Hôm nay,  

Tờ Giấy Phạt

10/04/201900:00:00(Xem: 10881)
Người viết: Võ Phú
Bài số  5659-20-31465-vb4041019

Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***

Tám giờ sáng ngày thứ Bảy, chiếc xe Chevrolet Malibu màu đỏ chạy trên xa lộ I-66 về hướng Tây bỗng tăng tốc độ hơn 85 dặm một giờ khi thấy chiếc xe tải chở hàng ở phía trước. Đang ngon trớn, tôi nhìn vào kính chiếu hậu thấy đèn xanh đỏ chớp nháy. Vội giảm tốc độ lại và tấp vào lề đường bên phải chờ đợi nhân viên cảnh sát đến. Ngồi trong xe đợi viên cảnh sát đến chỉ vài phút thôi mà tim tôi đánh thình thịch như thể đang chạy bộ marathon cả ngàn kilômét. Viên cảnh sát đến, gõ vào cái cửa kính ra hiệu cho tôi quay cửa xuống. Anh ta đưa mắt nhìn trong xe một vòng, rồi nhìn tôi hỏi:

- Chào buổi sáng. Anh biết vì sao tôi chận xe anh lại không?
- Dạ vâng, tại tôi chạy quá tốc độ.

- Vâng, anh lái xe 88 dặm một giờ trên con đường 65 dặm.

- Xin hỏi anh đi đâu mà chạy gấp vậy?

- Dạ tôi thấy giờ này đường vắng và đã tăng tốc để qua mặt chiếc xe tải chở hàng. Vì mỗi lần tôi đi gần xe tải chở hàng là hơi run, nên tôi muốn chạy nhanh lên để qua khỏi.

- Ờ, anh lái xe quá tốc độ có thể nguy hiểm đến anh và những người đang lái xe trên đường. Anh định đi đâu vào sáng nay mà chạy nhanh vậy?

- Xin lỗi anh cảnh sát... Tôi lái xe đến trường Virginia Tech để đón cô bạn về nhà nghỉ lễ Tạ Ơn. Anh có thể tha thứ cho tôi lần này được không?

- Anh cho tôi xem giấy tờ xe và bằng lái.

Tôi mở hộc xe ra lấy giấy tờ và lấy bằng lái giao cho viên cảnh sát. Viên cảnh sát nhận giấy tờ xong và nói:

- Anh chờ tôi chút.

Viên cảnh sát nhận giấy tờ của tôi đưa rồi bỏ đi về phía xe của anh ta. Sau một hồi kiểm tra lịch sử lái xe của tôi xong, anh quay trở lại, trả lại giấy tờ xe và bằng lái cho tôi, xong anh nói:

- Xin anh ký tên vào giấy phạt này. Anh đã chạy quá tốc độ, vì vậy tôi đã viết giấy phạt anh. Anh có thể trả tiền phạt hoặc ra toà ngày 15 tháng 1 vào lúc 7 giờ sáng. Nếu có gì thắc mắc, anh có thể gọi số điện thoại này.

- Vâng, cám ơn anh.

- Chào anh. Nhớ chạy chậm lại vì phía trước còn nhiều cảnh sát đang làm việc lắm. Tôi không muốn anh bị thêm ticket nữa.

- Dạ tôi biết...

Nhận tờ giấy phạt xong, người tôi thẫn thờ không còn háo hức để lái xe đến trường Virginia Tech như hôm qua nữa.

Thứ Năm tôi vừa thi xong môn toán và chuẩn bị dọn dẹp để về nhà nghỉ lễ Tạ Ơn. Thời gian này tôi thường nói chuyện với Ngọc, cô bạn gái mà tôi quen biết ở năm đầu đại học trong đêm văn nghệ Tết của trường. Ngọc có đôi mắt to tròn, mái tóc dài chấm vai và có giọng nói trầm nhẹ ngọt ngào của miền sông nước Hậu Giang. Ngọc đến từ trường đại học Virginia Tech, cách trường tôi học khoảng hơn ba giờ lái xe. Nàng sinh hoạt trong hội Sinh Viên Việt Nam của trường nàng học và đêm đó nàng đến trình diễn tiết mục múa nón với bộ đồ bà ba. Sau đêm văn nghệ trường, chúng tôi thường liên lạc và nói chuyện với nhau qua mạng lưới internet. Ngọc rất thích viết lách và làm thơ, nên chúng tôi nói chuyện rất hợp nhau. Những buổi tối thứ sáu cuối tuần, chúng tôi thường hẹn nhau trên mạng internet IRC để nói chuyện, tâm sự. Gia đình Ngọc sinh sống ở vùng Hoa Thịnh đốn cách nhà tôi chừng nửa giờ lái xe, nhưng nàng đi đại đọc Virginia Tech về phía Tây còn tôi học đại học Virginia Commonwealth về phía Nam. Chúng tôi đều là những sinh viên xa nhà, nên nói chuyện với nhau rất hạp.

Tối thứ Sáu chúng tôi nói chuyện với nhau. Tôi hỏi nàng:

- Sắp đến lễ Thanksgiving rồi em chưa về nhà sao mà còn ở lại trường?

- Dạ không, chắc lễ này em không về nhà.

- Sao vậy?

- Ba, má em bận không đi rước em về được. Mấy hôm trước em tính quá giang nhỏ bạn, nhưng tại em còn bận thi lớp sinh học, nên nhỏ bạn đã về nhà rồi.

- Lễ bạn bè ai cũng về hết ở lại buồn lắm. Anh lên chở em về, em chịu không?

- Chắc không? Anh cũng ở ký túc xá giống em làm gì có xe mà đòi chở người ta về.

- Anh có cách của anh mà. Vậy nhé, trưa mai anh sẽ chạy lên đón em rồi mình cùng về nhà.

- Thiệt không vậy?

- Anh có xạo em bao giờ đâu. Hẹn trưa mai nhé. Thôi, giờ anh qua nhà anh bạn tí, có gì trưa mai mình gặp nhau.

- Okay anh, bye anh. Good night anh nhé.

- Good night em.

Rời khỏi phòng computer lab, tôi đi thẳng đến chung cư Chesterfield. Vừa mở cổng chính, anh bạn share phòng tên Ngân và cũng là bảo vệ cho chung cư Chesterfield chào tôi:

- Ê nhóc. Sao hôm nay không chat với nhỏ VT mà về nhà sớm vậy?

- Hihihi ... Dạ tụi em hẹn ngày mai gặp nhau, nên về sớm để chuẩn bị. À, anh Ngân nè, anh có thể giúp chở em ra tiệm Enterprise để thuê xe ngày mai được không?

- Sure. Mướn xe đi thăm người đẹp VT phải không nè?

- Hihihi... Anh biết rồi còn hỏi.

Buổi sáng hôm đó tôi thức dậy thật sớm, tắm rửa sạch sẽ và nhờ anh bạn chở ra thuê xe để đến với người đẹp. Chiếc xe Chevrolet Malibu màu đỏ mới cáu cạnh, êm ru chạy bon bon trên xa lộ 66. Mới đi chưa đến nửa giờ đồng hồ là tôi bị anh cảnh sát cho ticket. Cầm tờ giấy phạt màu vàng trên tay, người tôi thờ thẩn như kẻ mất hồn. Một lúc sau, tôi mới sực tỉnh và cài dây an toàn để tiếp tục cuộc hành trình.

Sau gần ba tiếng lái xe, tôi cũng đến ký túc xá Main Campbell. Khuôn viên trường đại học Virginia Tech nằm trên đồi cao của vùng núi Blue Ridge ở thị trấn Blackburg. Khuôn viên trường rộng đến ba ngàn mẫu với rất nhiều building đẹp và thơ mộng. Bây giờ là cuối thu, cơn gió nhẹ lành lạnh thổi qua, những chiếc lá phong vàng lác đác rơi xuống thảm cỏ xanh trước ký túc xá Main Campbell rất nên thơ. Tuy không phải là lần đầu tôi đến Blackburg, Virginia Tech này, nhưng lần nào tôi cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp bình an trong lành ở nơi đây. Tôi đậu xe trước cổng Main Campbell, Ngọc đến bên tôi, nàng cười thật tươi và nói:


- Ngọc tưởng đâu là anh nói giỡn. Anh đói bụng chưa, mình đi qua Dietrick ăn trưa nhé?

- Okay. Anh sao cũng được.

Chúng tôi đến Dietrick để ăn trưa. Thức ăn trong campus ở Virginia Tech ngon hơn ở trường tôi học rất nhiều, nên chúng tôi ăn rất ngon miệng. Ăn trưa xong, Ngọc và tôi đi dạo quanh bờ hồ vịt. Cả trăm chú vịt nhởn nhơ bơi lội trong hồ nước dưới những tàn cây dương liễu rũ lá vàng thật bình yên.

Dạo ở hồ vịt một hồi, chúng tôi trở về lại ký túc xá. Tôi giúp Ngọc rinh đồ ra xe và chúng tôi lái xe về thăm gia đình trong dịp lễ Tạ Ơn.

*

Vị quan toàn mặc áo choàng đen ngồi giữa khán phòng, dùng cái búa gõ xuống bàn và gọi tên. Quan toà nói:

- Mr. Pete Vo, cảnh sát Jim Tompkins xin đưa tay phải lên và tuyên thệ rằng những việc hai anh nói trong phiên tòa hôm nay là sự thật.

- Vâng, chúng tôi nói sự thật.

Vị quan toà nhìn viên cảnh sát nói:

- Cảnh sát Tompkins, xin anh cho biết…

- Thưa quan tòa ngày 18 tháng 11 năm 2000, trên xa lộ 66 về hương Tây anh Pete Vo đã chạy xe với tốc độ 88 dặm trên đường cho phép là 65 dặm. Tôi đã yêu cầu anh ấy dừng xe lại và tôi đã biên giấy phạt.

Nghe xong, vị quan toà quay sang tôi và hỏi:

- Mr. Vo, vào ngày 18 tháng 11 năm 2000 anh bị viên cảnh sát Jim Tompkins viết giấy phạt vì tội lái xe quá tốc độ? Anh có giải thích gì không?

- Dạ thưa quan tòa, hôm đó là buổi sáng thứ Bảy cuối tuần, đường rất vắng, chỉ có xe tôi và một chiếc xe tải chở hàng trên xa lộ 66 đi về hướng Tây. Như tôi trình bày với viên cảnh sát Jim Tompkins rằng tôi có cảm giác sợ khi chạy xe ngang qua xe tải chở hàng, nên tôi đã chạy quá tốc độ. Nhưng sau khi qua khỏi xe tải, tôi đã giảm tốc độ rồi.

- Cảnh sát Tompkins, Mr. Vo có nói đúng không?

- Thưa quan toà hoàn toàn đúng.

- Mr. Vo, sau khi xem hồ sơ lý lịch lái xe của anh. Anh chưa từng bị phạm lỗi về luật an toàn giao thông. Đây là lần đầu tiên của anh. Vì vậy, tôi sẽ phạt anh học lớp driving clinic và phạt tám mươi đô đóng tiền lệ phí. Anh cầm giấy này ra văn phòng thư ký để đóng tiền phạt. Tôi quyết định vậy officer Tompkins có ý kiến gì không?

- Dạ không thưa quan toà.

Sau khi trả tiền toà xong, tôi lái xe về khu chung cư. Trả chìa khóa cho anh Ngân, chúng tôi cuốc bộ ra căng tin ăn trưa.

Anh Ngân hỏi:

- Sao Cu? Toàn xử sao? Phạt bao nhiêu?

- Dạ phạt tám chục và học lớp driver improvement clinic.

- Ờ cũng okay, không vô record là được rồi.

- Dạ.

Chúng tôi ăn trưa ở căng tin xong, tôi đến thư viện lấy tờ báo để tìm lớp học lái xe dành cho người phạm lỗi. Tôi ghi danh lớp học vào một ngày thứ Bảy đầu tháng Ba.

Đến ngày học, tôi đón xe buýt công cộng để đi. Lớp học lái xe dành cho người phạm lỗi là một phòng hội họp của khách sạn Marriott trên đường Broad được người hướng dẫn thuê lại. Bước vào phòng học, rất nhiều học viên đang ngồi uống cà phê và nước. Đưa mắt nhìn quanh, tôi thấy chiếc ghế trống, ngồi xuống. Tôi rất ngạc nhiên vì lớp học không thấy ai mang theo giấy bút. Học viên trong lớp học đủ mọi lứa tuổi và thành phần.

Đến giờ học, thầy giáo hướng dẫn giới thiệu tên, nói sơ qua về lớp học cũng như nhắc nhỡ học viên về điều lệ của khách sạn. Sau đó ông ta hỏi cả lớp những lý do vì sao tham dự lớp học này. Những cánh tay giơ lên cho giáo viên biết lý do vì sao. Ngoài những người lái xe quá tốc độ như tôi còn có những người lái xe khi say rượu, vượt đèn đỏ, chạy sai luật lệ giao thông... Ông ta nói với mọi người rằng: "Các bạn nghĩ rằng mình có thể chạy xe nhanh sẽ tiết kiệm được thời gian ư? Không! Các bạn sai rồi vì các bạn sẽ mất đúng một ngày tám tiếng ngồi trong căn phòng này cho hết ngày để nghe tôi nói và xem những đoạn phim. Một vài phút mà bạn nghĩ mình tiết kiệm được đã đánh đổi thời gian hơn tám tiếng, tiền bạc, công sức và đôi khi mạng sống của chính bạn và người khác. Tôi hy vọng rằng trước khi bạn đạp chân ga, bạn nên nghĩ lại buổi học ngày hôm nay...."

Nghe thầy giáo hướng dẫn giảng một tràng dài xong ông mở phim cho chúng tôi xem. Những thước phim, những thống kê, phỏng vấn về tai nạn giao thông, về lái xe uống rượu, về lái xe quá tốc độ, lái xe vượt đèn đỏ, vv..vv... Coi phim hơn hai giờ đồng hồ, thầy giáo dừng lại và nói:

- Bây giờ là 12:15, quý vị có bốn lăm phút để ăn trưa. Sau đó mình trở lại học tiếp. Bên kia đường có tiệm McDonnald, Panera Bread, Dunkin Donuts, nếu quý vị không mang theo thức ăn trưa và không muốn mua thức ăn trong khách sạn. Chúng ta sẽ trở lại lớp học vào lúc một giờ. Hãy nhớ trở lại vì nếu các bạn không trở lại, tôi không thể viết chứng chỉ hoàn thành lớp học cho các bạn sau lớp học được.

Lớp học driver improvement clinic trở lại sau giờ ăn trưa. Chúng tôi lại tiếp tục xem những cuốn phim về tai nạn giao thông; những nạn nhân không còn lành lặn nói về cuộc đời của họ sau tai nạn. Ngồi trong lớp học vừa chán vừa buồn ngủ, nhưng tôi cũng ráng học cho xong để lấy chứng chỉ hoàn tất lớp học. Sau khi xem hết những cuốn phim và nghe giảng, người thầy giáo hướng dẫn phát cho chúng tôi một bài kiểm về những gì đã học và xem qua trong thời gian gần bảy giờ đồng hồ qua. Chúng tôi im lặng làm bài kiểm trong vòng nửa giờ đồng hồ. Sau đó người hướng dẫn đọc lại những câu trả lời cho chúng tôi sửa lại nếu sai.

Theo thứ tự lần lượt theo họ tên, người hướng dẫn gọi chúng tôi lên nhận bài kiểm tra và trao cho chúng tôi chứng chỉ hoàn tất của buổi học. Tám giờ đồng hồ dài buồn chán rồi cũng trôi qua. Tôi nhận giấy chứng chỉ về nộp lên DMV và hứa với lòng rằng sẽ lái xe cẩn thận hơn để khỏi phải học cái lớp buồn chán này.

Võ Phú

Ý kiến bạn đọc
11/04/201903:28:51
Khách
Tôi cũng "bị' học lớp này một lần, chỉ vì đi vào một khu lạ, cấm quẹo phải khi đèn đỏ (mà vì lo nhìn làn xe chạy tới nên không thấy bảng cấm). Thật ra, lớp học này cũng hữu ích vì có nhiều luật lái xe được nhắc lại, khiến mình nhớ kỹ hơn! Cũng may là ông quan toà thông cảm nên giảm hình phạt cho sinh viên (thường là rỗng túi!). ;=)
11/04/201900:46:53
Khách
Đúng là chỉ hên hay xui thôi, chứ có nhiều xe chạy vượt đèn đỏ ở ngã tư ào ào mà khong có police nào gần đó.
10/04/201920:09:09
Khách
Anh ay la Bac Si nen can than qua.
10/04/201913:14:34
Khách
Tác giả kết luận không đúng rồi.
Lớp học defensive driving chỉ được học lại sau 18 tháng thôi chứ không thể mỗi lần có giấy phạt là cứ đi học đâu. Do đó mà lái xe cẩn thận để “khỏi phải đi học cái lớp buồn chán” sẽ không xảy ra.
Tác giả chạy nhanh không phải là vì sợ chạy ngang qua xe tải chở hàng mà là vì sợ cô Ngọc...hờn vì không tới quá sớm. Tôi cũng lãnh ticket vài lần nhưng người vẫn không “thẫn thờ” như tác giả, chỉ lẩm bẩm “hôm nay sui nên gặp phải tên cà chớn này”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,117,691
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Nhạc sĩ Cung Tiến