Tác giả: Tố Nguyễn
Bài số 5597-20-31403-vb6011819
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
***
Những ngày lễ lạc đã qua thật là nhanh, giờ đây khi sương mai còn đọng ướt trên bãi cỏ trước văn phòng, tôi đã bước vào một ngày bận rộn. Mùa thuế năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 28 tháng giêng , trùng với ngày đưa Ông Táo về trời (23 tháng chạp), cũng là lúc xôn xao phiên chợ Tết nơi miền quê xa lắc của tôi.
Tết quê xưa, bà Ngoại hay mua bộ "cò bay, ngựa chạy" cùng đĩa "thèo lèo, kẹo đậu phộng" để tiễn ông Táo về trời. Tôi nhớ hoài hình ảnh bà lui cui lau dọn cái bàn thờ nhỏ trong góc bếp sau nhà. Bà đặt đĩa bánh mứt bên cạnh bình bông vạn thọ vàng rực rỡ, rồi lâm râm khấn nguyện dưới làn khói hương phảng phất trong cơn gió lạnh cuối năm...
Tôi xa quê thấm thoát đã mười mấy cái Tết ta rồi. Tết xa quê không còn tục lệ đốt "cò bay, ngựa chạy", không còn lo Ông Táo lên trời tâu rỗi những chuyện buồn vui. Tết xa quê tôi sẽ đặt dĩa “thèo lèo” trên bàn làm việc, rồi mở máy tính lên bắt đầu kiểm tra phần e-file chuẩn bị cho một mùa sôi động với nhiều đổi thay về luật thuế.
Ông bà xưa bảo "ghét của nào trời trao của đấy”, câu này vận đúng vào nghề nghiệp của tôi, nghề kế toán thuế. Tôi vốn có những ký ức không mấy ngọt ngào về những người làm nghề kế toán, thuế vụ. Trước năm 90, khi mọi hoạt động còn siết chặt theo "định hướng XHCN", nhà tôi trải qua những tháng năm khốn đốn vì guồng máy kế toán, thuế vụ "trên đời có một" ở Việt Nam.
Khi ấy, hầu hết các hàng hoá bày bán ở tiệm nhà tôi đều phải mua qua một đầu mối là "Công Ty Lương Thực". Họ tuỳ ý định giá cả, nếu muốn mua hàng giá rẻ hơn thì chúng tôi phải mua lét lút của những mối hàng bên ngoài. Không chỉ kiểm soát về khoản hàng thu vào, họ còn siết chặt cả đoạn hàng bán ra. Họ gửi 1, 2 người kế toán, nhân viên của "Công Ty Lương Thực" đến túc trực suốt ở quầy hàng, xem xét theo dõi tất cả hoạt động buôn bán.
Tôi còn nhớ mỗi sáng sau khi dọn hàng, mẹ tôi hay gọi ly cà phê để cúng "ông địa" cầu cho một ngày bán buôn suôn sẻ. Từ ngày có thêm cô kế toán đến ngồi chễm chệ trong quầy hàng, thì mẹ tôi phải gọi thêm 1 ly cà phê nữa cho "bà địa". Nếu như "ông địa" luôn cười tươi rói suốt cả ngày, thì "bà địa" kế toán, dù trời nắng hay mưa vẫn giữ nguyên sắc mặt lạnh lùng của một "người nhà nước".
Ngoài ly cà phê mỗi ngày cho "bà địa”, chúng tôi có món ngon vật lạ gì đều phải ""cống nạp" để mong lấy lòng cô. Mỗi lần tôi mang cơm ra cho mẹ, thì thấy cô kế toán ngồi đó với quyển sổ chi chít số và một xấp báo Nhân Dân, báo Công An bên cạnh. Nhiệm vụ của cô kế toán chỉ là ghi chép những con số và đọc báo.
Còn những ông làm nghề thuế vụ thì những người buôn bán như mẹ tôi càng sợ họ đến bội phần. Họ không tính thuế dựa vào số tiền lời của việc bán hàng, mà cứ bắt phải đóng một khoản y như nhau, và khoản tiền đó cứ tăng đều sau mỗi 6 tháng. Những người buôn bán như mẹ tôi phải mang quà cáp đến nhà ông "trưởng phòng thuế vụ". Tuỳ theo món quà cáp và quen biết thân sơ mà ông ta sẽ quyết định. Có lắm khi, mẹ tôi phải nước mắt ngắn dài khi nghe ông lạnh lùng trả lời “Phải theo “chỉ đạo” của nhà nước, các bà cứ than bán không có lời, thì dẹp tiệm đi!"
Ngày đó, phận "dân đen" như gia đình tôi hoàn toàn không có ý niệm tiền thuế của chúng tôi sẽ đi về đâu. Tôi chỉ thấy nhà ông "trưởng phòng thuế vụ" càng ngày càng cao to, còn những chỉ vàng dành dụm của bà Ngoại cứ "đội nón ra đi" những khi ế hàng hay mưa bão dầm dề.
Khi ở Việt Nam cũng như lúc mới sang Mỹ, tôi vẫn giữ giấc mơ “thầy thuốc”. Ngoài những buổi đi chạy bàn nhà hàng, thì tôi cũng xin làm part-time ở một văn phòng bác sĩ người Việt. Cho đến ngày, tôi được nhận vào giúp việc giấy tờ ở một hãng wholesale trong 4 tháng hè, thì một tuần sau cô kế toán nghỉ làm, toàn bộ sổ sách giao lại cho tôi. Tôi phải mày mò tự học mọi thứ một mình, cái gì không hiểu thì gọi điện thoại hỏi văn phòng CPA chuyên lo sổ sách thuế vụ cho hãng.
Dù chỉ chuyên về khoa học, nhưng chắc tôi đã có sẵn máu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành", nên càng làm tôi càng thấy thích hệ thống kế toán của Mỹ, không hề thấy mệt mỏi khi phải "balance"-cân bằng đến từng xu lẻ trong sổ sách.
Hãng đó chỉ có 7 người, nên cô kế toán làm lương luôn cho các nhân viên mỗi hai tuần, toàn tính bằng Excel và tra dò thuế thu nhập trong quyển "tax brackets" của IRS. Tôi tìm lại những hồ sơ lương cũ của hãng, những file excel và "tính ngược" ra, lần mò xem vì sao cô có những khoản trong cái chi phiếu lương và theo tỉ lệ ra sao. Khi văn phòng CPA xem xét, thì họ nói “mọi thứ OK”, tôi có thể tiếp tục làm lương và trả thuế "payroll taxes”cho hãng. Lúc ấy tôi ở Washington, không có thuế tiểu bang, nên đơn giản hơn ở Cali, nhưng cũng đủ để tôi tự hào về tài năng kế toán bất đắc dĩ của mình.
Khi tôi phải trở lại trường, ông chủ hãng gọi nói tôi có thể ghé qua giúp làm sổ sách part-time. Tôi lấy thêm lớp kế toán để học cho "có bài có bản". Không ngờ càng học tôi càng thấy thích, thế là tôi "rẽ bước sang ngang" theo học để lấy bằng BS-Accounting.
Nhưng phải đến khi dọn đến Cali, tôi mới bén duyên với nghề thuế. Tôi nhớ cũng vào những ngày cận Tết ta, cứ đi làm về là tôi nghe chương trình Tivi Việt Ngữ hát điệp khúc "Thuế Thuế Thuế, Bà Con Ơi Khai Thuế Nhanh Nhanh…" trong mục quảng cáo từ phố Bolsa.
Như bao nhiêu người "làm thuê làm mướn" lấy W-2, tài sản vỏn vẹn trên là 1 cái nhà, dưới chỉ 1 chiếc xe, tôi hay tự khai thuế của mình. Khi dọn đến Cali vào tháng 9, nhận tiền lương từ tiểu bang Washington và Cali, tôi lúng túng không biết phải khai làm sao. Thế là sau giờ làm, tôi lò mò đi học lớp thuế do H & R Block mở, "ước mơ bé bỏng" là khỏi phải trả mấy trăm đồng cho người ta khai thuế mỗi năm.
Thật là may, cái khoá học mà tôi tham dự dạy rất tỉ mỉ về luật thuế. Tôi được phát 3 quyển sách dầy cộm có đầy đủ chi tiết và cách tính toán để mang về nhà nghiền ngẫm. Trong lớp thì thầy bắt học trò phải thực hành kiểu “cổ điển”, là dùng viết chì và máy tính để tính toán như thời cái computer chưa xuất hiện trên thế gian này! Đến bây giờ tôi mới thầm cảm phục cách học đó làm tôi hiểu và nhớ rất lâu. Nếu có một lời cảm tạ cho Tổ nghiệp, tôi xin trân trọng gửi đến hãng H&R Block, người đặt những viên đá đầu tiên cho nghề thuế của tôi.
Không bỏ lỡ cơ hội thực hành, tôi soạn hồ sơ thuế cũ của tôi ra làm lại, và kết quả thật là bất ngờ, tôi bỏ lỡ rất nhiều "tax credits" khi tự khai thuế của mình! Vậy là số tiền tôi "đầu tư" cho lớp học thuế 3 tháng đó sinh lời thật là nhanh.
Đang trong niềm "lâng lâng" của người trúng lô tô, tôi xin làm ở một văn phòng thuế vụ ngày cuối tuần trong mùa thuế. Khách của văn phòng khai thuế bình dân nên toàn những người income thấp, khai để lấy refund-tiền hoàn thuế nên mọi việc rất quá dễ dàng. Năm sau, tôi xin boss cho qua tax department làm việc. Sự nghiệp thuế của tôi bắt đầu từ ngày ấy.
Nếu như "đường vào tình yêu” của cố nhạc sĩ Trúc Phương “có trăm lần vui có vạn lần buồn" thì đường vào nghề thuế tôi cũng vậy. Sang làm ở Tax Department, tôi rớt ngay vào tay của chị Manager rất là khó chịu, nghe nói không người nào "trụ" lại dưới trướng chị quá một năm.
Những khách hàng của hãng ấy đa phần là những triệu phú Hollywood, tài sản nhà cửa trải dài từ bờ Đông sang bờ Tây của nước Mỹ, thu nhập, đầu tư mênh mông từ Á sang u. Chị manager cho tôi làm những hồ sơ dễ trong vài tháng đầu, sau đó dần dần lên những “ca” phức tạp.
Chị không xem tôi là người mới học nghề, cư xử thẳng tay với tôi mỗi khi tôi làm không đúng hay không đúng ý của chị. Mỗi lần khách hàng email thắc mắc về thuế, chị ngồi trong phòng bên cạnh gào lên thật to "Tố, research it!" và gửi ngay liền cái email của khách cho tôi.
Trang web của IRS mênh mông trời biển, tôi vừa hí hửng tìm được đề mục mình cần, in ra cho chị thì bị chị nạt ngay liền: "Chính xác chỗ nào? Tôi không thấy họ nói rằng "có" hay "không", ”được” hay “không?” Vậy là tôi phải lóc cóc về lại bàn của mình, tìm kiếm, chạy tới chạy lui giữa hai phòng năm lần bảy lượt thì "sư tỷ" mới gật gù đồng ý.
Bao nhiêu phen "lên bờ xuống ruộng", tôi đã “lết lê” cùng chị qua 6 mùa thuế (3 mùa vào deadlines tháng 3-4 và 3 mùa gia hạn tháng 9-10) trong 3 năm, giữ "kỷ lục" người cộng sự "trụ" lâu nhất với chị ở cái hãng ấy. Mỗi hồ sơ thuế, tôi phải dò lại từng chữ từng số, tìm hiểu thật cặn kẽ những luật lệ liên bang và ở nhiều tiểu bang, luật thế ở Canada, Úc Châu… để chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ phần thuế hay phần "credits" của khách.
Vừa làm vừa học, tôi thi lấy thêm bằng thuế, học thêm được nhiều điều từ sách vở, từ những lớp học mỗi năm để giữ cái bằng "active". Mỗi sáng đến văn phòng tôi phải đọc email những tin tức mới nhất từ IRS, từ tiểu bang Cali, New York.
Nhưng điều tôi học được nhiều nhất chính là những kinh nghiệm làm việc, viết email cho khách, kinh nghiệm dò tìm luật thuế rất cẩn thận, tỉ mỉ của boss và nhất là của chị Manager từng là cơn "ác mộng" của tôi.
Khởi đầu từ văn phòng thuế "mì ăn liền" -khách đến và đi chỉ trong vòng 15-20 phút, rồi bước vào thế giới xa hoa Hollywood mà mỗi bộ hồ sơ thuế phải mất hết mấy ngày, có khi phải “ngâm” mấy tháng mới thu thập cho đủ thông tin, cuối cùng tôi trụ lại ở “khoảng giữa”. Khách hàng của tôi bây giờ là những người làm nghề xây dựng và những chàng trai, cô gái đến từ Spain bắt đầu gầy dựng giấc mơ Hollywood.
Nhớ lại lần đầu tiên khai tiền lương của khách hàng là một producer Hollywood, tôi cứ tưởng mình nhìn lộn. Dãy số không ( 0 ) trên mấy tờ W-2 của ông khách cứ như trải dài vô tận. Tôi phải chớp mắt mấy lần, chắc chắn là mình không nhìn lầm, để rồi khẽ kêu lên trời đất ơi chỉ cái phần tiền đóng thuế của ông khách thôi đã cao hơn 20 lần thu nhập của tôi!
Rồi đến phần làm lương cho người giúp việc của ông, tôi càng "choáng váng" hơn. Lương của một người giữ em bé, người làm việc nhà, rồi người để dắt chó mèo đi chơi, đi vệ sinh, cộng với các khoản làm thêm giờ và tiền thưởng còn cao hơn lương những người học 4 năm ra trường ì ạch cày để trả nợ "student loan".
Dù "bầm dập" với chị manager, những ngày tháng ở Beverly Hills đã cho tôi kỷ niệm ngọt ngào về một góc trời xa hoa, lộng lẫy của nước Mỹ. Ngoài chuyện được ăn ngon vì boss rộng rãi đãi chúng tôi toàn ở những nhà hàng sang trọng, tôi còn được ngắm “người đẹp". Thỉnh thoảng có những chàng người mẫu, tài tử đến gửi hồ sơ thuế. Lúc ấy gần hết những nữ nhân viên già trẻ trong hãng như bị "đóng băng" trong khoảng mấy giây, mồm há hốc, tim đập thình thịch vì được ngắm những Phan An, Tống Ngọc ngoài đời thực. Lắm khi boss phải đùa là ông cấm những người nào quá đẹp trai đến gửi hồ sơ thuế để nhân viên khỏi bị phân tâm.
Rồi sau này, tôi lại ngạc nhiên vô cùng khi xem xét hồ sơ kế toán thuế của những ông Mễ Tây Cơ đầu tóc quần áo lấm lem vì mới trèo xuống từ nóc nhà hay chui lên từ dưới basement. Thu nhập của những người thợ-contractors "chân lấm tay bùn" cũng cao không kém gì những "nhân tài" Hollywood, dù hai giới khách hàng này luôn xuất hiện với bề ngoài trái ngược nhau.
Có ông đến gửi giấy tờ thuế với cái nón rơm đầy bụi vắt vẻo sau lưng và bộ quần áo thì không thể nào nhếch nhác hơn được nữa. Họ luôn xuất hiện với chiếc xe truck cũ bê bết xi măng, gạch đá, chổi xể... cùng trăm thứ đồ nghề xây dựng lỉnh kỉnh lạc cạc theo từng nhịp xe lăn bánh. Nhưng đừng "trông mặt mà đặt tên", họ đều là những triệu phú làm nghề xây cất. Những người khách lấm lem này là chứng nhân cho nước Mỹ đang trong thời kỳ kinh tế cường thịnh, đâu đâu cũng thấy thiên hạ sửa nhà và cao ốc cứ mọc lên ở khắp các downtown.
Qua bao nhiêu mùa thuế, tôi được ngắm những bức tranh đời thực sống động của xứ cờ hoa -vùng đất màu mỡ của tự do, của cơ hội cho mọi sắc dân trên quả địa cầu. Những dòng “transactions” từ "bank staments" với tôi không chỉ là những con số vô tri, mà như những đoạn phim đầy màu sắc.
Tôi thấy những chuyến xe Uber vội vã, tôi thấy những đêm thức trắng của chàng “writer” bên chiếc máy computer cũ kỹ trong một góc căn studio nhỏ hẹp. Tôi thấy những tiệc tùng sang trọng của những người “thành đạt” và bao bữa ăn nhanh “99 xu” của những người mới vào nghề. Tôi thấy những giọt mồ hôi của người thợ sửa nhà, tôi thấy những ly cà phê McDonald trên phim trường tất bật người và bao máy móc. Tôi thấy những lâu đài lung linh nắng sớm trên đồi núi Beverly Hills, tôi cũng thấy góc phố LA xám xịt dưới hoàng hôn, nơi bao người trẻ tuổi nương náu mong tìm ánh hào quang Hollywood...
Tôi nghe những tan hợp chia ly, những buồn vui của khách hàng có thêm hay bị mất đi một "dependent" cho hồ sơ thuế. Dẫu tôi chỉ cần thông tin về tên họ, ngày sinh và số an sinh xã hội, khách hàng luôn hân hoan gửi thêm cả chục tấm ảnh bé sơ sinh mũm mĩm đáng yêu. Có khi tôi vui vẻ chúc mừng "tân lang, tân giai nhân" khi họ thành đôi, cũng lắm lúc tôi buồn bã nhận tin một cặp khách hàng năm nay đã hoàn tất hồ sơ ly dị…
Chủ tớ tôi còn phải chia sẻ "tâm sự" cùng một ông khách Mễ, cứ cách năm là ông ấy đến hát câu "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ."
Vợ mất đã lâu, ông có mấy căn chung cư cho thuê và làm nghề landscape. Ông "buồn tình" về lại quê nhà El Salvador rước "em latino má đỏ môi hồng" sang Mỹ để “sưởi ấm” mùa đông. Khốn thay, cứ “sưởi” được khoảng 1- 2 mùa, là ông trở lại văn phòng khai thuế một mình và lắc đầu chua chát "This year solo no wife - Năm nay cô đơn nữa rồi"! Ông có cái tên Spanish rất dài, cô nhân viên không nhớ nổi, mỗi lần nhắc đến lịch hẹn với ông, cô cứ gọi là "Mr. Solo no wife" cho tiện!
Chứng kiến nhiều cảnh hợp tan, "lên voi xuống chó" của khách hàng, tôi không còn “ghen tỵ” hay cảm thấy mình là “kẻ thất bại - loser" khi nhìn mức lương cao ngất của những vị khách trạc tuổi tôi.
Không chỉ thấy người hạnh phúc vì thành đạt trong sự nghiệp, tôi cũng thấy những khổ nhọc hy sinh mà khách trải qua để có được mức thu nhập trong mơ. Tôi cũng thấy những ưu tư muộn phiền trong đời sống thế gian, hiểu được đằng sau những lộng lẫy xa hoa thì "người giàu cũng khóc"!
Không như cảm giác tù mù về những đồng tiền thuế mà gia đình tôi đóng khi xưa ở Việt Nam, giờ tôi hào hứng chia sẻ những kiến thức về thuế với khách hàng của mình. Tôi muốn khách hiểu được thuế sẽ được dùng cho những trường công lập, nơi mọi em nhỏ đều không phải đóng tiền học cho đến hết lớp 12. Ngoài ra còn có khoản trợ giúp cho học phí, sách vở, ăn ở -financial aid cho 4 năm học đại học như tôi đã được nhận khi xưa. Tiền thuế sẽ được chi dùng cho quân đội, y tế và đường sá, công viên… giúp nông dân Mỹ vượt qua những thiên tai, thất bát mùa màng nên người Mỹ không bao giờ phải lo thiếu lương thực. Thuế rồi sẽ chi cho những khoản tiền già, tiền bệnh, để người cao tuổi ở Mỹ không phải lo phiền đến cháu con.
Còn khoản Earned Income Credit (EIC) -số tiền chính phủ tặng thêm người có có thu nhập thấp, là một minh chứng của câu "lấy của kẻ giàu phân phát cho kẻ nghèo". Trước kia chỉ có tiền EIC từ liên bang, nay thì tiểu bang California cũng có EIC cho người nghèo thêm tiền chi dùng, xoay sở. Rồi còn vô số ưu đãi để thu hút những nhà sản xuất phim ảnh đến đầu tư, như Cali, New York hay Geogia luôn có những khoản gọi là "film tax credits"…
Cũng hoàn toàn không có cảnh người đóng thuế phải năn nỉ những ông "quan thuế", mà những nhân viên làm việc cho IRS luôn được huấn luyện phải hết sức lịch sự với "taxpayers". Mỗi khi chúng tôi phải làm việc với nhân viên IRS cho audit, họ tuyệt đối không nhận dù chỉ một ly nước trái cây của taxpayers hay người đại diện. Họ luôn mang theo thức ăn nước uống hoặc đi ra ngoài dùng bữa một mình.
Có thống kê là rất nhiều người làm nghề kế toán thuế hài lòng với nghề nghiệp của mình. Nếu có tài thì sẽ đầu quân cho BIG 4- bốn đại công ty kế toán thuế lớn với những khách hàng là các tập đoàn quốc tế. Nếu “thường thường bậc trung” như... tôi thì vẫn có thể làm việc cho những khách hàng là hãng xưởng buôn bán cỡ nhỏ, cỡ trung bình, làm càng lâu càng có thêm kinh nghiệm, tính tiền giờ cho khách không thua gì luật sư, bác sĩ. Nếu biết thu xếp việc cho nhân viên như boss ở Beverly Hills ngày trước thì mỗi năm có ba bốn tháng không phải đến văn phòng.
Tôi giờ đã quen và yêu thích cách "sống, làm việc, học tập" không cần theo gương một "bác vĩ đại" nào, mà chỉ cần tuân theo luật lệ của một nhà nước pháp quyền. Dẫu biết rằng vẫn có những điều chưa hoàn hảo trong thuế Mỹ, nhưng câu chuyện những nhà tỷ phú Mỹ tình nguyện đóng thêm thuế đã chứng minh họ tin tiền thuế của họ sẽ được chi dùng đúng nơi đúng lúc.
Có vị nào đã viết “Nước Mỹ như là một hãng xưởng khổng lồ mà mọi người đều phải luôn tay luôn chân làm việc”. Tôi hiểu được nước Mỹ không là thiên đường, người ở Mỹ phải học cách “balance-cân bằng” đời sống để không bị cuốn vào vòng xoáy đam mê vật chất. Tôi cũng thấy nơi đây có những đau khổ buồn vui của hợp tan, cô đơn, trầm uất. Tôi cũng thấy những san sẻ vì "người biết thương người" trong cơn hoạn nạn, khốn cùng.
Nước Mỹ đã trải qua những tháng ngày suy trầm kinh tế, rất nhiều người mất nhà, mất việc, nhưng rồi nước Mỹ cũng đứng lên, mạnh mẽ hơn xưa, vẫn luôn chia sẻ những thành tựu về vật chất, tinh thần cho khắp mọi nơi trên quả địa cầu.
Những khách hàng "tay trắng dựng cơ đồ" của tôi là minh chứng cho "the American dreams" -bao giấc mơ đã thành sự thật. Mỗi hồ sơ thuế của khách là câu chuyện đời cho tôi niềm tin vào sự cần cù, lương thiện, vào tình thương và sự tử tế của con người, cho tôi yêu quê hương mới của tôi hơn.
Gần đây, dù cho chính phủ “đóng cửa”, tiền hoàn thuế vẫn sẽ được trả đúng lúc cho taxpayers, như một cách để tỏ lòng trân trọng sự đóng góp của người dân. Một mùa thuế nữa lại về, xin chúc quý độc giả sẽ được lấy thật nhiều thuế refund!
Tố Nguyễn
Bài số 5597-20-31403-vb6011819
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
***
Những ngày lễ lạc đã qua thật là nhanh, giờ đây khi sương mai còn đọng ướt trên bãi cỏ trước văn phòng, tôi đã bước vào một ngày bận rộn. Mùa thuế năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 28 tháng giêng , trùng với ngày đưa Ông Táo về trời (23 tháng chạp), cũng là lúc xôn xao phiên chợ Tết nơi miền quê xa lắc của tôi.
Tết quê xưa, bà Ngoại hay mua bộ "cò bay, ngựa chạy" cùng đĩa "thèo lèo, kẹo đậu phộng" để tiễn ông Táo về trời. Tôi nhớ hoài hình ảnh bà lui cui lau dọn cái bàn thờ nhỏ trong góc bếp sau nhà. Bà đặt đĩa bánh mứt bên cạnh bình bông vạn thọ vàng rực rỡ, rồi lâm râm khấn nguyện dưới làn khói hương phảng phất trong cơn gió lạnh cuối năm...
Tôi xa quê thấm thoát đã mười mấy cái Tết ta rồi. Tết xa quê không còn tục lệ đốt "cò bay, ngựa chạy", không còn lo Ông Táo lên trời tâu rỗi những chuyện buồn vui. Tết xa quê tôi sẽ đặt dĩa “thèo lèo” trên bàn làm việc, rồi mở máy tính lên bắt đầu kiểm tra phần e-file chuẩn bị cho một mùa sôi động với nhiều đổi thay về luật thuế.
Ông bà xưa bảo "ghét của nào trời trao của đấy”, câu này vận đúng vào nghề nghiệp của tôi, nghề kế toán thuế. Tôi vốn có những ký ức không mấy ngọt ngào về những người làm nghề kế toán, thuế vụ. Trước năm 90, khi mọi hoạt động còn siết chặt theo "định hướng XHCN", nhà tôi trải qua những tháng năm khốn đốn vì guồng máy kế toán, thuế vụ "trên đời có một" ở Việt Nam.
Khi ấy, hầu hết các hàng hoá bày bán ở tiệm nhà tôi đều phải mua qua một đầu mối là "Công Ty Lương Thực". Họ tuỳ ý định giá cả, nếu muốn mua hàng giá rẻ hơn thì chúng tôi phải mua lét lút của những mối hàng bên ngoài. Không chỉ kiểm soát về khoản hàng thu vào, họ còn siết chặt cả đoạn hàng bán ra. Họ gửi 1, 2 người kế toán, nhân viên của "Công Ty Lương Thực" đến túc trực suốt ở quầy hàng, xem xét theo dõi tất cả hoạt động buôn bán.
Tôi còn nhớ mỗi sáng sau khi dọn hàng, mẹ tôi hay gọi ly cà phê để cúng "ông địa" cầu cho một ngày bán buôn suôn sẻ. Từ ngày có thêm cô kế toán đến ngồi chễm chệ trong quầy hàng, thì mẹ tôi phải gọi thêm 1 ly cà phê nữa cho "bà địa". Nếu như "ông địa" luôn cười tươi rói suốt cả ngày, thì "bà địa" kế toán, dù trời nắng hay mưa vẫn giữ nguyên sắc mặt lạnh lùng của một "người nhà nước".
Ngoài ly cà phê mỗi ngày cho "bà địa”, chúng tôi có món ngon vật lạ gì đều phải ""cống nạp" để mong lấy lòng cô. Mỗi lần tôi mang cơm ra cho mẹ, thì thấy cô kế toán ngồi đó với quyển sổ chi chít số và một xấp báo Nhân Dân, báo Công An bên cạnh. Nhiệm vụ của cô kế toán chỉ là ghi chép những con số và đọc báo.
Còn những ông làm nghề thuế vụ thì những người buôn bán như mẹ tôi càng sợ họ đến bội phần. Họ không tính thuế dựa vào số tiền lời của việc bán hàng, mà cứ bắt phải đóng một khoản y như nhau, và khoản tiền đó cứ tăng đều sau mỗi 6 tháng. Những người buôn bán như mẹ tôi phải mang quà cáp đến nhà ông "trưởng phòng thuế vụ". Tuỳ theo món quà cáp và quen biết thân sơ mà ông ta sẽ quyết định. Có lắm khi, mẹ tôi phải nước mắt ngắn dài khi nghe ông lạnh lùng trả lời “Phải theo “chỉ đạo” của nhà nước, các bà cứ than bán không có lời, thì dẹp tiệm đi!"
Ngày đó, phận "dân đen" như gia đình tôi hoàn toàn không có ý niệm tiền thuế của chúng tôi sẽ đi về đâu. Tôi chỉ thấy nhà ông "trưởng phòng thuế vụ" càng ngày càng cao to, còn những chỉ vàng dành dụm của bà Ngoại cứ "đội nón ra đi" những khi ế hàng hay mưa bão dầm dề.
Khi ở Việt Nam cũng như lúc mới sang Mỹ, tôi vẫn giữ giấc mơ “thầy thuốc”. Ngoài những buổi đi chạy bàn nhà hàng, thì tôi cũng xin làm part-time ở một văn phòng bác sĩ người Việt. Cho đến ngày, tôi được nhận vào giúp việc giấy tờ ở một hãng wholesale trong 4 tháng hè, thì một tuần sau cô kế toán nghỉ làm, toàn bộ sổ sách giao lại cho tôi. Tôi phải mày mò tự học mọi thứ một mình, cái gì không hiểu thì gọi điện thoại hỏi văn phòng CPA chuyên lo sổ sách thuế vụ cho hãng.
Dù chỉ chuyên về khoa học, nhưng chắc tôi đã có sẵn máu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành", nên càng làm tôi càng thấy thích hệ thống kế toán của Mỹ, không hề thấy mệt mỏi khi phải "balance"-cân bằng đến từng xu lẻ trong sổ sách.
Hãng đó chỉ có 7 người, nên cô kế toán làm lương luôn cho các nhân viên mỗi hai tuần, toàn tính bằng Excel và tra dò thuế thu nhập trong quyển "tax brackets" của IRS. Tôi tìm lại những hồ sơ lương cũ của hãng, những file excel và "tính ngược" ra, lần mò xem vì sao cô có những khoản trong cái chi phiếu lương và theo tỉ lệ ra sao. Khi văn phòng CPA xem xét, thì họ nói “mọi thứ OK”, tôi có thể tiếp tục làm lương và trả thuế "payroll taxes”cho hãng. Lúc ấy tôi ở Washington, không có thuế tiểu bang, nên đơn giản hơn ở Cali, nhưng cũng đủ để tôi tự hào về tài năng kế toán bất đắc dĩ của mình.
Khi tôi phải trở lại trường, ông chủ hãng gọi nói tôi có thể ghé qua giúp làm sổ sách part-time. Tôi lấy thêm lớp kế toán để học cho "có bài có bản". Không ngờ càng học tôi càng thấy thích, thế là tôi "rẽ bước sang ngang" theo học để lấy bằng BS-Accounting.
Nhưng phải đến khi dọn đến Cali, tôi mới bén duyên với nghề thuế. Tôi nhớ cũng vào những ngày cận Tết ta, cứ đi làm về là tôi nghe chương trình Tivi Việt Ngữ hát điệp khúc "Thuế Thuế Thuế, Bà Con Ơi Khai Thuế Nhanh Nhanh…" trong mục quảng cáo từ phố Bolsa.
Như bao nhiêu người "làm thuê làm mướn" lấy W-2, tài sản vỏn vẹn trên là 1 cái nhà, dưới chỉ 1 chiếc xe, tôi hay tự khai thuế của mình. Khi dọn đến Cali vào tháng 9, nhận tiền lương từ tiểu bang Washington và Cali, tôi lúng túng không biết phải khai làm sao. Thế là sau giờ làm, tôi lò mò đi học lớp thuế do H & R Block mở, "ước mơ bé bỏng" là khỏi phải trả mấy trăm đồng cho người ta khai thuế mỗi năm.
Thật là may, cái khoá học mà tôi tham dự dạy rất tỉ mỉ về luật thuế. Tôi được phát 3 quyển sách dầy cộm có đầy đủ chi tiết và cách tính toán để mang về nhà nghiền ngẫm. Trong lớp thì thầy bắt học trò phải thực hành kiểu “cổ điển”, là dùng viết chì và máy tính để tính toán như thời cái computer chưa xuất hiện trên thế gian này! Đến bây giờ tôi mới thầm cảm phục cách học đó làm tôi hiểu và nhớ rất lâu. Nếu có một lời cảm tạ cho Tổ nghiệp, tôi xin trân trọng gửi đến hãng H&R Block, người đặt những viên đá đầu tiên cho nghề thuế của tôi.
Không bỏ lỡ cơ hội thực hành, tôi soạn hồ sơ thuế cũ của tôi ra làm lại, và kết quả thật là bất ngờ, tôi bỏ lỡ rất nhiều "tax credits" khi tự khai thuế của mình! Vậy là số tiền tôi "đầu tư" cho lớp học thuế 3 tháng đó sinh lời thật là nhanh.
Đang trong niềm "lâng lâng" của người trúng lô tô, tôi xin làm ở một văn phòng thuế vụ ngày cuối tuần trong mùa thuế. Khách của văn phòng khai thuế bình dân nên toàn những người income thấp, khai để lấy refund-tiền hoàn thuế nên mọi việc rất quá dễ dàng. Năm sau, tôi xin boss cho qua tax department làm việc. Sự nghiệp thuế của tôi bắt đầu từ ngày ấy.
Nếu như "đường vào tình yêu” của cố nhạc sĩ Trúc Phương “có trăm lần vui có vạn lần buồn" thì đường vào nghề thuế tôi cũng vậy. Sang làm ở Tax Department, tôi rớt ngay vào tay của chị Manager rất là khó chịu, nghe nói không người nào "trụ" lại dưới trướng chị quá một năm.
Những khách hàng của hãng ấy đa phần là những triệu phú Hollywood, tài sản nhà cửa trải dài từ bờ Đông sang bờ Tây của nước Mỹ, thu nhập, đầu tư mênh mông từ Á sang u. Chị manager cho tôi làm những hồ sơ dễ trong vài tháng đầu, sau đó dần dần lên những “ca” phức tạp.
Chị không xem tôi là người mới học nghề, cư xử thẳng tay với tôi mỗi khi tôi làm không đúng hay không đúng ý của chị. Mỗi lần khách hàng email thắc mắc về thuế, chị ngồi trong phòng bên cạnh gào lên thật to "Tố, research it!" và gửi ngay liền cái email của khách cho tôi.
Trang web của IRS mênh mông trời biển, tôi vừa hí hửng tìm được đề mục mình cần, in ra cho chị thì bị chị nạt ngay liền: "Chính xác chỗ nào? Tôi không thấy họ nói rằng "có" hay "không", ”được” hay “không?” Vậy là tôi phải lóc cóc về lại bàn của mình, tìm kiếm, chạy tới chạy lui giữa hai phòng năm lần bảy lượt thì "sư tỷ" mới gật gù đồng ý.
Bao nhiêu phen "lên bờ xuống ruộng", tôi đã “lết lê” cùng chị qua 6 mùa thuế (3 mùa vào deadlines tháng 3-4 và 3 mùa gia hạn tháng 9-10) trong 3 năm, giữ "kỷ lục" người cộng sự "trụ" lâu nhất với chị ở cái hãng ấy. Mỗi hồ sơ thuế, tôi phải dò lại từng chữ từng số, tìm hiểu thật cặn kẽ những luật lệ liên bang và ở nhiều tiểu bang, luật thế ở Canada, Úc Châu… để chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ phần thuế hay phần "credits" của khách.
Vừa làm vừa học, tôi thi lấy thêm bằng thuế, học thêm được nhiều điều từ sách vở, từ những lớp học mỗi năm để giữ cái bằng "active". Mỗi sáng đến văn phòng tôi phải đọc email những tin tức mới nhất từ IRS, từ tiểu bang Cali, New York.
Nhưng điều tôi học được nhiều nhất chính là những kinh nghiệm làm việc, viết email cho khách, kinh nghiệm dò tìm luật thuế rất cẩn thận, tỉ mỉ của boss và nhất là của chị Manager từng là cơn "ác mộng" của tôi.
Khởi đầu từ văn phòng thuế "mì ăn liền" -khách đến và đi chỉ trong vòng 15-20 phút, rồi bước vào thế giới xa hoa Hollywood mà mỗi bộ hồ sơ thuế phải mất hết mấy ngày, có khi phải “ngâm” mấy tháng mới thu thập cho đủ thông tin, cuối cùng tôi trụ lại ở “khoảng giữa”. Khách hàng của tôi bây giờ là những người làm nghề xây dựng và những chàng trai, cô gái đến từ Spain bắt đầu gầy dựng giấc mơ Hollywood.
Nhớ lại lần đầu tiên khai tiền lương của khách hàng là một producer Hollywood, tôi cứ tưởng mình nhìn lộn. Dãy số không ( 0 ) trên mấy tờ W-2 của ông khách cứ như trải dài vô tận. Tôi phải chớp mắt mấy lần, chắc chắn là mình không nhìn lầm, để rồi khẽ kêu lên trời đất ơi chỉ cái phần tiền đóng thuế của ông khách thôi đã cao hơn 20 lần thu nhập của tôi!
Rồi đến phần làm lương cho người giúp việc của ông, tôi càng "choáng váng" hơn. Lương của một người giữ em bé, người làm việc nhà, rồi người để dắt chó mèo đi chơi, đi vệ sinh, cộng với các khoản làm thêm giờ và tiền thưởng còn cao hơn lương những người học 4 năm ra trường ì ạch cày để trả nợ "student loan".
Dù "bầm dập" với chị manager, những ngày tháng ở Beverly Hills đã cho tôi kỷ niệm ngọt ngào về một góc trời xa hoa, lộng lẫy của nước Mỹ. Ngoài chuyện được ăn ngon vì boss rộng rãi đãi chúng tôi toàn ở những nhà hàng sang trọng, tôi còn được ngắm “người đẹp". Thỉnh thoảng có những chàng người mẫu, tài tử đến gửi hồ sơ thuế. Lúc ấy gần hết những nữ nhân viên già trẻ trong hãng như bị "đóng băng" trong khoảng mấy giây, mồm há hốc, tim đập thình thịch vì được ngắm những Phan An, Tống Ngọc ngoài đời thực. Lắm khi boss phải đùa là ông cấm những người nào quá đẹp trai đến gửi hồ sơ thuế để nhân viên khỏi bị phân tâm.
Rồi sau này, tôi lại ngạc nhiên vô cùng khi xem xét hồ sơ kế toán thuế của những ông Mễ Tây Cơ đầu tóc quần áo lấm lem vì mới trèo xuống từ nóc nhà hay chui lên từ dưới basement. Thu nhập của những người thợ-contractors "chân lấm tay bùn" cũng cao không kém gì những "nhân tài" Hollywood, dù hai giới khách hàng này luôn xuất hiện với bề ngoài trái ngược nhau.
Có ông đến gửi giấy tờ thuế với cái nón rơm đầy bụi vắt vẻo sau lưng và bộ quần áo thì không thể nào nhếch nhác hơn được nữa. Họ luôn xuất hiện với chiếc xe truck cũ bê bết xi măng, gạch đá, chổi xể... cùng trăm thứ đồ nghề xây dựng lỉnh kỉnh lạc cạc theo từng nhịp xe lăn bánh. Nhưng đừng "trông mặt mà đặt tên", họ đều là những triệu phú làm nghề xây cất. Những người khách lấm lem này là chứng nhân cho nước Mỹ đang trong thời kỳ kinh tế cường thịnh, đâu đâu cũng thấy thiên hạ sửa nhà và cao ốc cứ mọc lên ở khắp các downtown.
Qua bao nhiêu mùa thuế, tôi được ngắm những bức tranh đời thực sống động của xứ cờ hoa -vùng đất màu mỡ của tự do, của cơ hội cho mọi sắc dân trên quả địa cầu. Những dòng “transactions” từ "bank staments" với tôi không chỉ là những con số vô tri, mà như những đoạn phim đầy màu sắc.
Tôi thấy những chuyến xe Uber vội vã, tôi thấy những đêm thức trắng của chàng “writer” bên chiếc máy computer cũ kỹ trong một góc căn studio nhỏ hẹp. Tôi thấy những tiệc tùng sang trọng của những người “thành đạt” và bao bữa ăn nhanh “99 xu” của những người mới vào nghề. Tôi thấy những giọt mồ hôi của người thợ sửa nhà, tôi thấy những ly cà phê McDonald trên phim trường tất bật người và bao máy móc. Tôi thấy những lâu đài lung linh nắng sớm trên đồi núi Beverly Hills, tôi cũng thấy góc phố LA xám xịt dưới hoàng hôn, nơi bao người trẻ tuổi nương náu mong tìm ánh hào quang Hollywood...
Tôi nghe những tan hợp chia ly, những buồn vui của khách hàng có thêm hay bị mất đi một "dependent" cho hồ sơ thuế. Dẫu tôi chỉ cần thông tin về tên họ, ngày sinh và số an sinh xã hội, khách hàng luôn hân hoan gửi thêm cả chục tấm ảnh bé sơ sinh mũm mĩm đáng yêu. Có khi tôi vui vẻ chúc mừng "tân lang, tân giai nhân" khi họ thành đôi, cũng lắm lúc tôi buồn bã nhận tin một cặp khách hàng năm nay đã hoàn tất hồ sơ ly dị…
Chủ tớ tôi còn phải chia sẻ "tâm sự" cùng một ông khách Mễ, cứ cách năm là ông ấy đến hát câu "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ."
Vợ mất đã lâu, ông có mấy căn chung cư cho thuê và làm nghề landscape. Ông "buồn tình" về lại quê nhà El Salvador rước "em latino má đỏ môi hồng" sang Mỹ để “sưởi ấm” mùa đông. Khốn thay, cứ “sưởi” được khoảng 1- 2 mùa, là ông trở lại văn phòng khai thuế một mình và lắc đầu chua chát "This year solo no wife - Năm nay cô đơn nữa rồi"! Ông có cái tên Spanish rất dài, cô nhân viên không nhớ nổi, mỗi lần nhắc đến lịch hẹn với ông, cô cứ gọi là "Mr. Solo no wife" cho tiện!
Chứng kiến nhiều cảnh hợp tan, "lên voi xuống chó" của khách hàng, tôi không còn “ghen tỵ” hay cảm thấy mình là “kẻ thất bại - loser" khi nhìn mức lương cao ngất của những vị khách trạc tuổi tôi.
Không chỉ thấy người hạnh phúc vì thành đạt trong sự nghiệp, tôi cũng thấy những khổ nhọc hy sinh mà khách trải qua để có được mức thu nhập trong mơ. Tôi cũng thấy những ưu tư muộn phiền trong đời sống thế gian, hiểu được đằng sau những lộng lẫy xa hoa thì "người giàu cũng khóc"!
Không như cảm giác tù mù về những đồng tiền thuế mà gia đình tôi đóng khi xưa ở Việt Nam, giờ tôi hào hứng chia sẻ những kiến thức về thuế với khách hàng của mình. Tôi muốn khách hiểu được thuế sẽ được dùng cho những trường công lập, nơi mọi em nhỏ đều không phải đóng tiền học cho đến hết lớp 12. Ngoài ra còn có khoản trợ giúp cho học phí, sách vở, ăn ở -financial aid cho 4 năm học đại học như tôi đã được nhận khi xưa. Tiền thuế sẽ được chi dùng cho quân đội, y tế và đường sá, công viên… giúp nông dân Mỹ vượt qua những thiên tai, thất bát mùa màng nên người Mỹ không bao giờ phải lo thiếu lương thực. Thuế rồi sẽ chi cho những khoản tiền già, tiền bệnh, để người cao tuổi ở Mỹ không phải lo phiền đến cháu con.
Còn khoản Earned Income Credit (EIC) -số tiền chính phủ tặng thêm người có có thu nhập thấp, là một minh chứng của câu "lấy của kẻ giàu phân phát cho kẻ nghèo". Trước kia chỉ có tiền EIC từ liên bang, nay thì tiểu bang California cũng có EIC cho người nghèo thêm tiền chi dùng, xoay sở. Rồi còn vô số ưu đãi để thu hút những nhà sản xuất phim ảnh đến đầu tư, như Cali, New York hay Geogia luôn có những khoản gọi là "film tax credits"…
Cũng hoàn toàn không có cảnh người đóng thuế phải năn nỉ những ông "quan thuế", mà những nhân viên làm việc cho IRS luôn được huấn luyện phải hết sức lịch sự với "taxpayers". Mỗi khi chúng tôi phải làm việc với nhân viên IRS cho audit, họ tuyệt đối không nhận dù chỉ một ly nước trái cây của taxpayers hay người đại diện. Họ luôn mang theo thức ăn nước uống hoặc đi ra ngoài dùng bữa một mình.
Có thống kê là rất nhiều người làm nghề kế toán thuế hài lòng với nghề nghiệp của mình. Nếu có tài thì sẽ đầu quân cho BIG 4- bốn đại công ty kế toán thuế lớn với những khách hàng là các tập đoàn quốc tế. Nếu “thường thường bậc trung” như... tôi thì vẫn có thể làm việc cho những khách hàng là hãng xưởng buôn bán cỡ nhỏ, cỡ trung bình, làm càng lâu càng có thêm kinh nghiệm, tính tiền giờ cho khách không thua gì luật sư, bác sĩ. Nếu biết thu xếp việc cho nhân viên như boss ở Beverly Hills ngày trước thì mỗi năm có ba bốn tháng không phải đến văn phòng.
Tôi giờ đã quen và yêu thích cách "sống, làm việc, học tập" không cần theo gương một "bác vĩ đại" nào, mà chỉ cần tuân theo luật lệ của một nhà nước pháp quyền. Dẫu biết rằng vẫn có những điều chưa hoàn hảo trong thuế Mỹ, nhưng câu chuyện những nhà tỷ phú Mỹ tình nguyện đóng thêm thuế đã chứng minh họ tin tiền thuế của họ sẽ được chi dùng đúng nơi đúng lúc.
Có vị nào đã viết “Nước Mỹ như là một hãng xưởng khổng lồ mà mọi người đều phải luôn tay luôn chân làm việc”. Tôi hiểu được nước Mỹ không là thiên đường, người ở Mỹ phải học cách “balance-cân bằng” đời sống để không bị cuốn vào vòng xoáy đam mê vật chất. Tôi cũng thấy nơi đây có những đau khổ buồn vui của hợp tan, cô đơn, trầm uất. Tôi cũng thấy những san sẻ vì "người biết thương người" trong cơn hoạn nạn, khốn cùng.
Nước Mỹ đã trải qua những tháng ngày suy trầm kinh tế, rất nhiều người mất nhà, mất việc, nhưng rồi nước Mỹ cũng đứng lên, mạnh mẽ hơn xưa, vẫn luôn chia sẻ những thành tựu về vật chất, tinh thần cho khắp mọi nơi trên quả địa cầu.
Những khách hàng "tay trắng dựng cơ đồ" của tôi là minh chứng cho "the American dreams" -bao giấc mơ đã thành sự thật. Mỗi hồ sơ thuế của khách là câu chuyện đời cho tôi niềm tin vào sự cần cù, lương thiện, vào tình thương và sự tử tế của con người, cho tôi yêu quê hương mới của tôi hơn.
Gần đây, dù cho chính phủ “đóng cửa”, tiền hoàn thuế vẫn sẽ được trả đúng lúc cho taxpayers, như một cách để tỏ lòng trân trọng sự đóng góp của người dân. Một mùa thuế nữa lại về, xin chúc quý độc giả sẽ được lấy thật nhiều thuế refund!
Tố Nguyễn
Anh cũng chúc cho A Tố cùng những người A Tố thương yêu ăn một cái Tết con “Nợn” thật vui, thật mãn nguyện và tiền bạc thì vô “núng nính”🤓👌‼️...
Anh Từ Huy làm A Tố nở mũi quá chừng. Trước kia Tố là "học thiệt", sau thời gian "lăn lộn" khắp LA, Tố dần dần trở thành "học giả" hồi nào mà không hay luôn. Dù là "mần chủ" hay "mần thuê mần mướn", ai cũng có những muộn phiền trăn trở,như thế giới Hollywood xa hoa kia cũng có biết bao nhiêu nước mắt đằng sau những ánh hào quang...
Mến chúc anh Từ Huy và gia đình một cái Tết ta thật là ấp áp,ăn Tết xong thì sẽ đi... khai thuế và lấy thật nhiều tax refund nha.
Tưởng sẽ đọc một bài khô khan... phát ớn. Ai dè bài viết lại quá xá hay🌹❗️
Vừa đọc bài viết của A Tố mà đầu anh cứ vừa lẹt xẹt suy nghĩ. Nhỏ này phân tích những bổng trầm của đời sống, của thân phận con người y như một học giả chính hiệu. Chẳng những vậy, anh còn đọc được chữ Ngộ và sự từ ái trong những gì A Tố muốn chuyển tải qua bài viết trên đây.
“Hơi bị” tuyệt vời đó nghen🤓👌🎶‼️
Tố Mến chúc cô Phương Hoa và độc giả Người xứ lạnh một mùa xuân an lạc bên gia đình và bạn bè.
Thích nhất là nhận xét chí lý của Tô Tố, “Tôi cũng thấy những ưu tư muộn phiền trong đời sống thế gian, hiểu được đằng sau những lộng lẫy xa hoa thì "người giàu cũng khóc"!
Cám ơn Tố đã cho đọc bài viết phải nói là “quá tuyệt!”
Cô P.Hoa
Sự thật thì tâm lý con người không ai thích đóng thuế cả,nhưng những đất nước giàu mạnh từ nhiều đời như nước Mỹ thì đa số người dân đã quen với "trọng trách" đóng góp này.
Tố gặp những khách hàng từ Châu Âu họ nói thích sang Mỹ làm việc vì có nhiều cơ hội và đóng thuế ít hơn.Rồi cũng nghe có người bỏ quốc tịch Mỹ đi làm ăn ở Dubai vì họ nói ở Dubai không cần đóng thuế.Riêng Tố từng nhận financial aid để đi học,từng nhận tiền thất nghiệp khi bị mất việc làm...nên thấy việc đóng thuế giống như "bỏ ống" mà thôi,sẽ có lúc mình hay con cháu mình nhận lại bằng cách này hay cách khác.
Như Tố đã kể kinh nghiệm khi tự mình khai thuế, mình sẽ bỏ lỡ nhiều khoản credit mà mình không biết,hay bị thiếu những khoản thuế mà mình lẽ ra phải đóng.Quý vị nên tìm tax professional để họ khai thuế cho đỡ lo,và trả tiền cho họ tư vấn cho mình nếu mình có những khoản income bất ngờ từ việc bán nhà,thừa hưởng gia tài,hay phải rút 401K,pension sớm...Kinh nghiệm của Tố là nên chọn những văn phòng nào có ít nhất 2 người có bằng CPA hoặc EA,khi đó họ sẽ "cross-check" cho nhau,vì mỗi mùa thuế họ làm đến cả trăm,cả ngàn hồ sơ thì rất dễ xảy ra sai sót.
Tố kính chúc Bác,Cô,Chú thật nhiều niềm vui và sức khoẻ.
Hic ! Trong đống thư tín hàng ngày mà chúng ta nhận được trong hộp thư, một trong những lá thư đáng ghét là lá thư dầy cộm của sở thuế nhà nước. Sở dĩ nó dầy là vì trong đó có giấy báo số tiền đương sự nợ sở thuế và mấy tờ giấy trình bày cách khiếu nại - nếu không đồng ý với quyết định của sở thuế.
Do vậy mà một trong những cơ quan nhà nước bị không ít người dân ghét là cơ quan thuế vụ. Thuở tôi còn làm trong các toà nhà chính phủ tiểu bang và liên bang, thỉnh thoảng toàn thể nhân viện trong các tòa nhà phải nhanh chân chạy ra ngoài trời. Nguyên nhân là vì có kẻ gọi điện thoại báo tin bom sắp nổ trong cơ quan thuế vụ - may mắn là không có bom nổ và chúng tôi có dịp ra ngoài trời giải trí trong chốc lát.
Tác giả tìm thấy thú vị trong việc nghiền ngẫm luật lệ thuế vụ, chớ còn tôi - tự khai thuế hàng năm- thì cảm thấy như một khu rừng. Đã có những vị dân cử liên bang thổ lộ rằng phải nhờ đến các văn phòng thuế má khai thuế giùm để tránh nhức đầu.
Chi? co' tao. chung' tu` gia? hoac khong khai thue' theo ddinh ky` hang` nam la` trai' luat co' the? bi ddi tu`
Neu' khai sai bi kiem? tra ( audit ) thi` khong phai? lo lang' nhieu` , Nguoi` cua? so? thue' vu. tim` ra cho? sai va` se~ ddong' them tien` thue' va` tien` phat sau ddo'
Neu' vi pham lan` ddau` co' the? xin dduoc mien? ddong' tien` phat Neu' khong co' tien` ddong thue' dda~ khai sai , co' the? xin tra? gop' (tien` thieu' thue' cong them tien` loi`)
Tom' lai bi so? thue' vu hoi? tham suc' khoe? ( audit ) cung~ khong phai? la` pham to^i. hay pham luat , chi? la` khai sai , khai khong ddung' bi kiem? tra va` ddong' them tien thue' va` tien` loi`
Tuy nhien van' dde` la` cho? minh` dduoc tu khai , neu' qua' lam. dung. luat thue' .Nhat la` nhung~ nguoi` self-employee can` phai? khai ddung' keo? so? thue' vu co' the? kiem? tra nguoc trong 6 nam truoc' do' vi` nghi ngo` khai sai sot' nhieu` hon 30% Neu' bi van dde` nay` that kho' vi` so? thue' se~ tinh' tien` loi` trong suot 6 nam ddo' neu' ddong' chua ddu? so' tein` thue' .
Kim khong dam' " mua' riu` qua mat tho* " . chi?xin chia xe~ su hieu? biet han. hep cua? nguoi` khong chuyen .
Vai` hang` chia xe~ va` " ho^n` ai xin nay' giu~ " ha ha ha
Kim Ho
PS Can` luu giu~ ho` so thue' it nhat la` 6 nam cu? Cheers
Xin cám ơn bài viết nhân mùa thuế vụ của cháu thật hay và nhiều chi tiết, nhất là cho cả sự so sánh khác một trời một vực với Quê Nhà ta nữa. Hàng năm, mọi người dân sống trên đất nước Hoa Kỳ này, không ai dám quên bổn phận của người công dân là đóng thuế cho vuông tròn đầy đủ. Rất hãnh diện về những nhân viên IRS, họ đã tuân theo đúng luật của chính phủ. Khi mới nhận việc, mọi nhân viên đã phải qua những lần orientation, ký vào giấy tờ, học hỏi để thông hiểu luật lệ của guồng máy khi làm việc cho chính phủ. Mỗi năm đều được nhắc nhở lại là không được nhận quà bánh gì của khách hàng, vì họ sợ khi nhân viên khi nhận quà cáp sẽ bị ảnh hưởng chi phối về việc làm. Nhận quà, có thể đi đổi quà thành tiền, thế nào đó nó sẽ trở thành “hối lộ”. Nhận hoa thì được, vì hoa sẽ tàn trong vài ngày. Tuy nhiên, không nhận gì là tốt nhất!! Ngay cả muốn kết thân làm bạn cũng không nên, phải biết cách mà từ chối khéo, vì nhỡ ra xui xẻo có thể bị cho nghỉ việc.