Hôm nay,  

Tưởng Mất Mà Còn

21/08/201900:00:00(Xem: 9254)

Tưởng Mất Mà Còn

Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc

Bài số: 5769-20-31576-vb4082119

 

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và  tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

Diane

Diane

 

Dian Tousley va Bo

Nhờ dịch vụ DNA, Diane Tousley tìm được  bố,

 

***

Ngày 27 Tháng Giêng, 1973, Tổng Thống Nixon ký Hiệp ước Paris, chấm dứt sự tham dự của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam. Mới đây mà 46 năm đã trôi qua.

Số binh lính Mỹ sang Việt Nam chiến đấu từ 5 Tháng 8 năm 1964 đến 28 Tháng Ba 1973 là một con số khổng lồ: 2,709,918 người, 9.7% của tất cả thanh niên ở nước Mỹ. Xác suất này có nghĩa là cứ mười thanh niên ở Hoa Kỳ lúc bấy giờ thì một người đã bị gửi sang Việt Nam tham chiến.

Trong tổng số 2.7 triệu lính Mỹ chiến đấu ở Việt Nam thì chỉ có 7,484 người là phụ nữ. 83.5% tổng số phụ nữ, 6,250 người, là y tá.

Tháng 4 năm 1968 là số lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam cao nhất : 543,482 người.

Số lính Mỹ đến Việt Nam quá đông nên không thể nào tránh chuyện tình yêu giữa trai Mỹ/gái Việt và rồi những cô gái Việt sinh con. Những đứa bé lai này (Amerasian) nằm trong hai trường hợp khi người cha rút lui về Mỹ:

 

        -Mẹ nghèo quá nên bỏ con, con thành trẻ mồ côi.

 

        -Mẹ vẫn giữ con, chăm sóc nuôi nấng thương yêu trong gia đình.

Không có một thống kê nào cho biết dữ kiện về con lai Việt/Mỹ. Năm 1987, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật "Trở về quê hương - Homecoming Act", cung ứng $500,000 dollars mở ra một Trung Tâm ở Sài-Gòn giúp đỡ các con lai của lính Mỹ và nghiên cứu hồ sơ của các gia đình có con lai hay con lai mồ côi cùng gia đình để cho sang Mỹ định cư. Tính cho đến nay, nhờ chương trình này mà 30,000 con lai cùng với 80,000 thân nhân được  sang Mỹ. Nhưng chương trình này đầy dẫy gian lận của người Việt, dụ các con lai khai báo là họ có liên hệ gia đình để cùng được sang Mỹ định cư. Năm 2011, con số con lai được phép định cư sang Mỹ chỉ còn vỏn vẹn là 23 người.

Tôi có quen một anh lính Mỹ sang Việt Nam chiến đấu tên là David Toelkes, có hai con gái với một chị Việt Nam. Năm 1968 anh trở lại Mỹ không mang vợ con về với mình. Tôi đã viết chuyện thương đau của Toelkes: "Người Mỹ Chung Tình" trong sách đã xuất bản: "Xin Em Tấm Hình".

Tôi những tưởng đó chỉ là chuyện thương tâm duy nhất của lính Mỹ liên hệ tình yêu với cô gái Việt Nam, nhưng không ngờ rằng mới đây qua cô phụ tá nha sĩ - registered dental hygienist - chà (clean) răng hàng năm, tôi được biết đến một câu chuyện thứ hai, và chuyện này cũng độc nhất vô nhị không kém.

Ở Mỹ hãng bảo hiểm y tế trả tiền cho nhân viên một năm đi clean răng hai lần. Hai lần đi nha sĩ đã là khổ ải, thế mà bây giờ các phòng chữa răng đề nghị khách đi đến ba lần (lần thứ ba khách phải trả tiền túi vì bảo hiểm không trả). Dĩ nhiên họ làm như thế để tăng thêm lợi tức, nhưng chẳng lẽ mình không đi vì clean răng chỉ có lợi cho mình, phòng ngừa tránh sâu răng.

Không ai muốn đi nha sĩ vì không khác gì mình ngồi lên ghế điện bị tra tấn. Nhưng một năm ba lần tôi phải miễn cưỡng tuân theo đề nghị của nha sĩ. Sáng nào trước khi đi nha sĩ tôi cũng khóc nức nở vì sợ viễn ảnh đau nhức, ôm vợ tôi nói lời vĩnh biệt vì biết đâu trong khi clean răng tôi đi luôn, không bao giờ được gặp lại nàng, không bao giờ được tiếp tục làm tròn bổn phận giờ Tí canh Ba của một người chồng gương mẫu.

Nếu tôi vớ được một cây đèn thần và ông thần đèn cho tôi một điều ước muốn gì được nấy thì tôi sẽ không ước được giầu có như Bill Gates, cũng không muốn ước được lấy hoa hậu hay á hậu, mà chỉ muốn mỗi một mong ước là cả đời không phải đi nha sĩ.

Xui thay là tôi không vớ được cây đèn thần nên hơn mười năm nay tôi đi phòng mạch nha sĩ, cô phụ tá nha sĩ clean răng cho tôi tên là Diane. Diane nhìn có vẻ lai Mỹ và chỉ nói tiếng Anh. Dần dần thì tôi biết mẹ Diane là người Việt nhưng tôi không bao giờ hỏi về chuyện đời tư gia đình, tôi chỉ đoán bố Diane là người Mỹ.

Vài tháng trước đây, Diane kể cho tôi nghe từ nhỏ đến lớn không biết bố là ai, bây giờ mới được gặp. Hoàn cảnh bố con Diane đoàn tụ khá ly kỳ.

Diane sinh ở Pleiku, Việt Nam, vào ngày 6 tháng 6 năm 1968, với tên Nguyễn Thị Mỹ Diệu. Mẹ Diane là người Việt và bố là một anh lính Mỹ sang Việt Nam tham chiến. Mẹ Diane bấy giờ làm trong một trại lính Mỹ phụ giúp việc đổi tiền cho quân nhân. Bố Diane tình cờ được phái vào làm việc ở trại lính này trong ngành truyền thông. Một buổi tối không có gì làm, hai người tình cờ gặp nhau trên điện thoại, và từ đó tình yêu nẩy nở. Bố Diane lúc bấy giờ 23 tuổi, mẹ 17 tuổi. Mối tình này dẹp tắt khi bố Diane được lệnh chuyển quân, gián đoạn tất cả liên lạc với mẹ Diane. Cả hai không ai biết lúc bấy giờ mẹ Diane có thai Diane.

Năm 1975, mẹ con Diane di tản sang Guam. Từ Guam gia đình sang Hawaii,  trại tỵ nạn Camp Pendleton phía Bắc San Diego, và rồi Santa Monica. Thời gian trưởng thành của Diane ở Santa Monica  ngoại trừ không có bố, còn tất cả thì bình thường như bao thanh niên thiếu nữ khác.

Vì mẹ Diane nghĩ rằng người bố Mỹ của Diane đã chết trận, và  nhớ mang máng tên ông là KenKen - bà quả quyết tên và họ của ông ta đều có chữ Ken-, nên một hôm Diane vào thư viện thành phố mượn quyển sách ghi lại danh sách tất cả các binh lính Mỹ tử trận ở Việt Nam. Không tìm được tên bố,  Diane về hỏi lại mẹ có chắc là bố mình đã chết hay không thì lúc bấy giờ mẹ Diane mới thú thật là không biết ông ta đã chết hay còn sống.

Tháng Ba năm 2017, tò mò không biết mình có máu người Mọi Da đỏ Mỹ hay không, và cũng muốn biết DNA (ADN- phân tử di truyền) của bên bố mình nguồn gốc ra sao,  Diane dùng một dịch vụ thử DNA -AncestryDNA.com-, rồi quên bẵng nó đi.

Một năm sau, theo thông lệ của mỗi sáng Thứ Bẩy, Diane đi tập thể dục rồi ghé vào tiệm thăm mẹ. Trong khi nói chuyện chăm chú với một bà khách hàng, mẹ Diane nói với Diane là cậu con trai nuôi của bà này vừa tìm lại được bố ruột qua dịch vụ AncestryDNA.com. Bà ta hỏi Diane có vào trang mạng AncestryDNA.com để xem có người nào cùng DNA với mình không? Diane trả lời không vì không muốn trả thêm tiền lệ phí. Bà ta giải thích không cần phải trả thêm tiền, chỉ cần log in và bấm nút "MATCH" (Tương tự) để xem có người nào có DNA giống như mình.

 Thứ Bẩy 4 Tháng 8 năm 2018, Diane log in vào tài khoản (account) của mình ở AncestryDNA.com, bấm nút MATCH, và ngạc nhiên tột độ, Diane thấy máy vi tính liệt kê  "Claurel Kendall Tousley is your father - Claurel Kendall Tousley là cha của cô"!

Khi tìm dịch vụ phân tích DNA, Diane chỉ tò mò muốn biết mình có máu người Mọi da đỏ hay không, ngoài ra thì Diane không suy nghĩ gì khác. Thành thử khi máy vi tính báo là có DNA của một người là cha mình, Diane như từ mặt trăng rớt xuống, một kết quả hoàn toàn không trông đợi! Cả gia đình Diane đều phấn khởi vui mừng nhưng ngạc diên dè dặt vì không biết làm sao họ có thể tìm ra bố Diane.

Lý do AncestryDNA.com báo cho Diane biết có người cùng DNA có thể là bố mình vì chính bố Diane cũng đăng ký DNA vào AncestryDNA.com năm 2012, năm năm trước khi Diane đăng ký.  Và lý do ông ta đăng ký trùng hợp ngẫu nhiên như lý do của Diane: ông ta muốn biết mình có máu người Mọi Da đỏ trong người hay không vì bà nội ông ta tóc dài đến cổ chân.

Trước khi đăng ký DNA của mình vào AncestryDNA.com, Diane có nghe mẹ kể là bà ta xem một chương trình TV Dateline NBC nhân dịp lễ Father's Day. Trong chương trình đó, một bà người Việt tìm lại được bố Mỹ qua một dịch vụ DNA tên là 23andME.

Không biết có phải số mạng sắp sẵn hay không mà Diane lại chọn hãng Ancestry-DNA.com thay vì 23andMe để phân tích DNA của mình. Nếu Diane đã chọn hãng 23andMe thì bố con Diane đã không bao giờ đoàn tụ với nhau!  

Nước Mỹ có nhiều dịch vụ phân tích DNA, thành ra việc cả hai bố con không biết nhau nhưng chọn cùng một dịch vụ là một phép nhiệm mầu. Ba dịch vụ giữ và phân tích DNA nhiều nhất ở Hoa Kỳ là:

- AncestryDNA.com: nhiều khách nhất nên có nhiều cơ sở dữ liệu DNA nhất. Phần lớn là từ Âu Châu. Bây giờ họ đang chú trọng bành trướng ở châu Mỹ, Phi, và Á.

- 23andMe: trang mạng này chú trọng về y tế & sức khỏe hơn là gốc rễ gia đình, không công bố số khách hàng là bao nhiêu.

- Family Tree DNA: nhỏ hơn hai dịch vụ trên, nhưng là lâu nhất và có khách hàng khắp thế giới.

Mừng rỡ hân hoan khi khám phá ra bố mình vẫn còn sống và có tin tức chi tiết điện thoại & địa chỉ của ông ta, nhưng Diane do dự và ngần ngại không biết có nên liên lạc với bố hay không: Ông ta có vui mừng nghe tin từ đứa con ở Việt Nam như Diane hoan hỉ được tin bố? Chắc chắn bây giờ ông đã lập gia đình, vợ và gia đình ông ta có vui mừng tiếp đón tin con gái của ông từ Việt Nam bây giờ đột ngột xuất hiện?

Phải mất hơn ba tuần Diane mới thu hết can đảm gọi điện  thoại cho bố mình. AncestryDNA.com liệt kê nhiều số ở tiểu bang Alabama, và đến lần gọi số thứ ba thì có giọng một người đàn bà trả lời. Bà ta là Peggy, vợ của bố Diane, đang shopping ở ngoài đường nên nói với Diane sẽ cho chồng biết khi về nhà.

Cúp máy điện thoại mà Diane phân vân, hồi hộp không biết bố mình có gọi lại hay không. Hơn 50 năm sống không cha, bây giờ biết được cha và thử liên lạc được, nhỡ ông không muốn gặp mình thì tâm hồn Diane sẽ trở nên trống vắng biết chừng nào! Nhưng may thay, mọi lo âu phiền muộn không có câu trả lời chấm dứt khi 45 phút sau bố Diane gọi lại, và ông ta vui mừng khôn xiết gặp đứa con mà ông ta không bao giờ biết.

Bố của Diane bây giờ dùng tên Pete, tên của một người bạn Trung học đặt cho ông vì ông không thích tên chính thức cha mẹ đặt cho là Claurel.  Chữ "Ken" mà mẹ Diane nhớ trong tên KenKen bố của Diane thật sự là Kendall, tên lót. Tên họ chính thức của bố Diane là Claurel Kendall Tousley.

Một tuần sau, Diane mua vé máy bay đi Orange Beach, Alabama để gặp ông bố và Peggy. Vợ chồng bố Diane ra phi trường đón, chở Diane về nhà, hoàn tất cuộc reunion sau hơn 50 năm mà Diane nghĩ sẽ không bao giờ xẩy ra.

Nhờ đăng ký DNA của mình mà Diane tìm lại cha. Diane và bố đã đệ đơn với tòa để thiết lập trên giấy tờ chính thức hai người là cha con.

Sau hơn 50 năm sống ưu tư mồ côi cha, Diane không còn thắc mắc ai là cha mình, không còn suy tư người cha ấy có còn sống và thương yêu mình hay không: Diane đã đổi họ của mình sang họ của bố: Diane Tousley.

Nguyễn Tài Ngọc 

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

Tài liệu tham khảo:

 

http://www.uswardogs.org/vietnam-statistics/

https://www.pri.org/stories/2011-09-02/vietnam-war-babies-grown-and-low-luck

https://www.usatoday.com/story/news/2018/12/02/genealogical-dna-testing-companies-ancestry-23-andme/2141344002/

 

một phần của bài này trích từ báo Santa Monica Observer, Sterling Roberts viết, số ra ngày July 01-07, 2019

 

Ý kiến bạn đọc
22/08/201920:46:30
Khách
Hello

My name is Cibas, I work for an SEO agency in Lithuania and right now, I have decided to freelance in my spare time.

I am presently working with several dozen vape and CBD companies and understand the SEO formula to achieve the perfect search engine rankings.

My main area of work is backlink building via vape and cbd blogs and guest posts, branding, forum marketing, lead generation and more.

I have listed all of my services on my page on Fiverr. You can view and purchase my vape and CBD SEO services there: https://www.fiverr.com/cibukas

If you have any questions, please feel free to drop me a line.

I look forward to working with you and taking your website to the very top of the search engines!

Best wishes

Cibas Baltrusaitis
21/08/201923:33:53
Khách
Tôi vẫn thích cách hành văn của NT Ngọc, vừa khôi hài vừa dễ thương. Câu chuyện có hậu, chúc Diane và ba cô được nhiều hạnh phúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,564,325
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.