Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Chuyến Xe Lửa Chiều 24

01/03/202000:00:00(Xem: 7260)

Thái-Anh/QNA         
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.                                             


***

      
  An vưà bước ra khỏi chỗ làm,rảo bước đi về hướng trạm xe bus chờ xe tới trạm để về nhà. Goị là nhà chứ thật ra đó là một căn apartment 2 phòng cho bốn người ở, đây là một phòng trong dãy chung cư năm, sáu tầng , phòng nào cũng rất nhỏ, từ phòng ngủ, phòng khách rồi nhà bếp, tất cả đều nhỏ xiú so với nhà cuả bố mẹ An. Ai cũng biết Los Angeless là một thành phố đất hẹp người đông mà, nhà cửa , thức ăn, cái gì cũng đắt đỏ hết, An phải vất vả lắm mới tìm được một chỗ ở như hiện tại. Căn phố An ở có 4 bạn, tất cả đều giống như An, nghiã là mới xong 4 năm ở UCLA, tạm nghĩ một năm đi tìm việc làm tạm thời chờ năm sau nộp đơn xin học tiếp lên chuyên môn cao hơn. 

        Phần An từ nhỏ đã say mê môn Lịch sử, An đã theo đuổi môn học nầy suốt cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cuối cùng An đã xong 4 năm học UCLA chuyên ngành Lịch sử. An biết bố mẹ buồn lắm vì An đã chọn một môn học không được thực tế lắm, nghiã là rất khó tỉm được việc làm sau khi tốt nghiệp như các ngành khoa học thực dụng khác, như các bạn cuả An, ra trường chỉ thời gian ngắn sau đã tìm được việc làm tương đối khá. An cũng đã suy nghĩ nhiều lắm khi quyết định lựa chọn ngành học,. cuối cùng niềm đam mê thôi thúc, An đã phụ lòng trông mong cuả bố mẹ, An biết bố mẹ rất thương An nên đành chiù con, rồi trong 4 năm học xa nhà bố mẹ đã hết sức hổ trợ cho An yên tâm học hành. An là con duy nhất cuả bố mẹ nên hai người đã dồn hết tình thương cho An, nhất là mẹ, mẹ đã hy sinh cả đời đưa đón An đi học, đi sinh hoạt từ lúc An học mẫu giáo cho đến lúc An xong trung học; mẹ lo cho An từng chút; rồi lúc An bắt đầu vào nội trú 4 năm đại học, ngày đầu tiên dọn vào trường, cả bố mẹ đều đưa An đi, mẹ sưả soạn cho An không thiếu món gì, đến nỗi bố phải ngăn bớt đồ đem theo lại. An biết vắng An mẹ buồn lắm, nhà chỉ có ba người, bố đi làm cả ngày, dù An đã lớn lại là con trai, ít gần gũi với mẹ như con gái, nhưng mẹ ra vô thấy có An, dù không nói gì nhưng An biết mẹ cũng thấy vui, mẹ chăm chút An như còn bé, nhiều lúc An cũng cảm thấy không thích, nhưng khi nhìn thấy nét mặt vui vẻ sung sướng cuả mẹ khi làm cho An một việc gì, hay là đi đâu về mẹ mua một món ăn  mà An thích , nhìn ánh mắt mẹ đầy nét thương yêu khi thấy An ăn ngon lành món ăn mẹ mua về, An cũng bớt gay gắt với mẹ. Mẹ biết An thích ăn món gà chiên ở mấy tiệm fast food, nên mẹ cắt để dành mấy coupon đưa cho An…

      

        Mãi miên man suy nghĩ, An chợt giật mình vì tiếng còi xe bus kêu vang, An ngó chung quanh mọi người đã bước lên xe hết, chắc bác tài tội nghiệp nên hú còi gọi, An bước vội lên xe, bỏ mấy đồng 25 cent vào khe, gật đầu cám ơn bác tài xế tốt bụng , bác mỉm cười xua tay rồi cho xe lăn bánh. Hôm nay là ngày 24, một ngày trước Christmast, các nhân viên trong chỗ An làm được cho vể sớm hơn một tiếng rưỡi, cho những người cần chuẩn bị đi lễ nhà thờ tối hôm nay. Chỗ An làm là một Viện bảo tàng cuả người Do Thái; chỗ nầy trong hai năm học cuối của trường An đã có dịp làm việc thiện nguyện tại đây, mỗi tuần hai hay ba buổi chiều, An rất thích việc làm nầy vì nó thích hợp và liên quan tới ngành lịch sử mà An đang học. Suốt thời gian làm việc mối quan hệ giữa An và mọi người ở đây rất thân thiện tốt đẹp , An mong được chánh thức làm việc tại đây sau khi tốt nghiệp. Vậy mà An lại không được toại nguyện, những ngày cuối cùng cuả năm học, An có gặp người quản lý để xin làm nhân viên thực thụ tại đây có trả lương , nhưng An chỉ nhận cái lắc đầu luyến tiếc cuả người phụ trách, lý do là vì đây chỉ là một viện bảo tàng cuả riêng người Do Thái, mọi tài trợ đóng góp hoàn toàn do lòng tự nguyện hảo tâm cuả mọi người chứ không có chút nguồn tài trợ nào của chính phủ, nên mọi chi tiêu cuả viện có giới hạn, dù rằng mọi người làm việc chung ai ai cũng rất mến và hiểu khả năng cùng lòng say mê nhiệt tình công việc của An. Ngày làm việc cuối cùng của An rất cảm động vì ân tình cuả moị người dành cho mình, chỉ là mấy cái pizza ăn vội, mấy ly nước ngọt cụng nhau , mọi người chúc An sớm đạt thành điều mơ ước của mình, rồi An lưu luyến bắt tay chào từ giả mọi người…


           Sau buổi lễ tốt nghiệp, An trở về nhà bố mẹ ở quận Cam, thời gian nầy An thấy mẹ vui lắm, dù có bận rộn thêm chút . Bố mẹ muốn An nghỉ ngơi ít lâu cho đầu óc thoải mái chút sau bốn năm miệt mài đèn sách, sau đó An sẽ kiếm thêm chút việc làm gì bán thời gian để thời gian chuẩn bị tiếp tục học lên vào năm sau, vì bố biết ngành học của An rất khó tìm được một việc làm thích hợp, có chăng chỉ là việc làm tạm thôi. An biết mẹ muốn An tìm việc ở quanh quẩn gần nhà , An sẽ đi về mỗi ngày như bố, mẹ muốn lại được chăm sóc An như hồi nhỏ, An biết tình thương của cha mẹ dành cho con cái trước sau như một dù con còn nhỏ hay đã lớn, con có thành đạt hay thất bại trên đường đời ?! An tuy sinh ra lớn lên ở Mỹ, nhưng An được mẹ cho học tiếng Việt từ nhỏ, nên An cũng biết tục ngữ tiếng Việt có câu “ nước mắt chảy xuôi “ mà .

         Thêm một lần nữa An đã phụ lòng bố mẹ, khi An vẫn âm thầm tìm việc làm trên vùng Los, nhất là các việc giống như chỗ cũ An đã làm. An vẫn hy vọng nhiều vào việc An sẽ được nhận vào trường cũ niên học sắp tới đây, vì An rất mến các Thầy Cô đã dạy môn Lịch sử An học , trong số đó có một Cô rất thương An, Cô hay động viên, khuyến khích An; và An cũng rất quý trọng Cô, sau khi về nhà An vẫn giữ liên lạc thường xuyên với Cô. Trong tháng 11 vừa qua, một bữa An nhận được email cuả viện bảo tàng cũ cho hay họ có  thông báo tuyển một số người cho vài công việc bán thời gian, An đã mừng rỡ gửi đơn xin việc, rồi An được gọi phỏng vấn, An nói việc nầy với bố mẹ, bố có vẻ không bằng lòng nhưng không cản. Hôm An đi phỏng vấn. An đã không gặp chút khó khăn nào khi được hỏi, vì đây chính là nơi An đã làm thiện nguyện trong suốt hai năm học sau, An rất có hứng thú với công việc ở đây, cuối cùng An được nhận vàolàm bán thời gian. Lúc An báo tin nầy cho bố mẹ, bố chỉ nói An đã đủ trưởng thành rồi để tự quyết định cuộc đời của chính mình, bố mong An đã chọn đúng con đường để đi và sẽ không bỏ cuộc giữa chừng. Về phần mẹ, mẹ biết có nói thế nào An cũng sẽ không thay đổi quyết định, nên mẹ chỉ lặng lẽ thu xếp đồ đạc cho An rời nhà một lần nữa. An sẽ tìm chỗ ở mới gần chỗ làm cho tiện, An biết mình sắp phải trải qua những khó khăn vất vả từ đây, vì thời khắc nầy mới thật sự là lúc An bắt đầu bước vào đời, tự quyết định cuộc đời mình; khác hẳn bốn năm trước đây An cũng đã xa nhà sống đời nội trú cho bốn năm học, nhưng hồi đó An chỉ cần lo học thôi, vì mọi chi phí học hành ăn ở  An đã may mắn được chi trả tất cả nhờ An được những khoảng học bỗng từ mọi phiá nhờ vào kết quả học hành khá cuả An trong thời gian học trung học, bố mẹ cũng đỡ lo toan cho An lúc đó. Còn bây giờ hoàn toàn do An phải tự nổ lực rất nhiều để đạt được mục tiêu An đã chọn. An không thể trông đợi vào bố mẹ nữa, bố mẹ đã lớn tuổi rồi, nhất là bố vẫn còn phải đi làm mỗi ngày, thời gian An về nhà ở sau khi rời trường, mỗi sáng trong lúc An còn ngủ, trời mùa đông ở Cali , nơi An ở không có tuyết rơi nhưng buổi sáng trời cũng rất lạnh, có lúc 6,7 độ C, bố đã phải dậy sớm đi làm trong giá lạnh, An thấy thương bố lắm. Gia đình An chỉ có ba người: bố, mẹ và An, nhưng hình như ai cũng rất ít nói, trong nhà An lúc có đủ ba người vẫn yên lặng, mọi người chỉ trao đổi câu chuyện trong bữa cơm chiều, sau đó ai có việc nấy, bố hay đi ngủ sớm để hôm sau đi làm, mẹ cứ lục đục thu dọn làm vặt việc gì, chỉ có An thức khuya một mình làm bài hay nói chuyện với bạn. Do đấy tình cãm của mỗi người cũng biểu lộ kín đáo, lặng lẽ chứ không ồn ào bên ngoài; lúc còn ở nhà rất nhiều lần buổi chiều lúc ăn cơm, An thấy hôm ấy ăn món ngon hơn ngày thường, hay có bình hoa nhỏ trên bàn, hoặc một cái bánh kem nhỏ sau bữa cơm, hỏi ra mới biết hôm ấy là sinh nhật bố, ngày Father’s Day hay kỷ niệm ngày thành hôn cuả bố mẹ, tất cả chỉ là những biểu hiện đơn giản như thế thôi, nhưng An biết mẹ không quên một ngày kỷ niêm nào cuả gia đình. An là con cuả bố mẹ nên ít nhiều cũng giống tính ít nói đó, An còn nhớ có vài lần lúc còn học ở trường, vào những dịp lễ An không về nhà được, buổi tối An cũng gọi hay nhắn tin chúc mừng bố, mẹ, những lúc đó An thấy ấm lòng khi tưởng tượng bố mẹ chắc sẽ vui lắm khi nghe An gọi hay đọc tin nhắn cuả An. Có một lần sinh nhật mẹ vào ngày thường trong tuần An chưa về, cuối tuần đó An về chơi, chiều chủ nhật phải vào trường lại; trước lúc lên xe An nói mẹ nán lại chút xíu, mẹ thắc mắc tưởng An quên vật gì , nhưng An đã cầm cây violin An đã quên đàn từ lâu, An so dây, dạo thử rồi kéo mẹ lại gần , bài hát “Mẹ hiền yêu dấu” mà mẹ rất thích và đã nghe An đàn nhiều lần lại vang lên hôm ấy, An đã đàn lại để nhớ ngày sinh nhật của mẹ, An muốn dành bất ngờ cho mẹ biết An vẫn nhớ ngày sinh của mẹ mà. An đã thấy mẹ thoáng bất ngờ rồi trong khoé mắt chợt ươn ướt, An biết mẹ cãm động lắm, mẹ ôm An nói cám ơn khẻ mắng An bầy đặt, nhưng An biết mẹ rất mãn nguyện sung sướng, vì An nhìn thấy rõ niềm hạnh phúc trong ánh mắt đầy thương yêu khi mẹ nhìn An, sau đó bố chụp cho hai mẹ con vài tấm hình kỷ niệm…


       Mãi suy nghĩ An chợt giật mình vì tiếng còi xe vang bên tai, An ngó qua cửa sổ, đường phố ở Los lúc nào cũng đầy xe, nhất là hôm nay là ngày 24, người nào cũng có vẻ vội vàng đi về nhà thật nhanh để chuẩn bị cho bữa tiệc réveillon tối nay sau khi tan lễ ở nhà thờ, người không đi lễ cũng tất bật lo bữa ăn họp mặt gia đình, vì Christmast là một ngày lễ quan trọng trong năm. Điện thoại cuả An kêu lên mấy tiếng nhỏ, đó là những tin nhắn chúc mừng lễ vui vẻ cuả mọi người gửi đến cho An , An đọc một tin nhắn cuả mẹ chúc An vui lễ với các bạn, mẹ nói tối 24 sẽ có tụ họp ăn uống ở nhà chú cuả An như mọi năm, mấy năm trước còn đi học xa nhà nhưng dịp lễ nầy An được nghỉ mùa đông nên vẫn về nhà chơi và tham dự vui lễ cùng mọi người; nhưng năm năy thì An vắng nhà mẹ thấy buồn lắm, vui lễ không trọn vẹn đối với mẹ nữa. Mấy hôm trước  nói chuyện với mẹ An đã cho hay An sẽ không về vì chỉ về một ngày thôi hôm sau An phải trở lên chuẩn bị cho việc làm, không về được An cũng nhớ ngày họp mặt của các gia đình có các anh em họ trạc tuổi như An gặp nhau nói đùa vui vẻ. Trong một thoáng An hình dung nét mặt buồn bã của mẹ khi nhìn thấy các con cháu cuả các cô chú bên bố mẹ họ, còn bố mẹ không có An bên cạnh, An thấy chạnh lòng thương bố mẹ, An tự hỏi tại sao mình không chịu ép lòng một chút đi về nhà đêm lễ cho bố mẹ vui, liệu trong đời mình có bao nhiêu lần đem lại niềm vui cho bố mẹ, khi chỉ mới đây An đã làm bố mẹ phiền lòng khi rời nhà ra ngoài ở đi làm, dù nơi làm không xa nhà lắm. Tuổi trẻ cũng quyết định mau mắn, nghĩ là làm, An quyết định nhanh chóng, xuống xe ngay trạm vừa ngừng, không lên chuyến kế tiếp đi về phòng trọ, An nhắn tin ngay cho bạn cùng phòng biết An sẽ về gia đình ngay, không ghé qua phòng trọ lấy đồ đạc gì cả, rồi An tìm ngay trên phone giờ khởi hành gần nhất về nhà An, chỉ có chuyến xe lửa sắp rời ga khoảng một giờ nữa, lúc ấy bàn tay An như chiếc máy tự động An gọi ngay đứa em gái con chú cùng tuổi An hỏi nó có thể ra ga đón An khoảng hai tiếng nữa khi An đến trạm, vì chỗ ngừng hơi xa nhà An biết mẹ sẽ lạ đường lắm không đi đón An được, lại nữa An muốn dành một bất ngờ lớn cho mẹ mà, An muốn niềm vui đêm Giáng Sinh của mẹ được trọn vẹn. Nhỏ em họ nói Ok, thế là An yên tâm lên chuyến bus trực chỉ đến ga xe lửa, trên người An chỉ vỏn vẹn bộ đồ mặc đi làm việc và chiếc áo lạnh bên ngoài, cùng chiếc túi nhỏ đựng cái Ipad mini là vật bất ly thân của An lúc nào cũng mang theo bên mình. An tới nơi vừa kịp mua vé lên tàu lửa khởi hành ngay cho kịp giờ đến, An thở phào nhẹ nhỏm, thong thả bước lên tìm chỗ ngồi, chuyến xe chiều nay vắng khách, chắc mọi người đã kịp về nhà từ trưa sớm hơn. Lần đầu tiên đi xe lửa An cũng thấy vui vui, chắc tại An còn trẻ chưa từng trải qua những vấp ngã cuả cuộc đời, nên An chưa thấy buồn gì hết, An chỉ nghĩ đơn giản, hành động nầy cuả An ngày hôm nay sẽ đem lại niềm vui cuả hai người thân yêu nhất đời An hiện tại là bố mẹ, thế là đủ với An rồi, An có dặn nhỏ em đừng cho bố mẹ An biết tin nầy, vì An có chút ý nghĩ trẻ con An sẽ là Ông Già Noel đáp ứng”Niềm mơ ước mùa Giáng-Sinh” cho mẹ, nghĩ đến đây An thấy vui trong lòng lắm, không còn cảm thấy cái không khí lạnh lẽo của buổi chiều đông khi bên ngoài trời đã tối hẳn, tiếng xe lửa chạy kêu xập xình trên đường sắt, thỉnh thoảng còi tàu hú lên khi sắp ngừng ở trạm, An ăn từ mãi trưa ở chỗ làm nhưng hình như chưa thấy đói, chỉ muốn mau về nhà trong buổi họp mặt ấm tình tối nay, An nghe như có tiếng nhạc  “Jingle bell” rộn rã trong lòng, và An muốn chúc “Bình-an cho tất cả mọi người có thiện tâm” , và với việc làm nhỏ của An hôm nay, An có đáng được gọi là một người có chút thiện tâm để được hưởng một chút bình-an trong đêm “Thánh vô cùng” nầy.. .?!


Thái-Anh/QNA

(viết để tặng con tôi PDA, X’mas 2018)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,761,770
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Tác giả tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan. Bút hiệu: Kim Loan, Hồng Đào. Sinh năm 1966 tại Việt Nam. Là cô giáo tiểu học trước khi vượt biển đến Thailand năm 1989. Hiện sinh sống tại Edmonton, Canada.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường
Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Ngày xưa, trong cái thời hưng thịnh của Thung Lũng Silicon, chúng tôi cũng đã từng trải qua cái thời “tách ly”. Chồng tách (technician) vợ ly (assembly). Ai đã từng ở thành phố này đều nhớ đến cái thời thật huy hoàng đó. Không cần phải bác sĩ, kỹ sư gì cho nó mệt. Cứ hai vợ chồng, người tách người ly là tha hồ cuối tháng đếm tiền mệt nghỉ. Công việc trong các nhà máy thì dễ dàng, lềnh khênh nhiều không kể xiết. Overtime thì vô cùng thoải mái. Chịu khó ngồi ráng thêm vài tiếng là có tiền gấp rưỡi hay nếu là ngày nghỉ thì double pay. Thời đó ai làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lãnh lương theo giờ còn sướng hơn mấy ông engineer ăn theo lương tháng nhiều. Làm tiền dễ đến nỗi quên cả thời gian. Nhiều khi cả tuần hai vợ chồng chỉ gặp nhau có một vài lần. Cũng tách ly nhưng quá sướng chứ có đâu như bây giờ cái thời cách ly ôn dịch. Đúng là cái tai hoạ tự nhiên từ trên trời rớt xuống. Có ai ngờ trong cái thời đại tiên tiến của cái thế kỷ thứ 20 có ngày tại cái xứ Mỹ này,