Hôm nay,  

Mùa Xuân Của Ông Ngoại

24/01/202000:00:00(Xem: 7653)

mai

 

1.

 

   “Con là bé Na.”

   “Ông biết mà!”

   Tôi xuýt kêu lên vì vui mừng. Tôi nhớ có lần ông nói ông không biết bé Na nào hết, làm tôi chưng hửng. Đó là sau khi ông bị stroke, ông không nhớ có đứa cháu ngoại là Na. Ông và tôi đã phải đi lại từ đầu.

   Tôi ngồi bên ông, nơi băng ghế trước nhà. Ông nói đây là nơi ông té xuống và không còn biết gì hết. Ông bị stroke! Đã mười năm kể từ đó. Và từ đó ông đã trải qua những tháng ngày thật khó khăn. Như người lạc vào một khu rừng tối, ông lần mò đau đớn tìm lối ra. Từ chỗ không còn ý thức, ông dần dần nhớ lại từng đoạn đời. Từ chỗ không nói được, ông đã sắp xếp câu, chữ, và hát được, diễn tả ý nghĩ ra lời nói. Không dễ dàng gì đâu! Ký ức và hiện tại như những vết roi quất trên người ông rất tàn nhẫn. Ông nhiều phen gục xuống, tưởng như hoàn toàn thất bại…

   “Thế mà ông đã sống lại, bé Na!”

   “Dạ, ông ngoại can đảm, ông ngoại ‘chì’ lắm!”

   “Ông ngoại ‘gồ’ ha, bé Na!”

   “Ông ngoại ‘gân’ lắm!”

   “Ha ha!”

   Hai ông cháu cười thích chí. Cuối mùa thu, nhưng trời đã lạnh. Xứ này hầu như mùa đông chiếm nhiều hơn những mùa khác. Mùa thu đầy tuyết. Ông vẫn thích ngồi ở băng ghế này, dưới cây Thuja bốn mùa xanh lá. Ông nói đời ông giống như cây này. Tôi chưa thấm ý hết, nhưng tôi mong ông sống vui sống mạnh như loài cây này.

   Tôi nhắc ông đi vào nhà kẻo cảm lạnh. Tôi đẩy chiếc xe lăn của ông. Tôi khẽ rùng mình khi nghĩ cuộc đời của ông sẽ gắn liền với chiếc xe này. Thật lạ lùng, ông như đoán được ý nghĩ của tôi, nên nói:

   “Ông ngồi trên chiếc xe này là một điều may mắn, bé Na! Nhiều chiến hữu của ông, khi về già khập khiễng trên chân nạng, khó khăn hơn nhiều.”

   Hai ông cháu đến ngồi bên lò sưởi ấm áp. Tôi sửa lại khăn quàng trên cổ áo cho ông, rồi pha cho ông một ly trà nóng. Ông khề khà như người uống rượu:

   “Bé Na muốn nghe chuyện về những chiến hữu của ông không?”

   “Dạ muốn.”

   “Ông nói chiến hữu, là do ở cùng một chiến tuyến. Trên chiến trường, mọi người chiến đấu bên nhau, ý chí chiến thắng như nhau, xác suất gặp nguy hiểm như nhau, không phân biệt cấp bậc. Chưa hết, nỗi lòng thương nhớ gia đình cũng giống nhau. Cấp chỉ huy cũng có cùng tâm trạng với lính của mình, nhất là trông ngóng thư rơi theo dù.”

   “Thư rơi theo dù là sao hở ông ngoại?”

   “Câu này nằm trong một bài hát mà ông chỉ nhớ mang máng. Con hãy tưởng tượng những người lính đang trông ngóng thư nhà. Thư từ, bưu phẩm được máy bay chở đến, thả dù xuống các tiền đồn. Những lúc đó vui lắm con ạ!”

   “Con hiểu rồi, ông ngoại! Và chắc là những người lính cũng viết thư gửi theo các chuyến bay ạ?”

   “Ừ.”

   Đôi mắt ông ngoại trở nên xa thẳm. Tôi cố gắng hình dung ông ngoại của tôi lúc còn là chàng trai trẻ. Ước mộng của chàng trai là dọc ngang trên chiến trường. Và thật, ông ngoại đã có một thời ngang dọc. Hơn thế nữa, ông là một cấp chỉ huy được lính mến dân yêu. Ông mang trong người những vết thương sau các trận chiến khốc liệt. Và đến một ngày, ông cùng các chiến hữu đi vào nơi rừng sâu núi cao, chịu cảnh tù tội nhục nhằn. Tôi, sau ngày ông hồi phục, đã đôi lần ngồi bên ông để nghe ông kể về những đoạn đời ấy. Giọng ông ngậm ngùi xót xa, rồi có lúc phẫn nộ. Ôi, ông ngoại của tôi, cuộc đời của ông có quá nhiều sóng gió! Tôi chỉ biết lắng nghe, không biết làm sao để chia sẻ với ông. Tôi là đứa cháu gái sống ở vùng biển ấm, còn ông sống ở phía đông bắc, mùa lạnh chiếm hầu hết năm. Thời gian rỗi rảnh tôi chỉ muốn bay lên ông để nghe ông kể chuyện. Chuyện của ông, chuyện về một quê hương xa lắc tôi chưa hề đến.

   “Ông ơi, ông hát đi ông!”

   “Hát gì?”

   “Hát những bài nhạc viết về người lính đó!”

   “Ừ, để ông nhớ lại. Trí nhớ của ông bây giờ kém lắm!”

   “Không, con thấy ông nhớ rất nhiều. Nếu ông muốn thì con sẽ mở máy ra tìm lời cho ông.”

   “Không, hãy để ông tự nhớ.”

   Tôi để ông tự nhớ. Tôi vui mừng khi ông cất tiếng hát mà không cần xem bài. Đó, cái tuyệt vời của bộ óc con người là vậy! Những người trải qua một lần stroke thường gặp khó khăn trong việc diễn tả bằng lời nói, nhưng khi họ hát thì có thể rất trôi chảy. Khi ông hát những bài hát về người lính, về chiến trường, nét mặt của ông như chìm vào một quang cảnh xa vời nhưng rất thân quen với ông. Ông ngoại của con! Con không biết chia sẻ, chỉ biết lắng nghe.

 

2.

 

Tôi khoe ông ngoại bài văn tôi vừa đăng báo. Tôi không còn quá nhỏ để dự thi thiếu nhi viết văn Việt. Nhưng thú thật, đây là thành quả đầu tiên của tôi về viết chữ Việt. Tôi cũng không ngờ mình viết được. Mà tôi lại viết về ông ngoại! Ông cầm tờ báo lên, nét mặt cảm động.

   “Cháu ngoại của ông giỏi lắm! Chữ in trong báo nhỏ quá, ông xem không rõ, con hãy đọc cho ông nghe.”

   Tôi đọc. Chà! Tôi lại có dịp trình bày bài của mình qua hình thức truyện đọc, nghe cũng không tệ. Ông gật gù, ra vẻ hài lòng.

   “Con có biết, con đã chia sẻ với ông rất nhiều không?”

   “Ông ngoại ơi, con không biết chia sẻ, chỉ biết lắng nghe.”

   “Con lắng nghe, và con viết ra được, thế là đã chia sẻ quá nhiều. Những người lính như ông, có còn gì? Hồi tưởng quá khứ? Có đấy! Nhưng nếu thấy trong hiện tại mình được cảm thông, thì đó là điều tuyệt diệu. Con không chỉ viết về ông ngoại, mà là viết về những người lính. Ít ra, trong lớp bạn trẻ cùng lứa tuổi với con, đã có người nghĩ về những người lính thuộc thế hệ của ông. Ông vui lắm!”

   Hai ông cháu lại ra đứng trước sân, bên cây Thuja. Mùa thu đã hết, sắc lá của cây vẫn xanh mướt. Nắng chiều đã xuống, mái tóc bạc của ông ngoại vàng ánh lên. Tôi bâng khuâng ngắt nhẹ một nhánh lá Thuja, ngắm nhìn những cọng lá hình vảy no đầy như ươm cả một sức sống mạnh mẽ bên trong. Tôi không học nhiều về thực vật nên chưa hiểu gì về loại cây này. Tôi chỉ biết giống cây Thuja có mặt ở nhiều nơi trên đất Mỹ, miền ấm áp cũng như miền lạnh lẽo. Nhiều nhà trồng cây này như một hàng rào tự nhiên với những ngọn cây vút cao có thể thấy được từ rất xa.

   Ông ngoại ngồi xuống băng ghế, nói:

   “Loại lá này, thế hệ của ông lúc tuổi học trò gọi nó là lá thuộc bài con ạ!”

   Tôi reo lên:

   “A! Hay quá hở ông? Sao gọi là lá thuộc bài?”

   “Ông không biết bắt nguồn từ đâu, nhưng học trò hay ép một nhánh lá vào tập vở, hơi dị đoan một chút, tin rằng nó sẽ giúp mình học bài mau thuộc.”

   “Ồ! Rồi… ông có làm vậy không?”

   Ông cười:

   “Không. Chỉ có con gái mới làm vậy.”

   “Còn con trai có chơi bắn súng không hở ông?”

   “Có người thích, có người không. Ông không chơi bắn súng.”

   “Vậy ông thích chơi gì?”

   “Ông thích giả làm thầy giáo dạy học cho mấy đứa con nít, hoặc giả làm bác sĩ nghe tim cho bệnh nhân.”

   “Ô, vậy là ông cháu mình giống nhau. Con cũng thích làm bác sĩ, nên con đi học Y khoa. Con cũng thích đi làm volunteer ở những xứ nghèo. Ủa, nhưng sao ông không làm bác sĩ hở ông?”

   “Ông có học Y khoa chứ! Nhưng rồi ông thích đi theo binh nghiệp.”

   “Vậy là ông tình nguyện vào quân đội hở ông?”

   “Đúng vậy.”

   “Con hiểu rồi!”

   Rồi thôi. Nếu tôi còn cố hỏi nữa, tôi sẽ là một đứa không hiểu gì hết. Hai ông cháu ngồi yên lặng bên nhau. Gió thổi nhè nhẹ. Tôi nghe chừng như cây Thuja đang cất lời ca.

 

3.

 

Như một nguồn động lực giúp tôi mạnh dạn viết văn Việt, chính là đời lính của ông ngoại. Hai chữ “đời lính” cũng là do ông ngoại nói với tôi. Người ta chỉ cần một khoảng thời gian nào đó, dù ngắn ngủi, cũng đủ gọi là một đời. Hai chữ “đời lính” gom hết cả tuổi thanh xuân trong đó. Tôi tìm hiểu nhiều hơn về những người lính, trong sách báo, phim ảnh và cả ngoài đời thực... Nơi đâu, tôi cũng bắt gặp những gương mặt rắn rỏi, những bộ quân phục làm dáng người mạnh mẽ. Và nói đến người lính là phải nói đến những trận mạc rực lửa. Cả tuổi trẻ của họ là đó! 

   Nhưng rồi tôi rất xót xa khi nghĩ đến “đời lính” của ông ngoại và những chiến hữu của ông. Đời lính của họ chấm dứt trong đau buồn, khi tuổi xuân chưa cạn. Mộng ước của họ về một đất nước thanh bình thật sự… đã không thành. Những bước chân hiên ngang của họ trở thành những bước hụt hẫng đi vào chốn rừng sâu núi cao, chôn vùi tự do, chôn vùi tuổi trẻ. Họ không còn mùa xuân!

   Tôi trò chuyện với ông ngoại nhiều hơn. Những lúc phải về trường, đi làm thiện nguyện, tạm xa ông ngoại, tôi vẫn thường gọi điện thoại để nói chuyện với ông. Càng ngày ông nói năng càng rõ ràng, lưu loát. Ôi, ông ngoại của tôi đã phải cần đến mười năm để trở lại tương đối bình thường! Còn đôi chân của ông thì yếu hẳn, ông phải gắn liền với chiếc xe lăn. Ông và mọi người đều chấp nhận cái tương đối ấy. Dù sao, so với ngày ông tỉnh lại sau khi bị stroke, sức khỏe của ông bây giờ là tuyệt vời lắm rồi! Ông nói chuyện không còn ngọng nghịu. Ông nhớ được hầu hết chuyện xưa, vui cũng như buồn. Và ông hát nhiều bản nhạc theo trí nhớ. Ông sử dụng lại computer, viết email bằng tay trái, tự làm các việc cho chính mình bằng tay trái. Ông cũng không muốn người thân và bạn bè ái ngại cho mình. Ông thường nhắc đến những chiến hữu của ông, khập khiễng trên chân nạng, khó khăn hơn ông rất nhiều. Ông bảo tôi hãy tìm hiểu về họ, nhất là những người còn ở lại quê nhà. Có người còn không có chiếc nạng tốt mà đi! Có người mất ánh sáng, lần mò trong tối tăm vô vọng. Họ đã cống hiến tuổi xuân, cống hiến một phần thân thể cho quê hương và giờ đây đang sống mòn mỏi trong sự quên lãng.

 

4.

 

Chiếc xe lăn của ông ngoại nằm im trong góc phòng. Ông không có ở nhà. Ông đã vào bệnh viện. Ông lại bị stroke! Mọi người hy vọng ông sẽ hồi phục tuy cũng sẽ mất nhiều thì giờ để tập tành như trước. Khi tôi vào, tôi thấy ông nằm bất động. Dây nhợ chằng chịt trên người ông. Ông không ăn được. Ông không nói được. Hai mắt ông nhắm nghiền.

   “Ông ngoại ơi! Con là bé Na.”

   Tôi cũng mong ông trả lời “Ông biết mà!” Nhưng ông không trả lời. Tôi nói nhỏ vào tai ông:

   “Ông ngoại ráng khỏe, đi dạo với bé Na nghen ông ngoại! Ai cũng chờ ông ngoại khỏe lại.”

   Ông không phản ứng. Tôi thất vọng. Nhưng rồi tôi ráng nhớ một câu trong bản nhạc mà ông ngoại thường nhắc đến. Chính ông cũng nói là không thuộc hết bài hát, nhưng có những chữ mà ông rất thích. Tôi hát vào tai ông:

 

   “Tiền đồn nơi đây xuân thường ngại xa không dám tới

   Nên Thứ Hai Chủ Nhật cũng thế thôi

   Chỉ vui những khi thư rơi theo dù. (*)

 

   Kìa! Môi ông bỗng mấp máy, không phát ra tiếng nhưng đọc theo từng chữ giống như tôi. Tôi reo lên:

   “Ông ngoại! Ông ngoại hát nữa đi!”

   Hai ông cháu hát đi hát lại đoạn nhạc đó. Như thể đoạn đời chiến binh của ông đang trở về. Như thể ông đang cùng những người lính của ông trông ngóng những cánh thư nhà. Như thể có tiếng máy bay trực thăng rõ dần. Và kìa! Những chiếc dù được thả xuống, mang theo tình thương ấm áp ông và các chiến hữu đang mong chờ! Tôi hát, và ông ngoại mấp máy môi đúng theo từng chữ tuy không ra tiếng. Tôi cảm thấy tròng mắt của ông đảo dưới đôi mi nhắm nghiền.

   “Ông ngoại ơi! Ông ngoại! Ông ngoại mở mắt ra đi!”

 

5.

 

Rừng ở trên núi. Rừng cuối mùa đông. Nhưng dường như nơi đây không có mùa. Bởi rừng chỉ có một màu xanh. Những tàn lá rộng che khuất ánh nắng. Cổ thụ trải sương gió bao đời. Ông ngoại đã chọn nơi này.

   Một lần nào đó, khi tôi đẩy xe lăn cho ông ngoại dạo mát, ông đã nói với tôi:

   “Ông muốn ra đi lúc mùa xuân, bé Na ạ! Mùa xuân ấm áp và gợi nhớ tuổi trẻ.”

   Tôi trêu ông:

   “Nhưng lỡ không đúng như vậy thì ông ngoại tính sao?”

   Ông cười:

   “Thì thôi! Mùa gì thì cũng vậy, một khi thân xác mình không còn… Mà này bé Na, nói chuyện chơi thôi, ông không muốn là nắm thịt xương rã rời chờ tan rữa…”

   “Í ẹ, ông ngoại đừng nói vậy!”

   “Nói chơi thôi mà! Bé Na biết ông ngoại thích sao không?”

   “Ông ngoại chỉ được nói chơi thôi à nghen!”

   “Ừ, ông ngoại nói chơi thôi. Ông ngoại thích được bay đi theo gió.”

   “Sao ông ngoại nói như một thi sĩ vậy?”

   “Không đâu! Ông không giống thi sĩ. Tự trong lòng ông, ông muốn gió cuốn ông về với quê mẹ. Chỉ có thế mới thực hiện được ước nguyện của ông.”

   “Con hiểu, ông ngoại ơi!”

   Tôi hiểu, và tôi không nói ra. Tôi biết ông ngoại cũng ngầm hiểu những gì tôi nghĩ. Ông ngoại có sự thấu hiểu sâu sắc với tôi mà!

   Và giờ đây, ông ngoại đã được đưa lên vùng núi rừng. Ông không cần đến chiếc xe lăn. Nhưng ông cần bàn tay của người thân. Mỗi người một nắm, giúp ông bay cao trong gió. Ông bay về với quê mẹ. Ông đặt nụ hôn lên núi, lên sông, lên những cánh đồng lúa vàng chờ gặt. Ông được trở lại những ngôi trường ông từng học, thuở lén nhìn các cô bạn ép lá thuộc bài trong vở. Còn có cả ngôi trường nơi ông trui rèn tuổi trẻ, học câu “tự thắng để chỉ huy.” Ông được trở về những vùng chiến trận, nơi ông sống cùng các chiến hữu với tình “huynh đệ chi binh.” Ông được ôm từng người, những người còn ở lại, mang về cho họ mùa xuân ấm áp, khỏa lấp niềm đau tàn phế.

   Tôi, người cuối cùng tiễn ông vào gió, nhớ lời ông dặn, đã giữ lại một nắm nhỏ để lên mặt đất. Rồi đây khi mưa tới, ông sẽ hòa vào đất như một lời cám ơn nơi đã cho ông dung thân cuối đời.

   Một ngọn gió cuốn tới. Tôi thì thầm:

   “Bay đi, tro ơi!”

 

(*) Trích nhạc phẩm Hát Cho Mai Sau của Trịnh Lâm Ngân.

 

Cuối năm 2019

 

 

Ý kiến bạn đọc
04/02/202004:17:53
Khách
Bài viết vừa nói lên cái hào hùng của ý chí người lính Việt Nam Cộng Hoà oai phong, vừa mang tâm tình ông ngoại và cháu gái thắm thiết ngọt ngào, nhắc đến sự chia tay vĩnh viễn mà không bi luỵ, nhưng vẽ nên một hình ảnh rất đẹp. Lời văn dễ thương ghê chị Cam Ly Mỹ Thanh ạ.
28/01/202005:11:25
Khách
Bẽ bàng ! Hiệp Định Paris 27/1/73: " Hiệp Định Hòa bình què cụt " : 300000 quân Cộng sản Bắc Việt với đầy đủ vũ khí hiện đại cùng đạn dược được tiếp tục ở lại miền Nam trong khi Mỹ rút khỏi Việt nam và cắt giảm trầm trọng viện trợ cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa - được trang bị với vũ khí đa số là đồ phế thải từ thời Đệ Nhị Thế Chiến !
28/01/202005:06:06
Khách
Nhát dao chí mạng thứ hai đâm sau lưng Việt Nam Cộng Hòa : Ngày 17/4/75, Tiểu ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ - do đảng Dân Chủ chiếm đa số - biểu quyết không chấp thuận bất cứ viện trợ quân sự bổ túc nào cho Việt Nam Cộng Hòa, điều này có nghĩa là Thượng Viện sẽ không đưa ra cứu xét vấn đề viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa nữa. Ngày 18/4, quốc hội thông đạo luật về viện trợ quân sự cho tài khóa 1976 trên 3 tỷ đô-la dành cho nhiều nước trên thế giới, nhưng trong số những quốc gia nhận được quân viện không có Việt Nam Cộng Hòa.
28/01/202005:01:03
Khách
Nhát dao chí tử thứ nhất đâm sau lưng Việt Nam Cộng Hòa :

Qua Hiệp Định Paris ký ngày 23/1/73, Nixon- Kissinger đồng ý cho 300000 quân Cộng sản với đầy đủ vũ khí, đạn dược ở lại miền Nam .

Trong cuốn sách “Di Sản Tồi Tệ Của Nixon “, học giả Ken Hughes viết : " Nixon sẽ để quân Bắc Việt chiếm và kiểm soát phần lớn miền Nam, và rút toàn bộ bộ binh sĩ Mỹ còn lại. TT Thiệu nhận định rằng “Sớm hay muộn, chính phủ sẽ sụp”. Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger tường thuật lại cho tổng thống Nixon nghe hôm 6/10/1972, và nói : “Tôi cũng nghĩ ông Thiệu nói đúng, rằng các điều kiện của chúng ta rồi sẽ tiêu diệt (destroy) ông ta.”

Trong cuốn “ Witness to Power, the Nixon years “ , John Ehrlichman – phụ tá Nội Vụ của Nixon- thuật lại rằng sau khi ký Hiệp Định Paris tháng 1-1973, trả lời câu hỏi của John Ehrlichman, Kissinger ước tính chỉ trong vòng 18 tháng Miền Nam Việt Nam sẽ bị Miền Bắc thôn tính.

Sau 1975, cựu TT Thiệu trả lời hai ký giả Von Johannes K. Engel , Heinz P. Lohfeldt rằng : "Vì sao tiến sĩ Kissinger, người đại diện cho một quốc gia lớn và tự cho mình là nhà thương thuyết giỏi giang nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt đóng tại miền Nam sẽ không xâm lấn. Sao ông ấy có thể tin như vậy cơ chứ? Sao ông ấy lại có thể tin những gì Bắc Việt nói. Ông ấy có thể tin lời cộng sản, nhưng chúng tôi thì không ".

Cựu ngoại trưởng Trần Văn Đỗ : " Hiệp định Ba Lê đề cập đến việc quân đồng minh triệt thoái khỏi lãnh thổ Việt Nam và chấp nhận sự hiện diện của quân xâm lăng Bắc Việt tại miền Nam Việt Nam. Trong khi Hoa Kỳ với 500000 binh sĩ mà không diệt được quân Bắc Việt, còn chúng tôi với lực lượng đơn độc làm sao có thể thắng được kẻ địch ".

Trong cuốn Di Sản Tồi Tệ Của Nixon , tác giả là sử gia Ken Huges thuật lại: Trong cuộc gặp gỡ với thủ tướng Trung công Chu ân Lai hôm 9/7/1971, Kissinger tỏ bày: “… chúng tôi sửa soạn rút quân hoàn toàn ra khỏi Đông Dương và ấn định ngày giờ rút quân, nếu sẽ có một cuộc ngưng bắn và phóng thích tù binh của chúng tôi. Thứ đến, chúng tôi sẽ để cho giải pháp chính trị của Nam Việt Nam tự diễn biến và phó mặc cho một mình người Việt tự giải quyết với nhau.” Và trong cuộc họp hôm sau 10/7/1971, Kissinger nói thêm: “... Hôm qua, tôi đã thưa với Thủ tướng, và tôi muốn nhắc lại rằng, nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn, mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.”
27/01/202000:15:50
Khách
Ông ngoại trong bài viết này chắc là niên trưởng của tôi. Nhân ngày đầu xuân em xin viết lại một đoạn bài thơ này để kính tặng hương hồn niên trưởng :
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng...
...Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?...(Nhớ rừng, Thế Lữ). Bài thơ này anh em mình đã có học qua thời trung học. Cảm ơn tác giả và các bạn. ĐVH
26/01/202017:53:45
Khách
Thiên anh hùng ca về người lính Việt Nam Cộng Hòa:

Đến năm 1972, thì người lính VNCH đã không còn có những người lính Mỹ, ngoại trừ một số nhỏ cố vấn Mỹ, sánh vai cùng chiến đấu nữa . Dẫu vậy, với sự yểm trợ của không quân và hải quân Mỹ, quân lực ta đã đập tan được cuộc Tổng Công Kích Mùa Hè 1972 , theo hãng thống tấn quốc tế UPI,140000 cán binh Cộng sản nằm phơi xác trên chiến địa. Theo tin tức từ trang mạng History, “ trong cuộc Tổng Công Kích này, Cộng sản huy động 14 sư đoàn chính quy, 26 trung đoàn độc lập và 1200 xe tăng và thiết giáp “ . Nguòi lính Mỹ trước đó chưa từng phải đối đầu với các xe tăng hiện đại T-54 và đại pháo 130 ly như người lính VNCH trong năm 1972 ( Chỉ có một lần trong năm 1968, người lính Mỹ bị tấn công bởi thiết vận xa hạng nhẹ PT 76 mà thôi ).

Và liền sau khi Hiệp Định Paris 1/1973 được ký kết, Cộng sản lại tiếp tục các cuộc tấn công, trong khi mọi hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt nam thảy đều chấm dứt. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu trong năm 1973 , cộng sản đã mở các cuộc tấn công lên tới cấp trung đoàn và bốn cuộc tấn công tới cấp sư đoàn vào Cửa Việt, Sa Huỳnh, Hồng Ngự, Trung Nghĩa (Kontum). Rồi tỷ dụ như vào tháng 8 năm 1974, cộng sản huy động các sư đoàn 304, sư đoàn 324B ,trung đoàn 31 thuộc Sư Ðoàn 2, hai tiểu đoàn bộ đội địa phương Quảng-Ðà,1 trung đoàn pháo binh và 1 trung đoàn chiến xa tấn công vào Thường Đức ( Quảng Nam) - trong gần ba tháng kịch chiến , sư đoàn nhảy dù của ta đã gần như xóa sổ ba trung đoàn 24, 29, 66 của chúng , 2000 bộ đội chết và 5,000 bị thương. Bên ta gần 500 chết và 2,000 bị thương.

Cho dù với đa số vũ khí do Mỹ viện trợ là thuộc loại phế thải từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, người lính VNCH, tính cho tới cuối năm 1974, đã hoàn thành sứ mạng mà Tổ Quốc giao phó, đó là bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ. Cựu đại tá cộng sản Bùi Tín thuật lại:" Tôi nhớ cuối năm 1974 khi nhìn vào tấm bản đồ lớn trong Sở chỉ huy, chỉ mới có 3 quận được ‘’giải phóng’’ là Lộc Ninh, Đắc Tô và Cam Lộ, 3 điểm nhỏ xiú trên bản đồ mênh mông ". Tại Quốc Hội , đại sứ Mỹ Graham Martin đã phát biểu rằng “ VNCH chỉ mất một tỉnh đầu tiên là Phước Long vào tháng 1, 1975 khi các ngài đã cắt hết viện trợ . Lúc ấy quân đội Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn đủ đạn dược để chiến đấu 30-45 ngày “. Tổng thống Ford đã viết trong Hồi Ký : " Chỉ tới đầu 1975, khi Quốc Hội Mỹ cắt hầu hết quân viện, Miền Nam mới mất một tỉnh đầu tiên trong suốt cuộc chiến, đó là Phước Long " .
26/01/202017:47:27
Khách
Người lính Việt Nam Cộng Hòa và người lính Mỹ :

Viện trợ của Mỹ cho VNCH : Tài khoá 1973: Hai tỷ mốt (2,1 tỷ); 1974: một tỷ tư (1,4 tỷ); và 1975: Vỏn vẹn bẩy trăm triệu (0,7 tỷ) - trong đó cơ quan DAO của Mỹ đã ngốn hết 300 triệu . Và trong buổi họp kín ngày 12/ 3/75, đảng Dân Chủ ở Thượng và Hạ Viện đã phán quyết: Không cấp thêm viện trợ quân sự cho VNCH nữa.

So sánh với người lính Mỹ, trong thời gian 1966-71, ngoài tiền bạc dồi dào, họ còn được trang bị các vũ khí tối tân, được yểm trợ bởi từng dàn các phản lực cơ siêu âm, mấy ngàn chiếc trực thăng đủ cỡ. Ngoài khơi, lại còn có Đệ Thất hạm đội .

Quân phí của người lính Mỹ : Năm 1967: 485600 lính Mỹ - 20 tỷ đô la. Năm 1968: 536100 lính - 26.5 tỷ đô la. Năm 1969: 475000 lính - 29 tỷ đô la.

Để chống lại chiến thuật đánh biển người thí quân của Cộng sản, người lính Mỹ có các loại oanh tạc cơ hiện đại như B52, Phantom F4, Thunder chief F5, Intruder A6...Còn người lính VNCH chỉ được viện trợ cho các phi cơ khu trục cánh quạt Skyraider và phản lục cơ khu trục nhỏ xíu F5 cổ lỗ sĩ - mà chẳng có phi công Mỹ nào còn dám ngồi trong những chiếc “quan tài bay” đó. Đa số xe tăng của người lính VNCH là loại cổ lỗ sĩ M-41 thua xa xe tăng hiện đại T-54, T-55 của quân cộng sản. Đại bác của người lính VNCH , đa số là loại cổ lỗ sĩ 105 và 155 ly chỉ bắn xa được 12km - 15 km, so với 30 km của đại bác 130 ly của quân cộng sản. Ngoài ra, chúng còn có những vũ khí hiện đại khác như đại bác phòng không 57 ly, hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger, hỏa tiễn địa không SA-7 Strela. v..v
25/01/202015:53:36
Khách
Một bài viết hay, viết về tâm trạng của một người lính gần cuối đởi bị đột quỵ . Lời văn nhẹ nhàng, nhưng đủ để gây nhiều cảm xúc cho người đọc.
24/01/202023:26:15
Khách
Bài viết buồn, vui, hay, nhè nhẹ nhưng ấm áp tấm lòng ông cháu. Hình như tên tác giả quen lắm. Có phải tg đã viết trên Tuổi Hoa trước 75? Chúc chị CLNTMT cái Tết êm đềm với con cháu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,670,927
Ngày 6 tháng 1, 2021, cả nước Mỹ sững sờ theo dõi một cảnh tượng không thể ngờ: một đám đông mang vũ khí tràn chiếm và đập phá Điện Capitol -- trụ sở của ngành lập pháp Hoa Kỳ, đòi treo cổ Phó Tổng Thống Mike Pence và “trừng trị” các Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ trong khi họ đang làm một nhiệm vụ quan trọng theo hiến pháp là xác nhận kết quả bầu cử Tổng Thống. Hầu hết người dân Hoa Kỳ lo lắng, buồn phiền, tức giận, xấu hổ. Trong khi đó, rất nhiều người Mỹ gốc Việt tị nạn Cộng Sản phải đối mặt với nỗi đau nhân đôi, bởi vì nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ đã xuất hiện trong đám bạo loạn.
Cô bé tẻo teo mà giết cả triệu người trong một năm; nạn nhân và thân nhân của họ không hề nhìn thấy hình dạng cô thế nào; cô là một hung thủ vô hình vô ảnh, biến hóa lợi hại còn hơn triệu lần sợi lông của Tôn hành giả. Mỗi nạn nhân của cô kéo theo nỗi đau khổ của cả chục thân nhân, bằng hữu.
Niềm mơ ước và mong chờ nhất của tất cả người dân đã trở thành sự thật, Hoa Kỳ đã có những loại thuốc chủng ngừa Covid-19 của Pfizer và Moderna. Cả hai loại vaccine này đều chích 2 mũi. Vaccine Pfizer cần nơi có nhiệt độ rất lạnh, -94 độ F, còn vaccine của Moderna có thể giữ trong tủ lạnh. Qua sự giải thích của những vị Bác Sĩ trong Youtube, tôi hiểu rằng, vaccine là một vật thể, được đưa vào cơ thể chúng ta, để kích thích hệ miễn dịch, dạy cho hệ miễn dịch của chúng ta khoẻ hơn.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.. Sau đây, là bài viết mới.
Hôm nay trời trong, nắng đẹp, không âm u như mọi hôm. Mùa Thu mát mẻ dịu dàng. Một số lá vàng còn sót trên cành từ từ rơi theo từng cơn gió nhẹ. Đám cúc nhiều màu: vàng, tím trước sân đang nở rộ. Vài con sóc nhanh nhẹn chạy qua lại rồi leo lên cây, con trước con sau như đùa nhau. Sân sau họ hàng nhà nai, ba con lớn hai con nhỏ thong thả, nhơn nhơ ăn cỏ non. Hai con nai nhỏ này thật mau lớn. Tháng trước chúng còn lẽo đẽo theo gần mẹ, nay đi cách khoảng xa xa. Chúng rất dạn, chẳng hề sợ hãi khi thấy bóng người.
Rời xa quê nhà đã rất lâu nhưng tôi vẫn nhớ những củ khoai ngày cũ mà mình ưa thích! Mỗi lần đi vào tiệm thực phẩm hay để ý tìm nhưng tuyệt nhiên không thấy! Cách đây khoảng hơn năm, rất tình cờ tôi nhìn thấy những củ khoai lang tím nằm bên cạnh những loại khoai khác trong một tiệm bán thực phẩm gần nhà! Ôi, xa xôi ngộ cố tri! Vui gì đâu! Mua ngay một mớ mang về, mặc dù họ bán không rẻ, $3.99/1 pound, trong khi các loại khoai khác chỉ $1.49 hoặc $1.99/1pound! Bán mắc như thế nhưng không phải lúc nào chúng cũng hiện diện trên quầy hàng! Hên thì tuần nào cũng có, không hên thì 2, 3 tuần mới có một lần!
Tác giả là cây viết quen thuộc của chương trình VVNM, được nhận giải “Danh dự” và giải chung kết “Vinh danh tác phẩm”. Ông về hưu và đang định cư tại Orange County.
Tuổi mới lớn và mối tình đầu với nhiều say đắm, hai đứa lén lút trong mỗi lần hẹn hò vì gia đình em khe khắt, ngăn cấm cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối này, loay hoay thế nào thì em có thai trước ngày cưới, Mẹ em giận dữ biết bao nhiêu, nhưng cũng ép lòng cho tổ chức đám cưới, chính xác là bên nhà em đình đám để khỏi tai tiếng với họ hàng, đàng trai không có ai đến vì mặc cảm, tôi nghèo đến độ phải mượn bạn bộ đồ vest cho tươm tất để làm chú rể, không có rước dâu hay quà cáp linh đình, tôi biết em không vui nhưng vì yêu tôi , em chấp nhận mọi thiệt thòi trong ngày thành hôn trọng đại của một thời con gái. Tôi cảm kích tình yêu của em và thấy như mình có tội, cái tội quá nghèo không xứng tầm với em.
Đôi dòng về tác giả: -Tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966 - Là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam -Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993 -Định cư tại Canada từ 1994 đến nay.
Nhớ lại lúc mới qua Mỹ, đám cưới kỷ niệm đúng ngày Noel để tiện con cháu về nhà nghỉ lễ, và bà con từ xa đến. Lúc đó gia đình chỉ khoảng 20 người vì còn nhiều em chưa lập gia đình. Các cô các chú lấy chồng lấy vợ tăng dần thêm nhiều cháu, hiện tại đại gia đình đã vượt hơn bốn mươi người, điều may mắn con cái ở gần ngôi nhà của ba mẹ chỉ khoảng 10 phút, 15 phút hay xa lắm chỉ mất 30 phút lái xe. Ba mẹ chồng tôi luôn nhớ người đã khuất, hạnh phúc của ông bà mong có ngôi nhà Từ Đường thờ cúng từ vế Cố Ngoại Nội trở xuống, ngoài ra còn thêm cậu, cô, dì...v...v... Nhập gia tùy tục… Ngoài những buổi kỵ giỗ, con cái họp lại vào dịp lễ Thanksgiving, Noel, Newyear countdown và Tết Việt Nam .