Hôm nay,  

Mùa Xuân Hoa Thịnh Đốn

06/04/201900:00:00(Xem: 10735)
Tác giả: Ngọc Hạnh

Bài số  5657-20-31463-vb6040519

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình  tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện  về mùa xuân và hoa đào.

1_Mua Xuân Hoa Thinh Don2_Hoa dao3_Ngoc Hanh
Hoa đào tại Washington DC. và tác giả.

 
 ***
 

Tạo hóa thật nhiệm mầu. Chiều hôm trước cây đào trước nhà toàn nụ, chẳng có cái hoa nào, sáng hôm sau mở mắt ra hoa trắng đầy cành, đong đưa theo gió. Hoa daffodil sáng sớm hãy còn  nụ búp búp mủm mỉm, đến trưa  nở hoa màu vàng hay trắng, trông thật dể thương. Tuy thế sân nhà không có lấy một hoa uất kim hương (Tulip) nào. Bao nhiêu uất kim hương sân trước, sân sau bị nai hay sóc ăn hết sạch. Đành chịu  thua thôi. Gia đình nai hay sóc mỗi năm gia tăng nhân số đến mức hết chiu nổi. Chúng chỉ chỉ thích uất kim hương, còn daffodil chúng chê nên  mới có chút ít màu sắc cho mùa xuân.

Hôm nay là thứ hai, mấy chị em tôi rủ nhau đi Washington DC xem hoa đào. Hôm qua chủ nhật dể gì tìm được chỗ đậu xe, và đi bộ  chen chúc rất cực. Năm vừa qua vào mùa hoa anh đào chi Ngọc cũng đưa Thư, Phiệt và tôi đi một vòng bờ hồ Tidal Basin ở Washington xem hoa, nhìn thiên nga bơi lội dưới hồ, và những chiếc thuyền con xuôi ngược trên dòng nước, xem dập dìu tài tử giai nhân đi lại nơi bờ hồ. Bạn bè ở xa hay hẹn hò gặp nhau vào cuối tháng 3 hay đầu tháng tư ở Washington DC vừa thăm bạn vừa xem anh đào. Có người còn chịu khó xem diễn hành hoa đào cho bỏ công đi xa.Chúng tôi tuy cách thủ đô chừng 20 phút lái xe nhưng chưa năm nào  xem diễn hành hoa đào (cherry blossom  parade) ở Washington DC tuy có nhiều trò hấp dẫn ngoạn mục.Thiên hạ đông quá, đi metro cũng chen chúc mà lái xe dễ gì tìm được chỗ đậu. Thôi thì xem diễn hành trên màn ảnh TV vậy. Năm nay trời lạnh nên hoa nở muộn. Mọi năm tuần lễ đầu tháng tư hoa đã tàn.Thời tiết thật khó đoán trước. Có gia đình mua vé máy bay từ nửa năm trước về thủ đô xem hoa đào nhưng khi đến nơi khi thì hoa chưa nở, khi thì hoa đã tàn.

Nghĩ trời lạnh vì có mấy trận tuyết trái mùa, hoa sẽ nở muộn nên mấy chị em tôi nhẩn nha, không ngờ ra bờ hồ phần lớn đào đã nhú lá xanh. Ông an ninh công viên cho biết cách đây vài ngày hoa đào nở rộ rất đẹp. Bên kia bờ hồ còn hoa nhưng thiên hạ đông quá, tìm chỗ đậu xe đâu có dễ.

Virginia chỉ cách Washington con sông nhưng hoa đào Virginia bắt đầu ra hoa, đào Washington sắp tàn. Dù hoa không còn bao nhiêu nhưng chị Ngọc cũng tìm nơi thả 3 chị em tôi xuống để chụp ảnh kỷ niệm. Chị  định cho xe chạy vài vòng rồi trở lại đón chúng tôi nhưng chờ mãi không thấy chị trở lại. Chi Thư gọi điện thoại di động mới biết chị bị dòng xe đưa đi không thể tách rời quay  xe lại được.

Đứng bờ hồ gió thổi mạnh, những cánh hoa bay lả tả như đàn bướm đậu trên áo, trên tóc du khách. Dưới hồ hoa rơi bị gió thổi dồn lại thành từng cụm nhấp nhô trên mặt nước.Trên bãi cỏ xanh dưới tàn những cây đào, trẻ con gom hoa đào rơi rụng trên cỏ, nhiều lắm xong hốt chúng trong hai bụm tay bé nhỏ và  tung  lên cao hay ném lẫn nhau. Đầu  tóc và áo các trẻ đầy hoa đào.Thiên hạ đi bộ  trên bờ hồ và bên bên kia bờ, Jefferson Memorial đông như trảy hội. Người đi thăm đủ mọi sắc dân, mọi lứa tuổi. Các xe bán thức ăn nhanh, nước giải khát bận tíu tít. Dù du khách đông đúc như thế nhưng các bãi cỏ vẫn sạch, không thấy ai …xả rác.

Sau cùng chị em tôi cũng trở lên xe rời bờ hồ đi một vòng qua phía bên kia bờ hồ xem từng khu vực các công viên trồng các loại hoa khác nhau. Hoa pensées vàng tươi hay tím thẫm,  hoa uất kim hương đủ màu sắc xanh đỏ tím hồng, daffodil vàng hoặc trắng, cánh hoa mỏng manh như tơ lụa… trồng rải rác trong các công viên.

Mùa Xuân  thủ đô Hoa kỳ đẹp nhất trong 4 mùa. Các thảm cỏ xanh biếc như nhuộm phẩm. Đó đây hoa lê, hoa đào  lấm tấm những nụ non hay đã ra hoa. Hoa lê màu trắng, be bé xinh xinh, trông quá dễ thương. Các cành cây to dọc đường trước trơ trụi khẳng khiu nay đã nhú chút xíu lộc xanh, có cành lá non ra dài được khoảng 1 phân, mạnh mẽ đầy sức sống. Tôi nhớ ở Việt Nam, mai ra hoa vào dịp Tết, thiên hạ cắt cành vào bày bàn thờ cho đẹp và lấy may nhưng tại Hoa kỳ mai trổ vào mùa Xuân. Những khóm mai vàng đầy hoa trồng hàng rào hay trước sân nhà quyến rũ bướm ong, thêm màu sắc tươi vui cho gia chủ, bỏ công cắt lá tỉa cành. Ở Việt Nam người ta lặt lá mai cho hoa ra nhiều vào dip Tết. Ở Hoa kỳ chỉ cần cắt cành cho gọn gàng, xinh xắn, không cần phải lặt lá. Riêng tôi thích mai Việt Nam vì hình dáng thanh tú, cánh hoa mỏng manh yểu điệu. Hoa đào tàn đến hoa dogwood trắng và hồng  đầy cành chẳng thấy lá. Tiếp theo là hoa đỗ quyên (azalea ) rực rỡ đủ màu: hồng, đỏ, trắng rất đẹp.                   


 

Hoa Đào:

Xin được nói chút ít về hoa đào. Ở Hoa kỳ những tiểu bang tôi được đi qua hầu như nơi nào cũng có hoa đào: California, Missouri, Hawai, Washington State, Ohio, Maryland…, trồng ở công viên hay tư gia nhưng  nổi tiếng nhất có lẻ ở Tidal Basin, Washington DC. Tôi nói thế vì năm nào vào mùa hoa đào, thủ đô Hoa kỳ cũng tràn ngập du khách từ các tiểu bang khác và các nơi trên thế giới tới xem. Dĩ nhiên không thể so sánh hoa đào thủ đô Hoa kỳ với hoa anh đào xứ Nhật bản. Ngoài ra hoa anh đào Hoa kỳ và Đại hàn không có hương thơm như hoa đào  Nhật. Anh đào tượng trưng cho sự thanh cao, tính khiêm nhường và sự phù du chóng phai tàn…

Theo tài liệu công viên năm 1912  Nhật tặng Hoa kỳ 3020 cây anh đào gồm 12 loại (hồng, trắng, hoa đơn, hoa kép, đào  rũ…) trồng chung quanh bờ hồ và khu vực lân cận. Những cây này có một số bị sâu phải đốt bỏ và thay thế. Năm 1986-1988 có 676 cây mới được trồng thế vào. Đến nay chung quanh bờ hồ và khu vực lân cận có tất cả 3750 cây hoa đào. Đào trồng ở Thủ Đô có chuyên viên canh nông chăm sóc, chọn phân, chọn đất, giết côn trùng để cây chóng lớn có nhiều hoa… Ở tư gia chúng tôi mua cây ở tiệm về đào đất trồng đại, chỉ tưới nước tuần lễ đầu, đào vẫn sống và ra hoa.

Có thời kỳ khoảng 1999, cây đào ở Tidal basin là nạn nhân con hải ly (beaver). Chúng biết bơi, có thể lặn dưới nước 15 phút liền, răng cứng và rất bén. Chúng  gậm nhấm vỏ cây, cắn sâu vào thân cây đào ở gần Jefferson Memorial lúc đào đang trổ hoa. Thế là phải đốn cây đào tận gốc vì sợ cây ngả và du khách vấp vào gốc cây. Bẫy nó cũng chẳng ăn thua. Lúc đó báo thủ đô loan tin con beaver phá hoại cây đào hằng ngày khoảng 1 tuần hay 10 ngày rồi im. Có lẽ người ta đã đuổi chúng đi nơi khác.

Ở Hoa Kỳ nai  trông hiền lành ngơ ngác nhưng phá hại hoa màu hơn hết, hơn cả loài sâu bọ. Chúng ăn lá non các loại rau và hoa đến tận gốc. Sóc cũng thế, bới đất tung tóe tìm các loại củ.Trông chúng hiền lành nhưng không loại lá non nào chúng chừa. Trái lê, trái đào, trái táo chúng không từ loại nào. Tuy vậy nhưng không ai được giết hại chúng. Săn nai có mùa và phải có giấy phép ở khu rừng đặc biệt nào đó. Tôi nghe lóm mấy ông nói chuyện với nhau không biết có đúng chăng.

Thường đào ra hoa vào tuần lễ cuối tháng 3 đến tuần lễ đầu tháng 4, tùy thời tiết. Khi đó thủ đô có lễ hội hoa đào (Cherry blossom festival ) gồm nhiều tiết mục vui chơi hấp dẫn. Muốn xem hoa đào nên đi vào sáng sớm khoảng 6 giờ sáng hay chiều tối. Ban đêm khu vực bờ hồ đèn sáng rực, dưới nước còn có những chiếc thuyền nhỏ ( tidal basin paddle boat) có thể thuê để bơi quanh hồ thưởng thức gió mát, không khí trong lành. Nên tránh những ngày cuối tuần thường đông đúc khó tìm chỗ đậu xe, tốt hơn là đi xe công cộng, metro hay bus vừa nhanh vừa đở lo cảnh sát đuổi vì đậu trái phép. Hôm ấy  chúng tôi về đến nhà vào 14 giờ thay vì 13 giờ,vì kẹt xe làm người nhà mong mãi. Xin ghi ra đây để đọc giả biết đi Washington DC vào mùa hoa đào thì khó về nhả đúng giờ. Đến  thủ đô Hoa kỳ vào tháng 5 nên xem vườn hồng khá lớn nhiều hoa đẹp nằm gần  Botanical Garden, nơi có hoa, cây nhiệt đới, và thỉnh thoảng triễn lãm hoa lan. Nhớ năm nào em Tùng, học sinh cũ học Nguyễn Trãi Saigon, lúc em còn làm việc White House , đưa gs Kim Ph., các bạn ở xa, tôi đi viếng NHÀ TRẮNG và xem vườn hồng. Có em đưa đi không cần phải lấy hẹn và chờ đợi lâu.Tiếc  năm đó tôi bị đau chân không đi bộ nhiều được nên ngồi chờ bên ngoài ở Tourist Center xem người ta lũ lượt từng đoàn, từng nhóm đi ngang qua để vào White House. Dù ngoài vòng rào nhưng cũng có các bồn  hoa tươi đẹp, cảnh vật, phố phường vui mắt…

Nghĩ ra chúng tôi may mắn khỏe mạnh được nhìn cảnh đẹp thiên nhiên, viếng thăm phố phường, công viên sạch sẽ, hoa cỏ tươi tốt,hít thở không khí trong lành... Cám ơn Hoa kỳ đã tạo cơ hội cho chúng tôi đến trường, có nghề nghiệp, an ninh bảo đảm, y tế tốt tuy lúc mới định cư chúng tôi đã làm việc 7 ngày một tuần, mặc kệ trời mưa, tuyết lạnh để có thể đứng vững trên đôi chân của mình.  Cầu mong đồng bào Việt Nam quê nhà có cơ hội viếng thăm thủ đô Hoa kỳ xinh đẹp, trung tâm văn hóa, hành chánh đất nước văn minh như tôi thường mơ ước lúc còn là sinh viên Văn Khoa.

Bên ngoài trời trong, nắng ấm, chim hót líu lo hứa hẹn ngày mai tươi đẹp cho những ai có óc cầu tiến, chịu khó học hành, siêng năng làm việc…

 

Nắng ấm Xuân về đẹp thấy thương

Cỏ hoa tươi thắm khắp trong vườn.

Tulip, thủy tiên khoe sắc thắm,

Đào hồng nở rộ mặc phong sương .

Líu lo chim hót, bướm vờn quanh,

Đó đây hoa nở đẹp như tranh.

Quê hương nhớ lại tháng ngày cũ,

Ao cá vườn cây ruông lúa xanh.

 

Ngọc-Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,122,555
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến