Hôm nay,  

Bubble, Con Mèo Vàng

02/08/201900:00:00(Xem: 7811)
Bubble, Con Mèo Vàng
Tác giả: Y Châu
Bài số: 5752-20-31559-vb6080219
 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài viết mới.

con meo vang
Hình cháu ngoại, mũ vàng yếm vàng.

***

Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi. Trong khi đó vùng Đông Nam, tiểu bang Florida lúc thì nóng bức khô hạn, lúc thì mưa liên tục,..
Miami FLorida, một buổi trưa nóng bức, khi chiều về từ Đại Tây Dương gió biển mang không khí trong lành, làm cho nhiệt độ hạ xuống còn trên 80 độ, tôi đi ra ngoài vòng vòng vận động thân thể.
Bên đường cỏ lên xanh tươi, những gốc cây thường là nơi để người ta gắn những miếng giấy như: mất mèo, mất chó,... Những cây to tàn rộng nay được thành phố cho người cắt tỉa ngắn gọn, chuẩn bị cho một mùa Hurrican, được dự đoán là dữ dội do thời tiết bất thường xảy ra ở nhiều nơi.
Khi vừa về đến trước nhà, thì có hai người một nữ, một nam, tay cầm một xấp giấy, chận tôi lại:
- Hi, my name is Nina, my husband is Robert, we are your new neighbors, we need your help... What's your name?
Tôi nghiêm mặt trả lời:
- Y.
Họ bất ngờ, chắc là tưởng tôi không hiểu rõ ràng câu hỏi, nên lặp lại chầm chậm:
-  What's your name?
Tôi lặp lại y chang:
- Y.
Đứa con trong nhà bước ra, giải thích là ba tôi tên là Y, chớ không phải là "Why?" (nghĩa là tại sao?) Làm cho những người mới quen đều cảm giác bất ngờ!
Một trận cười vui vẻ, dành cho người láng giềng mới.
Sau đó, Nina đưa những xấp giấy trên tay, có in hình con mèo vàng bị thất lạc, khi dọn đến đây; nếu thấy xin chỉ dùm.

Nina còn nói thêm là xómnầy tôi là người ra ngoài nhiều nhứt, đặc biệt là lúc sáng sớm và chiều tối. Khi biết tôi là người Việt Nam, họ hứa sẽ đãi một chầu phở đặc biệt "xe lửa", nếu giúp tìm được con mèo vàng...
Tôi sinh năm Tân Mão, có lẽ vì vậy trong mười hai con giáp, con mèo có duyên với tui nhất. Chỗ tôi làm có cô Linda, là một cựu quân nhân US Navy, cô rất thích tôi kể chuyện đời lính.
Linda rất yêu thú vật, nhà cô ngoài chuồng chó, còn là nhà mèo. Một hôm cô khoe là vừa có thêm con mèo con. Tôi cũng báo cho cô một tin mới, là tôi cũng vừa có thêm một con mèo con.
Linda hỏi:
-  Có tên chưa? Màu gì?
- Tên là Bubble, còn màu, để tôi suy nghĩ coi... (người Châu Á thì tóc đen, da vàng) À, màu vàng. Rồi tôi đưa hình cho cô xem.  - Trời đất!
Rồi mọi người xúm lại xem, cùng cuời! Đó là hình của đứa cháu ngoại của tôi, nằm co, đội mũ vàng yếm vàng. Nick name là Bubble:

Bubble, bụ bẫm trong lòng
Bao nhiêu gian khổ dần dần, tan đi
Công cha nghĩa mẹ, cho đi
Làm sao đo đếm, những gì mẹ cho
Bubble, no sữa tròn vo
Phùng phình đôi má thơm tho, ngọt ngào
Khi hôn: nhè nhẹ hôn vào
Xin đừng: quá mạnh làm đau Bubble...

Trở lại chuyện mất mèo của Tina và Robert, làm tôi thèm chầu phở "xe lửa", nên khi ra khỏi nhà là tôi đảo mắt tìm kiếm, thấy bóng dáng của con mèo chạy ngang tôi chỉnh kiếng lại, nhìn cho kỹ màu sắc của nó, nhưng nó vẫn biệt tăm.
Một hôm, sau một trận mưa dầm, nhìn tấm hình của con mèo vàng gắn trên gốc cây không còn; sau đó nhận được “tin nhắn" từ Tina là đã tìm được con mèo. Nó trốn ở trong bụi kiểng lớn của nhà kế bên, sau khi người ta cắt cỏ tỉa cây, thấy nó đói khát, run rẩy.
Con mèo cấp tốc được chở đi bác sĩ thú y chữa trị, hy vọng nó qua được mùa bão bùng...

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,528,786
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.