Hôm nay,  

Chàng Cao Bồi Lãng Tử

10/09/201900:00:00(Xem: 11230)

Bài số: 5784-20-31590-vb3091019

 

Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự  Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho social worker, phụ giáo ở Boston Public Schools. Tác ghỉa hiện đã về hưu. Nhân nước Mỹ bắt đầu chộn rộn tranh cử Tổng Thống, tác giả nhớ về chàng cao bồi dễ thương của nước Mỹ thời xưa.

 

morris1
Lucky Luke trong một bản vẽ đầu tiên năm 1946, và  họa sĩ Moriss đựa lưng vào nhân vật tưởng tượng để vẽ.

***

Thế hệ chúng tôi cầm tinh con rệp. Sinh vào thập niên 40,50 của thế kỷ trước. Chúng tôi học hành vui đù , giải trí rất đơn giản và nhàm chán. Không TV, cine, điện thoại, game, computer, Ipad, gym..., du lịch là điều không tưởng, xe đạp là một xa xí phẩm, karaoke còn đâu đó chưa phát minh bên Nhật .

Nhỏ thì luẩn quẩn với các trò đánh đáo, bắn bi, đánh chỏng, ăn thua bằng nút phén và các bao thuốc Mélia, Bastos, Ruby Queen.

Lớn tí nữa thì mướn các truyện tranh Tây Du Ký, Tarzan, Zorro hay các tiểu thuyết của Bà Tùng Long hay Hồ Biểu Chánh... đọc đỡ buồn. Riêng tôi, vì có học tiếng Pháp hồi lớp 3 tiểu học nên thích đọc truyện bằng tranh tiếng Pháp như Tintin, Spirou, Asterix và Obelix và nhất là Lucky Luke. Lên Trung Học, môn học nào tôi cũng kém và tệ, trừ ngoại ngữ, sử và địa thôi. Cho nên với Tintin, tôi đi chu du thế giới, cỡi phi thuyền bay tận cung trăng và khảo sát đáy đại dương bằng tàu ngầm. Nhưng với chàng cao bồi Lucky Luke, tôi mê say theo dõi những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm qua những vùng đất hoang vu của miền Viễn Tây thời xa xưa.

Truyện bằng tranh Lucky Luke do họa sĩ người Bỉ Morris, sau nầy hợp tác với họa sĩ Pháp Goscinny, xuất hiện hàng tuần trên các báo ở Pháp vào năm 1946. Đến 1977, sách Lucky Luke đã hiện diện trong tất cả các nước sử dụng tiếng Pháp, cả tiếng Anh, bằng 30 ngôn ngữ trên thế giới, kể cả Việt Nam, với hơn 270 triệu bản đã được in ra.

Ngoài sách, Lucky Luke còn là nhân vật yêu thích trong một số game. Hàng trăm cuốn phim hoạt hình đã được thực hiện. Một số còn được chuyển thể điện ảnh với diễn viên thật, Jean Dujardin, vào năm 2009, đã đưa tên tuổi Lucky Luke vào trái tim của hàng vạn độc giả và khán giả trẻ em cũng như người lớn.

Hình ảnh chàng cao bồi Lucky Luke trông vô cùng dễ thương và tếu tếu. Khác xa với chàng cao bồi to xác, bụi đời Clint Easwood trong phim The Good, the Bad, the Ugly (1966), anh ta có bộ mặt dài thòong, hơn cả tài tử hài mặt ngựa của Pháp,với cái mũi to đùng, cái mỏ nhọn quắc, luôn luôn có cọng rơm bên mép, chiếc khăn quàng đỏ trên cổ, chiếc nón cao bồi màu trắng rộng vành, ốm nhách trong chiếc quần Jean bó sát cặp giò khẳng khiu, trong đôi bốt da có đính 2 vòng tròn răng cưa để thúc ngựa. Dĩ nhiên là không thể thiếu được đôi súng lục, lủng lẳng bên hông, lúc nào cũng sẵn sàng nhả đạn để trừ gian, diệt bạo. Lucky Luke có hổn danh là “người bắn nhanh hơn cái bóng của mình”

Chuyện của Lucky Luke nào cũng bắt đầu bằng lời ca: “Tôi là gã cao bồi nghèo, đơn độc, rong ruổi trên con đường xa quê hương, mà đường về còn xa lắm”, và cuối truyện, sau khi hoàn thành sứ mạng giao phó, anh chàng lãng tử của chúng ta cũng nghêu ngao bài ca đó trên con bạch mã Jolly Jumper, đi về phía chân trời, tìm nhiệm vụ mới.

Ngày xưa, nghề cao bồi rất cực khổ, và nguy hiểm. Ngoài việc chăn, giữ, nuôi bò, đóng dấu bằng sắt nung trên da bò, lùa thú đi ăn cỏ ở những đồng cỏ xa xôi, thuần phục ngựa hoang, họ còn phải luôn cảnh giác với những tên cướp hay trộm bò. Khi bò đã đến lứa, họ phải lùa đàn bò, có khi vài trăm , hàng ngàn con, đến các lò mỗ ở miền Bắc. Đường đi xa xôi, cách trở, đèo núi, sông suối, mưa, bão, tuyết, cướp bóc và phải đề cao cảnh giác cao độ với những cuộc tấn công đột kich của thổ dân da đỏ khi đi qua những vùng đất của họ.

Nhưng chàng Lucky Luke của chúng ta là một cao bồi đặc biệt. Là một tay giao hàng (shipper) tự do, phóng khoáng và đầy kiêu hãnh. Lucky Luke rong ruổi khắp miền Viễn Tây bao la, hoang dã, hoàn thành những công việc yêu cầu: truy tìm, bắt giữ tội phạm cướp của, giết người, in tiền gỉa, cung cấp súng và rượu cho dân da đỏ, áp tải tù nhân, bảo vệ các chuyến xe chở khách và vàng của công ty Pony Express và Wells Fargo, chuyển thơ khẩn, săn tiền thưởng, tháp tùng các yếu nhân có lúc là vận mệnh kinh tế, chính trị của nước Mỹ thời lập quốc, nhận chức cảnh sát trưởng (sheriff) của các thị trấn tân lập.

Trên đường Tây tiến của những người đi tìm miền đất hứa, nhiều thị trấn được mọc lên như nấm, thường có hai dãy nhà bằng gỗ, lối 50 căn đối diện nhau. Đầu thị trấn thường là một nghĩa địa hoang vu, có gắn một bảng với nét chữ đầy hăm dọa: “Hỡi người lạ, ngươi không được chào đón ở đây” Cuối thị trấn là một giá treo cổ, lủng lẳng vài ba sợi dây thừng lắc lư, đang chờ đón các tên cướp nhà băng, trộm bò và ngựa.

Tuy nhỏ nhưng thị trấn đều có đủ để phục vụ cư dân: ngân hàng, tiệm bách hóa, tiệm rượu có ca nhạc phuc vụ các bợm, có cả em út cho các tay chơi, văn phòng sheriff và nhà tù, tiệm ăn và giặt ủi, cùng nhà tắm với chủ nhân không ai khác là một anh Ba Tàu tóc đuôi sam, lùn mập, hàm răng vẩu, lúc nào cũng khoanh hai tay, chào khách hàng “Gut morling”. Một cửa hàng không thể thiếu được là nhà đòn, với tay nhà đòn trong bộ cánh đen tối tăm, gương mặt ốm, xanh như thây ma biết đi, lúc nào cũng có con kên kên lẽo đẽo theo hắn. Hắn cười toét miệng, chuẩn bị bán quan tài khi sắp sửa có một cuộc thách đấu súng, hay một tên thảo khấu sắp bị đền tội.

Là nhân chứng sống của miền Viễn Tây hào hùng, mấy trăm năm sau, các thị trấn này (được gọi là Ghost Towns) là những điểm du lịch hấp dẫn cho du khách khắp nơi, với những màn đấu súng như thật như trong phim OK Corral sau này.

Trên lưng con tuấn mã Jolly Jumper, chàng cao bồi đơn độc đưa chúng ta đi khắp nước Mỹ bao la thời lập quốc, chiêm ngưỡng cảnh tượng núi non, hẻm núi hùng vĩ ở Arizona, xuyên qua những thảo nguyên ngút ngàn ở Montana, với những cánh chim đại bàng, diều hâu đang sãi cánh trên bầu trời xanh ngát, với đàn bò rừng hàng vạn con trên đồng cỏ, nghe tiếng vó rầm rập, rung chuyển mặt đất của bầy ngựa hoang, những hồi trống dồn dập và điệu nhảy tế thần của thổ dân da đỏ, những pha đấu súng đứng tim giữa các tay desperados.

Xuống miền Nam, Lucky Luke đưa độc giả, trẻ cũng như già, thăm dòng sông vĩ đại Mississippi, xương sống của nền kinh tế miền Nam, xuôi ngược trên sông là những chiếc tàu chạy bằng hơi nước, chuyển dịch bằng những bánh xe khổng lồ, chuyên chở hàng hóa, nhất là bông vải, trồng trong các đồn điền sử dụng công nhân là nô lệ da đen, như đồn điền Tara nổi tiếng trong tiểu thuyết và cuốn phim ai cũng biết “Cuốn theo chiều gió.”

Mississipi gắn liền tên tuổi của Huckleberry Finn, Tom Sawyer của Mark Twain cùng “Túp lều của chú Tom” của Harriett Beecher Stowe. Thổ dân da đỏ có mặt xuyên suốt trong hành trình của Lucky Luke, nổi bật là các tù trưởng Crazy Horse (bộ lạc Lakota) cùng với Sitting Bull, Geromino, Cochise tập họp các bộ lạc khác như Sioux, Cherokee, Cheyenne..., nổi dậy, đánh đuổi người da trắng tìm vàng, săn bò rừng trong vùng đất của họ. Sự đoàn kết của các bộ lạc da đỏ đã đưa đến kết thúc bi thảm cho đoàn quân Kỵ Binh thứ 7 của Tướng George A. Custer: 600 binh sĩ đã bị tàn sát tại đồi Black Hill (Dakota) vào năm 1874.

Đồi Black Hill hiện nay là địa điểm yêu thích của khách du lịch khi đến Dakota để ngắm một bức tượng khổng lồ của Tù Trưởng Crazy Horse tạc trên núi đá vôi , ngậm ngùi nhìn chốn xưa nơi đã chôn vùi tên tuổi đoàn Kỵ Binh số 7.

 Sacagawae là người đàn bà da đỏ đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử miền Viễn Tây khi tham gia đoàn khảo sát Lewis & Clark từ bang North Dakota đến Thái Bình Dương, và khám phá , đo đạc vùng lãnh thổ Loiusiana. Tổng Thống D. Trump hay chế giễu Thượng Nghị sĩ Elizabeth Warren của Massachussetts là Sacagawae vì bà này gốc da đỏ.

Xuyên suốt trong cuộc hành trình của Lucky Luke, chúng ta được tiếp cận với những nhân vật, danh tiếng cũng như bất hão, có thật hay truyền thuyết: Billy The Kid, Calamity Jane, Jesse James, băng cướp Dalton, Wyatt Earp, Davy Crockett, Buffalo Bill, thám tử tư The Pinkertons. (đang chiếu trên Netflix).......

Lucky Luke cũng giới thiệu cho độc giả chúng ta việc khởi công xây dựng con đường xe lửa xuyên lục điạ của hai công ty Union Pacific Railroad và Pacific Railroad bắt đầu từ Omaha, Nebraska đến Sacramento, California với máu và nước mắt, sinh mạng của hàng chục vạn công nhân da đen, dân nhập cư từ Tàu và Mexico. Chiếc quần Jeans Lee's hay Levi's dầy cộm của Lucky Luke, gia cố với 2 nút đồng trên miệng túi, để đựng những miếng, cụcvàng (nuggets) đãi được, có nguồn gốc xuất xứ từ những cuôc săn vàng ở California và Oregon.

Trong một chuyến đi, Lucky Luke đưa độc gỉa tham dự cuôc tranh luận giữa hai ứng cử viên Tổng Thống, tranh nhau chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Những đòn tranh cử bẩn thỉu đều được sữ dụng: moi móc đời tư, bôi xấu, phá hoại, mua chuộc cử tri, thậm chí âm mưu ám sát cũng không từ, có vẻ y chang như ngày nay. Cuối cùng ứng cử viên Rutherford Hayes đắc cử Tông Thống thứ 19 của Hoa Kỳ.

Lucky Luke đã tóm lược vẽ nên bức tranh sống động về lịch sử, văn hóa, tính cách của con người, xấu cũng như tốt, lưu manh cũng như chân thật của nước Mỹ miền Viễn Tây trong thế kỷ 19 bằng hình ảnh, lời nói môt cách giản dị nhưng hấp dẫn đôi lúc khôi hài, khiến trẻ con vui mà học và người lớn thu thập được một số kiến thức rất hữu ích trong cuộc sống.

Tôi mê đọc chuyện Lucky Luke đến nỗi khi vào Văn Khoa, không do dự, tôi chọn ngay lớp Văn Chương và Văn Minh Mỹ. Văn chương thì Ô Kê, no problema. Còn Văn Minh thì tôi tiếp thu quá dễ dàng vì những lời giảng của giáo sư hình như tôi đã biết rồi. Tôi thắc mắc không biết ông này có đọc Lucky Luke như tôi không.

Qua các cuôc phiêu lưu của chàng cao bồi lãng tử, thế hệ chúng tôi mang trong lòng những giấc mơ đẹp về nước Mỹ không phải vì những hào nhoáng của nhà cao, cửa rộng, xe hơi sang trọng, mà vì tinh thần tự do, phóng khoáng, những nhân vật đầy lòng nhân ái, tận tâm. Những điều đang hiếm dần trong xã hội sống vội ngày nay.

 Boston 2019

 

Kông Lí

Ý kiến bạn đọc
14/09/201912:30:11
Khách
Anh Kông Lí, em sau anh chừng... 20 năm.
Cũng luẩn quẩn với các trò đánh đáo, đánh khăng, bắn bi, ô quan...
Buổi tối thì năm mười trốn tìm, bịt mắt bắt dê, Sơn Tinh Thủy Tinh, rồng rắn lên mây...
Cũng rất đơn giản nhưng không nhàm chán tí nào.
Đối với em đó là... Tuổi Thơ Huyền Thoại!

“Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu... tiếng bạn cười!”🤓🌹
(Cóp của nhà thơ Trần Trung Đạo)
12/09/201910:47:38
Khách
Gởi họa sĩ Uderzo cùa Obelix và Asterix
Vì bài hơi dài nên tôi chưa nói dến 4 anh em Dalton và má Dalton, tìm vàng ở Klondike, Alaska...Anh thông cãm.
Công Lý
10/09/201918:47:19
Khách
Sao không thấy tác giả nhắc tới anh em Daltons tù vượt ngục. Bốn anh em này đã làm tui cười muốn lộn ruột gan...
10/09/201913:44:50
Khách
Cám ơn anh Kông Lí đã gợi lại cho tôi rất nhiều kỷ niệm thời tiểu học mê đọc truyện Lucky Luke có hổn danh là “người bắn nhanh hơn cái bóng của mình” như anh.
Trích: “thế hệ chúng tôi mang trong lòng những giấc mơ đẹp về nước Mỹ không phải vì những hào nhoáng của nhà cao, cửa rộng, xe hơi sang trọng, mà vì tinh thần tự do, phóng khoáng, những nhân vật đầy lòng nhân ái, tận tâm. Những điều đang hiếm dần trong xã hội sống vội ngày nay.”
Chả lẽ ở Mỹ không có tự do? Dân Mỹ vẫn đứng đầu trong công tác cứu trợ thiên tai.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,123,058
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Giống như những bí ẩn "đằng sau mặt trăng," bài viết thứ 15 của Vĩnh Chánh kể về ba thế hệ thuộc một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước. Chuyện 40 năm nhìn lại từ đất Mỹ là phần hồi ký đầy biến động và xúc động.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Nhạc sĩ Cung Tiến