Hôm nay,  

Ý Xuân Tuyết Trắng

23/02/201900:00:00(Xem: 9672)
Tác giả: Triều Phong (TPN)

Bài số  5623-20-31429-vb7022319

 
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây,  thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.

 
viet ve nuoc My (1)
Lễ chào quốc kỳ VNCHtân xuân Kỷ Hợi tại Dayton, Ohio.

viet ve nuoc My (2)viet ve nuoc My (3)viet ve nuoc My (4)
Gia đình tác giả chỉnh tề lên chùa hành lễ.

 
***
 

Sáng mùng Sáu Tết năm Kỷ Hợi 2019, trời trở lạnh lại sau vài ngày khá ấm tuy thế vợ chồng con cái chúng tôi vẫn nô nức chuẩn bị đi chùa Lễ Phật.

Để cho con nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa về sự thiêng liêng của phong tục Tết Nguyên Đán, ngay từ khi trời còn chưa sáng hẳn tôi đã thức dậy chuẩn bị áo quần cẩn thận cho hai cha con nhằm muốn dạy cho con biết sự ăn mặc tươm tất, chỉnh tề tới chùa trong ngày đầu năm mới là chuyện bắt buộc cần thiết.  Bởi ngoài cái chuyện “người đẹp nhờ lụa” thì đây còn là sự thể hiện của lòng kính Phật, trọng Tăng nữa!

Sau khi sửa soạn xong chúng tôi sang Springboro; là thành phố cạnh bên để đón nhạc mẫu tôi vào lúc chín giờ.  Mẹ tôi sau khi bi té cách nay vài năm thì bây giờ sức khoẻ của bà yếu đi rất nhiều, bà đứng bằng “walker,” bước phải có người dìu đỡ nhưng bà vẫn tha thiết muốn được đến chùa lạy Phật, thăm thầy.  Ước mơ đơn giản và nhỏ nhoi ấy của người già ở Mỹ này coi vậy mà không dễ dàng thực hiện được do tình cảnh neo đơn hay con cái bận bịu mưu sinh thế nên chúng tôi cũng cố gắng đưa bà đến chốn tôn nghiêm ít nhất là một lần vào ngày đầu năm để bà thỏa mãn ước nguyện và tìm chút bình an trong tâm hồn.

Vì là chủ nhật, thời tiết lại giá lạnh nên ít xe cộ lưu thông.  Đường sá vắng ngắt, những đồng cỏ  mênh mông ở hai bên đường tàn úa, trắng bệt, nằm đông cứng làm cho khung cảnh mùa đông tại đây buồn tênh.

Cũng như mọi năm, Chùa Tịnh Quang ở Dayton, Ohio sẽ cử hành lễ vào lúc mười giờ.  Khi tới nơi chúng tôi thấy đã có một số phật tử tề tựu trong và ngoài chánh điện rồi.  Đàn ông thì có một ít vị trang trọng trong các bộ âu phục thẳng nếp, phụ nữ thì đài các, tha thiết lộng lẫy trong những chiếc áo dài gấm hoa đầy màu sắc, bay phất phới trong mỗi bước đi, trẻ em được cha mẹ cho ăn mặc đẹp đẽ, đặc biệt là các bé trai bé gái thì rực rỡ trong mấy chiếc áo dài khăn đóng nhỏ xíu vô cùng xinh xắn khiến cho không khí vui tươi rộn ràng hẳn lên.

Chùa lúc này được trang hoàng lộng lẫy hơn với các hoa đăng đỏ treo lủng lẳng hai bên lối đi.  Dưới chánh điện, phía bên trái có trưng bày một cây mai vàng thật to và cây đào lại khoe mình đỏ thắm bên phải, tuy là các cây giả nhưng đó là biểu tượng mùa xuân của người Việt lưu vong đang sống nơi xứ tuyết.  Trên chánh điện hoa quả xanh tươi được bày biện rất nhiều dưới ánh đèn sáng choang, hào quang lấp lánh.  Nơi hậu điện, bàn thờ tổ và hai bàn linh cũng đầy hoa quả với hương trầm thơm ngát.  Nhìn chung cả chùa ngập tràn hai màu đỏ vàng; màu của an bình thịnh vượng.

Đúng mười giờ mười lăm phút Cô MC dẫn chương trình mời mọi người vào trong chánh điện để hành lễ.  Sau khi Ban Cung Thỉnh mời Thầy Trụ Trì, Thượng Tọa Thích Tâm Hiền và Sư Cô Thích Nữ Như Hương vào chánh điện xong thì Thầy đã khai mạc buỗi lễ bằng một huấn từ ngắn gọn đoạn cùng mọi người tụng kinh Bát Nhã khai xuân nhân dịp đầu năm.  

Kế đến Phật Tử Nguyễn Thảo Phương đăng đàn tiếp nối chương trình để cảm tạ các vị ân nhân đã đóng góp tịnh tài, tịnh vật, công sức cho Hội Chợ  Tết, do Chùa Tịnh Quang tổ chức Văn Nghệ Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 vào Chủ Nhật, ngày 03 tháng 02 năm 2019 tại Unity Banquet Center  trên đường Cincinnati, Dayton , OH bằng phần trình diễn của Ban Nhạc Tuấn Phong với sự góp mặt của nghệ sĩ khiếm thị Nguyễn Đức Đạt và ca sĩ Thành Lễ cùng nhiều anh chị em khác để gây quỷ thỉnh tượng Phật cho chùa sắp tới.


Và đặc biệt hơn; đây là năm thứ hai trong chương trình đón Tết Nguyên Tiêu, Chùa Tịnh Quang đã phối hợp cùng cộng đồng và những hội đoàn, đoàn thể không phân biệt tôn giáo tại Dayton và các vùng phụ cận  để làm Lễ Thượng Kỳ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) nhằm tri ân, tưởng nhớ tới các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và anh linh những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quê hương Miền Nam Việt Nam, những đồng bào đã chết trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do…

Mọi người lần lượt ra khỏi chùa và đứng vây quanh kỳ đài để làm “Lễ Thượng Kỳ đầu năm Kỷ Hợi 2019.”  Dù trời rất lạnh và dự báo thời tiết cho biết là tuyết sẽ rơi vào mười hai giờ trưa nhưng vẫn có đông đảo người lớn và trẻ nhỏ tham dự dưới thời tiết khắc nghiệt.

Buổi lễ do những chú bác cựu quân nhân trong các bộ quân phục của các quân binh chủng của Quân Lực VNCH bên Hội Cao Niên đảm trách được cử hành long trọng và chu đáo dưới sự minh chứng của Thầy Tâm Hiền.  Ngoài ra cũng đã có các vị cựu quân nhân từ những tiểu bang lân cận như Michigan, Illinois.. đã không quản ngại đường xá xa xôi để về tham dự buổi chào cờ quan trọng này.

Giữa cảnh u buồn, buốt giá mùa đông, trong khung cảnh yên lặng của một buổi sớm mai bỗng tự nhiên có một số người Việt ly hương từ xa kéo về, vây quanh, tụ tập trang nghiêm dưới những lá quốc kỳ đang tung bay trong gió để tiến hành một buổi lễ mang màu sắc biểu tượng của nền tư do dân chủ làm không ít cư dân bản địa tò mò.  Họ vén màn cửa sổ nhìn thích thú và có vẻ mến phục những người xa lạ đã mặc cho giá rét cùng các em nhỏ đứng hành lễ trang trọng dưới lá quốc kỳ của tổ quốc họ.

Trong không khí lạnh lẽo trang nghiêm, gió lạnh căm căm thổi từng đợt, môi tôi run bần bật theo nhạc kỳ của quốc ca Hoa Kỳ, quốc ca VNCH, của phút mặc niệm những người đã khuất mà lòng không nén khỏi nỗi ngậm ngùi một thưở.   Ôi, tổ quốc nơi xa nhưng hồn thiêng sông núi như phảng phất đâu đây trong giờ phút thiêng liêng đó ở mỗi từng con người hiện diện lúc ấy!

Sau phần chào cờ là tới tục lệ đốt pháo đuổi tà ma.  Lúc tiếng pháo vang rền chấm dứt, các phật tử lần lượt trở vào chùa để xem đội lân biểu diễn khi trống bắt đầu rộn rả giúp vui cho mọi người với phần văn nghệ phụ diễn của các em nhỏ Lớp Việt Ngữ Chùa Tịnh Quang phụ trách.  Buổi lễ đầu năm kết thúc trong vui vẻ, vái chào, chúc tụng lẫn nhau dưới mái chùa thân thương.  Một số người xuống nhà dưới thọ trai số khác lại tíu tít chụp hình kỷ niệm mừng Xuân Kỷ Hợi!

Và dù đã rất cố gắng để về sớm nhưng cuối cùng gia đình chúng tôi cũng chỉ rời khỏi chùa khi tuyết bắt đầu rơi do mẹ tôi đi đứng khó khăn.  Trên đường về tuyết xuống như bông chẳng mấy lúc phố sá đã trắng nhòa.  Nhìn những hoa tuyết rơi trên mặt kính và vội tan biến dưới sức nóng do nhiệt độ trong xe toả ra tôi trộm nghĩ đối với người Việt sống ở các tiểu bang lạnh việc đi lễ chùa đầu xuân có một ý nghĩa rất to lớn bởi đối với người lớn tuổi ngoài việc đến chùa “lạy Phật, lạy ông bà tổ tiên, cầu cho gia đạo được bình an, vạn sự hạnh thông, phước duyên tăng trưởng, vững bền đạo tâm,” để gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau thì đây còn là trách nhiệm và bổn phận của chúng ta đối với con cháu, với thế hệ mai sau vì nó cũng là dịp để chúng ta đưa con cháu đến với Cộng Đồng Việt Nam tại điạ phương nhằm cho các cháu biết thế nào là phong tục tập quán của người Việt Nam ta trong ngày lễ đầu năm, ý nghĩa to lớn của Tết Nguyên Đán, để các cháu có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện bằng tiếng Việt và gìn giữ tiếng Việt vì “tiếng Việt còn, người Việt hải ngoại còn, Tết cổ truyền còn!”

Dayton, ngày 12 tháng 02 năm 2019 (Nhằm mùng Tám tháng Giêng năm Kỷ Hợi)

Triều Phong (TPN)

Ý kiến bạn đọc
01/03/201914:18:49
Khách
Khách,
Tôi rất đồng ý với ước mơ ấy của tác giả. Mong muốn tuy bình thường nhỏ nhoi đó nhưng cũng vô cùng khó vì trẻ em Việt ở đây gặp nhau chỉ nói tiếng Mỹ với nhau thôi, tôi hay để ý nên thường nhắc nhở chúng dùng tiếng Việt luôn miệng huống hồ các bậc cha mẹ chẳng bao giờ đưa con tới gần những sinh hoạt cộng đồng thì làm sao chúng nói và biết tiếng Việt được. Thật đáng thương thay!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,117,039
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Nhạc sĩ Cung Tiến