Hôm nay,  

Có Chí Thì Nên

10/03/202000:00:00(Xem: 34787)

Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới. 


***


Tôi biết Tâm khi tôi học năm thứ hai ở trường Virginia Commonwealth University trong lớp hóa học hữu cơ.  Tôi đang ngồi trước giảng đường để chờ giờ vô lớp, Tâm đến. Chúng tôi nhìn, gật đầu chào và quen nhau từ đó.  Tâm mới chuyển đến trường trong mùa này. Trước kia, Tâm theo học ở một đại học cộng đồng và chuyển đến đây sau khi tốt nghiệp hai năm.  Như hầu hết sinh viên trong lớp hóa này, chúng tôi ai cũng mong muốn nộp đơn vào trường y, nha, dược sau khi tốt nghiệp. Tâm cao và gầy.  Điểm nổi bật của anh ta ở cặp mắt kiếng to đùng và dày cộm. Tâm đến gần tôi và chào:


- Hi..


- Hello..


 - Người Việt hả?


 - Dạ…Người Việt.


 - Tôi tên Tâm.  Còn bạn?


 - Pete.


- Pete học năm hai hả?  Ở đâu?


 - Dạ… Pete đang học năm thứ hai.  Hiện giờ Pete ở Johnson Hall. Còn anh?


 - Không ý Tâm hỏi nhà ba mẹ Pete ở đâu đó mà...


 - Dạ nhà Pete ở Northern Virginia.  Gần khu Eden Center đó.


- Tâm ở Virginia Beach, mới transfer  từ community college qua trường này. Tâm ở chung với thằng em họ gần thư viện.


 - Dạ... Khu Little Sài Gòn đó hả?


 - Khu Little Sài Gòn?


Tôi cười rồi giải thích cho Tâm hiểu:


- Khu chung cư đó tụi này gọi là khu Little Sài Gòn vì ở đó rất đông sinh viên Việt thuê để ở.  Mỗi khi có tiệc tùng gì là tụi này kéo nhau về đó quậy. Nếu nhà nào thiếu mắm cũng có thể chạy qua mượn đỡ, nên gọi là khu Little Sài Gòn cho vui đó mà.


 - Vậy à!  Tâm mới dọn lên hồi tuần trước, nên không biết campus này nhiều.  Ở đây sinh viên Việt đông không Pete?


 - Cũng khá đông.  Tí nữa học xong em dẫn qua khu Student Commons cho biết.  Ở đó phe ta đầy nhóc, nhất là ở phòng games.


Tâm nhìn đồng hồ rồi nói:


 - Tới giờ rồi, mình vào lớp chứ trễ.


- Dạ... Ngày đầu chắc giáo sư cũng chỉ phát syllabus và nói về lớp thôi chứ chưa học gì đâu.


Chúng tôi đi vào giảng đường.  Tôi đã là sinh viên năm thứ hai của trường nên không lạ gì campus nàỵ  Chỉ có Tâm mới chuyển trường nên còn bỡ ngỡ . Khi bước vào phòng học, Tâm thầm thì nho nhỏ:


- Ở đây rộng quá, không giống như trường Tâm học.


- Dạ.  Hầu hết những ngành khoa học tự nhiên, Hóa, Sinh, Lý, Eco... đều học ở giảng đường này.


Chúng tôi tìm hàng ghế trống và ngồi xuống đợi giáo sư đến.  Bà giáo sư đứng tuổi, khoảng chừng ngoài năm mươi, người Mỹ trắng, bước vào giảng đường từ cánh cửa nhỏ bên hông ra chào chúng tôi.  Lớp học đầu tiên trôi qua nhanh sau khi bà giáo sư nói về thời khóa biểu của năm học cũng như giới thiệu sách giáo khoa, tiệm sách, mà bà muốn sinh viên chúng tôi mua.  Sau đó cho chúng tôi ra về khi bà nhắc lấy lịch học ở bên ngoài cửa giảng đường. Chúng tôi mỗi người lấy một tờ lịch học rồi đi về hướng Student Commons. Student Commons là khu giải trí dành cho sinh viên có bán thức ăn, nước uống nhanh, nhẹ.  Nơi đây có banh bàn, billards, máy chơi games, và phòng máy vi tính.


Chúng tôi dạo một vòng ở khu giải trí rồi trở lại căn-tin mua nước uống.  Hôm nay tôi chỉ có hai lớp học. Lớp hóa học hữu cơ buổi sáng và toán buổi chiều, nên rảnh rỗi.  Tâm hỏi tôi:


 - À... Chắc Pete nhỏ tuổi hơn Tâm?  Tâm hai sáu.


- Dạ ... Vậy anh lớn hơn em ba tuổi  Em hăm ba.

- Pete qua Mỹ lâu chưa? 


- Dạ gần sáu năm rồi  Còn anh?


- Gần bốn năm.  Hai năm đầu lo học English... Hai năm rồi ráng học cho xong cái bằng Associate rồi mới transfer lên trường này nè.


 Tâm nhìn tôi rồi hỏi:


 - Pete định chọn ngành gì để học vậy?  Y, dược, hay là nha?


- Dạ không.  Pete không thích làm bác sĩ, nha sĩ, hay dược sĩ.  Pete thích học về ngành Toxicology.


 Nói rồi tôi giải thích thêm:


 - Vì thi vào trường y khó quá.  Trường nha thì em lại không thích và dược đứng bán thuốc chán thấy mồ nên cũng không thích.  Em thích về nghiên cứu và bào chế hơn, ngành Toxicology thích hợp với mình nhất.


- Toxicology? Là ngành gì vậy Pete?  Tâm cũng mới qua Mỹ nên tiếng Anh cũng chưa biết nhiều lắm.


 - À... Dạ…. Toxicology tiếng Việt mình dịch ra là.... là... ngành độc dược… thì phải.


 - Cũng hay.  Còn Tâm thì rất thích ngành y, biết rằng học y rất khó.  Nhưng Tâm nghĩ, ông bà ta có câu "có chí thì nên", nên Tâm sẽ cố gắng theo đuổi ước mơ của mình đến cùng.


Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau chừng nửa tiếng đồng hồ rồi chúng tôi chia tay.


Trong suốt học kỳ, ngoài chuyện bài vở ở lớp hóa ra, chúng tôi rất ít đi chơi với nhau vì anh ấy chững chạc trầm tính, nghiêm.  Tôi thì lười học và ham chơi, tiệc tùng. Tâm chỉ biết đến lớp và thư viện chứ không tiệc tùng như tôi. Thời gian đầu chúng tôi còn nói chuyện chút ít, nhưng sau nhiều lần rủ đi dự tiệc dạ vũ do hội sinh viên Việt Nam trong trường tổ chức, anh luôn từ chối với lý do bận học bài nên tôi cũng không rũ reng nữa.


Tuy không thân với Tâm, nhưng tôi chơi thân với em họ của Tâm, Hải.  Hải là em cô cậu với Tâm. Hai năm đầu Hải học chung khối hóa sinh với tôi, nhưng vì ham chơi và tiệc tùng, nên hắn đổi qua trường thương mại học về kế toán.  Hải nói với tôi rằng, hắn chỉ muốn học cho xong bốn năm rồi đi làm chứ không muốn học thêm nữa...


Mỗi tối thứ Sáu, Hội Sinh Viên Việt Nam trường chúng tôi đều tổ chức tiệc tùng gây quỹ.  Khi thì ở Student Commons lúc khác ở các quán bar quanh trường. Hầu hết sinh viên đều ham vui, tiệc tùng, còn Tâm thì luôn vùi đầu vào học.  Chúng tôi luôn nói anh Tâm là con mọt sách, chỉ biết cắm đầu vào sách và thư viện. Hôm nào cũng vậy, dù không phải là mùa thi cữ, nhưng đêm nào Tâm cũng học đến khuya mới chịu về.


Hai năm sau, chúng tôi tốt nghiệp.  Anh Tâm tốt nghiệp cử nhân sinh vật học và tôi tốt nghiệp hóa.  Gặp anh ở buổi lễ ra trường, anh hỏi tôi:


- Pete ra trường rồi có còn định nộp đơn vào trường graduate để học Toxicology không?


- Em cũng còn muốn chút chút, nhưng giờ Pete định đi làm vài năm cho có kinh nghiệm rồi mới nộp đơn xin vào trường cao học.


 - Vậy cũng tốt.


 - Còn anh Tâm thì sao?  Có trường nào nhận chưa?


 - Tâm nộp vào hai trường cũng chỉ ở Virginia này thôi, nhưng chưa trường nào nhận hết.


 - Nếu không nhận vào, anh tính làm gì?


 - Thì vừa học vừa làm và  tiếp tục mượn tiền để học post bachelor.  Đợi năm sau lấy lại MCAT và nộp đơn xin vào tiếp.


  - Good luck anh!  Chúc anh Tâm may mắn nhé.


 - Cám ơn Pete   Pete cũng vậy nhé.     


 Ra trường, tôi được nhận vào làm việc trong phòng thí nghiệm, trường chúng tôi học.  Năm đầu, còn phải học hỏi nhiều, nhất là những dụng cụ trong phòng thí nghiệm nên tôi ít có thời gian liên lạc với bạn bè.  Sang năm thứ hai, mọi việc đã thạo, đôi lúc cũng nhàn rỗi, tôi ghi danh học thêm một vài lớp trong trường với ý định sẽ tiếp tục lấy bằng cao học hay tiến sĩ.  Rất tình cờ, tôi gặp lại anh Tâm ở lớp Human Anatomy. Gặp lại Tâm, anh ấy kể với tôi rằng sau khi tốt nghiệp, anh nộp đơn vào các trường y trong tiểu bang, nhưng không trường nào nhận.  Anh tiếp tục học thêm một năm hậu cử nhân, một chương trình dành cho sinh viên muốn học vào trường y, để chờ năm học tới thì cơ hội được nhận vào trường sẽ cao hơn. Sau một năm hậu cử nhân, nhưng anh vẫn chưa được vào trường y, nên giờ anh học học cao học hóa sinh, phân ngành Neurology để tiếp tục chờ đợi thi vào trường y lại.  Anh Tâm nói với tôi:


 - Tâm nhất định phải thi được vào trường y cho dù mất bao nhiêu năm đi nữa.


 Nghe anh Tâm quả quyết như vậy, tôi nói với anh ta:


 - Pete rất khâm phục lòng kiên nhẫn của anh.  Pete thì không làm được. Pete dễ chán lắm. Sau hai lần mà không được thì Pete sẽ nản và bỏ cuộc liền.  À mà sao anh không thử nộp đơn vào những trường khác ngoài tiểu bang Virginia này?


- Tâm không thích đi xa vì còn ba mẹ và gia đình ở đây.


 - Vậy à? Anh cố gắng lên.  Biết đâu năm tới anh được nhận vào thì sao.


 - Cũng mong là vậy...


 Tôi làm việc trong phòng thí nghiệm ở trường hơn sáu năm và thỉnh thoảng vẫn thấy anh Tâm đi lại trong khuôn viên trường hoặc ở các cuộc hội thảo, hoặc những lần các công ty giới thiệu dụng cụ phòng thí nghiệm (laboratory vendors show).  Anh kể tôi nghe năm nào cũng vậy, anh đều lấy bài thi MCAT và nộp đơn vào trường đại học này, nhưng đến giờ vẫn chưa vào được. Anh học từ hậu cử nhân, cao học, rồi tiến sĩ. Năm nào anh Tâm cũng đều đặn thi vào trường y, nhưng năm nào cũng trượt cả.

Bẵng đi một thời gian tôi không còn thấy anh Tâm ở trường đại học nữa, tôi nghĩ chắc Tâm bỏ dự định thi vào trường y rồi hay anh đã được nhận ở một trường nào đó.  Cho đến một hôm....


 Hôm đó tôi đang xếp hàng mua thức ăn trưa ở căn-tin trường, tôi bổng giật mình đánh thót vì có người vỗ vào vai một cái thật mạnh.  Quay đầu nhìn lại tôi thấy anh Tâm. Lần này, Tâm mặc áo blouse trắng, trên cổ có đeo tấm bảng tên có ghi Tam Tran, Medical Student, Virginia Commonwealth University.  Gặp lại Tâm, nghe anh kể chuyện về việc nộp đơn xin vào trường y của anh ta mà tôi phục sự kiên trì bền bỉ của anh ấy. Chúng tôi ăn trưa cùng nhau ở căn-tin, nghe anh kể câu chuyện thi vào trường đại học y mà tôi nể phục.  


 Tâm kể sau hơn năm năm học lấy bằng tiến sĩ nghiên cứu xong, Tâm trở về Virginia Beach, nơi gia đình anh sinh sống.  Tâm xin vào dạy học ở một trường đại học cộng đồng, trường mà anh đã theo học trước kia, và đã lập gia đình. Mặc dù Tâm dạy học hơn hai năm, nhưng vẫn theo đuổi ước mơ trở thành bác sĩ.  Sau khi sinh đứa con đầu lòng, anh mới được nhận vào làm sinh viên y khoa dù tuổi đời đã bốn mươi. Sau gần mười năm tốn không biết bao nhiêu thời gian và tiền của, giờ đây ước mơ vào trường y của anh đã thành sự thật.  Anh đang mặc trên người chiếc blouse trắng để theo đuổi ước mơ của mình. Ngồi nghe Tâm kể về sự quyết tâm bền bỉ của anh ấy tôi phục lắm. Tôi thầm nghĩ phải chi mình có một phần quyết tâm và bền bỉ giống anh ấy có lẽ mình sẽ không chôn chân một chổ trong căn phòng thí nghiệm hơn mười năm nay.


Mùa hè vừa qua, nhóm bạn thời sinh viên của chúng tôi tổ chức kỷ niệm hai mươi năm ngày ra trường ở một khách sạn ven biển Virginia Beach. Chúng tôi gặp lại nhau. Hai mươi năm gặp lại đứa nào cũng lập gia đình, con cái đều lớn.  Lúc ngồi nói chuyện, tôi mới biết được anh Tâm hiện đang hành nghề bác sĩ giải phẩu tim ở tiểu bang Arizona. Gặp lại anh, tôi chợt nhớ lại câu anh nói lúc trước: "Có chí thì nên".


Sau ba ngày cuối tuần họp mặt cùng bạn bè, chúng tôi chia tay nhau và trở về với cuộc sống thường ngày.


Trên đường lái xe từ biển Virginia về Richmond, tôi đem chuyện giấc mơ thi vào trường y để trở thành bác sĩ của anh Tâm kể cho hai con chúng tôi nghe.  Hy vọng rằng con sẽ học được tính kiên trì bền bỉ của anh ấy. Tôi nói với các con tôi rằng ở Mỹ nếu cố gắng học hỏi, thêm ý chí kiên trì bền bỉ thì chắc chắn con sẽ thành công dù con làm bất cứ việc gì.  Nước Mỹ này là một đất nước của cơ hội. Tất cả mọi người ai cũng có điều kiện và cơ hội để theo đuổi những ước mơ của mình. Để đổi được ước mơ ấy có thể đánh đổi rất nhiều thứ trong đời giống như anh Tâm đã từng đánh đổi.

Ý kiến bạn đọc
10/03/202009:50:09
Khách
Cảm phục anh Tâm quá, một con người rất có chí. Mình thấy có nhiều người thông minh vượt bực nhưng không có chí thì cũng chẳng làm nên. Bởi vậy có trí không bằng có chí! Cám ơn tác giả kể lại câu chuyện làm gương tốt rất hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,678,513
Mấy năm gần đây, khi hai con đã lớn, chúng rời tổ ấm để đi học xa nhà, vợ chồng Tùng có thời gian rảnh rỗi làm những việc mình thích. Vợ chàng, sau những ngày đi làm ở hãng về, nàng lại lục đục trong bếp nấu ăn, làm bánh. Nàng siêng lắm nên tuần nào cũng làm đủ loại bánh rồi ép chàng ăn. Nhưng giờ tuổi cũng lớn, chàng sợ các loại bệnh nhà giàu như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu, nên kiêng ăn tinh bột và đường
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Trong phòng hồi sinh của một bệnh viện nổi tiếng tại Chicago, bà Anderson vẫn ngồi im lìm bất động. Bà đã ngồi như thế mỗi ngày gần 10 tiếng, trong suốt hơn một tuần lễ. Ở nơi bà, có lẽ sự sống chỉ còn biểu hiện qua đôi mắt luôn dán chặt trên chiếc máy đo tim với những nhịp tim đập thật yếu ớt được đặt sát cạnh chiếc giường của bệnh nhân, và trên giường là một cô bé chỉ khoảng 7 tuổi.Đôi mắt nhắm nghiền trên khuôn mặt xanh xao nhưng rất thanh tú với những lọn tóc vàng óng ả, cô bé đẹp như một thiên thần, đó cũng chính là Lenna, cô con gái yêu dấu bé bỏng duy nhất của bà
Chúng tôi mua con chó Kiba lâu lắm rồi mãi tận bên tiểu bang Iowa của một nhà nông người Amish. Nó thuộc loại chó Nhật Shiba Inu rất đẹp trai với cặp mắt mầu xám, tai vểnh nhọn hoắt và chiếc đuôi quăn tít. Khi chàng cóp nhà tôi, con trai cả, lấy vợ và nó bưng con chó đi. Cho đến khi vợ nó sinh hai đứa con trai trong vòng một năm, tay ẵm tay bồng bận bịu nuôi hai công tử nên một hôm chịu không nổi chàng cóp kêu điện thoại cho chúng tôi chở nó về nhà cũ hương xưa.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Cuộc đời trước mặt. Một cảm giác mừng vui, lo âu, bồi hồi, hoang mang, xúc động không thể nào tả hết cho được. Trên mười chiếc xe bus quân sự loại lớn đưa hết người tị nạn mới đến về tạm trú tại căn cứ quân sự Longue Pointe nằm ngay trên đường Hochelaga,Montreal. Đây là một Immigration processing center hay trung tâm làm thủ tục định cư. Gia đình người gõ thuộc diện “mồ côi” nên được hội nhà thờ bảo trợ. Một tuần sau, thì được đưa ra phi trường Dorval (nay là phi trường Trudeau) để đi định cư tại Montague, một thành phố nhỏ với 2000 dân cư thuộc tỉnh bang PEI (Prince Edward Island), duyên hải phía Đông Canada.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Ông Tường là tổng giám đốc đồng thời cũng là người sáng lập ra công ty Tran Soft Corp. Đây là một công ty chuyên về viết chương trình cho các trò chơi điện tử cũng như tạo hình ảnh ba chiều (3D graphic) và xảo thuật điện ảnh cho các phim đời mới sau này của Hollywood. Với sự bùng nổ của các trò chơi điện tử cùng sự phát triển của nền điện ảnh ba chiều công ty của ông đã chuyển mình từ một công ty tư nhân nhỏ 20 năm trước nay đã trở thành một tổng công ty với nhiều chi nhánh khắp nước Mỹ và ở một vài nơi khác trên thế giới.
Lần đầu tiên tham gia Viết Về Nước Mỹ, Tác Giả Lương Tạ cho biết: Ông làm nghề dạy con hơn 20 năm nay. Đối với ông đó mới là nghề chính. Ông chuyên tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh gia đình và hiểu nhiều tâm tư. Nguyện vọng của ông là thế hệ trẻ Việt Nam được lớn lên biết sống hạnh phúc và có bản lãnh. Ông đã có bài viết đăng trên nhiều b́áo chí, BBC Tiếng Việt, Người Việt, Việt Báo, The New Viet, và Sài Gòn Nhỏ. LL qua facebook https://www.facebook.com/lulandanvy/ *Truyện phỏng theo chuyện thật người thật, với tên các nhân vật được thay đổi.
Chị nhận thấy anh đã bị suy hô hấp trầm trọng và gọi liền xe cứu thương. Người ta đưa anh vào BV Maisonneuve – Rosemont ngày 06/05, họ nhận thấy phổi anh chỉ còn 34% không khí bảo hòa, anh liền được đặt ống thở và được đưa vào khu cấp cứu đặc biệt (phải biết rằng muốn được sống còn thì con người cần phải có khoảng 90% không khí bảo hòa trong phổi)… Trong khu cấp cứu, ngoài đặt ống thở, các BS còn làm đủ cách nhưng phổi của anh đã quá sưng để làm nhiệm vụ của nó.