Hôm nay,  

Chân Tình

21/08/201800:00:00(Xem: 11200)
Tác giả: Quách Hùng

Bài số 5472-20-31279-vb3082118

 
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về  nhóm bạn  trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”

 
***
 

Trong buổi họp mặt đồng môn hôm ấy, nhân dịp nhóm bạn Sư Phạm Sài Gòn khóa 12 (lớp nhất 9/nhị 15) miền nam Cali gồm: Huỳnh Mai, Ngọc Ánh, và vợ chồng Thủy + Việt Hồng lên thăm nhóm bạn miền bắc Cali, ở San Jose. Buổi hội ngộ hôm ấy thật vui nhộn, các bạn tay bắt, mặt mừng, sau những màn hỏi thăm nhau từ chuyện quê nhà, tới chuyện hải ngoại, rồi thì “nhí nhố” chọc phá nhau cứ như là thuở còn trong lớp học ngày xưa ấy, Nguyễn Thanh là người tếu nhất, anh nói câu gì ai cũng mắc cười, anh lại hay kể chuyện chuyện “chay”, chuyện “mặn”, chuyện “tiếu lâm” mà mặt cứ tỉnh bơ, trong khi mọi người cười ngất, hoặc đưa ra những câu đố dí dỏm, “lắc léo”, hôm đó Thanh đố

-Đố các bạn: “trái với vàng thật là vàng… gì?”

Việt Hồng nhanh chóng “cà rỡn”: “trái với vàng thật là vàng dẻo, dễ ợt”

Thanh làm như tuồng đang là thầy giáo, nghiêm mặt rầy: Trò Hồng nói bậy quá, muốn bị thầy phạt quì, hay muốn bị trừ điểm hạnh kiểm?. Đây là câu hỏi khảo sát kiến thức đó, đừng có mà “giỡn quậy”!

Thủy cứu nguy cho chồng: “trái với vàng thật là vàng giả, đúng không anh?”

Thanh cười: “giỏi, vậy trái với tiền thật là tiền… gì?”

Thủy nhẹ nhàng đáp: “trái với tiền thật là tiền giả, phải không anh?”

Thanh cười: “đúng rồi, vậy trái với chân thật là chân… gì?”

Cả nhóm nhìn nhau, lưỡng lự, ngập ngừng, cùng nghĩ chắc ông Thanh gài bẫy, hay đố mẹo gì đây?!

 
*

Số là sau ngày 30/4/1975, đáng lẽ các giáo sinh SPSG khóa 12 (1973-1975) ra trường, nhưng đã phải ở lại vài tháng để “học tập chính trị” rồi mới được bổ nhiệm đi dạy học. Vì yêu nghề mến trẻ, phần lớn ở lại trong nước, nhận nhiệm sở khắp miền nam và cả miền trung, người thì đi nhận trường lớp ở Rạch Giá, Cần Thơ… người thì nhận trường lớp ở Đơn Dương, Phan Thiết… tuy vậy cũng có vài người di tản, hoặc vượt biên, người trước, người sau tới Mỹ.

 Phải nói Hữu Hạnh, ở bắc Cali là người có công liên lạc, kết hợp các bạn đồng môn lại với nhau, nhớ hôm đó đi shopping, tình cờ gặp Hữu Hạnh, cô reo lên một cách ngạc nhiên, mửng rỡ:

- Ủa anh Hùng, anh qua đây lâu mau? Giờ anh làm cái giống gì vậy?

“Cái giống gì” thật là một kiểu nói của người dân miền nam, mộc mạc, đơn sơ.

- Anh giờ gia đình con cái đùm đề, chỉ lo đi làm nuôi gia đình, chứ có làm được “cái giống gì” đâu!

Sau đó qua Hạnh biết tin và liên lạc các bạn đồng môn người miền bắc, kẻ miền nam, nhưng hễ có dịp lễ lạc, hoặc ngày thuận tiện nào đó, thì bạn bè đồng môn họp mặt, gặp nhau kết chặt mối dây thân ái, nhắc nhớ về những kỷ niệm của 2 năm dưới mái trường Sư phạm, hoặc chia xẻ vui buồn về gia đình, về công việc, về khó khăn trong cuộc sống hải ngoại, hoặc kể những câu chuyện cười, câu đố…

 Như trong lần họp mặt nhân dịp Huỳnh Mai trốn lạnh từ Utah dọn về bắc Cali, buổi họp tối hôm đó Vương Minh chia xẻ “bí quyết” kén rể của anh, gợi ý cho con gái.

- Đương nhiên là muốn làm rể của ba, thằng đó phải có công ăn việc làm đàng hoàng, biết lo lắng cho gia đình, không nhậu nhẹt hoặc bài bạc gì cả thì ba mới “chấm đậu”.

Nói con gái rủ thằng bạn nó tới nhà ăn BBQ, để ba rủ nó, ba dụ nó uống bia.

- Uống đi con, nam vô tửu như kỳ vô phong con.

 - Nếu thằng đó uống 1, 2 lon thì còn tạm được, chứ nó chơi 1 dây 6 lon trở lên thì thằng này “hỏng!”, chấm rớt nghe con.

- Hoặc rủ nó đi casino, xúi nó đánh bạc nếu thằng con thành thạo, mê mải, đắm chìm vào sòng bài, thì thằng này “hỏng!” thuộc diện có máu cờ bạc đó con, mà cờ bạc là bác thằng bần, con mà lấy nó là “mạt”, chấm rớt nghe con.

 Cả nhóm hôm đó vỗ tay khen anh Minh “nghị luận” có lý, chí lý!

Một lần họp mặt khác, nhân dịp chị Lê Lan từ Fort Worth, Texas qua San Jose, bắc Cali, vùng đất được gọi là Thung Lũng Hoa Vàng, hay là Thung Lũng Điện Tử, cả bọn nhắc lại chuyện anh Minh có bí quyết “trắc nghiệm” con rể tương lai, và nức nở khen “tuyệt chiêu” kén rể, Lê Lan nói: “chưa chắc, bạn của Lan có cô con gái và bạn trai, đang trong giai đoạn “bồ bịch”, tìm hiểu để tiến tới hôn nhân, biết chắc thằng nhỏ không phải là dân đam mê bài bạc, nhưng con bé còn áy náy chuyện bia rượu, nên một hôm cô bé hỏi:

- Anh có uống bia, rượu nhiều không, lần mấy chai?

Thằng bé trả lời:

- Thỉnh thoảng vui bạn vui bè, thì anh chỉ uống 1 chai thôi.

Sau khi cưới rồi mới phát giác thằng rể là “bợm nhậu”. Hỏi, thì nó cười, trả lời:

- Má coi, con uống lần có 1 chai thôi, hết chai này con mới lấy chai khác uống tiếp, chứ có lần nào con uống 2 chai một lần đâu. Thế là hết. Thua luôn!

 
*

Trở lại với buổi họp của nhóm Nhất 9/nhị 15 kể trên, khi Thanh đố tiếp

- Trái với chân thật là chân… gì?

Cả nhóm nhìn nhau, lưỡng lự, ngập ngừng, cùng nghĩ chắc là Thanh gài bẫy, hay đố mẹo gì đây. Ngọc Ánh điềm đạm nói:

- Anh Thanh đố vàng thật, vàng giả; tiền thật, tiền giả có thể hiểu được, vì nó là vật chất, có thể thấy được, sờ được. Còn chân thật thuộc lãnh vực tinh thần, trừu tượng, không lẽ trái với chân thật là chân giả sao anh?

Thanh cười mỉm, khẳng định

- Ánh nói đúng, trái với chân thật là chân giả.

Cả nhóm nhao nhao phản ứng

- Thôi đi ông ơi, gượng ép quá, chúng tôi không chấp nhận câu trả lòi này!

Lê Lan lý luận

- Trái với chân thật là dối trá, là lường gạt, là gian manh, là không thành thật, chứ có ai nói là chân giả bao giờ đâu!

Thanh tủm tỉm, khua tay nói:

- Từ từ, đừng có nóng, để tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này, như các bạn biết, sau 1975 ở hải ngoại tình trạng trai thừa, gái thiếu. Các anh con trai qua đây, ngoại trừ những người đã lập gia đình, phần lớn là quân nhân, công chức “độc thân tại chỗ”, những người qua sau theo lối vượt biên đường biển, đường bộ cũng thế, phần lớn là thanh niên, vì khi gia đình cho con đi vượt biên, thường là cho con trai đi, con trai mạnh dạn, xốc vác hơn con gái, không sợ bị hải tặc hãm hiếp, thực tế nhất là không bị đi bộ đội, mà nói theo lối “xã hội chủ nghĩa” là được “vinh dự trúng tuyển nghĩa vụ quân sự”.

Gái thiếu, thành ra con gái có giá lắm, các cô tha hồ mà làm cao, nói theo tiếng “thời thượng” bây giờ là “chảnh”, nhiều cô nhan sắc thường thường, tuổi “đã toan về già” nghĩa là cũng ngót nghét trên dưới 30, nếu còn ở VN không biết ra sao, nhưng qua đây vẫn trở thành “hàng hiếm”, mà theo lẽ thường, cái gì hiếm thì thường là “của quí”, bởi thế anh nào muốn lấy được vợ thường thì diện mạo phải “ngon lành”, công ăn việc làm phải “ngon cơm”, có nhà, có xe mới có hy vọng…rước nàng lên xe hoa.

Đó là nói chung thôi, tôi xin kể một trường hợp ngoại lệ, đó là chị Bình, nhan sắc trung bình, “xấu đẹp tùy người đối diện”, tuổi chị các cụ có câu “gái 30 tuổi đã toan về già” biết mình bên này thuộc loại “hàng hiếm”, có giá nhưng chị không “chảnh”, một lòng thương yêu anh An, là một thương phế binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa, anh An diện mạo, nghề nghiệp bình thường, chân đi tập tễnh, nhưng được cái tính tình hiền lành, ăn ngay nói thẳng, không quanh co, môi mép, vì thế mà chị một lòng tin yêu, “xù đẹp” bao anh chàng ba hoa, môi mép, trông dáng “ngon lành”, công việc “ngon cơm” hơn anh An, bỏ qua cả những lời khuyên của bố mẹ, nhất định một lòng, một dạ “con chỉ lấy anh An thôi”.

Hôm đám hỏi, khi được bố của chị Bình hỏi

- Anh muốn lấy con tôi, vậy chứ anh có thương yêu em một cách chân thật hay không?

Anh An như đã nói trên, thuộc loại người ăn ngay nói thẳng, không quanh co dấu diếm, đã “hiên ngang” trả lời bố chị Bình rằng

- Dạ thưa bác, con rất muốn lấy em Bình, nhưng con không thể thương yêu em chân thật được!

- Hả, cái gì? Ông bố gằn giọng, anh không thương yêu con tôi chân thật mà còn đòi lấy?

- Dạ thưa bác, con không thể yêu Bình chân thật vì con chỉ có chân giả thôi ạ, vừa nói anh vừa vén quần lên cho coi cái chân giả bằng inox được gắn lên tới tận đầu gối, nhưng con hứa với bác con sẽ yêu Bình bằng tất cả “chân tình”

Cả nhóm nãy giờ im lặng nghe chuyện, giờ phá lên cười ầm, Việt Hồng đập bàn cái rầm nói:

- Ê cha nội, cha nội kể chuyện hay quá, nhưng là chuyện thật hay chuyện bịa đó cha nội?

Thanh xua tay khẳng định: Đây là câu chuyện thật, rồi giở giọng “bông phèng”

- Nếu các bạn không tin cứ việc hỏi tôi, nếu không ai thắc mắc gì nữa thì tôi đố thêm các bạn một câu:

- Vậy chứ giữa chân thật và chân giả là chân…gì?

Huỳnh Mai ngập ngừng đáp cầu may

- Là “chân tình” phải không?

Ngọc Ánh lần này khẳng định:

- Đúng rồi, anh An đã nói không thể yêu chân thật vì chỉ có chân giả, nhưng sẽ yêu bằng “chân tình”, vậy thì giữa chân thật và chân giả là “chân tình”.

Thanh đưa tay sửa mắt kiếng trễ trên sống mũi, gật gù cái đầu, hắng giọng, giả giọng của ông giáo già, (đúng là méo mó nghề nghiệp!)

- Hai trò Mai và Ánh giỏi, trả lời trúng rồi, thầy sẽ cho 10 điểm, còn trò Việt Hồng đã nói bậy, lại còn đập bàn trong lớp, trò là trưởng ban kỷ luật mà “bê bối” như thế, thầy sẽ trừ điểm hạnh kiểm!

Vẫn còn trong niềm hồi ức về một “thời phấn trắng bảng đen”, tưởng như mình vẫn còn là thầy giáo, đứng trên bục giảng, đang dậy các em học sinh, ông giáo già Thanh ề à tiếp

- Các trò biết không, chỉ sau 10 tháng, dù không có chân thật, chỉ có chân giả, nhưng giữa chân thật với chân giả, anh An có “chân tình”, cuộc sống gia đình nhờ đó hạnh phúc chan hòa và chị Bình đã sinh một bé gái bụ bẫm, trông xinh đáo để./.

Quách Hùng

Ý kiến bạn đọc
16/10/202109:44:24
Khách
cialis 20mg <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">generic cialis</a>
22/08/201821:20:27
Khách
Chị Jane MNT, chị khóa 11 là khóa đàn anh, đàn chị của tôi rồi. Rất tiếc cuộc họp SPSG tổ chức cuối tháng 7-2018 vừa qua tôi bận việc nhà không tham dự được. Hẹn năm sau vậy. Chúc chị vui khỏe.
22/08/201810:17:21
Khách
Vừa đọc web sư phạm Saigon và liên lạc được với đôi bạn đồng khoá 11 thì nay đọc chuyện của tác giả nghe lòng rộn xông xao . Xin hỏi cuộc họp của bạn có phải trong tháng 7 vừa qua 2018 .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,258,571
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến