Hôm nay,  

Nhỏ và Tôi

07/02/202000:00:00(Xem: 7123)

Đỗ Khương

Đây là bài đầu tiên tác giả gởi cho Việt báo "Viết về nước Mỹ". Tác giả sinh ra và lớn lên tại Saigon.  Ba của cô là sĩ quan QLVNCH và phải đi "học tập cải tạo" 8 năm qua các trại từ miền Nam ra Bắc. Gia đình cô qua Mỹ vào năm 1992 theo chương trình HO.

 

***

 

Tôi quen biết nhỏ từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, lúc nhỏ và tôi còn đang học tiểu học.  Có thể sau biến cố đó, những khu nhà kín cổng cao tường như nhà nhỏ bắt đầu bớt kín cổng và cho con nít chạy chơi rông ngoài đường.  Hoặc các bà có chồng đi học tập cải tạo như má nhỏ và mẹ tôi bắt đầu gắn bó thân thiết với nhau để cùng nhau bàn việc mưu sinh.  Nhà tôi thân với nhà nhỏ, và tôi cũng bắt đầu thân với nhỏ từ dạo ấy.

 

Chúng mình càng thân và cùng gắn bó với nhau hơn khi mình cùng học một lớp, cùng ngồi gần nhau trong lớp, và cùng đi học với nhau.  Nhỏ có mái tóc dài lưng lửng ngang lưng.  Nhỏ có nụ cười thật xinh và tên nhỏ cũng rất đẹp.  Nhỏ học giỏi đều các môn và luôn là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi mỗi học kỳ, mỗi năm.  Nhỏ viết chử rất đẹp và hay được chọn là học sinh có vở sạch chử đẹp.  Trong khi đó, tôi lại viêt chử rất xấu.  Tôi cũng ráng giử vở sạnh nhưng chử thì cứ như gà bới.  Tôi thường đổ hô rằng hồi nhỏ tôi hay gặm cẳng gà nên chử như gà bới là đúng rồi.

 

Nhỏ tính tình chu đáo nhưng cũng rất cứng rắn.  Thời đó tôi rất thích đọc truyện.  Mới lớp 5, lớp 6 thôi mà tôi đã luyện hết truyện tranh rồi đến truyện Tuổi Hoa xanh, đỏ, và tím.  Truyện Tuổi Hoa được chia ra xanh đỏ tím là để phân biệt thể loại truyện.  Xanh là truyện về gia đình hoặc về tình bạn.  Đỏ là truyện về thám hiểm hoặc phiêu lưu.  Tím là truyện về tình cảm yêu đương của lứa tuổi ô mai.  Đọc hết truyện Tuổi Hoa, truyện của Duyên Anh, Mai Thảo, v.v…tôi bắt đầu chuyển sang những chuyện nặng đô hơn như truyện dịch: Papillon- Người Tù Khổ Sai, Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà, hoặc truyện của Quỳnh Giao.  Nói chung thời đó thiếu sách truyện trầm trọng.  Mấy ai còn dám giử truyện củ đâu nửa chứ.  Chỉ có mấy đưa nhỏ như tụi tôi là còn lo dấm dấm dúi dúi đổi truyện cho nhau đọc.  Nhỏ không biết là thời đó kiếm được một quyển truyện đọc còn khó hơn là bắt được vàng.  Tôi chỉ có một hai quyển truyện để làm vốn làm ăn.  Nghĩa là lấy truyện đi đổi cho người khác để có truyện mà đọc.  Không có ai cho mượn không đâu.  Phải đổi truyện thì mới có cái mà đọc.  Đọc xong rồi lấy truyện đó đi đổi với người khác nửa.  Lúc đó tụi con nít chúng tôi ai cũng làm vậy, vì ai cũng đói truyện quá mà.  Có lúc bị chủ truyện đòi, mà truyện bị đổi lòng vòng, phải đi trả hoặc đổi lại với hai ba người nửa rồi mới có truyện trả lại cho nguyên chủ.  Trả không đúng hẹn là bị la, bị chửi rủi um sùm.  Nhưng đành phải chịu trận thôi.

 

Riêng nhỏ, thì nhỏ cho tôi mượn truyện mà không cần đổi chác gì cả.  Yêu nhỏ nhiều lắm lắm.  Nhà nhỏ có nhiều chị lớn nên khi qua chơi, lâu lâu tôi lại thấy mấy quyển truyện Quỳnh Giao.  Tôi sáng mắt lên và năn nỉ nhỏ cho mượn.  Nhỏ cũng cho tôi mượn nhưng lại không cho tôi được mượn xả láng.  Nhớ lúc đó nhà nhỏ có cuốn truyện Mùa Thu Lá Bay của Quỳnh Giao.  Tôi nhất quyết mượn cho bằng được.  Nhỏ thì không cho mượn nói là sắp thi học kỳ rồi, không được đọc.  Tôi thì đã thề với lòng rằng không bao giờ để tuột cuốn truyện nào khỏi tầm tay một khi đã thấy nó rồi.  Tôi năn nỉ ỉ ôi cách mấy cũng không lay chuyển được tấm lòng sắt đá của nhỏ.  Nhỏ nhất định không cho tôi mượn, nói là phải lo học thi đã.  Cuối cùng tôi cũng phải chịu thua tính quy tắc của nhỏ.  Tuy cũng có khi cải nhau hoặc bất đồng ý kiến, nhưng lúc nào tôi cũng thua lý luận của nhỏ và phải phục tùng nhỏ.  Chúng tôi không giận nhau mà ngày càng thân nhau hơn.  Ấy vây mà vì một chuyện cỏn con mà tôi và nhỏ đã giận nhau từ lớp bảy cho tới tận mười mấy năm sau mặc dù nhà tôi và nhỏ chỉ cách nhau 4 căn nhà, tôi và nhỏ vẫn học chung lớp, chung trường, và vẫn ra vào cùng một con ngỏ nhỏ…

 

Số là thời gian đó, trường học ra chỉ tiêu học sinh phải nộp "kế hoạch nhỏ".  Mỗi học sinh phải nộp đủ bao nhiêu ký kế hoạch nhỏ gồm hoặc giấy vụn, hoặc sắt vụn, hoặc bao nylon.  Thời đó có quá nhiều tin về các bé đi lượm giấy vụn, sắt vụn mà bị trúng mìn trúng đạn còn sót lại trong những nhà kho hoặc đống rác.  Dù vậy nhà trường vẫn theo kế hoạch và bắt học sinh phải đóng đủ số lượng kế hoạch nhỏ.  Không muốn mất mạng một cách oan uổng, tôi và nhỏ bèn nghĩ ra cách lượm giấy vụn trong các lớp học sau sau giờ tan trường.  Như vậy, tôi và nhỏ vẫn đủ kế hoạch nhỏ mà vẫn bảo toàn tính mạng.  Mọi khi vẫn ổn vì nhỏ một bịch, tôi một bịch, phần ai người ấy lo nên không có chuyện gì xảy ra.  Hôm đó chắc các học sinh ngoan, ít xé tập làm máy bay, v.v… nên tôi và nhỏ chỉ lượm được một bịch nhỏ giấy vụn.  Hai đứa chung nhau môt bịch.  Và rồi hai đứa đều tị nạnh, chẳng đứa nào chịu cầm cái bịch giấy cả.  Thế là cả hai cùng đồng ý là mỗi đứa sẽ chịu trách nhiệm cầm một nửa đường.  Đồng ý như thế, tôi cầm trước.  Đi từ trường Nguyễn Tri Phương đến chợ Nguyễn Tri Phương, nơi có tượng đài Vua Quang Trung, tôi bắt đầu đưa cho nhỏ để nhỏ cầm về đến nhà.  Nhỏ không chịu cầm và nói là chưa được nửa đường.  Phải tới đầu đường 3/2 mới đúng nửa đường.  Thế là "anh không chịu ả, mà ả cũng chẳng chịu anh".  Hai đứa thì đứa nào cũng cho mình là đúng, chẳng ai chịu nhường ai cả.  Đưa hoài mà nhỏ vẫn không chịu cầm, tôi bèn giục thẳng cái bịch xuống đường và một mạch bỏ đi về trước.  Tôi cũng chẳng một lần quay lại xem nhỏ sẽ làm gì với cái bịch đó.  Tôi nghĩ hẳn nhỏ cũng sẽ bỏ cái bịch đó và sẽ bỏ về như tôi thôi.

 

Về đến nhà, tôi quên béng chuyên kia đi.  Tôi thay đồ, ăn cơm, và đánh một giấc ngủ trưa.  Khi ngủ dậy, tôi định sửa soạn qua nhà nhỏ chơi như mọi hôm.  Gần sắp sửa chuẩn bị ra đến cửa, tôi nghe chị tôi nói là hồi nảy nhỏ có gởi cái bịch gì đó cho tôi.  Tôi ra xem thì ra là bịch giấy vụn mà tôi đã giục ở gần tượng đài Vua Quang Trung lúc nãy.  Sao nhỏ lại cầm về cho tôi làm gì nhỉ?  Tôi đi lụm giấy là muốn đi với nhỏ cho vui thôi, chứ tôi và nhỏ cũng đâu cần bịch giấy vụn này.  Tôi nghĩ là nhỏ đã giận tôi nên tôi không dám qua nhà nhỏ nửa.  Thôi chắc đợi mai nhỏ hết giận rồi nhỏ sẽ qua rủ tôi đi học như mọi khi thôi.

 

Thế nhưng ngày hôm sau và những ngày sau nửa, nhỏ và tôi đã không nói với nhau một câu nào.  Tôi chỉ đợi nhỏ nói chuyện với tôi thôi là tôi sẽ có dịp nói tôi nhớ nhỏ thế nào.  Tôi đợi và đợi, nhỏ vẫn không mở lời nói chuyện với tôi.  Tôi lại cũng quá tự ái và mắc cở để mở lời nói chuyện với nhỏ trước.  Thế là vì tự ái trẻ con, vì tính nhút nhát, và đặc biệt là vì cái bịch giấy vụn chết tiệt kia mà tôi và nhỏ đã trở thành hai đường thẳng song song với nhau trong mười mấy năm trời, cho đến khi chúng tôi trưởng thành và gặp lại nhau nơi đất khách quê người.

 

Ba nhỏ là Sĩ Quan VNCH, có thời làm tỉnh trưởng của một tỉnh ở miền Tây.  Ba nhỏ đi học tập, được thả về nhà một vài năm thì mất vì bịnh, tàn tích của những ngày tháng tù đày ở những nhà tù cải tạo của CS.  Con của tù cải tạo, con của sĩ quan VNCH, lý lịch xếp hạng thứ 13, là thứ hạng chót từ dưới đếm lên.  Với lý lịch xấu như vây, con sĩ quan VNCH điểm thi đại học phải rất là cao mới được vào học.  Có nhiều người đã đậu rồi, vào học rồi, mà địa phương làm khó làm dể, không cho cắt hộ khẩu, bắt đi nghĩa vụ quân sự, và nhiều chuyện oái ăm khác để ngăn cản con sĩ quan VNCH không được đi học tiếp đại học.  Với sức học của nhỏ, nhỏ có thể đậu dể dàng vào các trường đại học.  Như biết thân biết phận với lý lịch của mình, nhỏ thi và đậu vào Cao Đẳng Sư Phạm, chuyên ngành tiếng Anh.  Chắc nhỏ cũng có ý định học tiếng Anh để làm hành trang đi định cư ở Mỹ vì gia đình nhỏ có mấy anh đã ở Mỹ.

 

Gia đình nhỏ đi định cư ở Mỹ khoảng năm 1991. Thời gian đầu, nhỏ cũng phải bươn chải làm ăn, phụ giúp gia đình.  Nhỏ làm nghề móng tay (nails) và sau đó mở được tiệm nails cũng khá lớn.  Sau này, có gia đình và có con nhỏ, nhỏ quyết định bán tiệm nails và tiếp tục đi học ở Mỹ.  Nhỏ nghĩ đi làm sẽ có nhiều thời gian lo cho gia đình hơn là làm kinh doanh.  Vừa con nhỏ, vừa đi học, nhỏ đã ra trường với bằng 4 năm đại học ở Mỹ (bằng đại học mà khi ở Việt Nam, dù có cố gắng cách mấy, với sự bất công trong việc xét lý lịch thi tuyển, nhỏ đã không chạm tay tới được).  Ra trường ở Mỹ, nhỏ đã làm cho ngành thuế của liên bang (IRS) từ đó đến nay.

 

Khi cùng ở Mỹ, chúng tôi đều đã lớn và trưởng thành.  Việc ai nói chuyện với ai trước không thành vấn đề.  Nhà tôi lên nhà nhỏ chơi và tôi cũng đi theo.  Rồi tôi và nhỏ nói chuyện lại với nhau một cách tự nhiên.  Chúng tôi chẳng thể nhớ hoặc quan tâm ai nói chuyện trước.  Nếu chúng tôi làm được điều này mười mấy năm về trước hẳn bây giờ tôi và nhỏ đã có nhiều kỷ niệm vui để viết ra, để hồi tưởng, và để kể cho nhau nghe.

 

Thế đấy!  Chuyện của tôi và nhỏ là như thế đấy.  Tôi cũng rất buồn và tiếc cho thời gian tôi đã không có nhỏ bên mình.  Tôi và nhỏ bây giờ không ở gần nhau như những ngày xưa thân ái nửa.  Chúng tôi ở tiểu bang khác nhau, nên cũng ít có dịp gặp gở như hồi nhỏ.  Giờ đây, mỗi đứa ở một phương trời xa xôi đâu còn dịp tay trong tay như ngày xửa ngày xưa.  Thời gian đã qua không thể lấy lại được.  Tôi mất tình bạn trong một thời gian dài mà còn thấy buồn, thấy tiếc.  Huống hồ là những người yêu nhau, những người thân của nhau, vì lý do này hay lý do kia, vì tự ái hay nhút nhát, hay vì bất cứ một lý do lớn nhỏ nào đó mà họ phải chia tay nhau, phải xa nhau,  phải giận hờn nhau thì thật là buồn và tiếc lắm thay…

 

Đỗ Khương

 

Ý kiến bạn đọc
09/02/202001:08:59
Khách
Bài viết với lời văn giản dị, dễ thương này làm tôi nhớ lại hai người bạn lúc năm tôi lên mười tuổi. Người bạn láng giềng thường cho tôi mượn các tạp chí thiếu nhi bằng tranh Xì trum, Cao bồi Luke, v..v.... Và người bạn thân cùng học lớp nhất ( lớp 5). Hai đứa chúng tôi rất thân nhau, cho đến một ngày kia, tôi vô ý bắn bì trúng vào mắt hắn - dù hai đứa cùng phe. Bắn bì là một trong những trò chơi trẻ nít thời đó, " súng " là sợi dây thun kẹp vào hai ngón tay và " đạn" làm bằng mảnh giấy nhỏ gấp lại hình chữ V. Từ đó, hai đứa không còn cặp đôi với nhau nữa. Mãi cho đến gần cuối niên học - nghĩa là sắp rời trường đễ thi đệ thất lên trung học-, hắn mới nói chuyện lại với tôi , tuy nhiên, đã quá muộn để nối kết lại tình bạn - thời đó chưa có điện thoại , computer như bây giờ.

Xét cho cùng thì nhân vật "nó" trong bài viết và người cùng lớp với tôi có lẽ thực sự không phải là " bạn thân ", vì bạn thân thì đã không dễ dàng " lên án "," cằn nhằn" người kia về những chuyện cỏn con ?!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,684,175
Tác giả Bảo Trân tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông
Lật bật mà Tết lại sắp tới. Làng xóm đó đây thảy đều chộn rộn đón xuân về, mỗi nhà mỗi kiểu. Mấy năm trước, lúc nào cô Thơm cũng thấy lòng mình dửng dưng khi mùa xuân đang trở lại. Dấu hiệu của mùa xuân, đối với cô Thơm, là những gốc mai già cỗi cả trăm năm bắt đầu rụng lá, như những cô gái e ấp muốn khoác vào bộ áo mới để đón xuân.
Cho đến nay con người cũng không biết chắc được loài chuột có mặt trên hành tinh này từ bao giờ, vì những cuộc khảo cổ với phương tiện khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại hơn cứ tiếp tục tìm ra những bằng chứng về loài chuột có tuổi ngày càng cao hơn những khám phá trước đó.
Tôi xuýt kêu lên vì vui mừng. Tôi nhớ có lần ông nói ông không biết bé Na nào hết, làm tôi chưng hửng. Đó là sau khi ông bị stroke, ông không nhớ có đứa cháu ngoại là Na. Ông và tôi đã phải đi lại từ đầu.