Hôm nay,  

Giữ Vững Lòng Tin

27/05/202000:00:00(Xem: 7952)

VVNM 01
Như Ý Crystal H. Vo

Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.

***

Mới đó mà đã sáu tuần lễ kể từ khi tôi từ giã chiếc ghế nhà nước trong thời gian hổn loạn. Tôi còn nhớ vào sáng sớm thứ hai, 17 tây tháng 3, hai cô bạn đồng nghiệp thân ngồi kế bên xin tôi suy nghĩ lại về việc về hưu non vì tin tức trên đài truyền hình bắt đầu nói nhiều về thị trường chứng khoán của nước Mỹ trên đà tuột do số người bị bệnh và tử vong vì đại dịch cúm Convid-19 lên cao. Họ lo sợ tôi sẽ không tìm được nghề mới mà tiền hưu non sẽ không đủ cho tôi lo cho gia đình. Gia đình và bằng hữu khác của tôi cũng  lo cho sự quyết định của tôi và chính tôi cũng lo không ít. Nhưng mọi chuyện đã an bày cho sự ước muốn của tôi. Xin đa tạ Thượng Đế đã cho tôi giữ vững lòng tin nơi Ngài để tiến mạnh đến cuộc hành trình mớ. 


Đầu tháng một năm nay, tôi đi làm đơn về hưu, nhưng một tháng sau tôi đã đổi ý vì sáng hôm đó sau khi thức dậy tôi bị khó thở vì lo lắng cho tương lai.  Mười chín năm tôi làm công chức với tiền lương ổn định tuy nhiên không có dư. Làm hoài nhưng vẫn không lên chức mà việc làm mỗi ngày như nhau làm cho tôi cảm thấy càng ngày càng nhàm chán. Tôi tự bảo mình phải cố gắng năm năm nữa để có đủ bảo hiểm sức khỏe trọn đời. Thế nhưng sau khi biết được tôi có thể về hưu non, 9 tiếng ở sở làm mỗi ngày sao nó lại dài đăng đẳng đến thế! 


Đúng một năm trước tôi thi đậu chứng chỉ về bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe (Health and Life License) cho tiểu bang California. Nhưng tôi không có  thời gian hành nghề mới vì tôi phải đi làm công chức từ sáng sớm cho đến chiều mỗi ngày trong tuần. Vừa qua vào cuối tháng 12 năm 2019, trong lúc ăn lễ Giáng Sinh, một anh bạn quen biết từ câu lạc bộ  nói cho tôi biết hiện nay anh đang giúp cho những người nghèo và bệnh tật vô gia cư xin trợ cấp Medicare Advantage. Anh nói với cái bằng tôi có, tôi có thể làm được việc như anh. Sau đó anh giới thiệu cho tôi biết những nơi anh đang làm việc. Một trong những nơi đó là ở trong công viên rất gần sở làm của tôi. Hàng tuần vào sáng đến chiều thứ Năm kể từ ba năm qua, có nhiều công ty nhà nước và thiện nguyện viên tụ tập tại nơi này để giúp cho những người vô gia cư. Họ có thể tắm rửa trong một cái chiếc xe vận tải to lớn với nước ấm, xà phòng và khăn sạch. Sau đó họ có thể chọn những chiếc áo, quần và giầy dép bày sẳn trên bàn. Họ có thể ăn những món ăn làm sẳn tại nhà do các đầu bếp nữ nay đã về hưu. Ngoài ra họ có thể ghi danh cho các dịch vụ như máy điện thoại di động, bảo hiểm sức khỏe và xin trợ cấp cho một căn chung cư. 


Và thế, mỗi trưa thứ Năm trong mấy tháng qua, tôi cảm thấy cuộc sống của mình có thêm phần hương vị.  Thay thế mua thức ăn trưa bên ngoài, tôi dùng tiền ăn của mình đưa cho các cô đầu bếp. Lần đầu tôi thấy hơi ngại ngùng ăn ở đó, nhưng sau vài lần tôi cảm thấy rất tự nhiên. Mỗi lần tới, tôi lại gặp nhiều gương mặt quen thuộc. Đôi lúc tôi thầm nghĩ trong những ngày khác họ ăn uống ở đâu và ngủ nghĩ ra sao. Thật chạnh lòng khi tôi nghĩ tới số phận xấu số của họ khi trời trở lạnh và mưa to…


Nơi công viên này cho tôi có cơ hội gần gủi và trò chuyện với những người vô gia cư. Đa số thật đáng thương vì họ bị bệnh tâm thần nhưng không chữa trị đúng lúc nên mới ra nông nổi như thế. Tâm nguyện của tôi ngoài 30 năm trước là sẽ giúp đỡ cho những người vô gia cư. Nay được ngồi đối diện và bên cạnh họ làm cho tôi cảm thấy thật ấm cúng và hạnh phúc vì ước nguyện năm nào của một con bé không cha, không mẹ, không một người thân bên cạnh, không tiền, và không nghề nghiệp đã và đang trở thành sự thật.


Có một hôm tôi an ủi một cô gái độ tuổi 30 trong lúc cô vừa khóc vừa kể là có gả đàn ông ngồi bên kia bàn ăn hiếp cô. Tôi vỗ về cô như một đứa em gái vì tôi biết cô có vấn đề về tâm thần qua cử chỉ và lời nói. Khi rời bước khỏi nơi đó để trở về sở làm, tôi cảm thấy từng bước đi của mình bỏng như nặng trĩu… Lúc đó tôi ước gì mình có thể giúp đỡ cô ấy nhiều hơn thế nữa!


Một hôm khác trong lúc tôi ngồi ăn trưa ở trong công viên với một tâm trạng lắng đọng. Vừa ăn tôi vừa nhìn lên phía trước mặt tôi là một túp lều với hai chữ treo thật to: Prayers Here (cầu nguyện tại đây). Sau khi dùng cơm xong, tôi bước sang bên đó và xin ông cha giúp tôi cầu nguyện. Ông hỏi tôi cần cầu xin điều gì và tôi nói xin cầu cho tôi có can đảm để thay đổi nghề mới. Nơi đó có tất cả ba người đàn ông. Họ cùng tôi nắm tay nhau và cuối đầu cùng nguyện cầu thành khẩn. Sau đó hai tuần, một người bạn gọi điện thoại và hỏi tôi có muốn cùng anh làm nghề bảo hiểm chung.  Tôi bàn với anh Dennis, chồng tôi, về ý định về hưu non và cùng làm nghề bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe. Chẳng những anh Dennis đồng ý mà chính anh cũng đang học để lấy chứng chỉ như tôi. Một năm nữa anh Dennis sẽ cùng tôi sát cánh bên nhau trên hành trình mới này.


Vào ngày cuối làm việc thứ Sáu, 27 tháng 3, sáng hôm đó sau khi thức dậy tôi bị khó thở như lần trước. Nhưng lần này tôi ngồi dậy, mở cánh cửa sổ ra để có không khí vào. Tôi cố gắng hít thở thật sâu cả 10 phút để lấy không khí vào phổi. Sau đó tôi mới có thể hít thở bình thường. Tôi nhờ anh Dennis cầu nguyện cho tôi để có sức mạnh đi đến chỗ làm ngày cuối để ký tên và trả thẻ nhận dạng.   


Cũng nhờ có lòng tin và sự nhiệm màu của Thượng Đế đã giúp tôi mạnh mẽ quyết định rời cái nơi quen thuộc. Tôi vô cùng đa tạ Ngài đã nghe lời cầu nguyện của chúng tôi. Ngài đã dẫn dắt quí nhân đến để đưa tôi tới một nơi khác sẽ mang lại cho tôi ý nghĩa của cuộc sống hơn. Thiết nghĩ đời tôi không biết có còn bao nhiêu năm nữa để sống vì vậy tôi phải mạnh dạng vươn lên để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mình và tha nhân. 


Tuần đầu tiên sau khi về hưu tôi ngở như mình đang nằm mơ, nhưng sau đó mỗi ngày tôi ra thời khóa biểu để có việc cho mình làm. Có như vậy tôi chẳng có một ngày nào ở không hay biết nhàm chán là gì. 


VVNM 02
Trong sáu tuần qua, tôi đã vào nhiều mạng học và thì đậu năm cái chứng chỉ để đại diện cho các hãng bảo hiểm sức khỏe như: United Health Care, SCAN, Aetna, Blue Shield, Humana. Tôi sẽ học để đại diện thêm hai hãng nữa như: Alignment và Brand New Day. Ngoài ra tôi cũng là người đại diện cho hãng TransAmerica và Nationwide cho bảo hiểm nhân thọ và đầu tư cho hưu trí. Cũng trong thời gian ngắn ngủi đó, tôi học cách in ấn sách vở trên trang mạng lớn của Amazon có tên Kindle Direct Publishing. Tôi đã ngồi rất nhiều giờ trước cái máy tính để tập làm. Hai lần trước mỗi lần ra sách, tôi phải trả tiền cho nhà xuất bản trên $1300 một cuốn sách. Nay tôi quyết đinh tự học. Quả thật nó khá phức tạp. Cô bạn đồng nghiệp giới thiệu cho tôi biết về cái mạng lưới này thế mà cuối cùng cô phải trả tiền cho người khác in sách giùm cô. Còn tôi nhiều lần bị từ chối từ chiếc máy vô tâm sau bao lần nộp bài. Tôi quá mệt mỏi và đã có ý định bỏ cuộc để trả tiền cho người khác làm cho mình. Nhưng không, tôi không chịu đầu hàng trước khó khăn. Cuối cùng chiếc máy chấp nhận bìa sách và các bài viết tôi gởi đi. Lúc đó tôi vui mừng như được trúng số.  Không có hạnh phúc nào bằng khi mình có thể đạt được những gì mình cố gắng làm với niềm đam mê. Nay quyển sách thứ hai chung của nhóm Việt Bút được ra đời vào ngày 5 tháng 5 với tựa đề “Coming to America - A Selection of Short Stories” đang có mặt trên Amazon với nền màu đỏ hồng và hình Tượng Nữ Thần Tự Do do tôi chụp vào tháng mười vừa qua trong lúc đi du lịch ở tiểu bang New York. Xin kính mời quí độc giả tìm đọc. 


Trong mấy tháng qua ngày nào cũng có hàng trăm dân chúng ở Mỹ bị tử vong. Tính đến nay, 16 tháng 3 đã có gần 1.5 triệu dân bị nhiễm bệnh và gần 90 ngàn người tử vong chỉ ở trong nước Hoa Kỳ! Con số này quá to lớn. Tôi không thể tin là con Convid-19 đã và đang lấy biết bao mạng người trên thế giới. Tôi ước gì đây chỉ là cơn ác mộng và chỉ cần dùng dậy để mọi chuyện trở lại như xưa. 


Sáu tuần qua tôi chẳng đi đâu xa hay làm gì nhiều bên ngoài. Mỗi tuần tôi chỉ ra khỏi nhà một lần để mua sắm thức ăn. Mọi cuộc họp mặt đều qua trên mạng có tên ZOOM và nói chuyện với khách hàng qua điện thoại. Hiện nay tôi có hai hồ sơ của hai người bà con ở tiểu bang lạnh. Họ năm nay đã ngoài 70 tuổi, có Medicare Part A và B, nhưng Medicare chỉ trả 80% cho bác sĩ và nhà thương. Tôi giải thích cho họ hiểu, nếu lỡ sau này có nằm bệnh viện, 20% tiền bệnh viện và bác sĩ họ phải móc tiền túi ra trả. Tôi đã nộp hồ sơ để xin làm đại diện cho các hãng bảo hiểm sức khỏe ở tiểu bang họ đang sinh sống. Sau này được chấp thuận, tôi sẽ ghi danh cho họ. Medicare Advantage cũng còn gọi là Medicare Part C. Nó bao gồm 20% mà Medicare không trả. Đây là chương trình do nhà nước trả cho các hãng bảo hiểm sức khỏe mỗi một người khách là $14,000 một năm. Khách có Medicare Part C sẽ không còn dùng Medicare thường. Bệnh viện  và bác sĩ lẫn thuốc men thường sẽ do hãng bảo hiểm trả vì họ đã nhận tiền của nhà nước trước khi ghi danh khách hàng nào có Medicare Part A và B. 


Có rất nhiều người không biết về Medicare Part C. Chính tôi là nhân viên của sở xã hội trên 19 năm chuyên làm về Medi-Cal/ Medicaid mà không hề nghe nói đến Medicare Part C. Nay biết được nó, tôi có ước nguyện truyền bá điều này thật rộng lớn cho thật nhiều những người cao niên hay bệnh tật biết được. Tôi còn nhớ có mấy lần tôi bị cảm động không ít khi nghe thấy khách hàng Medi-Cal/Medicaid của tôi nói rằng họ không có khả năng để trả 20% Medicare không trả nhưng họ không được Medi-Cal/Medicaid 100% vì tiền hưu trí của họ ngoài mức nghè. Ước gì lúc trước tôi biết được về Medicare Part C để hướng dẫn cho các khách hàng của tôi thì thật quí hóa. 


Ngoài học lấy mấy cái chứng chỉ ra, mỗi tuần tôi lên YouTube Crystal H. Vo một lần để nói về nhiều đề tài khác nhau như văn học, tài chánh và hướng dẫn nấu ăn các món ăn Việt Nam. Sắp tới đây tôi sẽ gom góp các bài viết tiếng Việt và viết thêm nữa để có một quyển hồi ký dày vài trăm trang. Anh Dennis bảo tôi viết thêm một quyển sách tiếng anh với thật nhiều chi tiết về đời tôi vì ảnh có quen một người bạn muốn dàng dựng nó thành phim. 


Mỗi ngày tôi có hàng trăm công việc chờ mình làm. Không như xưa, tôi không còn bị áp lực vì tôi có nhiều thời gian để làm. Tôi thật biết ơn những gì mình đang có như sức khỏe, gia đình, bạn bè và công việc. Tôi trân quí từng giây phút mình có trong đời vì mạng người quá mỏng manh và phù du trong mùa đại dịch cúm này. Xin cầu nguyện cho thế giới sớm có thuốc chích ngừa cúm Convid-19 để có thể ngăn chặng những tang thương đã và đang xảy ra hàng ngày trên thế giới. Cuối cùng tôi xin cầu chúc cho quí báo, độc giả cùng gia quyến luôn luôn được bình an và hạnh phúc. 


Như Ý Crystal H. Vo

Mùa Xuân 2020



Ý kiến bạn đọc
28/05/202006:10:10
Khách
Rất trân trọng sự nhiệt thành và lòng tận tụy của cô Như Ý. Cầu xin Thượng Đế luôn phù hộ che chở cho mọi công việc cô đang làm.
28/05/202001:36:35
Khách
Hello ,
Bai` nay` co' noi dung quang? cao' cong viec moi' cua? tac' gia?
Ve` bao? hiem? suc' khoe? va` y te' xin mien? dde` cap Tuy nhien ve ddau` tu* tai` chanh' va` bao? hiem? nhan tho. xin co' ddoi dong` dden' qui' vi ddoc gia? VB
1) DDau` tu* tai chanh' va` huu tri' xin tim` dden' cac' cong ty chuyen nghiep nhu Fidelity , The Vanguard Group v.v . tai cac' cong ty nay` se~ co' Financial Advisor ( FA ) ( Yeu cau` gap nhan vien tieng Viet neu can` ) se~ giup' chung' ta ddau` tu* tai` chanh' ve tien` huu tri' , tien` hoc cho con cai' , ngan quy? dde? danh`v.v Cac' FA dda~ dduoc ddao` tao. bai` ban? va` chuyen nghiep se~ giup chung' ta ddau`tu tai` chanh' mot cac' hieu. qua? nhat'
2) Bao? hiem? nhan tho. co' the? mua loai ddao' han ( term life insurance ) gia' re~ hon nhieu` so voi' bao? hiem? suot ddoi` ( whole life ) . Sau ddo' dung`so' tien` con` lai ddau` tu` vao` phan 1 o? tren .
Tac' gia? la`nguoi` ddai dien cho hang? Transanerica .Xin vui long` vao`link ben duoi' dde? xem review cua? cong ty nay` Chi? co' 1 sao cho 52 nguoi` dda~ review vao` nam ngoai' .
https://www.consumeraffairs.com/insurance/transamerica-life-insurance.html
Tran trong
Kim Ho
PS: " Nhiet tinh` nhung thieu' kien' thuc' se~ thanh` pha' hoai. " Nguoi` xua co' day .
27/05/202018:56:08
Khách
Medi-Cal Part C là do liêng bang trả cho hãng bảo hiểm sức khỏe. Nhân viên đại diện cho các hãng bảo hiểm sức khỏe được họ trả huê hồng. Thế nên khách hàng không phải trả một đồng xu nào cho nhân viên hay hãng bảo hiểm mà có được rất nhiều quyền lợi. Những ai có Medicare và Medi-Cal/ Medicaid cũng có thể được Part C nếu họ có Part A và B.
27/05/202016:33:58
Khách
Xin chào Nhi Dương,
Một người nhân viên muốn đại diện các hãng bảo hiểm để bán Medicare Part C cần phải có State Health License và Medicare certification. Cái thứ hai này không dễ có cho nên nhiều người có Health License không có thể bán được Medicare Part C. NY hiện nay có thể đại diện cho tất cả khách hàng ở tiểu bang California. Còn nếu như mình có khách ở tiểu bang khác thì phải đóng tiền và xin giấy phép. NY đã làm thế cho tiểu bang Maryland đã ngoài hai tuần rồi nhưng chưa nghe tin tức gì từ họ. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, xin email cho NY qua crystalhvo@gmail.com.
27/05/202016:21:25
Khách
Như Ý cám ơn anh Trần Đình Đức và chị Thanh Mai với lời chúc đẹp. Tuy về hưu, nhưng mỗi tháng NY vẫn lảnh lương cho đến hơn một măn nữa do tiền dành dụm trong quỉ hưu trí, nên NY không bị áp lực về tài chánh trong những tháng ngày sắp tới. Với niềm đam mê hướng dẫn cho nhiều người biết về sức khỏe, bảo hiểm và kinh doanh, NY tin chắc ông Trời sẽ phồ hộ cho mình.
t.b. gần đây NY được các anh chị Việt Bút cho phép mình đọc các bài viết VVNM. Xin mời anh chị đón nghe qua kênh YouTube Nhà Văn Như Ý. Đây là niềm đam mê NY có từ lâu cho đến nay mới có thể thực hiện. Mỗi một tuần, NY sẽ chọn một bài hay để đọc. Tác giả VVNM nếu muốn NY đọc bài của mình thì xin liên lạc NY riêng nhé.
27/05/202015:24:40
Khách
Mến chúc Như Ý Crystal H. Vo sau khi về hưu có một niềm tin vững mạnh để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mình và tha nhân.
27/05/202013:03:47
Khách
Hoan hô Như Ý có nhiều thời gian và khả năng để thực hiện các lý tưởng của mình!
27/05/202008:48:16
Khách
Chào cô Như Ý,
xin cho hỏi medical phần C thì mua như thế nào?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,680,206
T. Thiên Thu là cư dân Phoenix AZ, tốt nghiệp ngành Nursing tại Texas năm 1974 và làm việc cho St. Joseph’s hospital Phoenix, AZ gần 40 năm, nay đã về hưu,vui thú điền viên.
Chúng ta đang ở những ngày đầu của tháng Tư. Thời điểm này, bỗng nhắc nhớ trong tôi miền ký ức khó phai của hai mươi tám năm về trước. Ngày này, 07/4/1992, gia đình tôi đang ở New York City đúng mười ngày đầu tiên, đang ngơ ngác trước khung trời tự do rộng mở dù vẫn còn dầy đặc nỗi lo âu cho một tương lai chưa định trước. Thành phố New York là “thành phố lớn không bao giờ ngủ” (New York, the big city is not asleep), người ta hay nói vậy thật không sai chút nào.
Trần Như Nguyện, là phóng viên của một số báo Việt và đài truyền hình tại Hoa Kỳ. Hiện đang cư ngụ tại thành phố Houston - Texas. Tác giả từng được nhận giải đặc biệt " Viết Về Nước Mỹ " vào 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa chạy bão Harvey ". Đây là bài viết trở lại sau thời gian vắng bóng.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất
Tháng tư vùng Hoa Thịnh Đốn cỏ hoa, khí hậu tuyệt vời, cuộc sống vật chất đầy đủ tiện nghi làm Vân bùi ngùi nhớ lại tháng 4 hãi hùng, đau thương cách đây 45 năm, nhớ họ hàng bà con ở quê hương VN xa xôi mà Vân không có cơ hội găp lại.Sau tháng 4 /75 nhiều gia đinh ly tán, trẻ con nheo nhóc, vợ trẻ xa chồng, mẹ già mòn mõi ngóng tin con. Nhiều người đang nhà cao cửa rộng phải đi ở nhờ ở đậu. Có người liều vượt biên, làm mồi cho cá nơi biển cả hay nạn nhân bọn cướp biển, phụ nữ bi hãm hiếp… Gia đình bạn Vân gồm 2 vợ chồng và 3 con vượt biên cùng 28 người họ hàng bị bão chìm tàu. Chỉ 8 người sống sót. Người bạn sống nhưng vợ và 3 con chìm trong lòng biển cả mênh mông. Nhắc mà đau lòng, xót xa cho cảnh chia ly tang tóc. Sau cuộc đổi đời vào tháng 4/ 1975, miền Nam trước kia sung túc lúa gạo dư thừa còn xuất cảng nước khác mà năm ấy một số dân Saigon phải ăn độn bo bo. Một hoc trò Vân cho biết sau khi cha em đi tù cải tạo ít lâu gia đình em “khoái ăn sang”.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Thoạt tiên, khi đại dịch khởi phát từ Vũ Hán, người ta liền đặt cho nó ngay một cái tên cho dễ nhớ Coronavirus Wuhan. Rất dễ hiểu vì nó xuất phát từ bên Tàu nên có người còn gọi là “cúm Tàu”. Tiếp theo đó, Coronavirus đã theo bước chân con người đến tàn phá ở các quốc gia: Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Phi châu... và những vùng đất xa xôi nhất mà người ta ít dịp nghe nói đến trên hành tinh. Hàng loạt các cuộc tấn công, miệt thị người gốc Á đã xảy ra nơi công cộng ở nhiều nơi trên thế giới để “trả thù dân tộc” từ khi mới bắt đầu đại dịch cho đến bây giờ; người gốc Việt không nằm ngoại lệ nên cũng bị vạ lây!!! Các nước bắt đầu ra lệnh đóng cửa biên giới để giữ an toàn cho vùng lãnh thổ của mình. Làn sóng kỳ thị lại đổ dồn về những nơi diễn ra tâm dịch, nhất là đối với những người đến từ vùng dịch. Những sinh viên, người lao động bao ngày đi du học, đi làm ở nước ngoài giờ ùn ùn kéo về Việt Nam hàng loạt!
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.