Hôm nay,  

Lòng Nhân Ái

28/05/201900:00:00(Xem: 8834)
Tác giả: Phước An Thy
Bài số  5700-20-31507-vb3052819

Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.

***

Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, cha tôi là Đại uý, Sĩ quan Liên lạc của Sở I An ninh Quân đội. Ông có biệt danh “Hạ sĩ”, tôi không rõ vì sao, nhưng nhiều người và lính tráng hay chào gọi ông là hạ sĩ. Ông có nhiều bạn bè, quen biết các đảng phái, tôn giáo, quân đội, công chức và nhiều thành phần dân chúng ở thành phố Đà Nẵng.

Cha mẹ của chúng tôi không có nhà riêng, phải sống trong chung cư của trại Chi Lăng, Sở I An ninh Quân đội. Nhà cha mẹ chúng tôi nghèo so với các sĩ quan cùng Sở. Đồ chơi của anh em chúng tôi, phải tự làm từ những lon sữa bò, từ những mảnh gỗ vụn, chơi với những vỏ đạn và những con diều làm bằng giấy học trò. Áo quần đứa lớn mặc không vừa thì chuyền lần xuống cho mấy em nhỏ hơn, chỉ vào đầu năm học hoặc ngày Tết chúng tôi mới có áo quần mới.

Cha chúng tôi nghiêm khắc, bắt anh em chúng tôi học nhiều. Một hôm, sau khi làm xong bài tập, đang chuẩn bị đi ngủ thì chúng tôi nghe tiếng xe của cha về. Ông bảo chúng tôi đi lên chiếc xe jeep quân đội của ông.

Cha chở chúng tôi đi qua những đường phố yên ắng, dưới ánh sáng vàng ố của những bóng điện đường. Màn trời sẫm tối, lấp lánh những vị sao, thỉnh thoảng có những trái đạn hoả châu bắn lên ở xa xa. Cách quãng, chúng tôi thấy lấp ló những người lính gác trước các trại lính, các trạm gác có hàng rào kẽm gai và bao cát vây quanh.

Khi đến ngã tư chợ Cồn mới thấy đông người và đèn điện sáng hơn. Ngã tư chợ Cồn này cũng thường được gọi là ngã tư quốc tế hay ngã tư không ngủ, vì cả ngày lẫn đêm, lúc nào cũng có người mua kẻ bán. Ban đêm đầy hàng quán ăn uống, xe bán bánh mì, xe phở, những rổ gánh của những người buôn thúng bán bưng. Nhiều người ngồi quanh các hàng quán vỉa hè, ăn uống, mua bán nhộn nhịp thâu đêm suốt sáng.

Cha tôi lái xe lui tới mấy vòng quanh ngã tư, vừa chạy ông vừa chỉ tay về phía mấy đứa nhỏ đánh giày, ăn xin, mấy chú bác đạp xích lô, ông nói:

- Các con có thấy những người nghèo khổ kia không? Họ phải đi làm cả đêm lẫn ngày mà vẫn không đủ ăn đủ mặc. Những đứa trẻ bằng tuổi các con, giờ này phải đi ăn xin, đánh giày, trong khi các con đầy đủ mà không biết quý. Ba chở các con ra đây để các con so sánh với mấy đứa đó mà nhớ.

Tôi vừa buồn ngủ vừa mong mau được về nhà, nên chẳng chú tâm mấy tới những lời của cha.

Cha tôi dừng xe lại trước một xe bán bánh mì. Những đứa trẻ ăn xin, đánh giày và bụi đời mừng rỡ chạy đến, chúng la lên một cách thân thiết:

- A hạ sĩ tới. Hạ sĩ tới.

Cha tôi lấy tiền lẻ ra cho bọn chúng, rồi quay qua chị bán bánh mì, nói:

- Chị đi gom bánh mì của các xe khác lại đây, tôi mua hết cho.

Chị bán bánh mì dạ lớn một tiếng, rồi vội vàng chạy đi báo cho những người bán bánh mì khác.

Chất hai bao tải đầy bánh mì ổ dài, ổ tròn nóng hổi, đủ loại mì thịt, chả, gà lên xe, cha chở anh em chúng tôi chạy lòng vòng suốt đêm, đến các trạm lính gác trong thành phố.

Lính gác thấy xe đèn pha sáng rực chạy đến, liền chĩa súng, hô lên:

- Ai đó? Đứng lại.

Cha tôi nói lớn:

- Hạ sĩ đây. Trong đó mấy người?

Ông phát bánh mì và cho họ một gói thuốc lá, rồi đi đến nơi khác, các chốt gác ở ngoại ô, đầu cầu và cổng vào các trại lính. Dường như những người lính đã quen với cảnh cha tôi đến thăm họ vào ban đêm.

Cha chở chúng tôi về đến nhà thì trời đã gần sáng. Trước khi chúng tôi vào nhà, ông còn nói:

- Các con sẽ nhận được niềm vui khi giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình.

Những sĩ quan trong Sở biết chuyện cha tôi hay đi phát bánh mì cho lính, họ nói với nhau là cha tôi thương lính thức khuya cực khổ, nhưng cũng có người nói ông gàn dở, đêm hôm khuya khoắt chở con đi phát bánh mì mà không sợ bị Việt cộng bắn sao.

Sáng nào cũng vậy, phòng khách nhà chúng tôi đầy người ngồi chờ đợi, để nhờ cha tôi giúp đỡ. Người mất xe nhờ tìm giúp, nhà nghèo có người thân chết nhờ xin hòm, cha mẹ có con đi lính xin được thuyên chuyển về đơn vị ở tỉnh nhà, người bị hiếp đáp nhờ can thiệp, thương gia có vấn đề với thuế vụ, hải quan, nhờ ông nói giùm một tiếng... Dù có việc lớn hay việc nhỏ, mọi người cũng đến nhờ cha tôi giúp vì được thì tốt, không thì thôi, đâu có mất mát gì. Cha tôi giúp mọi người không lấy tiền, không nhận quà cáp. Tôi không rõ tại sao cha tôi lại phải giúp đỡ những người khác như vậy, có lẽ đây cũng là một phần công việc của ông chăng.

Nhờ sự quen biết rộng rãi và sự trả ơn của những người mà ông đã giúp trước đó, nên hầu như mọi việc đều được giải quyết ổn thoả. Càng được việc thì càng có nhiều người đến nhờ giúp đỡ hơn. Ai cũng vui vẻ, chỉ những người trong gia đình là không vui vì phải vất vả lo việc cà phê, nước trà tiếp đón. Mẹ tôi và chú lính tài xế của ông tất bật lo nước nôi, dọn dẹp cho khách từ sáng đến trưa.

Mùng Một Tết năm 1972, khi trời chưa sáng, cha tôi đã thức dậy, lấy xe ra đi. Ông chở về một xe đầy những đứa trẻ ăn xin, đánh giày, bụi đời vì chiến tranh không có nơi để về ăn Tết. Thấy bọn chúng ăn mặc rách rưới, dơ dáy, ông bảo mẹ tôi lấy áo quần mới của chúng tôi cho bọn trẻ đó mặc, rồi bảo mẹ dọn bánh trái ra cho chúng ăn. Khi bọn trẻ ăn xong, ông rút phong bao tiền, lì xì cho chúng. Ông dẫn chúng nó đi qua nhà những sĩ quan khác trong Sở chúc Tết để chúng được tiền lì xì của họ. Bọn trẻ vui mừng cám ơn ông rối rít, còn anh em tôi thì giận dỗi vì áo quần mới của chúng tôi không còn. Mẹ chúng tôi có lẽ cũng không vui mấy, nhưng vì ngày Mùng Một Tết kiêng kỵ nên không nói gì. Ông chở chúng nó trả về ngã tư chợ Cồn, rồi mới đưa mẹ con chúng tôi đi chúc Tết ông bà và họ hàng.

Thỉnh thoảng cha tôi lại tặng quà cho những người hàng xóm. Có lần khi đi công tác ở Hội An, ông chở về thật nhiều dưa hấu, chất đầy cả thùng xe phía sau. Cha sai chúng tôi đưa dưa hấu đi tặng khắp xóm. Khi ấy, chỉ có tôi và đứa em gái kế là đủ sức để khiêng quả dưa hấu, nên hai anh em phải đi rất nhiều chuyến.

Có một lần cha chở cả gia đình đi ăn ở nhà hàng. Đang ăn, cha tôi bước ra cửa la anh nhân viên nhà hàng vì anh ta xô đuổi một bà cụ già ăn xin trước cửa nhà hàng. Cha đưa bà cụ ăn xin vào ngồi cùng bàn với chúng tôi. Khi ấy, anh em chúng tôi sợ lắm vì mặt mũi, tay chân bà cụ lem luốt đầy cáu ghét, áo quần dơ dáy hôi thối, trông như một bà phù thuỷ. Cha gọi cho bà cụ một đĩa cơm chiên. Bà cụ ăn cơm mà tay run lẩy bẩy vì sợ. Tuy cả nhà chúng tôi đã ăn xong, nhưng vẫn phải ngồi đợi bà cụ ăn. Khi bà cụ ăn xong, cha tôi cho thêm tiền, rồi cầm tay dắt bà ra khỏi nhà hàng.

Năm 1975, Cộng sản miền Bắc chiếm miền Nam Tự do, cha tôi bị đi tù “cải tạo” không biết bao giờ mới về. Năm 1976, mẹ chúng tôi qua đời vì đói khổ và bệnh tật ở trên vùng kinh tế mới. Bảy anh em chúng tôi phải tạm lìa xa nhau, tôi lớn nhất mười sáu tuổi ở lại vùng kinh tế mới với ba em kế, ba đứa nhỏ hơn, hai về ở với ông bà ngoại và một ở với ông bà nội.

Một trong những niềm vui hiếm hoi trong cuộc sống ở vùng rừng núi hẻo lánh của anh em chúng tôi là nhận được thư của cha, báo tin ông còn sống, đang ở tù “cải tạo” tận ngoài Thanh Hoá. Trong thư cha viết, ông vẫn khoẻ, khuyên cả nhà cố gắng sống chờ ông về và nếu có thể thì đi thăm cha một chuyến. Cha vẫn chưa biết mẹ chúng tôi đã qua đời. Đọc thư cha, anh em tôi mừng quá, cứ như người bơi kiệt sức thấy bến bờ.

Khi nhà nước cho phép đi thăm nuôi tù ngoài Bắc, tôi muốn đi thăm cha một lần, nhưng lại không có tiền tàu xe và tiền mua quà thăm nuôi. Ở vùng kinh tế mới chỉ rau củ sống lây lất qua ngày, không làm cách nào có tiền, nên tôi phải tạm xa các em để xuống thành phố đạp xích lô kiếm tiền đi thăm cha.

Tôi được một người bà con cho tá túc trong nhà và cho mượn xích lô để chạy. Lúc ban đầu làm nghề đạp xích lô tôi cũng xấu hổ lắm, vì thanh niên mà ăn mặc rách rưới, lại ở nơi thành phố có nhiều người biết đến cha mẹ tôi, nhưng rồi tôi cũng quen dần.

Khi đủ tiền, tôi chuẩn bị thực phẩm khô đi thăm cha tôi.

Đường đi ra Bắc thăm cha thật gian nan. Qua nhiều chuyến tàu lửa, xe, ghe, mới đến được Thanh Chương, Thanh Hoá, nhưng còn phải đi bộ thêm mấy chục cây số đường đất nữa mới đến được trại tù ở nơi heo hút. Cán bộ trại tù cho cha con chúng tôi ăn chung một bữa cơm. Hai cha con ngồi ăn mà nghẹn ngào, nước mắt cứ chực trào ra suốt cả buổi thăm nuôi. Cha con không nói được nhiều chuyện vì có một cán bộ trại ngồi ở một bàn cách xa theo dõi. Tôi kể chuyện mẹ bị bệnh và đã mất như thế nào, nhưng không nói gì về cảnh anh em chúng tôi đói rách trên vùng kinh tế mới. Hết giờ thăm nuôi, tôi rút tiền ra trao cho cha, chỉ chừa lại chút ít đủ để ăn trên đường về.

Tôi muốn đi thăm cha thêm lần nữa, nhưng đành thôi vì phải về với các em đang đói khổ còn hơn cả cha ở trong tù.

Sau gần 10 năm, cha tôi được ra tù về sống cùng chúng tôi ở vùng kinh tế mới. Cha cùng anh em tôi đi rừng, làm rẫy kiếm gạo sống qua ngày.

Cuộc sống cha con chúng tôi cứ trôi qua trong khốn khổ như thế cho đến ngày chúng tôi được đi Mỹ. Nhờ được đi Mỹ mà cha con chúng tôi mới được sống đúng nghĩa, anh em tôi được đi học lại và làm việc trong một xã hội tự do, công bằng.

Nhiều năm sau, khi anh em chúng tôi ai cũng đã có gia đình riêng, cha tôi thuê một căn phòng, sống riêng một mình vì không muốn làm phiền con cái. Khi ấy cha tôi đã được hưởng SSI (Trợ cấp xã hội dành cho người 65 tuổi trở lên hoặc bị bệnh nan y). Tiền trợ cấp của chính phủ cho, cha tôi ăn uống tằn tiện và chỉ để lại đủ trả chi phí mướn phòng, còn dư ông gửi về Việt Nam giúp người nghèo cùng thương phế binh mà ông quen biết. Tiền bạc, áo quần và quà cáp của anh em chúng tôi biếu ông, ông tặng cho mấy người vô gia cư mà ông cho vào tá túc trong phòng của ông.

Mấy năm sau cha tôi bị ung thư cuống họng. Vì ung thư giai đoạn cuối, đã lan tới phổi, nên không dùng  phương pháp điều trị tia xạ hay phẫu thuật được mà phải dùng hoá trị. Ông thở, ăn uống và chuyền thuốc đều qua những ống dây. Ông không còn nói được vì cổ họng phải phẫu thuật nối với một ống thở, muốn nói chuyện ông phải dùng giấy viết.

Khi vị bác sĩ của cha nói, không chữa được nữa và cha chỉ còn sống không được bao lâu nữa, tôi thấy cha đã cố gắng kìm nén những giọt nước mắt chực trào ra. Vì cha tôi đang hưởng Medicare (Chương trình bảo hiểm sức khoẻ của quốc gia cho những người từ 65 tuổi trở lên, tàn tật hay bệnh lâu dài), nên họ chuyển ông qua viện tế bần theo chương trình dành cho những người bệnh trong giai đoạn chờ chết. Ở đây, cha tôi không còn được chữa bệnh nữa nên bác sĩ rút các dây ống chuyền thuốc chỉ chừa lại dây chuyền nước thức ăn và ống thở. Dù biết mình sắp chết, nhưng khi bác sĩ, y tá tháo bớt dây nhợ ra, tôi thấy cha gật gù đầu, ánh mắt tỏ vẻ vui mừng. Anh em chúng tôi biết cha mình sẽ ra đi một ngày rất gần, nên chúng tôi thường xuyên ở bên cạnh ông trong những lúc không phải đi làm.

Sáng Chúa Nhật, ngày lễ Hiền Phụ (Father’s Day), tuần thứ 3 của tháng Sáu, năm 2010, trong khi tôi đang chuẩn bị đi thăm cha thì nhân viên viện tế bần điện thoại nói, cha tôi vừa mới qua đời. Tôi báo cho gia đình các em, rồi vội vàng chạy vào viện.

Khi đến nơi, tôi cầm tay cha thấy vẫn còn ấm. Nét mặt ông nhíu lại, trán lấm tấm những hạt lớn mồ hôi, hai dòng nước mắt lăn dài từ khoé mắt chảy xuống mang tai của ông. Cha chúng tôi đã từ giã cõi đời trong cô đơn. Các em tôi ôm xác cha khóc nức nở. Tôi lấy khăn lau khô những giọt mồ hôi và hai giòng nước mắt trên khuôn mặt cha.

Nhờ đăng cáo phó trên các báo tiếng Việt nên rất nhiều người đem vòng hoa đến thăm viếng tại nhà quàn. Có nhiều người ở xa phải lái xe nhiều giờ đồng hồ, còn có những người ở tiểu bang khác cũng bay về để tiễn đưa cha tôi.

Tôi rất ngỡ ngàng và xúc động vì lần đầu tiên được gặp gỡ nhiều người mà tôi chưa bao giờ biết mặt. Tôi ngạc nhiên vì cha tôi là một người bình thường, không nổi tiếng, không có công trạng gì với đất nước trước 1975 hay với Cộng đồng ở Hải ngoại, vậy mà có hơn ba trăm người đến từ biệt cha tôi. Có các Linh mục, Thầy, Sơ bên nhà thờ, Mục sư, các Thầy bên chùa, các các hội đoàn cựu quân nhân, hội thân hữu, hội cựu sĩ quan, cựu tù cải tạo, có cả một vị cựu tướng già của Việt Nam Cộng Hoà cũng đến thăm. Ngoài ra còn có các vị truyền thông, báo chí, phóng viên, các ca nghệ sĩ, các nhóm thân hữu, nhiều bạn bè, bà con xa gần mà gia đình mà chúng tôi không kịp thông báo và có rất đông những người bạn vô gia cư của cha tôi đến thăm viếng nữa.

Nhiều người đến tiễn đưa cha tôi lần cuối, nói với tôi:

- “Cha các con là một người bạn tốt, sống hết mình vì bạn và luôn giúp đỡ mọi người”.

- “Gia đình chú mang ơn cha cháu, không bao giờ quên”.

- “Bác là người được cha của các cháu giúp trong lúc ở tù cải tạo ngoài Bắc. Cầu cho hương hồn ông ấy”.

- “Cha của các cháu đã sống một cuộc đời xứng đáng”...

Những cảm thông, chia sẻ tình thương, giúp đỡ người bất hạnh một cách bình thường của cha tôi và các ân nhân đã tác động sâu sắc đến đời sống của tôi. Tôi học được nhiều điều tốt từ cuộc sống của cha và lòng nhân ái của các ân nhân.

Càng lớn tôi càng biết ơn cha mẹ hơn, không những đã sinh thành mà còn không quên dạy dỗ con cái biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Trong hoàn cảnh mồ côi, đói rách sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, trên chặng đường khốn khổ kiếm ăn để tồn tại, được những người nghèo khó, lam lũ giúp nên anh em chúng tôi mới hiểu ra được tầm quan trọng và ý nghĩa bài học giúp đỡ người khác của cha chúng tôi. Nhờ đó, dù ở giữa những đau khổ ly tan, dù lấm lem tủi nhục, song anh em chúng tôi vẫn luôn chứa chan niềm hy vọng, tin yêu ở đời để chịu đựng gian nan.

Cảm tạ ơn trên đã quan phòng, che chở cho gia đình chúng tôi bình yên. Cảm ơn các ân nhân đã giúp cho cha con chúng tôi được định cư tại Hoa Kỳ.

Phước An Thy

Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, cha tôi là Đại uý, Sĩ quan Liên lạc của Sở I An ninh Quân đội. Ông có biệt danh “Hạ sĩ”, tôi không rõ vì sao, nhưng nhiều người và lính tráng hay chào gọi ông là hạ sĩ. Ông có nhiều bạn bè, quen biết các đảng phái, tôn giáo, quân đội, công chức và nhiều thành phần dân chúng ở thành phố Đà Nẵng.

Cha mẹ của chúng tôi không có nhà riêng, phải sống trong chung cư của trại Chi Lăng, Sở I An ninh Quân đội. Nhà cha mẹ chúng tôi nghèo so với các sĩ quan cùng Sở. Đồ chơi của anh em chúng tôi, phải tự làm từ những lon sữa bò, từ những mảnh gỗ vụn, chơi với những vỏ đạn và những con diều làm bằng giấy học trò. Áo quần đứa lớn mặc không vừa thì chuyền lần xuống cho mấy em nhỏ hơn, chỉ vào đầu năm học hoặc ngày Tết chúng tôi mới có áo quần mới.

Cha chúng tôi nghiêm khắc, bắt anh em chúng tôi học nhiều. Một hôm, sau khi làm xong bài tập, đang chuẩn bị đi ngủ thì chúng tôi nghe tiếng xe của cha về. Ông bảo chúng tôi đi lên chiếc xe jeep quân đội của ông.

Cha chở chúng tôi đi qua những đường phố yên ắng, dưới ánh sáng vàng ố của những bóng điện đường. Màn trời sẫm tối, lấp lánh những vị sao, thỉnh thoảng có những trái đạn hoả châu bắn lên ở xa xa. Cách quãng, chúng tôi thấy lấp ló những người lính gác trước các trại lính, các trạm gác có hàng rào kẽm gai và bao cát vây quanh.

Khi đến ngã tư chợ Cồn mới thấy đông người và đèn điện sáng hơn. Ngã tư chợ Cồn này cũng thường được gọi là ngã tư quốc tế hay ngã tư không ngủ, vì cả ngày lẫn đêm, lúc nào cũng có người mua kẻ bán. Ban đêm đầy hàng quán ăn uống, xe bán bánh mì, xe phở, những rổ gánh của những người buôn thúng bán bưng. Nhiều người ngồi quanh các hàng quán vỉa hè, ăn uống, mua bán nhộn nhịp thâu đêm suốt sáng.

Cha tôi lái xe lui tới mấy vòng quanh ngã tư, vừa chạy ông vừa chỉ tay về phía mấy đứa nhỏ đánh giày, ăn xin, mấy chú bác đạp xích lô, ông nói:

- Các con có thấy những người nghèo khổ kia không? Họ phải đi làm cả đêm lẫn ngày mà vẫn không đủ ăn đủ mặc. Những đứa trẻ bằng tuổi các con, giờ này phải đi ăn xin, đánh giày, trong khi các con đầy đủ mà không biết quý. Ba chở các con ra đây để các con so sánh với mấy đứa đó mà nhớ.

Tôi vừa buồn ngủ vừa mong mau được về nhà, nên chẳng chú tâm mấy tới những lời của cha.

Cha tôi dừng xe lại trước một xe bán bánh mì. Những đứa trẻ ăn xin, đánh giày và bụi đời mừng rỡ chạy đến, chúng la lên một cách thân thiết:

- A hạ sĩ tới. Hạ sĩ tới.

Cha tôi lấy tiền lẻ ra cho bọn chúng, rồi quay qua chị bán bánh mì, nói:

- Chị đi gom bánh mì của các xe khác lại đây, tôi mua hết cho.

Chị bán bánh mì dạ lớn một tiếng, rồi vội vàng chạy đi báo cho những người bán bánh mì khác.

Chất hai bao tải đầy bánh mì ổ dài, ổ tròn nóng hổi, đủ loại mì thịt, chả, gà lên xe, cha chở anh em chúng tôi chạy lòng vòng suốt đêm, đến các trạm lính gác trong thành phố.

Lính gác thấy xe đèn pha sáng rực chạy đến, liền chĩa súng, hô lên:

- Ai đó? Đứng lại.

Cha tôi nói lớn:

- Hạ sĩ đây. Trong đó mấy người?

Ông phát bánh mì và cho họ một gói thuốc lá, rồi đi đến nơi khác, các chốt gác ở ngoại ô, đầu cầu và cổng vào các trại lính. Dường như những người lính đã quen với cảnh cha tôi đến thăm họ vào ban đêm.

Cha chở chúng tôi về đến nhà thì trời đã gần sáng. Trước khi chúng tôi vào nhà, ông còn nói:

- Các con sẽ nhận được niềm vui khi giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình.

Những sĩ quan trong Sở biết chuyện cha tôi hay đi phát bánh mì cho lính, họ nói với nhau là cha tôi thương lính thức khuya cực khổ, nhưng cũng có người nói ông gàn dở, đêm hôm khuya khoắt chở con đi phát bánh mì mà không sợ bị Việt cộng bắn sao.

Sáng nào cũng vậy, phòng khách nhà chúng tôi đầy người ngồi chờ đợi, để nhờ cha tôi giúp đỡ. Người mất xe nhờ tìm giúp, nhà nghèo có người thân chết nhờ xin hòm, cha mẹ có con đi lính xin được thuyên chuyển về đơn vị ở tỉnh nhà, người bị hiếp đáp nhờ can thiệp, thương gia có vấn đề với thuế vụ, hải quan, nhờ ông nói giùm một tiếng... Dù có việc lớn hay việc nhỏ, mọi người cũng đến nhờ cha tôi giúp vì được thì tốt, không thì thôi, đâu có mất mát gì. Cha tôi giúp mọi người không lấy tiền, không nhận quà cáp. Tôi không rõ tại sao cha tôi lại phải giúp đỡ những người khác như vậy, có lẽ đây cũng là một phần công việc của ông chăng.

Nhờ sự quen biết rộng rãi và sự trả ơn của những người mà ông đã giúp trước đó, nên hầu như mọi việc đều được giải quyết ổn thoả. Càng được việc thì càng có nhiều người đến nhờ giúp đỡ hơn. Ai cũng vui vẻ, chỉ những người trong gia đình là không vui vì phải vất vả lo việc cà phê, nước trà tiếp đón. Mẹ tôi và chú lính tài xế của ông tất bật lo nước nôi, dọn dẹp cho khách từ sáng đến trưa.

Mùng Một Tết năm 1972, khi trời chưa sáng, cha tôi đã thức dậy, lấy xe ra đi. Ông chở về một xe đầy những đứa trẻ ăn xin, đánh giày, bụi đời vì chiến tranh không có nơi để về ăn Tết. Thấy bọn chúng ăn mặc rách rưới, dơ dáy, ông bảo mẹ tôi lấy áo quần mới của chúng tôi cho bọn trẻ đó mặc, rồi bảo mẹ dọn bánh trái ra cho chúng ăn. Khi bọn trẻ ăn xong, ông rút phong bao tiền, lì xì cho chúng. Ông dẫn chúng nó đi qua nhà những sĩ quan khác trong Sở chúc Tết để chúng được tiền lì xì của họ. Bọn trẻ vui mừng cám ơn ông rối rít, còn anh em tôi thì giận dỗi vì áo quần mới của chúng tôi không còn. Mẹ chúng tôi có lẽ cũng không vui mấy, nhưng vì ngày Mùng Một Tết kiêng kỵ nên không nói gì. Ông chở chúng nó trả về ngã tư chợ Cồn, rồi mới đưa mẹ con chúng tôi đi chúc Tết ông bà và họ hàng.

Thỉnh thoảng cha tôi lại tặng quà cho những người hàng xóm. Có lần khi đi công tác ở Hội An, ông chở về thật nhiều dưa hấu, chất đầy cả thùng xe phía sau. Cha sai chúng tôi đưa dưa hấu đi tặng khắp xóm. Khi ấy, chỉ có tôi và đứa em gái kế là đủ sức để khiêng quả dưa hấu, nên hai anh em phải đi rất nhiều chuyến.

Có một lần cha chở cả gia đình đi ăn ở nhà hàng. Đang ăn, cha tôi bước ra cửa la anh nhân viên nhà hàng vì anh ta xô đuổi một bà cụ già ăn xin trước cửa nhà hàng. Cha đưa bà cụ ăn xin vào ngồi cùng bàn với chúng tôi. Khi ấy, anh em chúng tôi sợ lắm vì mặt mũi, tay chân bà cụ lem luốt đầy cáu ghét, áo quần dơ dáy hôi thối, trông như một bà phù thuỷ. Cha gọi cho bà cụ một đĩa cơm chiên. Bà cụ ăn cơm mà tay run lẩy bẩy vì sợ. Tuy cả nhà chúng tôi đã ăn xong, nhưng vẫn phải ngồi đợi bà cụ ăn. Khi bà cụ ăn xong, cha tôi cho thêm tiền, rồi cầm tay dắt bà ra khỏi nhà hàng.

Năm 1975, Cộng sản miền Bắc chiếm miền Nam Tự do, cha tôi bị đi tù “cải tạo” không biết bao giờ mới về. Năm 1976, mẹ chúng tôi qua đời vì đói khổ và bệnh tật ở trên vùng kinh tế mới. Bảy anh em chúng tôi phải tạm lìa xa nhau, tôi lớn nhất mười sáu tuổi ở lại vùng kinh tế mới với ba em kế, ba đứa nhỏ hơn, hai về ở với ông bà ngoại và một ở với ông bà nội.

Một trong những niềm vui hiếm hoi trong cuộc sống ở vùng rừng núi hẻo lánh của anh em chúng tôi là nhận được thư của cha, báo tin ông còn sống, đang ở tù “cải tạo” tận ngoài Thanh Hoá. Trong thư cha viết, ông vẫn khoẻ, khuyên cả nhà cố gắng sống chờ ông về và nếu có thể thì đi thăm cha một chuyến. Cha vẫn chưa biết mẹ chúng tôi đã qua đời. Đọc thư cha, anh em tôi mừng quá, cứ như người bơi kiệt sức thấy bến bờ.

Khi nhà nước cho phép đi thăm nuôi tù ngoài Bắc, tôi muốn đi thăm cha một lần, nhưng lại không có tiền tàu xe và tiền mua quà thăm nuôi. Ở vùng kinh tế mới chỉ rau củ sống lây lất qua ngày, không làm cách nào có tiền, nên tôi phải tạm xa các em để xuống thành phố đạp xích lô kiếm tiền đi thăm cha.

Tôi được một người bà con cho tá túc trong nhà và cho mượn xích lô để chạy. Lúc ban đầu làm nghề đạp xích lô tôi cũng xấu hổ lắm, vì thanh niên mà ăn mặc rách rưới, lại ở nơi thành phố có nhiều người biết đến cha mẹ tôi, nhưng rồi tôi cũng quen dần.

Khi đủ tiền, tôi chuẩn bị thực phẩm khô đi thăm cha tôi.

Đường đi ra Bắc thăm cha thật gian nan. Qua nhiều chuyến tàu lửa, xe, ghe, mới đến được Thanh Chương, Thanh Hoá, nhưng còn phải đi bộ thêm mấy chục cây số đường đất nữa mới đến được trại tù ở nơi heo hút. Cán bộ trại tù cho cha con chúng tôi ăn chung một bữa cơm. Hai cha con ngồi ăn mà nghẹn ngào, nước mắt cứ chực trào ra suốt cả buổi thăm nuôi. Cha con không nói được nhiều chuyện vì có một cán bộ trại ngồi ở một bàn cách xa theo dõi. Tôi kể chuyện mẹ bị bệnh và đã mất như thế nào, nhưng không nói gì về cảnh anh em chúng tôi đói rách trên vùng kinh tế mới. Hết giờ thăm nuôi, tôi rút tiền ra trao cho cha, chỉ chừa lại chút ít đủ để ăn trên đường về.

Tôi muốn đi thăm cha thêm lần nữa, nhưng đành thôi vì phải về với các em đang đói khổ còn hơn cả cha ở trong tù.

Sau gần 10 năm, cha tôi được ra tù về sống cùng chúng tôi ở vùng kinh tế mới. Cha cùng anh em tôi đi rừng, làm rẫy kiếm gạo sống qua ngày.

Cuộc sống cha con chúng tôi cứ trôi qua trong khốn khổ như thế cho đến ngày chúng tôi được đi Mỹ. Nhờ được đi Mỹ mà cha con chúng tôi mới được sống đúng nghĩa, anh em tôi được đi học lại và làm việc trong một xã hội tự do, công bằng.

Nhiều năm sau, khi anh em chúng tôi ai cũng đã có gia đình riêng, cha tôi thuê một căn phòng, sống riêng một mình vì không muốn làm phiền con cái. Khi ấy cha tôi đã được hưởng SSI (Trợ cấp xã hội dành cho người 65 tuổi trở lên hoặc bị bệnh nan y). Tiền trợ cấp của chính phủ cho, cha tôi ăn uống tằn tiện và chỉ để lại đủ trả chi phí mướn phòng, còn dư ông gửi về Việt Nam giúp người nghèo cùng thương phế binh mà ông quen biết. Tiền bạc, áo quần và quà cáp của anh em chúng tôi biếu ông, ông tặng cho mấy người vô gia cư mà ông cho vào tá túc trong phòng của ông.

Mấy năm sau cha tôi bị ung thư cuống họng. Vì ung thư giai đoạn cuối, đã lan tới phổi, nên không dùng  phương pháp điều trị tia xạ hay phẫu thuật được mà phải dùng hoá trị. Ông thở, ăn uống và chuyền thuốc đều qua những ống dây. Ông không còn nói được vì cổ họng phải phẫu thuật nối với một ống thở, muốn nói chuyện ông phải dùng giấy viết.

Khi vị bác sĩ của cha nói, không chữa được nữa và cha chỉ còn sống không được bao lâu nữa, tôi thấy cha đã cố gắng kìm nén những giọt nước mắt chực trào ra. Vì cha tôi đang hưởng Medicare (Chương trình bảo hiểm sức khoẻ của quốc gia cho những người từ 65 tuổi trở lên, tàn tật hay bệnh lâu dài), nên họ chuyển ông qua viện tế bần theo chương trình dành cho những người bệnh trong giai đoạn chờ chết. Ở đây, cha tôi không còn được chữa bệnh nữa nên bác sĩ rút các dây ống chuyền thuốc chỉ chừa lại dây chuyền nước thức ăn và ống thở. Dù biết mình sắp chết, nhưng khi bác sĩ, y tá tháo bớt dây nhợ ra, tôi thấy cha gật gù đầu, ánh mắt tỏ vẻ vui mừng. Anh em chúng tôi biết cha mình sẽ ra đi một ngày rất gần, nên chúng tôi thường xuyên ở bên cạnh ông trong những lúc không phải đi làm.

Sáng Chúa Nhật, ngày lễ Hiền Phụ (Father’s Day), tuần thứ 3 của tháng Sáu, năm 2010, trong khi tôi đang chuẩn bị đi thăm cha thì nhân viên viện tế bần điện thoại nói, cha tôi vừa mới qua đời. Tôi báo cho gia đình các em, rồi vội vàng chạy vào viện.

Khi đến nơi, tôi cầm tay cha thấy vẫn còn ấm. Nét mặt ông nhíu lại, trán lấm tấm những hạt lớn mồ hôi, hai dòng nước mắt lăn dài từ khoé mắt chảy xuống mang tai của ông. Cha chúng tôi đã từ giã cõi đời trong cô đơn. Các em tôi ôm xác cha khóc nức nở. Tôi lấy khăn lau khô những giọt mồ hôi và hai giòng nước mắt trên khuôn mặt cha.

Nhờ đăng cáo phó trên các báo tiếng Việt nên rất nhiều người đem vòng hoa đến thăm viếng tại nhà quàn. Có nhiều người ở xa phải lái xe nhiều giờ đồng hồ, còn có những người ở tiểu bang khác cũng bay về để tiễn đưa cha tôi.

Tôi rất ngỡ ngàng và xúc động vì lần đầu tiên được gặp gỡ nhiều người mà tôi chưa bao giờ biết mặt. Tôi ngạc nhiên vì cha tôi là một người bình thường, không nổi tiếng, không có công trạng gì với đất nước trước 1975 hay với Cộng đồng ở Hải ngoại, vậy mà có hơn ba trăm người đến từ biệt cha tôi. Có các Linh mục, Thầy, Sơ bên nhà thờ, Mục sư, các Thầy bên chùa, các các hội đoàn cựu quân nhân, hội thân hữu, hội cựu sĩ quan, cựu tù cải tạo, có cả một vị cựu tướng già của Việt Nam Cộng Hoà cũng đến thăm. Ngoài ra còn có các vị truyền thông, báo chí, phóng viên, các ca nghệ sĩ, các nhóm thân hữu, nhiều bạn bè, bà con xa gần mà gia đình mà chúng tôi không kịp thông báo và có rất đông những người bạn vô gia cư của cha tôi đến thăm viếng nữa.

Nhiều người đến tiễn đưa cha tôi lần cuối, nói với tôi:

- “Cha các con là một người bạn tốt, sống hết mình vì bạn và luôn giúp đỡ mọi người”.

- “Gia đình chú mang ơn cha cháu, không bao giờ quên”.

- “Bác là người được cha của các cháu giúp trong lúc ở tù cải tạo ngoài Bắc. Cầu cho hương hồn ông ấy”.

- “Cha của các cháu đã sống một cuộc đời xứng đáng”...

Những cảm thông, chia sẻ tình thương, giúp đỡ người bất hạnh một cách bình thường của cha tôi và các ân nhân đã tác động sâu sắc đến đời sống của tôi. Tôi học được nhiều điều tốt từ cuộc sống của cha và lòng nhân ái của các ân nhân.

Càng lớn tôi càng biết ơn cha mẹ hơn, không những đã sinh thành mà còn không quên dạy dỗ con cái biết quý.

Phước An Thy

Ý kiến bạn đọc
09/01/202023:24:18
Khách
Theo toi, cha ban la mot Vĩ nhân, mot nguoi co long bac ai cua mot vi Bồ Tát!
05/06/201912:41:55
Khách
Tấm lòng và cuộc đời đầy nhân ái nhân hậu của người cha tác giả đã làm rung dộng tim bao người trong đó có tôi dù Bác đã đi xa và chưa bao giờ gặp... xin thành kính ngưỡng mộ tưởng niệm Bác nhân ngày Father's Day và ngày mất đầy thương tiếc 1 người Cha.
30/05/201921:58:19
Khách
Anh co mot nguoi Cha that tuyet voi ! That Dao Duc !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,527,306
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.