Hôm nay,  

Bão

18/09/201800:00:00(Xem: 8100)
Tác giả: Hồ Nguyễn

Bài số 5500-20-31307-vb3091718

 
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.  Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.

 
***
 

Hoa Kỳ là một nước có diện tích rất lớn (gần 3 triệu dặm vuông) nên có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Chỉ nói về vùng Đông Nam với khí hậu tương đối ôn hòa, mỗi năm mùa mưa bão được tính từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 11.

Năm ngoái có mấy cơn bão lớn:

  1. Bão Harvey đổ vào Houston gây ngập lụt nghiêm trọng, đồng hương Việt Nam ở đây cũng chịu chung số phận và thiệt hại đáng kể.

  2. Bão Irmy bắt đầu từ hướng Đông Nam của Đại Tây Dương, di chuyển về phía Tây với sức gió cuốn trên 100 dặm/giờ gây tổn thất rất lớn cho các nước vùng Caribean của Nam Mỹ. Riêng Hoa Kỳ cơn bão này đến vùng cực Nam của Florida là Key West rồi quẹo phải chạy theo bờ Tây của tiểu bang này đi lên hướng Bắc. Tuy sức gió từ Key West (140 dặm/giờ) đã giảm đi dần nhưng cũng gây thiệt mạng mấy chục người, tổn thất hàng chục tỷ dollars về tài sản và tác hại đến nền kinh tế.

  3. Sau đó một tuần lễ, cơn bão Maria quét ngang Puerte Rico là vùng Lãnh Thổ của Hoa Kỳ. Cơn bão này lấy đi mạng sống của 2,975 người và tàn phá tan hoang phần đất này khiến rất nhiều người dân ở đây phải di tản đi các nơi, cho đến nay họ vẫn chưa trở về quê quán được, vì các cơ sở hạ tầng như: Điện - nước, các nguồn cung cấp khác... chưa được tái thiết, phục hồi.

Nói về gió bão thì ngày xưa đi học mình được dậy: Sở dĩ có gió là do không khí chuyển động từ vùng ẩm ướt đến vùng khô ráo. Mình cứ yên trí và tưởng tượng, chắc nó cũng giống như dòng nước đổ từ chỗ cao xuống chỗ thấp, khi nào mực nước cân bằng thì nước hết chảy... Bão thì (chắc) độ chênh lệch của không khí nhiều hơn nên nó đổ mạnh hơn, gây sức gió to hơn... Nhưng thực tế nó khác. Khi bão được thành lập thì có trung tâm bão, vận tốc của gió mà ta cứ nghe báo, đài nói là cấp 1, cấp 2... là độ xoáy của gió xoay quanh trung tâm bão. Cái "rốn" này cũng di chuyển theo hướng nào đó, gọi là vận tốc di chuyển của trung tâm bão.

Nói về cấp độ bão. Cơ quan khí tượng quốc gia phân loại cấp độ của gió như sau:

Category  (tạm dịch: cấp độ)  Speed  (Tốc độ của gió)

  1. 74-95 MPH

  2. 96-110

  3. 111-129

  4. 130-156

  5. 157 MPH,  hoặc mạnh hơn. Rất ít khi xảy ra.                                                                                       

Mùa bão năm 2018 tính đến nay mới có 2 cơn bão lớn:

- Thượng tuần tháng 9 cơn bão nhiệt đới Gordon bắt đầu từ phía Nam Floria thổi qua vịnh Mễ Tây Cơ rồi cập bờ giữa tiểu bang Mississippi và Alabama, đi vào sâu trong nội địa thêm 2 ngày nữa. Tuy tốc độ gió chỉ lên đến cấp 2, với lượng nước mưa từ 1-2 feet cũng làm thiệt hại nhiều cho 2 tiểu bang này.

- Hôm nay ngày 13 tháng 9,  khi chúng tôi ngồi viết bài này thì một cơn bão lớn tên Florence, được thành hình ở giữa Đại Tây Dương từ tuần trước. Trung tâm bão cách bờ hơn 2000 dặm và đi chuyển về phía Tây tức bờ Đông của Hoa Kỳ. Lúc ấy thông tin chưa cho biết cơn bão này sẽ đổ vào khu nào.

Nhưng mấy hôm nay thì đã rõ. Nó sẽ cập bờ trong khoảng giữa ba tiểu bang, Nam-Bắc Carolina và Virginia. Tin mới nhất cho biết khi cập bờ thì gió sẽ giảm xuống cấp 2 và quẹo trái một chút trước khi tốc độ gió xuống thấp hơn và biến mất. Dù giảm xuống cấp 2 tốc độ xoáy của gió vẫn còn trên 100 dặm/giờ, nhất là lượng nước mưa sẽ đổ xuống trên dưới 2 Ft. sẽ gây ngập lụt cho nhiều vùng đất thấp và vì quẹo trái nên tiểu bang Georgia sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn tiểu bang virginia.

Hãy nói về thông tin và công việc chuẩn bị để đón bão.

Cơ quan khí tượng quốc gia là nơi tìm biết và thông báo cho các ngành liên quan. Các cơ quan truyền thông đều theo dõi, cập nhật và phổ biến các thông tin này cho công chúng.

 Chính quyền liên bang, trực tiếp là tổng thống Donald Trump có các chỉ thị cho các ngành liên quan để chuẩn bị như:

- Bộ Quốc Phòng lo di dời các tàu chiến lớn đang neo đậu ở vùng DC khỏi tầm ảnh hưởng của bão.

- Giao cho FEMA (Federal Emergency Management Agency) chuẩn bị hành động để cứu trợ khu vực bị bão.

- Chính quyền các tiểu bang trong vùng. Trường hợp này là 3 tiểu bang đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước khi bão tới cả tuần lễ. Sau đó hàng ngày có thông báo, hướng dẫn công chúng trên các phương tiện truyền thông để dân chúng biết chuyện gì đang xảy ra và phải làm những gì.

Với cơn bão Florence kỳ này, chính quyền 2 tiểu bang và các thành phố liên đới thuộc Bắc-Nam Carolina ra lệnh cho hơn 5 triệu người phải di tản để tránh bão, hạn chót là ngày thứ Tư 12-9.

Trong 2 ngày thứ Ba, thứ Tư freeway chạy đi các nơi đều bị khoá đường trở lại khu vực sắp bị bão, thay vì đường 2 chiều thì nay cả hai phía xe đều chạy có một chiều là chiều rời khỏi vùng bão. Riêng Vệ binh Quốc gia, lính Cứu hỏa và Cảnh sát phải ở lại để coi sóc, có phản ứng hỗ trợ khi cần thiết và gìn giữ an ninh trật tự.

Từ hôm thứ Hai chính quyền các cấp đã thông báo cho dân chúng nơi phát các bao cát miễn phí để họ đến nhận về dùng vào việc phòng chống. Cát trong bao vừa nặng vừa mềm dùng nó để tấn cửa, đặt trên mái nhà, hoặc tạm thời ngăn chặn nước tràn vào nhà trong ngắn hạn.

Các cửa hàng cung cấp đều cố gắng chở hàng đến, chất hàng hóa ra kệ để dân chúng tìm mua. Các nhu yếu phẩm như nước uống, thực phẩm khô để dự trữ trong và sau khi bão đến. Xăng dầu để di chuyển, ván, gỗ để đóng che các loại cửa kính... Tất cả những thứ này phải hoàn tất và mọi người phải đi tản trong ngày thứ Tư. Dĩ nhiên nhu cầu này rất lớn nên trong các biến cố như thế này bao giờ hàng hoá cũng thiếu hụt và hầu như các kệ hàng đều hết sạch, trống trơn.

Chiều nay (thứ Năm 13-9) trung tâm bão còn cách bờ khoảng 150 dặm nhưng gió đã thổi khá mạnh ở bờ biển, khoảng 30 dặm/giờ và những đợt sóng cao trên 10 ft đã tràn vào bờ biển trải dài dài cả 500 dặm(từ Jacksonville lên tới Virginia). Khu vực bị ảnh hưởng của giông gió có đường kính 500 dặm, càng xa trung tâm bão thì sức gió càng giảm nhẹ.

Vận tốc của trung tâm bão di chuyển vào bờ hiện này là 5-6 dặm/giờ, như vậy trung tâm bão sẽ đến bờ vào sáng ngày mai, thứ Sáu 14-9. Một điều rất may là khi đến bờ mấy tiếng đồng hồ sau gió sẽ xuống cấp 1, dĩ nhiên với tốc độ này sẽ giảm bớt thiệt hại đáng kể cho khu vực.

Bây giờ là 7 giờ sáng thứ Sáu, bão tiến sát đến bờ, những cơn gió giật đổ vào các thành phố ven biển đã đến 7-8 chục dặm/giờ. Đặc biệt là lượng nước mưa đổ xuống nhiều, nhiều lắm. Tính từ lúc bắt đầu cơn bão đến giờ đã có 20 inches nước mưa đổ xuống đây, và hiện nay mỗi giờ có 3 inches tiếp tục rơi xuống nữa. Nhiều vùng đã bị nước tràn ngập.

Mặc dù chính quyền các cấp đều cảnh báo: Đây là cơn bão rất nguy hiểm có khi cả đời mới gặp một lần. Lệnh di tản đã được ban ra và nhắc nhở nhiều lần. Nhưng một số người vì lý do này hay lý do khác vẫn ở lại... Hiện nay có hơn 150 chỗ đã kêu cứu, xin giúp đỡ. Ông sếp của sở Cứu hỏa cho biết: Các nhân viên của ông sẽ cố gắng, nhưng gió to, mưa lớn là những trở ngại chính khiến công việc cấp cứu sẽ chậm chạp. Nhưng xin vui lòng chờ, nhất định họ sẽ tới nơi cần sự giúp đỡ.

Chiều ngày thứ Sáu. Tin cho biết đã có 5 người chết, vì mưa to kéo dài nên có nhiều nơi bị ngập lụt có nơi sâu đến 10 ft nước. Gió to làm mái nhà bị thổi tung, nhiều cây lớn đổ xuống đè lên mái nhà, xe cộ gây chết người. Ti vi chiếu cảnh những vệ binh quốc gia, lính cứu hỏa đi tìm cứu người thật khó khăn vì phải dùng thuyền và lặn lội từng bước để cứu những người già, những em bé và cả súc vật nữa lên thuyền chở đi. Có một nhóm thanh niên cũng ra tay nghĩa hiệp đi lòng vòng trong xóm thấy ai trong tình trạng hiểm nguy là nhào đến giúp liền. Họ ở trần lặn lội trong dòng nước chảy ì ầm trông rất tội nghiệp, nhưng rất hào hứng và hăng say.Tính đến giờ này đã có gần 1 triệu người bị mất điện, những người dân ở khu vực này bây giờ muốn có điện thì phải chạy máy phát điện nhỏ của nhà (Generator). Nói về việc mất điện, nhiều khi công ty điện lực cũng cúp điện khi thấy tình hình không ổn, có thể gây hiểm nguy khi gió hoặc nước lớn tràn đến.

Một điều nguy hiểm gây chết người, có khi cả gia đình khi dùng máy phát điện tại nhà. Đó là để máy điện nổ trong garage mà đóng kín các cửa. Bởi vì khi máy nổ sẽ đốt khí Oxy va thải ra thán khí, máy chạy lâu sẽ đốt cháy hết lượng oxy, những người ở trong nhà vì thiếu dưỡng khí này khi ngủ nên bị chết ngạt.

Cơn bão Florence này gần giống với bão Harvey thổi vào Houston hồi năm ngoái. Độ di chuyển của trung tâm bảo đi chậm 3-4 dặm/giờ, vì đi chậm lại có lượng nước mưa lớn nên nước ngập cao. Người ta lượng định thiệt hại về người và của bởi nước lụt sẽ lớn hơn bới sức gió thổi.

Hôm nay là sáng thứ Bảy 15-9. Thống đốc tiểu bang North Caroline vừa cập nhật cho biết có ít nhất 5 người tử vong vì bão lụt và 7 trường hợp khác đang được điều tra. Có 6 quận hạt được FEMA xác định thiệt hại nặng, trên 20 ngàn ngôi nhà bị đổ hoặc hư hao...Ông cũng hướng dẫn người dân những điều cụ thể cần làm trong tình trạng này. Về mặt an toàn ông nhắn nhủ họ không vượt qua dòng nước lũ dù mình cảm thấy có thể làm được mà phải chờ các nhân viên cấp cứu đến giúp đỡ. Hiện đã có hơn 500 trường hợp được cứu giúp và còn hơn 100 đang chờ đợi....Liền sau đó đại diện FEMA va Sếp cứu hỏa cũng có các thông tin hướng dẫn thêm cho công chúng.

Giờ thì trung tâm bão đã di chuyển về South Carolina và tốc độ đã giảm nhưng mưa vẫn còn nhiều. Hiện nay lượng nước mưa người ta đã đo được hơn 30 inches ở chỗ có mưa nhiều nhất, chưa tính tới vì tốc độ đi chậm của trung tâm bão nên lượng nước sẽ tiếp tục đổ xuống còn nhiều nữa.

Chính quyền của hai tiểu bang này còn một mối lo lớn lao nữa. Đó là những lò phản ứng nguyên tử được xây dựng và hoạt động trên phần đất của họ nhiều năm nay. Nếu không lo bảo vệ kỹ càng lỡ có chuyện gì xảy ra thì tác hại của nó sẽ không thể tưởng được.

Vài ngày nữa gió sẽ bớt dần rồi ngừng hẳn, nhưng lượng nước mưa sẽ còn nằm đó một thời gian trước khi rút đi hết. Lượng nước ứ đọng này có thể gây nhiều mầm bịnh cho công chúng.

Vì vậy nhu cầu về vệ sinh đời sống cho gần chục triệu dân nơi đây sẽ đòi hỏi chính quyền các cấp và cả cộng đồng dân chúng phải nổ lực thật nhiều đề hỗ trợ người dân nơi đây, mới mong đời sống của họ từ từ trở lại bình thường.

Cộng đồng người Việt ở hai tiểu bang này cũng lên tới chục ngàn người, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng to lớn sau cơn bão này. Với tinh thần "Một con ngựa đau...", chúng ta có thể giúp gì được cho họ.

 
*

Vài nhận xét:

- Trách nhiệm: Khi nghe tin có những biến có về thiên tai xảy ra, các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương của nước Mỹ đều quan tâm đến, để có những phương án hướng dẫn, hỗ trợ công chúng chuẩn bị và giải quyết trong thẩm quyền của mình. Cụ thể như hướng dẫn công chúng đến: các trường học, hội trường, rạp hát... được dùng cho người di tản tạm cư trong lúc bão tố xảy ra. Rồi cung cấp thực phẩm, đồ dùng, bảo đảm an ninh trật tự.v.v. Điều động các đơn vị vệ binh quốc gia đến túc trực ở những khu vực hiểm nguy, trong tư thế sẵn sàng để cứu giúp đồng bào.

Các cơ quan truyền thông sẽ phối hợp để đưa tin. Những dài* truyền hình lớn như CNN đưa các phóng viên gạo cội như: John Berman, Chris Cuom, Andreson... đến tận nơi có bão đang xảy ra để trực tiếp truyền hình đến công chúng những tin tức sốt dẻo. Các đài truyền hình có chi nhánh tại địa phương có rất nhiều phóng viên được điều động đến từng khu vực và ở khắp mọi nơi, những phóng viên này không ngại khó khăn, hiểm nguy. Họ đội mưa đứng trước giông gió, sóng biển để cập nhật tình hình...

 Các công ty điện lực thuộc vùng trách nhiệm như DUKE ENERGY đã điều động nhân viên từ các nơi về đây để sẵn sàng khôi phục điện là nhu cầu thiết yếu cho mọi người. Nhân viên của Duke ở Orlando, OUC đã có hàng trăm xe cẩu nối đuổi nhau lên đường hướng về Carolina từ sáng thứ Tư ngày 12-9. Họ đi sớm và trực sẵn để xong bão là có thể bắt tay vào làm việc liền.

Riêng FEMA (tạm dịch là Cơ Quan Quản Trị Khẩn Cấp Liên Bang) như tên gọi, họ trực thuộc trung ương. Tôi không biết họ có sẵn bao nhiêu tiền dự trữ hàng năm dành cho các cứu trợ khẩn cấp? Tôi chỉ biết mỗi biến cố lớn xảy ra họ đều có sẵn một số tiền trong quỹ để chi dùng ngay, sau đó lưỡng viện Quốc hội sẽ duyệt xét và thông qua tổng số tiền sẽ chi cho từng sự kiện.

Điển hình như năm ngoái lúc cơn bão Irma đổ vào Florida, cơ quan FEMA đã cung cấp nhiều xe tải nước, mền, quần áo, thực phẩm... Ngay trong lúc bão xảy ra ở các vùng có nhu cầu qua lực lượng Vệ Binh Quốc Gia. Sau khi hết bão từng đoàn người mặc đồng phục áo thung màu xanh lợt có in chữ FEMA đến những nơi bị ảnh hưởng của bão.

Trước hết họ viếng thăm từng nhà, phát đơn kê khai thiệt hại và xin được trợ cấp. Kế đến là những đoàn dọn dẹp với xe xúc, xe tải, cưa, xẻng... để cắt cây bị gẫy đổ, cạp, ủi, làm sạch rác rưởi do cơn bão gây ra. Những vùng bị lụt, họ hỏi chủ nhà có cần giúp đỡ dọn dẹp thì FEMA sẽ cho nhân công và phương tiện đến, họ lôi tất cả những gì bị hư hại từ trong nhà ra chất lên xe chở đi. Khoảng 1 tháng sau là có check từ FEMA gửi về cho những nạn nhân có đơn xin và sự xác nhận của đơn vị đại diện FEMA.

Tôi có một căn nhà bị ngập nền mất vài inches qua một đêm. Người  mướn họ đã di tản, nhưng một số đồ đạc bị hư hại. Gia đình này có đơn xin và được FEMA cho $1,800.00.

Lại nói về căn nhà, dù nền và tường được xây dựng bằng bê tông cốt sắt, nhưng những bức tường chia phòng được đóng bằng ván vôi, bên trong có insulation, khi bị ngập sẽ làm ướt và độ ẩm giữ lại lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Theo tiêu chuẩn (Code) của chính quyền thành phố, chủ nhà phải cắt phần ván vôi bị ẩm - ướt ra, loại bỏ phần insulation, đợi vài tuần lễ cho khô ráo rồi mới đóng lại bằng các vật liệu mới.

Khi chúng tôi làm những việc này thì đại diện của FEMA cử người đến hỏi thăm hoài và xin (offer) được làm giúp. Nhưng tôi từ chối vì sợ họ làm tích cực quá khiến mình phải tốn thêm tiền. Thí dụ thay vì mình chỉ cắt ngang 1 feet ván vôi từ dưới sàn nhà trở lên là đủ. Nếu FEMA làm họ đâu có cắt, cứ dùng xà beng bẩy ra từng miếng thì có khi mình phải làm lại cả bức tường.

Người của FEMA rất đông, họ đi khắp các vùng có thiên tai xảy ra và làm việc cùng chính quyền các thành phố cho đến khi việc dọn dẹp xong xuôi.

- Tình người: Khi thiên tai xẩy đến cho một khu vực thì tình người được thể hiện trước hết bằng sự quan tâm chia sẻ ngay trên các phương tiện truyền thông, các tôn giáo qua lời hiệp thông cầu nguyện, mở cửa lòng và tất cả các phương tiện để giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn. Những vùng kế cận thì sẵn lòng phụ giúp bằng các đoàn thiện nguyện.

Các dịch vụ thì ai cũng cố gắng, nỗ lực hơn trong vai trò của mình để phục vụ công đồng. Thí dụ: Walm Mark, Home Depot, các cây xăng không khôn vặt bằng cách tăng giá hàng hoá hoặc nếu có thì tỷ lệ rất thấp, có lẽ bởi tầm nhìn xa về đạo đức, vì tín dụng đối với khách hàng.

Các dịch vụ về ăn uống, khách sạn cũng giảm giá hoặc miễn phí cho những người di tản. Ngay tại Orlando, những cư dân ở vùng bị thiên tai nhân biến cố này chạy tuột xuống đây làm một chuyến vacation, rồi tình hình có vẻ nghiêm trọng hơn dự tính, phải ở lâu hơn nên thiếu tiền ăn ở. Một số khách sạn đã giảm giá một nửa và cho miễn phí đồ ăn. Các hội thiện nguyện ở địa phương thì tìm đến cho quần áo, lương thực, nhu yếu phẩm... Đài truyền hinh địa phương phát đi lời kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người.

Sáng thứ Bảy công ty Facebook đã phát đi lời kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người cho nạn nhân bão lụt:  "Họ sẽ macth up 1 triệu cho đợt này".

 
*

Chúng ta may mắn được sống trong một đất nước vừa lớn mạnh, vừa có thể chế tự do dân chủ hàng đầu. Nhờ có dân chủ chúng ta mới chọn được người chúng ta muốn. Ở bất cứ thứ bậc nào, từ trung ương đến địa phương, những người được chọn đều cố gắng làm vừa lòng đa số quần chúng, làm những điều (mà họ nghĩ) tốt đẹp cho cộng đồng, cho quốc gia dân tộc. Nếu họ không làm được điều này thì họ, hoặc bị pháp luật chế tài, hoặc bị loại trong kỳ bầu cử lần tới.

Khác với các chế độ độc tài, những người có quyền hành thì trước hết họ tìm cách duy trì cái quyền hành độc tôn này, rồi dùng mọi cách câu lợi từ nó.

Thử nhìn về quê hương Việt Nam, đảng Cộng Sản đã độc tôn cai trị đất nước bao nhiêu năm nay.

-  Vì vô thần không tin có Trời-Đất-Thánh-Thần, không có gì chế ngự,  nên bản tính con người những đảng viên càng ngày càng tha hóa.

- Vì độc tài, các cơ quan công quyền đều do người của đảng CS đảm trách. Rồi tổng bênh tổng, huyện bênh huyện... Không có người kiểm soát nên một, hai, ba chúng ta cũng nhau chia chác của công, làm đất nước ngày càng khánh kiệt. Lâu lâu vì ganh ăn nên phải khui ra thì vụ án nào cũng thật thoát ngàn tỷ....

- Vì độc tôn độc tài nên đáng CS dùng đủ mọi thủ đoạn để duy trì quyền lực bất kể sự tàn ác, hèn hạ, phi nhân tính để đàn áp dân và những người tranh đấu cho quyền lợi của quốc gia, dân tộc.

- Khi có thiên tai xảy đến thì các cơ quan công quyền lạm dụng quyền lực bằng cách tranh dành phần cứu trợ cho người thân. Không được thì cấm đoán những người đi làm thiện nguyện. Càng nghĩ càng xấu hổ cho đất nước mình.

- Và vì không có tự do dân chủ nên người dân Việt Nam chưa bao giờ được chọn lựa người xứng đáng đại diện cho mình để điều hành quốc gia.

Được sống trong một quốc gia vừa giàu mạnh vừa có tự do dân chủ. Xin mọi người hãy thực thi cái quyền được chọn lựa người đại diện cho mình bằng cách đi bầu vào mỗi dịp có trưng cầu dân ý. Đó cũng là một cách hội nhập quan trọng vậy.

Hồ Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
19/09/201812:16:30
Khách
Năm 2010 cơn bão Sandy đánh vào New Jersey tàn phá 15 ngàn căn nhà và gây thiệt hại hơn 70 tỷ Mỹ kim.
Có hai ông chủ tiệm Á Đông lợi dụng cơn bão sắp tới lên giá xăng. Dân Mỹ khôn lắm cứ vào mua và lấy hoá đơn. Sau cơn bão, họ đâm đơn kiện. Hai ông chủ phải đền 80 ngàn và ngồi tù 4 tháng.
Tôi thích quá. Ao ước có email ông quan toà đề nghị bắt tiệm phải hạ giá xăng 30% trong 10 năm cho chừa cái máu tham lam.
18/09/201820:54:30
Khách
Một bài viết thật hữu ích. Cảm ơn anh Hồ Nguyễn. Sáng nay đọc tin tức cập nhật của CNN, đã có 31 người tử vong ở tiểu bang Carolina. 😢. Mạng người sao quá mỏng manh. Cầu mong cho họ được siêu thoát và cầu Trời thương cho những người dân sống trong cảnh bảo lụt. 🙏❤️
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,641,270
Mừng năm mới 2019, mời gặp lại một tác giả thân quen. Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.