chiếc ghế nhỏ để ngồi. Người đến trễ mua manh chiếu khoanh một chỗ nằm còng queo. Kẻ trễ hơn nữa thì nhét đại tấm thân bịnh hoạn vào khe hở nào đó giữa hai chiếc lưng nhễ nhại mồ hôi, mặc kệ tiếng càu nhàu. Vì khi sự chết cận kề, ai nề hà chi những lời mắng mỏ. Đứng cạnh tôi là người mẹ trẻ mặt đầy vẻ lo âu, mắt quầng thâm là dấu hiệu của bao đêm thức trắng. Đôi tay khô ráp ôm chặt lấy đứa con bé bỏng.
Tác giả tên thật là Huỳnh Thị Xuân Mai lần đầu tham dự VVNM. Cô yêu thích văn chương, âm nhạc và viết lách, Mong tác giả tiếp tục viết bài.
Những ngày cuối năm vùng Hoa thịnh đốn may mắn chỉ 1 ngày có tuyết,còn phần lớn nắng đẹp, trời trong tuy khá lạnh. Vào mùa Đông như thế là quý rồi đâu dám ước mơ chi hơn. Tuy nhiện vào đêm trước hôm Cộng Đồng và người Cao Niên tổ chức chợ Tết thì có tuyết. Không nhiều lắm nhưng tuyết lai rai kéo dài suốt đêm, trường học đóng cửa, chợ Tết cũng bị hoãn lại. Tội nghiệp những người bán hàng chuẩn bị thức ăn, các hàng bán Tết từ nhiều ngày trước. Bán chưng, bánh tét, bánh mứt còn giữ lai bán vào ngày hôm sau nhưng các thức ăn nóng như phở, riêu cua, bún bò Huế thì sẽ kém hương vị mất ngon…
Tôi nghe tên Chị khi Chị còn học trung học tại trường Đồng Khánh. Không những vì Chị là một học sinh xuất sắc, mà vì nghe kể chuyện Chị được tàu BV Mỹ USS Hope mổ tim. Rồi Chị chuyễn qua trường Quốc Học vì trường Đồng Khánh không có lớp Đệ Nhất, và học chung lứa với anh thứ hai của tôi và quý anh Bùi Xuân Định, Nguyễn Hữu Hiên, là những đồng môn đồng khóa với Chị sau này. Đồng thời Chị là một Trưởng sinh hoạt thường xuyên trong Hướng Đạo
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.