Hôm nay,  

Tiểu Thạch: Chữa Lành Ung Thư Xương

14/09/201800:00:00(Xem: 10168)
Tác giả: Dong Trinh

Bài số 5496-20-31303-vb6091318

 
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.

Cat banh VVNM 2018

Cắt bánh Viết Về Mước Mỹ 2018: Từ trái: Trương Ngọc Bảo Xuân, Nhã Ca, Dong Trinh, Phan, Kiều Chinh, Năng Khiếu và Hòa Bình.

 
***
 

Little Rock, là thủ phủ của tiểu bang Arkansas. Little Rock, tiếng Anh, có nghĩa là Cục Đá Nhỏ, nói văn vẻ   kiểu Hán Việt thì gọi là Tiểu Thạch. Đây là nơi có bệnh viện chuyên trị bệnh ung thư xương nổi tiếng thế giới. Mấy năm trước tôi được chữa lành căn bệnh quái ác này ở đây. Lần này, tôi trở lại tái khám.

Chuyến xe đêm đang hướng về Tiểu Thạch. Trời bên ngoài tối đen như mực, ngoài tiếng động cơ xe, bên trong yên lặng, mọi người đang ngủ say. hơi mát tứ máy lạnh lại khiến tôi rùng mình. Lôi cái mền nhỏ ra trùm, nghe dễ chịu ngay, hai mắt tôi bắt đầu sụp xuống, cơn buồn ngủ kéo ập tới.

Đang mơ mơ màng màng, tiếng chuông báo có tin nhắn từ điện thoại. Khương cho hay đang chờ ở trạm xe bus. Đã năm giờ rưỡi sáng, bên ngoài, bình minh bắt đầu ló dạng, mờ ảo đồi núi chập chùng trước mắt, rừng thông hai bên đường ngọn cao ngọn thấp lung linh in bóng theo ánh đèn xe, mang vẻ kỳ bí, rùng rợn giữa đường vắng.

Tôi lập tức nhắn lại, kêu Khương trở về nhà, hôm nay xe chạy trễ khoảng bốn chục phút, khi nào tới tôi sẽ gọi. Tội nghiệp con trai quá, thức sớm đi đón mẹ, dè đâu đón hụt.

Trời càng lúc càng sáng tỏ, xe cộ dập dìu qua lại, tôi vẫn thu mình trong cái mền nhỏ, nghe ấm gì đâu.

Sáu giờ ba mươi phút,tới trạm tôi lập tức gọi cho Khương rồi bước vội xuống xe. Hành khách cũng lụt tụt xuống theo, trên tay người nào cũng ôm mền gối.

Nhớ lần đầu tiên ba mẹ con đi Dallas bằng bus, (Greyhound) tôi không biết gì hết, lên xe ba mẹ con ngồi chung một băng. Lát sau, nhìn quanh quất trong xe, mỗi người chiếm một băng riêng (hai chỗ ngồi) kê gối, trùm mền thiệt là thoải mái.

Bây giờ đã có ‘kinh nghiệm chiến trường’ rồi, tôi cũng bắt chước họ cho khỏe tấm thân già trên quãng đường xa muôn dậm vậy.

Năm phút sau, Khương tới đón. Về nhà, hai con chó ra mừng rỡ, cứ chồm lên mình, nghe trong lòng vui quá nhưng chỉ kịp vuốt lưng tụi nó rồi đi nằm ngay vì cơn buồn ngủ vẫn còn kéo tới, hai mắt hết mở nổi.

Tám giờ rưỡi, tôi lật đật ngồi dậy. Hôm nay đi tái khám với cái hẹn đầu tiên lúc chín giờ.

Tới nhà thương, tôi nói Khương cứ về đi làm, tôi có thể lo liệu một mình. Lên lầu bốn làm pet scan vừa xong, chạy đi kiếm thang máy lên lầu tám để lấy giấy tờ. Không hiểu ma đưa lối, quỷ dẫn đường sao mà tôi đi hơn mười phút vẫn không tìm đúng cái thang máy để đến chỗ cần, cứ loanh quanh hết cái thang này tới cái thang kia, ngó quanh, ngó quất thấy lạ hoắc. Đi qua lại những dãy hành lang dài, rộng thênh tháng, sạch bóng, tôi cứ lãm nhãm: cục đá nhỏ ơi là cục đá nhỏ, sao cưng nhỏ xíu mà lại có sức chứa cái nhà thương  rộng lớn dữ vậy nè?

Đi mỏi cả chân, sợ trễ giờ, tôi đành bước tới bàn information để hỏi. Anh chàng nhân viên tốt bụng, nói tôi ngồi chờ rồi lập tức kêu người đến đưa tôi đi tới chỗ tháng máy mà tôi cần. Hà! Thở phào nhẹ nhỏm!

Lên tới lầu tám, lấy xấp giấy xong, chạy lẹ tới thang máy. Lần này nhớ rõ rồi, hỏng còn bị lạc nữa. Tới tầng một, đi thiệt lẹ vô phòng lab để đưa giấy tờ. Năm phút sau, cô y tá tóc vàng, có miệng cười xinh ra gọi. Mười ống máu làm tôi tối tăm mày mặt nhưng không thể chần chờ, ba chân bốn cẳng đỉ qua phòng MIR. Không phải đợi lâu lắm, tôi đã được kêu vô.

Nằm trong cái máy tối om, dù được y tá nhét earplug, tiếng xình xịch đều đặn, thỉnh thoảng  lại như có những tiếng súng bốc bốc từ xa vang lại mà hồi ở quê nhà tôi thường nghe trong đêm tối. Hơn nửa giờ sau, xong phần thứ ba trong ngày, tôi lên lầu bốn cho Bone marrow. Ghi tên xong, bụng đói như cào vì phải nhịn từ tối hôm qua cho Pet scan, tôi lôi khúc bánh mì ra nhai vì đã một giờ trưa rồi. Chưa kịp no thì cô y tá kêu vô đo máu, nghe tim... đây là thủ tục đầu tiên (khỏi cần tiền đâu bắt buộc trước khi lấy tủy. Trở ra ngoài nhai bánh mì nguội tiếp, Khương lại nhắn hỏi đã tới đâu. Vừa trả lời xong thì được kêu vô.

Giờ phút hãi hùng đã điểm. Kỳ này là anh chàng trẻ tuổi, đẹp trai phụ trách . Anh chàng nói  những câu thông thường như có nhớ kỳ trước lấy tủy bên phải hay bên trái, mục đích của bone marrow là gì... tôi liếc qua tấm bảng trên ngực áo... A! Anh chàng trẻ tuổi, hơi hơi đẹp trai này là MD (Bác sĩ) Alan. Tôi xin phép anh chàng cho tôi chụp hình cái khay đồ nghề gồm ba ống chích đã có thuốc tê, thuốc giảm đâu, cây kim xoắn làm bao người khiếp đảm, bông gòn, băng gai...ông bác sĩ trẻ vui vẻ nhận lời.

Chụp vội tấm hình xong,  tôi leo lên giường nằm xấp xuống, chuẩn bị cho cái test kinh hoàng. Ông bác sĩ vừa lấy đồ nghề vừa tía lia đủ chuyện. Đây là yếu tố tâm lý mà tôi đã biết sau gần hai chục lần trải qua. Các chuyên viên hiểu rằng bệnh nhân sẽ rất đau, rất sợ nên hay nói chuyện cho mình nghe, những chuyện bên ngoài cái nhà thương, chuyện thức ăn, chuyện thời tiết. Tôi vừa trả lời lại, vừa ngó chừng coi anh chàng làm. Mũi thuốc tê vừa xong, anh ta bắt đầu cầm cây kim dài cả tấc, có vòng xoắn. Tôi chuẩn bị tinh thần, nắm chặt cái gối, cắn răng lại cho chặt. Nhờ có thuốc tê, mủi đầu chưa thấm thía, qua nhát thứ hai, thứ ba...tay ông vẫn cứ xoay cái kim như người ta bắt vít vô vách, miệng vẫn nói chuyện trời trăng. Lần này đau thấu xương rồi, tôi cố nghiến răng mà chịu vẫn không nổi, miệng la ‘A a a...!’ Ông Bác sĩ trấn an:

-Sắp xong, còn một lần chót nữa, cô giỏi lắm.

Trời! Còn một lần nữa!

Rồi lại nghiến răng la, tay vẫn bấu chặt bìa gối, dù có máy lạnh, đầu tôi vẫn ướt đẫm mồ hôi.

‘Done’! Ông bác sĩ cười hớn hở nói rồi băng lại, dặn dò việc phải làm sau khi về nhà. Xong ông bưng cái mâm đựng tủy lại cho tôi coi, chỉ những miếng tủy được rút ra từ cây kim  có vòng xoắn dài ngoằn. Tôi đang đau điếng hồn, điếng vía, nghe ông nói chỉ ầm ừ lấy lệ chứ hết trả lời nổi. Rồi lại đo máu nghe tim trước khi trở ra ngoài.

Tuy nhiên, phải nói là ông Alan này rất mát tay. Rằng đau thì thiệt là đau, nhưng mà nhớ lại không bằng trước đây!

Quả là vậy đó. Nhiều lần trước, cái đau đã làm cho huyết áp tôi lên cao, chóng mặt đến nổi đi không vững, y tá phải để tôi ngồi hồi lâu, theo dõi, đo máu lại cho đến khi bình thường rồi cẩn thận đẩy tôi ra xe chứ không dám cho tôi đi bộ.

Ông đưa tôi ra phòng ngoài, cầm theo cái khăn ấm để kê sau chỗ lấy tủy cho tôi ngồi dựa vô. Đó cũng là thủ tục bắt buộc, phải ngồi mười lăm phút trước khi rời khỏi để an toàn cho bệnh nhân.

Đúng giờ, tôi gọi cho Khương và từ từ lết (hết đi nổi rồi) tới thang máy, xuống lầu một, ra cỗng chờ con.

Về đến nhà, hai con chó lại chạy ra mừng. Dù mệt, dù đau, tôi cũng nghe vui khi nhìn thấy hai đứa nhỏ cứ lăng xăng bên cạnh.

Bốn ngày sau, cũng trên chuyến xe đêm quay lại ‘cục đá nhỏ’, trong lòng tôi mang nhiều nỗi lo âu, hồi hộp. Chẳng biết mấy cái tế bào ung thư trong cơ thể tôi có chịu để cho tôi yên thân không?

Hôm nay Khương không đi làm, cháu đích thân đưa tôi đi gặp Bác Sĩ. Những lần trước cũng vậy, dù bận, cháu cũng xin nghỉ để cùng tôi tới nghe Bác sĩ nói kết quả. Hai mẹ con cũng đều mang nặng nỗi lo như nhau.

Phòng đợi mênh mông với sô pha, ghế nệm trắng tinh, sàn nhà sạch sẽ. Cạnh đó là một phòng nhỏ có tủ lạnh để sửa Ensure,Jello, trên bàn thì cereal, crackers, những lon chicken noodle soup, cà phê, sửa bột, ly giấy, muỗng nĩa, microwave.,,.bệnh nhân cần gì cứ tự nhiên đến lấy, không cần phải hỏi ai hết.

Sau khi ghi tên ở bàn, người ta đưa cho bệnh nhân một cái máy nhỏ, khi nào tới phiên mình vô gặp Bác sĩ, đèn đỏ sẽ chớp lên. Do đó, trong lúc chờ, mình có thể đi vòng vòng trong khu vực khám bệnh thoải mái. Các Bác sĩ, y tá, nhân viên nơi này khi gặp chúng tôi, họ chào hỏi rất niềm nở và không quên nhắc đến món chả giò,cơm chiên mà năm rồi tôi đã mang tới tặng họ. Hôm đó, tôi đã thật cảm động. Sau khi đưa thức ăn cho cô nhân viên tại đó, trong lúc ngồi chờ ở phòng bác sĩ, các bác sĩ khác, y tá...chạy kiếm tôi để cảm ơn, trên tay còn đang cầm chiếc chả giò ăn ngon lành.

Hồi sau, đèn đỏ báo hiệu. Sau phần cân, đo máu, đo tim, nhiệt độ. Chúng tôi được hướng dẫn đến phòng khám.

Vài phút sau, cô y tá quen thuộc đến hỏi han những điều cần thiết, cô ra khỏi thì người phụ tá Bác sĩ tới. Ôi chao! Người sao mà đẹp tuyệt! Cô cao tới gần hai thước ta. Dáng người thon gọn, miệng cười xinh xắn, nói năng dịu dàng gì đâu! Cô này mà đi thi hoa hậu chắc chắn sẽ được trao vương miện ngay! Tôi vừa ngắm cô, vừa nhìn từng biến đổi trên khuôn mặt yêu kiều dễ thương đó để biết số phận mình hôm nay ra sao.

Cô vừa lật xấp giấy dày cộm, mắt nhìn chăm chăm... tôi thì hồi hộp... bỗng nhiên, cô mỉm cười, ngó hai mẹ con tôi nói:

-You are doing very well, congratulations!

Trời ơi... tôi mừng quá, mừng muốn nhảy lên mà la mà cười, mừng đến nỗi muốn ôm cô để tỏ nổi vui không kể xiết!

Sau khi bắt tay chúc mừng, cô bước ra ngoài.

77äp sau, ông bác sĩ Frits Vanrhee  quen thuộc của tôi vô tới. Ông là Phó Giám đốc của bệnh viện, một bác sĩ tài ba, đã giúp cho biết bao nhiêu bệnh nhân thoát khỏi tay tử thần.

Miệng nở nụ cười thân thiện, ông đến bắt tay chào hỏi mẹ con tôi xong trở lại bàn ngồi mở hồ sơ bệnh án của tôi ra.

Lần này thì tôi không còn lo lắng nữa vì cô APN (Advanced Practice Nurse ) đã cho tôi biết trước rồi. Sau hơn năm phút, nét mặt ông rạng rỡ với nụ cười nhân hậu, ông nói:

-You’re doing very well!

Rồi ông ghi ghi, viết viết những điều cần thiết vô xấp giấy dặn dò người bác sĩ nơi tôi cư ngụ để ở đây họ tiếp tục theo dõi bệnh tình của tôi. Xin nói rõ, dù khỏi bệnh đã sáu năm nay nhưng tôi vẫn phải quay về bệnh viện này tái khám theo quy định với nhiều cái xét nghiệm. Mỗi hai tháng tôi phải ra bệnh viện gần nhà để gặp bác sĩ và lấy máu gởi lên Little Rock thử nghiệm . Kểt quả sẽ được email lại cho con tôi biết.

Sau khi dặn dò xong, ông hỏi tôi có thắc mắc gì không.

Nhớ nhiều lần đọc tin tức trên Internet , tôi thường thấy người ta nói bệnh ung thư phải cử thịt, cử sửa, đường...tôi thì từ khi vướng bệnh, chưa bao giờ nghe bác sĩ biểu cử nên tôi vẫn ăn uống bình thường, mỗi ngày uống Boost (một loại sửa có nhiều chất bổ), vẫn ăn thịt, ăn chè , ăn bánh. Tóm lại, tôi không cử kiêng gì hết. Có lần, tôi cũng hỏi bác sĩ trị ung thư của tôi tại bệnh viện nơi tôi đang ở. Ông cũng là một bác sĩ tài ba chuyển về đây làm việc từ UAMS, chính nhờ ông gởi tôi đi Little Rock mà tôi mới hết bệnh.

Tôi hỏi ông rằng tôi có ăn thịt, uống sửa được không, nghe người ta nói bị ung thư mà ăn mấy thứ này sẽ mau chết. Ông cười nói:

-Cô không ăn mới chết đó. Chỉ là không nên ăn quá nhiều red meat (thịt đỏ như thịt bò) hay dark meat (thịt có màu đậm như phần đùi heo gà...) ngoài ra, tất cả những món khác cứ ăn uống bình thường.

Tôi nghe vậy khoái quá, không sợ gì nữa, mỗi tuần vẫn ăn steak, lâu lâu chạy ra Chicken Popeyes mua cái đùi gà chiên hoặc thỉnh thoảng kho nồi thịt với hột gà...bác sĩ đã phán rồi thì tôi cứ nghe theo.

Hôm nay, tôi cũng lần nữa đặt câu hỏi này với Bác Sĩ Frits Vanrhee, Bác sĩ chuyên khoa về bệnh Myaloma .

Ông cười lớn, nói:

-Cứ ăn những gì mình thích, đừng lo gì hết!

Xong ông quay qua bắt chuyện với con tôi. Đã là bệnh nhân của ông từ gần tám năm nay, ông như một người bạn của chúng tôi, nói chuyện thân tình.

Sau khi bắt tay nói lời chúc mừng, chúng tôi ra về, lòng nhẹ nhõm, hân hoan!

Hẹn một năm sau quay lại Tiểu Thạch yêu dấu, nơi đã cho tôi trở lại sự sống, niềm tin và hy vọng nha!

Xin vô vàn cảm ơn nước Mỹ tràn đầy nhân đạo đã cưu mang chúng tôi, những người dân tứ xứ đến đây vì hai chữ TỰ DO. Tôi đã được chữa lành bệnh tại UAMS, một bệnh viện ở Little Rock, thủ đô của tiểu bang Arkansas, nổi tiếng trên thế giới về ung thư xương. Hằng ngày, có rất nhiều bệnh nhân từ nhiều nước trên thế giới như Pháp, Nhật, nhiều bệnh nhân từ Florida, Oklahoma   Texas... tới để nhờ bàn tay nhân ái, sự hiểu biết thông thái và tấm lòng nhân hậu, họ đã đem hết sức mình, lấy lại sự sống cho chúng tôi, những người bị mắc phải chứng bệnh quái ác mà khi bác sĩ tuyên bố bệnh trạng, chúng tôi đã như thấy cái chết đang ở trước mắt.

Khi chúng tôi, những bệnh nhân từ khắp nơi đến, trên gương mặt chúng tôi hoàn toàn không có nụ cười , những nhăn nhó, hít hà vì đau đớn, những cái đầu bóng lưỡng vì tóc rụng, những bước chân không vững vàng vì toàn bộ xương đã bị tế bào ung thư đục khoét. Cái thê thảm đó đã biến mất sau một thời gian chữa trị.  Chúng tôi  giờ đây là những con người khỏe mạnh, yêu đời.

Xin nhắn gởi đến những người đồng cảnh ngộ như tôi, hãy can đảm và kiên nhẫn chiến đấu tới cùng. Hãy chấp nhận trị liệu của Bác sĩ. Dù cho thuốc hành hạ, người mệt mo3õi, ăn uống không được nhưng xin quý vị đừng bỏ cuộc. Nên lạc quan,  nghĩ đến người thân yêu của mình, nghĩ đến ngày mai tươi sáng và nhất là hãy nghĩ đến những đớn đau sẽ chịu nếu không chấp nhận trị liệu. Tôi đã từng có nhiều ngày đi, đứng, nằm , ngồi không được, có nhiều lúc đau thét lên vì không chịu nổi...vậy mà, sau khi bắt đầu vô thuốc, tôi đã không còn phải đau đến rớt nước mắt mỗi khi xê dịch. Cho dù tóc rụng nhưng sẽ mọc lại, những lọn tóc quăn tự nhiên xinh xắn. Cho dù một thời gian ngắn ăn không ngon miệng nhưng sau đó, các tế bài ung thư đã bị đánh đuổi, cuộc sống tràn đầy niềm vui đang trước mắt. Hãy tin tôi nha.

Xin một lòng biết ơn tất cả bác sĩ, y tá đã tận tâm cứu giúp chúng tôi thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo này. Mong rằng khoa học ngày càng tiến bộ, bệnh ung thư sẽ lần hồi không còn lan rộng để con người không còn khổ đau, nhất là những người đang sinh sống ở các nước nghèo như Việt Nam quê hương tôi.

Và sau cùng, xin vô vàn cảm ơn các anh chị em, cháu trong gia đình đã hết lòng giúp đỡ ‘G’ từ tinh thần đến vật chất. Những chén súp ngọt ngào, tình nghĩa của vợ chồng Dũng, em trai Út của tôi, cho tôi ngon miệng hầu có sức vượt qua sự hành hạ của hoá chất trong thời gian làm chemotherapy. Những công sức của chị Năm đá hết lòng bỏ ra cho đứa em bạc phước này trong suốt hơn hai năm dài trị bệnh làm sao mà quên được.

Còn các con, không có tình yêu thương của các con, không có sự chăm sóc tận tình của các con, nhất là Khương, có lẽ giờ đây mẹ đã là nắm tro tàn vất vưởng đó đây chứ đâu ngồi viết lên được những dòng chữ này trong niềm vui vô tận, phải vậy không các con của mẹ!

Dong Trinh

Ý kiến bạn đọc
19/09/201801:56:05
Khách
Chào anh Sáu Steven Brown! Thật không gì mừng khi bác sĩ cho biết kết quả hoàn toàn tốt. Tôi bây giờ đã khỏi bệnh cũng là do được may mắn sống trên đất nước Hoa kỳ có nền y học văn minh hàng đầu, nhờ chánh phủ Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay cậu mang chúng tôi và nhờ Bác sĩ, y tá cùng gia đình con cái giúp đỡ cùng những lời khuyến khích của bạn bè khắp nơi để cho tôi có được niềm tin mà chữa lành bệnh.
Cảm ơn anh đã đọc bài nhé. Thân ái chúc anh luôn vui, khỏe.
19/09/201801:26:08
Khách
Chào chị Dong Trinh,
Có kết quả như thế thì chắc mừng lắm rồi. Có hai con biết lo cho chị như thế thì cũng mừng nữa. Rất là đặc biệt.
Chúc chị và gia đình mọi sự thật tốt đẹp.
Sáu
17/09/201802:09:19
Khách
Gởi người bạn ‘khách’ thân mến! Tôi đã lầm bone marrow gần 20 lần, lần ào cũng đau đến không ngậm miệng được. Những bệnh nhân cùng cảnh ngộ như tôi cũng đều rất sợ cái test này. Cách bác sĩ, chuyên viên lấy tủy cho chúng tôi, họ cũng biết là rất đau nên luôn an ủi, nói chuyện vui đủ thứ cho chúng tôi đừng bị căng thẳng quá. Có lẽ người ta muốn có người hến tủy để cứu giúp bệnh nhân nên nói vậy. Tuy nhiên, thôi thì nếu mình có đau vài ngày mà đem lại sự sống cho người khác thì cũng là việc làm rất cao cả phải không bạn? Thân ái chúc bạn luôn vui khỏe, an lành nha. Rất cảm ơn bạn đã đọc bài .
17/09/201801:17:30
Khách
Chúc mừng chị đã khỏi bịnh!
Theo như chị diễn tả thì mỗi lần lấy tủy rất đau đớn khổ sở, vậy mà những người đi hô hào người ta hiến tủy, thì cứ nói rằng hiến tủy rất êm ái nhẹ nhàng không đau một chút nào. Sao họ không nói sự thật để cho những người có lòng hiến tủy biết trước mà sửa soạn tâm lý để khỏi bị sốc.
15/09/201823:34:13
Khách
Thật không sao nén được cảm xúc khi đọc những lời chia xẻ đầy ân tình của Mai Lịch dành cho Đ. Những ngày đau khổ vì căn bệnh quái ác hoành hành, những khổ sở vì phản ứng của hoá trị lẫn xạ trị dù đã qua đi nhưng đôi khi nhớ lại Đ hãi hùng quá. Tuy nhiên, đúng như Mai Lịch nói, Đ rất lạc quan. Đ luôn nghĩ mình phải hướng về tương lại để có niềm tin mà sống. Do đó, trong thời gian trị bệnh, dù mệt mõi, Đ vẫn không ngừng làm việc. Đó là một cách để tinh thần mình phải vượt lên hầu có sức chống chọi lại bệnh tật.
Rất vui khi biết Mai Lịch thỉnh thoảng có đi BD, quê hương trái ngọt cây lành của Đ. Thân ái chúc bạn cuối tuần vui vẻ, an lành bạn nhé!
15/09/201805:44:06
Khách
Chị ơi đọc bài viết của chị, tuy không biết chị, nhưng tôi tự nhiên như cảm nhận đến tận cùng sâu thẳm từng cái tâm trạng chị đã trải qua và diễn tả một cách tài tình. Không thể nào thấu được hết cái đau của chị, vì chưa trải qua, nhưng qua sự diễn tả xúc tích của chị tôi như cảm được cái đau thể xác với căn bình ác nghiệt. Nhưng điểm đáng cho tôi học ở chị là sự bình tĩnh, lạc quan, sẵn sàng đối phó, để đổi lấy cái hạnh phúc từ đại gia đình, con cái...Và lòng nhân hậu, biết ơn của chị... phục và mừng cho chị quá, chị ơi.

Chúc chị luôn khỏe, yêu đời, hưởng hạnh phúc bên người thân._

T.B: Ngày xưa ở SG weekend tôi hay cùng bạn bè về Bình Dương, Búng chơi ăn trái cây. Chủ nhật nào đường cũng kẹt xe cả buổi nhất là buổi chiều đi về... Quê chị với những vườn chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, màu mỡ, râm mát, tôm cá dưới mương, rau quả trong vườn. Còn nơi nào trù phú hơn.
Hân hạnh được biết người Bình Dương...
.
15/09/201805:17:35
Khách
Da chào chị Kim Dung! Đ cảm ơn chị nhiều lắm nha. Chúc chị cuối tuần vui nhiều bên gia đình chị nhé!
15/09/201802:03:43
Khách
Thân mến chúc mừng Đông Trinh đã hoàn toàn bình phục.
Cầu chúc bạn cứ như vậy mãi nhé, để còn tiếp tục viết lách VVNM nữa chứ. Bài nào của ĐT cũng hay và cảm động lắm, KD rất thích.
Thân chào
15/09/201801:06:13
Khách
Cảm ơn em nhiều lắm nha Như Ý! Nhờ các bác sĩ và y tá hết lòng giúp đỡ, chị đã hoàn toàn bình phục.
Chị thân ái chúc em luôn thành công trên nhiều lãnh vực trong xã hội nha.
14/09/201821:26:01
Khách
Chúc mừng chị đã hết bịnh! Cầu chúc chị luôn được bình an và hạnh phúc bên gia đình . ❤️
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,653,881
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng: