Hôm nay,  

Hai Người Bạn

02/09/201900:41:00(Xem: 8241)

Hai Người Bạn

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình


Bài số: 5777-20-31584-vb2090219

 

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.

 

***

 

Tù cải tạo về, Ông Tiền tìm được chỗ làm trong một xưởng quốc doanh, trong khâu do Toàn phụ trách.

Một thời gian sau, biết cùng phe ta, Toàn hết lòng trợ giúp, hai người trở thành thân thiết, cùng tìm đường vượt biển. Cứ cuối tuần là hai anh em lại cùng nhau tìm đường dây ra đi.  Khi thì Quận Long Toàn thuộc tỉnh Vĩnh Bình khi thì Vũng Tàu và nhiều nơi khác nữa.

Chỗ nào hai anh em cũng  đến để kiếm đường vượt biển nhưng đều không thành. Đối với Tiền anh càng nóng lòng hơn vì bà xã Tiền đã đi thoát và đang ở Mỹ.

Còn Toàn thì vợ, con vẫn còn ở Việt Nam nên chuyện tìm cách vượt thoát là chuyện cần làm và phải làm liền chứ không thể chờ đợi.

Thế rồi một hôm Toàn có lệnh phải vào hãng làm còn Tiền thì không có việc gì làm nên ở nhà.

Thứ hai đi làm Toàn mới biết Tiền đã vượt biển nhưng không biết có thoát không.

Toàn chép miệng và nghĩ âu cũng là cái số của mình. Thôi thì chờ vậy.

 

*

Lớp học Thẩm Mỹ cho phái nữ tại Trường H.N. Thành Phố Westminster, CA học viên phần đông là con cái mấy ông H.O.

Trong số học viên có một bà lớn tuổi ai ai trong lớp cũng gọi là “Bà Vũ” với sự tôn trọng mà không thiếu sự mến thương. Bà Vũ lại mến Kim nhất trong số các học viên nhí. Cái cô bé Kim này vui tính, có duyên nên cả lớp nên ai ai cũng mến.

Bà Vũ thường kể với Kim là chồng bà có một người bạn hồi trước 75 là Hải Quân của QLVNCH.

Ông này làm chung với chồng bà ở Việt Nam nhưng khi chồng bà vượt biên một cách bất ngờ nên không có tên tuổi của những người thân của ông bạn này ở Mỹ nên nay muốn tìm mà không biết căn cứ vào đâu để tìm cho ra.

Câu chuyện của Bà Vũ kể về cái ông Hải Quân rồi cũng qua đi. Một hôm Kim rủ Bà Vũ về nhà Kim chơi. Khi coi album đám cưới của Kim từ thời còn ở Việt Nam, Bà Vũ chỉ vào tấm hình của chú Toàn, chú của Kim, và thảng thốt la to, cho biết đây là người mà chồng bà, ông Tiền, vẫn tìm kiếm bấy lâu khi thoát sang Mỹ.

Có tin bạn còn gì vui hơn bà Vũ liền xin Kim địa chỉ, số phone của chú Toàn. Chỉ ít ngày sau bà Vũ cho Kim biết ông Tiền đã gởi tiền về Việt Nam cho chú Toàn.

 

*

Năm 2010 chú Toàn đi Mỹ theo diện đoàn tụ. Con gái chú lấy chồng Việt có quốc tịch Mỹ sau một thời gian con gái chú thi đậu quốc tịch Mỹ nên bảo lãnh chú qua nên chú không phải vượt biên, vượt biển liều mạng  như ông Tiền. Đôi bạn cũ gặp lại nhau vui vẻ.

Thời gian đầu gia đình chú Toàn share phòng nơi nhà người quen sau đó về ở chung với cô em gái.

Trong khi ấy thì cô con gái ông Tiền ăn nên làm ra nên mua nhà. Muốn cho bạn có chỗ ở rộng rãi, Tiền quyết định bán lại căn mobile home cho Toàn với giá đặc biệt dù bà Vũ, vợ của Tiền, muốn ông bán lại cho người thân bên bà dĩ nhiên là với giá thị trường.

Nếu bà Vũ sống theo lối Mỹ thì anh Tiền dù muốn bán lại cho bạn cũng đành chịu vì ở Mỹ này đàn bà quyết định hết. Ông chồng nếu không nghe lời thì chỉ có nước xách quần áo đi chỗ khác chơi. Đố ông nào dám cự nự!

Còn bà Vũ ư? Bả vẫn là Việt Nam 100 phần dầu! Bà vẫn một mực nghe lời chồng dù điều bả muốn nhưng ông Tiền vẫn không theo ý của bà.

Nhờ vậy mà ông Tiền có thể giúp bạn cũ có được nơi trú ngụ thoải mái.

Ai bảo phong tục Việt ta hủ lậu?

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
06/09/201902:32:40
Khách
Chào anh Sao Nam,
Vẫn có người còn ăn ở có tình có nghĩa anh ạ, tiền không phải là quan trọng hơn bạn bè, nhất là ngưởi đã từng giúp đỡ mình. Ông Tiền là người tốt nhưng bà Vũ cũng đáng ca ngợi không kém.
Điều gì tốt thì không bao giờ trở thành hủ lậu đâu.
Mong anh tiếp tục viết.
05/09/201907:44:13
Khách
Bài thì thật ngắn
Tình thì thật dài
Ấm cả hồn ai🌹🕊
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,117,039
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Nhạc sĩ Cung Tiến