Hôm nay,  

Đi Thăm Las Vegas và Hoover Dam

05/06/202000:00:00(Xem: 6843)

Ngọc Hạnh

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

***

 
Những ngày cuối năm vùng Hoa thịnh đốn may mắn chỉ 1 ngày có tuyết,còn phần lớn nắng đẹp, trời trong tuy khá lạnh. Vào mùa Đông như thế là quý rồi đâu dám ước mơ chi hơn. Tuy nhiện vào đêm trước hôm Cộng Đồng và người Cao Niên tổ chức chợ Tết  thì có tuyết. Không nhiều lắm nhưng tuyết lai rai kéo dài suốt đêm, trường học đóng cửa, chợ Tết cũng bị hoãn lại. Tội nghiệp những người bán hàng chuẩn bị thức ăn, các hàng bán Tết từ nhiều ngày trước. Bán chưng, bánh tét, bánh mứt còn giữ lai bán vào ngày hôm sau nhưng các thức ăn nóng như phở, riêu cua, bún bò Huế thì sẽ kém hương vị mất ngon… Hôm sau chợ Tết mở cửa thì tôi lại đi Vegas và mất dịp mua bánh mứt các gian hàng quen, nghe đọc sớ Táo quân, xem các thiếu nhi thi vẽ, các thanh thiếu niên trình diễn võ thuật, nhìn các cô cậu bé con súng sính trong áo dài mới…
 
Thât ra tôi đã viếng thăm Las Vegas nên chẳng lạ gì thành phố này nhưng các cháu muốn đi xem đập nước Hoover (Hoover Dam) nhân dip khách sạn và máy bay giảm giá . Tôi xin ghi lại những điều nghe thấy trong chuyến đi để qúy vị ở các tiểu bang xa xôi hay nước ngoài có chút khái niệm.
 
Las Vegas:

VIET VE NUOC MY
Hình Las Vegas.(tác giả cung cấp)

Phi cơ cất cánh từ phi trường Dulles, Washington, DC lúc 7g30 AM đến phi trường Vegas khoảng 10AM. Giờ Virginia và giờ Cali cách nhau 3 tiếng. Lấy hành lý xong chúng tôi lên xe bus đến hảng cho thuê xe. Tôi thấy rất nhiều xe cho thuê, có chiếc trông mới, bóng láng, đắt tiền. Lấy xe xong các cháu chạy lòng vòng xem phố phường, qua khu phố Á Châu: Đại Hàn, Nhật, Thái, Việt Nam, thấy tiệm bánh mì Dakao, tiêm bánh mì Lee… khang trang là đến giờ ăn trưa. Tiêm ăn Thái ở Vegas trang trí cũng giống các tiệm Thái ở Virginia và phần lớn thực khách  là người da trắng. Giá tiền thức ăn bằng gía như VA nhưng đỉa thức ăn đầy đặn hơn.
 
Tối các cháu đưa tôi ra Las Vegas Strip nơi có nhiều khách sạn, sòng bài, nhà hàng ăn uống, tiêm buôn, các nơi giải trí…đèn sáng rực rỡ, nhôn nhịp, vui nhưng kẹt xe hơn ban ngày. Muốn băng qua đường phải leo lên cầu bắt ngang con lộ, không có lối đi dành cho người đi bộ dưới đất. Hai bên đường các quảng cáo chiếu trên màn ảnh thật to hình các nghệ sĩ trong những buổi trình diễn, hình các hàng hóa như đồng hồ, điện thoại di động… hay các loại thức ăn hấp dẫn trong nhà hàng…
 
Chúng tôi viếng thăm khách sạn The Wynn, đẹp, rộng rãi, cao 45 tầng xem họ trang hoàng ngày Tết Ta ra sao. Họ gọi là Tết Tàu (Chinese New Year) nhưng người Việt thường gọi là Tết Ta để phân biệt với Têt Tây. Các cháu thả tôi ở cổng chính xong đi vòng ra nhà xe phía sau, đậu ở tầng 14. Tuy thế nhưng có thang máy nên lên xuống cũng nhanh. Tôi vào cửa chính qua khỏi front desk là đến vườn hoa, nơi họ trang hoàng cây cảnh đẹp mắt theo kiểu ngày Tết Á Đông với những chữ Trung Hoa to, màu vàng, màu đỏ… Những cây đào nhỏ hoa đầy cành, cây quất trái chín vàng chi chít, lá xanh tươi, khỏe mạnh. Những quả cầu to bằng cái mâm nhỏ treo trên cao toàn bằng hoa hồng hay hoa cúc tươi. Rồng vàng và rồng đỏ dài ngoằn treo trên cao dọc lối đi. Nhưng bồn hoa đầy hoa tươi thắm sắp xếp kiểu cọ vui mắt. Sau vườn hoa là các tiêm buôn sáng rực ánh đèn, bày biên vui mắt: nữ trang, đồng hồ, quần áo, giày, ví, mắc tiền, bar rượu, tiêm ăn… Như phần lớn du khách tôi chỉ nhìn hàng hóa qua cửa sổ thấy cũng vui. Tuy nhiên cũng có khách vào tiệm, kẻ mua người bán. Nhà hàng ăn uống, bar rượu đông khách lắm. Tôi thấy sòng bài rông rãi, người lố nhố nhưng không vào xem.
 
Chúng tôi ghé khách sạn Bellagio. Nơi này trang trí rất đẹp. Hai con rồng to biết mhắm mắt mở mắt, tự động vươn cổ lên cao và hạ xuống, chớp mắt… Hoa đào, hoa lan trinh bày hấp dẫn và có hàng chữ VIỆT màu đỏ rất to trên bức tường: “CHÚC MỪNG NĂM MỚI”. Bellagio có trình diễn múa nước mỗi 15 phút vào buổi tối...
 
Khách sạn Venetian mát mẻ với trần nhà giống như bầu trời xanh mây trắng trên cao. Chiếc cầu vòng nho nhỏ xinh xinh bắc ngang qua con kinh nhân tạo nước trong veo có mấy chiếc gondola chở vài ba người khách trên thuyền. Muốn đi gondola cũng sắp hàng mua vé như ở Venice. Con kinh khá dài quanh co dọc theo các tiệm buôn sáng rực ánh đèn và hàng hóa bày biện hấp dẫn trong tiệm. Khách sạn Paris có tháp Eiffel từ bên trong khách sạn, chui khỏi trần nhà lên cao nhiều tầng nữa như cái tháp Eiffel ở Paris thu nhỏ. Trước nhà hàng có cờ Pháp và các người hầu bàn ăn mặc kiểu như hầu bàn ở Paris… Người đến viếng Las Vegas rất đông dù họ không đánh bạc
 
Hôm sau chúng tôi đi thăm chị MN cách Vegas Strip chừng 30 phút. Chị học chương trình Pháp nhưng giỏi văn chương Viêt nam và nấu ăn …ngon. Chi nhất định rủ chúng tôi đến nhà chị dùng cơm. Đường đến nhà chị thấy núi cao thấp liên tiếp nhau xa xa hai bên đường xe chạy, mênh mông vô tận nhưng đến gần nhà thì có chợ, thương xá sầm uất. Anh chị thích cảnh thiên nhiên núi non hung vĩ nên chọn Vegas làm nơi nghỉ hưu, nơi không khí trong lành, cây cảnh có người chăm sóc không phải bân tâm mất thì giờ tưới nước, tỉa cành… như lúc còn ở tư gia riêng biệt.
 
CIRQUE DU SOLEIL
 
Tối hôm ấy chúng tôi xem Cirque du Soleil trình diễn ở khách sạn Treasure Island. Khán giả gần kín rạp to có thể đến 500 người. Các màn đu giây, nhào lôn trên cao của họ làm tôi muốn… đứng tim. Họ trình diễn liên tục không để khán giả chờ đợi đến 1 phút, từ màn nọ sang cảnh kia. Có khi sân khấu đang quang đảng bổng mờ ảo khói sương và giây lát những làn khói trắng cuồn cuộn ấy biên mất, sạch trơn không còn dấu vết khi màn trình diễn hoàn tất. Có lúc họ làm khán giả ngạc nhiên vì trong nháy mắt những nghệ sĩ, vũ nữ bất ngờ xuất hiện từ trên cao hay nhô lên từ phía dưới lòng sân khấu. Khi kết thúc buổi trình diễn họ ra chào đông quá, có lẻ trên 30 người…và tôi tự hỏi họ tập luyện công phu, nguy hiểm như thế thì thù lao họ có tốt không
 
HOOVER DAM:

Hôm sau chúng tôi đi xem Hoover Dam cách Las Vegas Strip chừng 40 phút về phía Nam. Ra khỏi thành phố hai bên đường xe chạy toàn sa mạc, thỉnh thoảng có những bụi cây nhỏ hay cỏ vàng úa thấp lè tè. Núí cao núi thấp xa xa. Núi toàn đá, không có cây. Đường xe chạy tráng nhựa phẳng phiu tốt lắm. Tuy đi sớm nhưng bãi đậu xe ở chân cầu gần đầy. Nhìn cầu vòng bắc ngang qua đập trên cao, tôi ngán quá, nghĩ là phải ngồi trong xe chờ các cháu trở lại đón. Tuy thế con đường lên cầu lòng vòng với những bậc thang cao vừa phải, tôi lên tận trên cầu Memorial Bridge như các du khách khác không gặp trở ngại nào. Từ trên cầu nhìn trời xanh mênh mông cao vút, nhìn xuống thấy đập xây kiên cố, nước xanh và kiến trúc chắc chắn khác, các cảnh vật chung quanh rất rõ. Người đi lại con đuờng phía dưới thấy nhỏ bé như trẻ em. Cầu nối liền 2 tiểu bang Neveda và Arizona, cao 260 mét từ mặt sông Colorado.

Theo tài liệu ghi trên bảng, cầu khởi công 14/2/2005 và hoàn thành 14/10/2010, dài 324 mét còn đươc gọi là Hoover Dam Bypass Bridge, xây cầu tốn 240 triệu mỹ kim. Xe chạy xuống đập Hoover, thấy nhà bán vé đi tua (Hoover Dam Visitors Center) và nhà xe rất rông có nhiều tầng, có thể chứa được hàng trăm chiếc xe. Đi theo tua có 5 loại vé:

 1 /149$Đi trọn ngày, có ăn tối, đi du thuyền thơ mộng trên hồ nhân tạo Lake Mead, xem bên ngoài và bên trong đập…
 2/ 115$ Xem bên ngoài và phia trong đập, xem xưởng làm chocolate, ăn trưa, xem vườn xương rồng lớn nhất (largest cacti gardens)
3/  Hai loại vé khác giá 72$, 82$. Tất cả đều có hướng dẫn viên thuyết minh nhưng thời gian dài ngắn khác nhau. Nếu xem đâp và hồ nhân tạo Mead bằng trực thăng xinh đep giá triệu mỹ kim vé 99$. Tôi nghĩ thầm mỗi người 99$ thì bao giờ mơi lấy lại vốn 1 triệu mỹ kim và còn tốn tiền thuê phi công…
 
Văn phòng visitor center mở cửa từ 9 giờ sáng đến 5giờ chiều. Đập Hoover khởi công 4/29/30, hoàn thành 3/1/36, tốn 149 triệu mỹ kim năm 1931 tương đương 700 triêu hiên nay. Lúc xây đập trung bình 1 ngày có khoảng từ 3500-4000 người gồm công nhân, kỹ sư, chuyên viên, 96 người chết vì tai nạn khi xây (có tài liệu nói 112 người?) Đập này đưa nước sông Colorado chảy vào hồ nhân tạo, sức chứa lớn nhất nước (có tài liệu nói lớn nhất thế giới?) để kiểm soát lưu lượng, ngăn ngừa lụt và đem nước tưới ruông vườn hoa màu, cây cỏ các tiểu bang vùng hạ lưu, và tạo nguồn thủy điện lớn cung cấp điên cho Las Vegas, Los Angeles… Số sắt, thép xây đập nhiều bằng sắt thép xây tòa nhà Empire State Building, Nữu Ước và đập cao bằng tòa nhà 70 tầng (Bach Khoa Tòan Thư). Khi xây đâp và nhà xe, visitors center họ phải phá núi, dời sông cho nước chảy vào hồ Mead, nghe như chuyện hoang đường nhưng có thật.
 
Chúng tôi đến thăm Lake Mead, ghé Visitor Center lấy ít tài liệu, xem các quà lưu niêm và theo đường nhỏ ra xem hồ nước, mặt nước phẳng lặng, không một chút sóng nhỏ lăn tăn. Theo tài liệu Visitor Center mỗi năm có khoảng 10 triệu du khách đến thăm đập. Hoover là tên vị Tổng Thống Hoa kỳ Herbert Hoover, người chủ trương xây đập khi còn làm Thứ trưởng Thương mại (Commerce Secretary). Chúng tôi đi xem đâp như người cưỡi ngựa xem hoa, đi tự túc, không mua vé nên không có người thuyết trình. Khoa học, sự văn minh người Hoa Kỳ cách đây gần thế kỷ thật đáng ngưỡng mộ. Trước kia hạ lưu sông Colorado có khi bị ngâp lụt, có khi bị hạn hán, không có nước tưới cây cỏ ruông vườn. Xây đập là sự cố gắng vì thời gian ấy kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn.
 
Valley Of Fire State Park                 
 
Chúng tôi lên đường viếng Valley of Fire State Park cách Lake Mead chừng 6 dặm. Vào thăm khu công viên đóng lệ phí mỗi xe 10 mỹ kim. Đường đi đến công viên 2 chiều tráng nhựa quá đẹp. Hai bên đường là sỏi đá. Núi xa xa, có khi gần sát đường lộ màu xám, màu đỏ, màu …đen hay nhiều màu chen nhau xếp từng lớp rất đẹp, không hoa sĩ nào có thể pha màu đẹp như vậy. Ngoài ra các núi có hình thù khác nhau, tròn như hình bán nguyệt, có núi như bị tách làm đôi. Núi hình con voi, hình mái vòm, hình giống như lượn sóng… Có ngọn núi tên Bảy Chị Em (Seven Sisters) cũng là nơi cắm trại.

Trong công viên có nhiều khu cắm trại rộng rãi, có điên, nước, bàn, ghế, lò nướng thit, nhà tắm, nhà vê sinh, nơi đổ rác… Có thể ở qua đêm nhưng phải đóng lệ phí và ghi danh trước. Du khách đi picnic, đậu xe, leo núi, đi bộ (hiking) trong khu vực chỉ định mà thôi. Nơi picnic có nước, lò nưóng thit, bàn ghế, nhà vệ sinh…

Nơi đây có nhiều đường nhỏ để người ta đi bộ (hiking) trong vùng núi đồi hình thù kỳ lạ, màu sắc đặc biệt ở công viên. Gần nhà Visitor Information mấy ngọn núi thấp màu hồng có nhiều lổ hổng thông nhau, nhẵn nhụi, bóng láng. Nếu trẻ con chơi trốn tìm chui vào đấy cũng khó tìm thấy chúng.

Theo tài liệu Visitor Information các ngọn núi đá vôi hình thù kỳ lạ, màu sắc đặc biệt khu công viên đã có từ 150 triệu năm trước (trang 1, dòng 3 Nevada State Parks). Nơi này có những thú hoang như chồn, sóc, chim lạ, rùa, rắn… chúng được công viên bảo vệ và yêu cầu du khách không nên cho chúng ăn hay bắt hoặc đánh đập làm hại các loại thú. Mùa Đông khu Valley of Fire có khi lạnh âm độ nhất là về đêm, mùa hè có ngày nóng120 độ F. Ngoài ra du khách cũng không đươc lấy những miếng đá sỏi trong công viên về làm của riêng.

Công viên mở cửa từ mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn (open from sunrise to sunset) trừ những người đi cắm trại. Hôm chúng tôi đi lúc16g mặt trời ẩn sau dãy núi nhưng qua khỏi núi vẫn còn ánh nắng.
 
Tóm lại chuyến đi ngắn ngày nhưng những sáng tạo kỳ diệu người Hoa kỳ cách đây gần 100 năm, phá núi dời sông, đem nguồn nước đến nơi khô cạn, tạo thủy điện đem ánh đèn rực rỡ cho thành phố, làm đường tráng nhựa tốt đẹp cho xe chạy tiện nghi để mọi người có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi non, thiên nhiên kỳ thú nơi sa mạc. Đâp Hoover được xem như di tich lịch sữ, kỳ quan của đất nước Hoa kỳ
 
Cầu mong người tài giỏi Viêt Nam đem trí thông minh tài giỏi giúp cho nước nhà phồn thịnh, giàu có, dân chúng an lạc ấm no…
 
Ngọc Hạnh        

Ý kiến bạn đọc
09/07/202004:02:41
Khách
Đọc bài viết này thật thích thú như vừa được đi du lịch ở các vùng chung quanh Las Vegas , quá ngưỡng mộ trí nhớ thông thái của Cô . Kính chúc Cô luôn được nhiều sức khỏe và mong đọc được thêm bài viết của Cô
12/06/202007:19:29
Khách
Thưa cô, cháu cũng đã đi Las Vegas đôi ba lần, cũng đi thăm thú khắp nơi. Nhưng bài viết của cô cháu đọc thấy thích lắm.
Cháu ước gì khi cháu bằng tuổi cô bây giờ, cháu cũng được khoẻ mạnh minh mẫn như cô để có thể đi đó, đi đây.
Cháu kính chào cô và xin chúc cô sức khoẻ, hạnh phúc luôn đầy tràn!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,678,649
Tác giả tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan. Bút hiệu: Kim Loan, Hồng Đào. Sinh năm 1966 tại Việt Nam. Là cô giáo tiểu học trước khi vượt biển đến Thailand năm 1989. Hiện sinh sống tại Edmonton, Canada.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường
Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Ngày xưa, trong cái thời hưng thịnh của Thung Lũng Silicon, chúng tôi cũng đã từng trải qua cái thời “tách ly”. Chồng tách (technician) vợ ly (assembly). Ai đã từng ở thành phố này đều nhớ đến cái thời thật huy hoàng đó. Không cần phải bác sĩ, kỹ sư gì cho nó mệt. Cứ hai vợ chồng, người tách người ly là tha hồ cuối tháng đếm tiền mệt nghỉ. Công việc trong các nhà máy thì dễ dàng, lềnh khênh nhiều không kể xiết. Overtime thì vô cùng thoải mái. Chịu khó ngồi ráng thêm vài tiếng là có tiền gấp rưỡi hay nếu là ngày nghỉ thì double pay. Thời đó ai làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lãnh lương theo giờ còn sướng hơn mấy ông engineer ăn theo lương tháng nhiều. Làm tiền dễ đến nỗi quên cả thời gian. Nhiều khi cả tuần hai vợ chồng chỉ gặp nhau có một vài lần. Cũng tách ly nhưng quá sướng chứ có đâu như bây giờ cái thời cách ly ôn dịch. Đúng là cái tai hoạ tự nhiên từ trên trời rớt xuống. Có ai ngờ trong cái thời đại tiên tiến của cái thế kỷ thứ 20 có ngày tại cái xứ Mỹ này,
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.