Hôm nay,  

Vợ Tù Cải Tạo

28/02/202000:00:00(Xem: 10806)

hinh tac gia Ngoc Hanh
Ngọc Hạnh

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.


***

Năm nay vùng thủ đô Hoa Kỳ ít tuyết hơn mọi năm.  Đã tháng giêng nhưng chỉ có 2 trận tuyết nhỏ. Trời trong, mây xanh, nắng vàng phủ lên vạn vật dù vẫn lạnh tái tê. Cũng có đôi ngày “mây xám phủ ngang lưng trời” nhưng phần lớn là nắng rực rỡ trái với Luân đôn, Anh quốc mùa Đông nhiều sương mù, bầu trời xám xịt, u ám.

Môt hôm các chi bạn thấy trời đẹp rủ tôi đi mua hàng giảm giá. Sau ngày Thanksgiving các thương xá mắc tiền hay bình dân đều có hàng hóa bán giảm giá có khi hơn 50%. Chị bạn còn tỉ tê là có tiệm buôn lớn trong thương xá đóng cửa nên có nhiều hàng đẹp bán giá hạ. Thật ra tôi chỉ muốn xem các tiêm buôn và thương xá trang hoàng cho ngày lễ lớn xinh đẹp ra sao mà thôi.

  Khoảng 10 giờ sáng các chị em đến nơi thấy bãi đậu đã đầy xe, có nhân viên an ninh đứng chỉ đường. Khu nào đầy họ không cho xe vào nữa.  Đậu xe chờ khoảng 10 phút sau có xe lui ra về, chúng tôi vào thế chỗ tức thì. Năm nào cũng vậy, khi tiệm buôn bán giảm giá các hàng hóa nhất là hàng điện tử, computer, TV, điên thoại di động... là bãi dậu xe đầy kín nhất là ngày thứ sáu sau ngày lễ Tạ Ơn (Blach Friday). Dù trời lạnh lẽo khách vẫn đến sắp hàng ngoài cửa từ 4, 5 giờ sáng dù 8 giờ tiệm mới mở cửa. Ai cũng sợ đến muộn hết hàng vì tiệm buôn chỉ bán ra một số nhất đinh. Có khi một món hàng tiết kiêm được mấy trăm mỹ kim. Quần áo khách hàng không tha thiết lắm vì thường được bán hạ giá vào các dip lễ.

 Năm nay khách trong thương xá có vẻ đông hơn mọi năm, kẻ ra người vào tấp nập như ngày hội, trong tiệm như ngoài hành lang. Có thể do các cô câu sinh viên nghỉ lễ, các bà mẹ  cũng được nghỉ  nên đi mua sắm làm thương xá thêm đông người đi lại, vui vẻ rộn ràng. Các tiêm buôn rực rỡ ánh đèn và các trang trí xinh đẹp, bắt mắt …

 

 Khi đi thương xá với các bạn tôi chơt nhớ Lan, người bạn trẻ làm chung một sở với tôi trước kia.

 Lan còn ba má đã già và các em ở tỉnh nhỏ quê nhà nên hầu như mỗi năm hay mỗi 2 năm chị cố gắng thu xếp công việc về thăm ba mẹ và các em. Chị chuẩn bị mua quà từ 5, 7 tháng trước khi về Việt Nam. Lan bảo con cháu thôn quê thấy thương lắm. Chúng chưa từng thấy chocolat nội địa nói chi là kẹo ngoại quốc nên được thỏi kẹo Mỹ chúng ăn nhín nhín từ chút một, để dành thưởng thức từ từ. Một cái áo thun ngoại quốc ngoài ước mơ nên khi có được chúng rất vui. Vì thế dù tốn kém và nặng nề chị cũng ky cóp mua quà mỗi khi có giá hạ.Lan cho biết Việt Nam các thành phố lớn nhà cao cửa rộng rất khang trang xinh đẹp nhưng thôn quê vẫn có gia đình gặp khó khăn, trẻ con bỏ học sớm vì không có tiền đóng học phí …Không những mua quà cho em cháu Lan còn mua quà  bạn bè thân thiết từng chia sẻ ngọt bùi trong thời kỳ khó khăn, hoạn nạn những năm sau 1975. Chị kể lần nào chị về cũng phải trả thêm tiền hành lý vì nặng hơn quy đinh của hảng máy bay. Người chồng tuy thương vợ mang hành lý nặng nề nhưng lâu lâu mới về cùng vợ vì còn phải “đi cày” trả nợ áo cơm.

 Gia đình Lan định cư Hoa Kỳ muộn màng theo diện H.O, phải làm lại từ đầu trong khi các bạn cựu tù đi trước đời sống đã ổn định. Mỗi người mỗi phận,than thở có ích lợi gì.  Lan tự an ủi là tuy muộn nhưng được đi phi cơ an toàn trong khi có người vượt biên leo núi lội rừng chết mất xác vì đói lạnh hay làm mồi cho thú dữ hoặc vùi thân trong biển cả, gặp hải tặc cướp của giết người…

 Chồng Lan sĩ quan VNCH bị tù cải tạo hơn10 năm, lúc đầu ở tù trong Nam sau chuyển ra miền Bắc. Cưới nhau mấy tháng, Lan có mang thì đổi đời, chồng bị tù. Lan có chút vốn và tiền bà con mừng cưới thì 2 đợt đổi tiền, Lan gần như trắng tay. Lương bị điều chỉnh ít đi chỉ đủ chi tiêu tiên tặn trong gia đình. Lan cố gắng dành dụm để khi vào nhà sanh và nuôi chồng bị tù không biết ngày nào về.

Lan thăm chồng lần đầu khi anh còn ở trại cải tạo trong Nam, tuy cũng vất vả nhưng chẳng thấm vào đâu so với lúc thăm anh ở miền Bắc xa xôi.Lúc  anh bị chuyển trại ra Bắc, cả ½ năm sau Lan mới được thư cho phép thăm nuôi. Đến phường khóm xin giấy đi đường xong mua vé xe lửa ra Bắc.Mất cả ngày. Đến nơi phải đi xe thồ vào khu vực có trại giam. Nơi đây có mấy gian nhà cất tạm của người làm rừng, trống trước trống sau, gió lùa lồng lộng. Lan và nhóm người đi thăm chồng xin ngụ qua đêm vì đã muộn, quá giờ thăm nuôi. Hôm sau đến cổng trình giấy tờ và chờ cho tới lúc gặp chồng cũng mất 30 phút. Trò chuyện khoảng hơn 3 tiêng là hết giờ…. Các bà vợ tù lại cùng nhau lủi thủi đón xe thồ ra đường cái, xong lại đón xe ra trạm xe lửa vào Nam. Có lần dẫn con đi thăm bố, lúc con gái Lan được 6 tuổi, đến nơi cháu bị nóng sốt Lan lo quá, may có bà bác sĩ cùng đi thăm chồng có mang thuốc theo. Từ đó về sau Lan khi thăm anh Xã, Lan gởi con cho ngoại, không dẫn  đi nữa.Những việc này đã xảy ra hơn 20 năm nhưng khi nhớ lại Lan vẫn còn hãi hùng như cơn ác mộng, phục mình và các bà vợ tù quá, đã vượt qua khó khăn, cám dổ để nuôi con thơ và chờ chồng…

Có lần thấy Lan đi thăm nuôi vất vả anh Xã bảo Lan đừng thăm nuôi anh nữa, hãy theo chị anh đi kinh tế mới và lao động cho tốt ( Chị anh đinh cư Hoa Kỳ…) nhưng Lan không đành lòng, phần sợ nguy hiểm nơi biển cả, mưa bảo, hải tặc, phần con còn nhỏ nên quyết định chờ anh ra tù đi cùng. Lan không ngờ anh bị tù lâu như vậy vì lúc đầu cả nhà yên trí anh đi học tập 3 tháng rồi về. Lúc anh đi tập trung con còn trong bụng mẹ, nay con học Tiểu học bố vẫn chưa về…

Về sau lúc các cựu tù nhân cải tạo rầm rộ xuất ngoại theo chương trình HO, chồng Lan vẫn biệt tăm, lao động” đốn tre đẳng gỗ trên ngàn “chẳng biết có khỏe hay gầy ốm bệnh tật như lần thăm nuôi năm nào thì làm sao đủ sức đốn cây vác gỗ…

 Sau cùng chồng Lan cũng được tha về với thân thể gầy gò xanh xao ... Hai vợ chồng tới lui phường khóm nhiều lần, bổ túc các giấy tờ như quy đinh. Anh hiền khô, chẳng nhắc nhở chi những năm bị tù cực khổ ra sao.Lúc vơ chồng Lan đến Mỹ, người bảo trợ tốt bụng cho tạm trú thời gian ngắn, đưa đi làm giấy tờ, tìm trường cho con gái Lan học, đưa chồng Lan thi lấy bằng lái xe...Vợ chồng Lan đi làm bán thời gian lúc đầu. Lan học trường Cộng đồng địa phương trước khi học ngành chuyên môn. Con gái có xe nhà trường đưa đón. Dĩ nhiên hai người cũng có những khó khăn lúc đầu như trở ngại sinh ngữ, văn hóa... Hai vợ chồng được nhà thờ, các bạn tù đi trước thăm viếng, nâng đở tinh thần, và đôi khi vật chất…

 Chồng Lan ra khỏi tù Lan mừng như trúng số vì có người vợ lặn lội ra Bắc thăm chồng thì chồng đã qua đời 1 tuần trước đó sau nhiều ngày đau ốm. Đọc hồi ký “Bốc Mộ Chồng” của chị ấy mà rơi nước mắt. Còn Lan tuy vợ chồng hơn 10 năm mới được chung sống nhưng chị vẫn cho là may mắn hơn các tù nhân khác còn bị giam giữ trong rừng sâu. Đoàn tụ gia đình là niềm vui nhưng đinh cư Hoa kỳ mới thật như người được lên thiên đàng, Lan tâm sự. Đến Mỹ không phải xin phép ai nếu đi từ tiểu bang này đến tiểu bang khác, khỏi họp tổ dân phố hàng tuần, được ăn uống no đủ, không phải lao đông nặng nhọc và bị cái rét khủng khiếp của núi rừng hành hạ. Ban đêm không ai đến xét nhà thình lình và chồng khỏi phải trình diện công an hàng tuần hay hàng tháng. Gia đình Lan đi học miễn phí và còn được trợ cấp lúc đầu cho đến khi có lợi tức nhất định.

  

 Lúc đầu hai vợ chồng dành dụm mua chiếc xe cũ làm phương tiện di chuyển, đưa đón vợ đi làm, con đi học ngoại khóa. Nhờ chăm chỉ, chiu khó con gái Lan 14 tuổi chuyện trò  Anh Ngữ trôi chảy, làm thu ngân viên cho tiệm bán thức ăn nhanh gần nhà những ngày cuối tuần.

Sau thời gian đi học 2 vợ chồng  tốt nghiêp, có việc làm lương tốt. Lan đã mua nhà, mua xe, mỗi người một chiếc. Lan tham gia các sinh hoạt công đồng và lái xe xa lộ ngon lành. Những ngày nghỉ bà con cần phương tiện di chuyển, 2 vơ chồng sẵn sàng đưa đón nhất là với các cụ cao niên.

 Khi đến Hoa Kỳ it lâu, Lan sinh thêm cháu gái. Cô bé khỏe mạnh chóng lớn, hoạt bát, là học trò giỏi trong những năm Trung Học.Thời gian qua nhanh nay cháu là sinh viên y khoa năm thứ II. Nhìn ảnh 2 vợ chồng Lan tươi cười trong buổi lễ khoác “Áo Trắng” của cháu mà mừng cho Lan và cho công đồng người Việt. Nếu con em người tị nạn đều có tương lai tốt đẹp, thành đạt thì quý biêt bao nhưng mỗi người cảnh, ai chẳng mong ước có đời sống an lành.

 Con gái nhỏ Lan từ khi còn ở Tiểu học đã mơ ước làm bác sĩ. Lan hỏi tại sao? Cô bé trả lời tỉnh queo” để giúp người:to help people” Có lẻ cô được mẹ kể lại chị cô suýt chêt trong rừng khi thăm bố cô. Cô đã theo đoàn Y Tế thiện nguyện về Viêt Nam giúp đồng nghèo bệnh tật từ năm thứ 1. Con gái lớn Lan đã có gia đình, Lan có 2 cháu ngoại khôi ngô không nhỏ tuổi hơn dì Út là bao, một trong 2 cháu có khiếu về âm nhạc.

Hai vơ chồng Lan không ngại khó, chăm chỉ làm việc, có khi làm thêm giờ phụ trội để đóng tiền trường cho con gái và giúp bà con còn khó khăn nơi quê nhà.Học phí trường Y khá mắc. Lan và chồng rất vui khi giúp được ai điều gì.

Nay sau hơn 40 năm đổi đời, quý vị cựu tù cải tạo và quý vị quân nhân có người tuổi đã cao. Ai may mắn đinh cư các nước tư do sớm đời sống ổn đinh, con, cháu  trưởng thành. Tôi xin chúc sức khỏe quý vị ấy và cầu mong các bạn trẻ trong nước và hải ngoại có nghề nghiệp vững vàng, có kiến thức, có gia đình tốt đẹp,thành công trong mọi việc. Xin vinh danh quý bà vợ tù chịu khó nuôi con nuôi chồng trong thời kỳ khó khăn. Xin chúc người Việt khắp nơi được an vui hạnh phúc. Xin cám ơn nước Mỹ, người Mỹ đã giúp người tị nạn có cuộc sống an bình tốt đẹp.

Ngoài trời nắng vẫn đẹp. Nơi sân sau còn chút ít cỏ xanh nhưng cây đã trụi lá. Nhìn nai mẹ ngơ ngác, rón rén dẫn con tìm thức ăn dù trời lạnh lẽo mà thương các bà mẹ vô cùng, nhất là quý bà vợ tù cải tạo…      

 

 Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
06/03/202015:49:29
Khách
Báo Mỹ ngày hôm qua loan tin Friedrich Karl Berger vừa bị sở Di Trú ở tiểu bang Tennessee trục xuất khỏi nước Mỹ vì tội trước kia làm lính canh gác trại tù gần Meppen( Đức quốc ) thời Đệ Nhị Thế Chiến. Trại tù này là nơi giam giữ nhiều người Do Thái, Ba Lan, Pháp, Ý, v.v...". Chế độ trại tù này rất khắc nghiệt, thêm nữa là tù nhân bị buộc làm việc vô cùng nặng nhọc ở ngoài trời đã khiến cho vô số người bị chết.

Thế nên bọn lính canh Việt cộng ở các trại tù " cải tạo" ngày trước mà nay sống ở nước Mỹ liệu hồn, có ngày bị sở Di Trú túm gáy .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,310
Mỗi ngày nghe tin tức tìm hiểu về bệnh Covid_19, cho đến hôm nay tổng số bị bệnh là 2,132,321 người và tổng số qua đời là 116,862 người, (theo cdc.gov). Con số thật khủng khiếp cho nước Mỹ. Sau mấy tháng ban lịnh quarantine (cách ly), đầu tháng 6, thống đốc tiểu bang Cali cho mở cửa các hãng xưởng, bussinesss, tuy nhiên vẫn còn dè dặt một số như tiệm tóc, Nail, cá nhân cũng như doanh nghiệp còn vẫn theo cách chỉ dẫn của cán bộ Y Tế và thống đốc vẫn phải đề phòng cẩn thận là giữ khoảng cách khi giao tiếp, mang khẩu trang, đeo bao tay cũng như luôn rửa tay.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Chúng tôi hoạch định chương trình cho những ngày cấm cung. Trước hết phải giữ gìn sức khỏe, giữ tâm hồn thảnh thơi, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng. Hai ông bà già mỗi sáng ra vườn dọn dẹp, cắt tỉa hoa lá rồi làm vài động tác thể thao và tập thở. Tuy không gặp mặt, nhưng các con cháu vẫn thăm hỏi hàng ngày. Qua “Facetime” được nhìn con cháu cũng đỡ nhớ. Có hôm các cháu nội ríu rít khoe đang dọn bữa điểm tâm cho cả nhà, các cháu ngoại thì mời ông bà cùng đi "virtual picnic" trên ngọn đồi sau nhà với cha mẹ chúng
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Trong bữa cơm tối hôm đó, khi nghe tôi báo tin sắp có em bé, anh Nam, anh rể tôi, trợn mắt, còn chị Hai tôi thì vọt miệng, “Trời đất! Bể kế hoạch hả?” Nhưng Ba Mẹ tôi thì vui, như phản ứng tự nhiên của bậc Ông Bà. Mẹ tôi nói, “Ba Mẹ nuôi các con ở Việt Nam cực khổ hơn nhiều, nhưng rồi đâu cũng vào đó. Trời sinh voi, sinh cỏ. Con cái là ơn của trời, đừng căng thẳng quá mà tội cho em bé.” Lòng tôi bỗng nhiên thấy bình an trở lại. Dù tôi đang đi học toàn thời gian và bé Tin mới mười tám tháng, nhưng trong căn nhà nhỏ nơi Ba Mẹ tôi, anh chị Hai, và gia đình nhỏ của tôi chung sống, lúc nào cũng đầy tiếng cười và sự thương yêu, giúp đỡ. Vợ chồng tôi còn trẻ, chịu khổ một chút không sao. Chỉ cần chúng tôi cố gắng hết sức, mọi chuyện sẽ êm đẹp như bình thường.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Buổi trưa tháng Năm, trời nóng tóe khói. Quang cảnh khu chờ trong bệnh viện lại càng thêm ngột ngạt vì hàng nghìn con người già trẻ lớn bé ngồi la liệt khắp nơi. Ai tới sớm may mắn kiếm được chiếc ghế nhỏ để ngồi. Người đến trễ mua manh chiếu khoanh một chỗ nằm còng queo. Kẻ trễ hơn nữa thì nhét đại tấm thân bịnh hoạn vào khe hở nào đó giữa hai chiếc lưng nhễ nhại mồ hôi, mặc kệ tiếng càu nhàu. Vì khi sự chết cận kề, ai nề hà chi những lời mắng mỏ. Đứng cạnh tôi là người mẹ trẻ mặt đầy vẻ lo âu, mắt quầng thâm là dấu hiệu của bao đêm thức trắng. Đôi tay khô ráp ôm chặt lấy đứa con bé bỏng.
Tác giả tên thật là Huỳnh Thị Xuân Mai lần đầu tham dự VVNM. Cô yêu thích văn chương, âm nhạc và viết lách, Mong tác giả tiếp tục viết bài.
Những ngày cuối năm vùng Hoa thịnh đốn may mắn chỉ 1 ngày có tuyết,còn phần lớn nắng đẹp, trời trong tuy khá lạnh. Vào mùa Đông như thế là quý rồi đâu dám ước mơ chi hơn. Tuy nhiện vào đêm trước hôm Cộng Đồng và người Cao Niên tổ chức chợ Tết thì có tuyết. Không nhiều lắm nhưng tuyết lai rai kéo dài suốt đêm, trường học đóng cửa, chợ Tết cũng bị hoãn lại. Tội nghiệp những người bán hàng chuẩn bị thức ăn, các hàng bán Tết từ nhiều ngày trước. Bán chưng, bánh tét, bánh mứt còn giữ lai bán vào ngày hôm sau nhưng các thức ăn nóng như phở, riêu cua, bún bò Huế thì sẽ kém hương vị mất ngon…
Tôi nghe tên Chị khi Chị còn học trung học tại trường Đồng Khánh. Không những vì Chị là một học sinh xuất sắc, mà vì nghe kể chuyện Chị được tàu BV Mỹ USS Hope mổ tim. Rồi Chị chuyễn qua trường Quốc Học vì trường Đồng Khánh không có lớp Đệ Nhất, và học chung lứa với anh thứ hai của tôi và quý anh Bùi Xuân Định, Nguyễn Hữu Hiên, là những đồng môn đồng khóa với Chị sau này. Đồng thời Chị là một Trưởng sinh hoạt thường xuyên trong Hướng Đạo
Nhạc sĩ Cung Tiến