Hôm nay,  

Nhìn Biển Boston, Nhớ Biển Việt Nam

05/08/201800:00:00(Xem: 11020)
Tác giả: Nhất Chi Mai

Bài số 5457-20-31265-vb8080518

 
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.

 
* * *

 
Nước Mỹ bắt đầu lo bầu cử giữa nhiệm kỳ. Sáng nay tôi dậy sớm, 4 giờ. Những ngày đi làm nhân viên bầu cử tôi thường dậy thật sớm, ăn uống, sửa soạn đi cho kịp; để đến đúng giờ bắt đầu là 6 giờ sáng.

Mới hơn 5 giờ. Còn quá sớm, tôi đi ra biển. Biển cách nhà khoảng 15 phút đi bộ. Biển sớm mai có nhiều mây xám nhưng đã hé ánh bình minh tươi hồng. Hải âu tụm bầy bên bờ cát. Biển sớm chưa vào hè thực sự; mấy hôm nay trời se không khí lành lạnh, hơi mùa Xuân vẫn còn.

Biển vắng vẻû, chỉ có hai chiếc xe truck chạy tới lui xa xa.  Xe lái trên cát làm gì sớm mai nhỉ? Đến gần hơn tôi biết đó là xe đang dọn sạch rong vỏ sò tấp vào bờ cát sát mặt biển. Xe này cào dồn, gom rồi đổ vào xe kia để đem rác đi  cho bãi cát sạch tinh tươm.

Tôi đi dọc bờ biển hít không khí mát mẻ mùi rong biển tươi, ở  sát bờ rong dồn ứ lại khá nhiều, đang dập dờn theo từng con sóng nhẹ. Mặt biển êm đềm. Mùa này hay mùa hè muốn gặp Hải âu phải đi sớm vì trưa chiều nhiều người ra biển đi dạo, đánh bóng chuyền đông đúc; chim tránh bay đâu hết, muốn ngắm hay chụp ảnh hơi khó kiếm.

Tôi cúi nhặt một vài nhánh rong biển có cả  trái trông dễ thương lắm, và tôi nhớ lại những ngày trước tuổi 20 hồi còn học ở Đại học Cần Thơ. Năm thứ hai, lớp sinh viên chúng tôi được đi thực tế thu mẫu vật ở Hà Tiên, về phân loại và định danh Tên- Loài- Chi, học biết thêm thực động vật ngoại cảnh ngoài các mẫu ngâm ở phòng thí nghiệm. Chúng tôi chuẩn bị áo quần, tiền, đồ ăn ,vật dụng cho một tuần xa nhà đi về miền biển Kiên Giang. Xe khởi hành từ Cần Thơ về đến thị xã Rạch Giá dừng lại nghỉ ngơi, bạn của tôi có gia đình sống ở Rạch giá, mẹ và chị của bạn đêm trái cây nước ngọt tặng biếu cho đoàn.

Cả đoàn nghỉ ngơi ăn uống ngủ qua đêm tất cả cùng một nơi đông vui, hơn 50 người cả sinh viên và thầy cô giảng dạy. Những buổi sớm mai thức dậy rất sớm hình dáng những ngọn núi đen sẫm bao quanh khu vực ở đó tôi có thể thấy cả  khi chiều tôi xuống hay sớm mai trong ánh lửa bếp nấu ăn. Các bạn nữ dậy rất sớm chia nhau cắt gọt, xào nấu thức ăn đủ cho một ngày dài đi thực tế, chiều tối mới về.  Những khuôn mặt bạn bè trẻ măng ngái ngủ nhưng vẫn vui tươi trong ánh lửa nhiều nhóm đang nấu nướng; tiếng cười nói , ôi kỉ niệm ngày trẻ trung bên thầy bạn, bên trường lớp...

Sau khi ăn sáng thu dọn mọi thứ xe lên đường đến các nơi biển cần để thu mẫu vật cây ,rong ,lá, hoa và con. Có ngày chúng tôi phải lội qua một khu rừng sác mọc đầy đước. Đi chân trần thôi vì sandal nào chịu nổi đất mặn, sình lầy lún. Mệt, đau chân vẫn vui thích. Buổi trưa có ngày dừng lại giữa thiên nhiên cả đoàn ăn trưa dã ngoại nơi đó. Buổi xế chiều có thêm màn tắm biển.

Tôi cũng nhớ một buổi chiều đến một xóm biển, người dân đem cho cá và ốc biển họ đánh bắt. Những con ốc biển vỏ sắc cam vàng rất to và nặng; tụi bạn làm sạch ,luộc lên, cắt lát chấm muối tiêu chanh, thịt ốc biển giòn ngọt.

Chúng tôi được chở đến Hòn Phụ Tử vừa hái nhặt thực vật biển vừa chụp hình kỷ niệm thắng cảnh Hà Tiên. Biển của đất nước mình cảnh đẹp; ngày ấy xa rồi đã mấy mươi năm còn trong tâm trí nhớ thương...

Biển ở đây nước lạnh, tôi rất ít tắm biển chỉ đi bộ đi dạo thường thôi. Dọc bờ biển những con đường mát bóng cây, cỏ xanh tươi. Người trẻ người già đi bộ chay bộ  đông vui, nhất là buổi chiều và cuối tuần. Có bài báo ở Việt nam nói đi ra công viên sáng hay chiều chỉ thấy người già tập thể dục đi bộ. Tuổi trẻ Việt nam ngày nay không siêng năng luyện tập thể lực.

Tháng Sáu rồi, đã qua mùa hoa Mayflower nở dọc bờ biển South Boston. Hoa nở đẹp nhất là khi nở rộ, ôi một trời hoa trắng tinh bên triền cát gần đường đi bộ trông ra biển xanh. Dù một vài cây đứng riêng hay cả cụm thấp đều đẹp dáng và hoa. Hoa năm cánh nhỏ trắng xinh, nhụy vàng, giống hoa mai trắng nhưng cánh nhỏ mỏng hơn. Tháng Năm nào tôi cũng tìm về bên biển ngắm hoa Mayflower nơi này, tôi đặt cho hoa tên hoa Mây, vì hoa nở trắng như mây và lại nở vào tháng Năm - May.

Đi bộ dọc biển mà ngắm hoa có những cây dáng như Bonsai. Vịnh South Boston êm ả, ôm một vòng cung tròn thoai thoải, có mấy nơi được đặc ân thiên nhiên vịnh biển ăn sâu vô đất liền như Boston.

Tháng Bảy là tháng nóng nhất nơi đây, những ngày nhiệt độ lên quá cao đi ra biển thế nào cũng thấy các xe cảnh sát đứng chặn ở các ngả đường vào bờ biển hay các chỗ đậu xe dọc bờ biển này; vì sao- có lẽ vì muốn nhắc nhở bảo vệ người đi tắm biển phơi nắng suốt ngày hay nhiều ngày hè sẽ có nguy cơ mắc ung thư da.

Có khi tôi ra biển buổi trưa hè, thấy có những người phụ nữ ăn mặc nói năng lịch sự đến đưa cho các tờ giấy flyer và bảo có văn phòng ở đằng kia sẵn sàng tư vấn cho các câu hỏi về bảo vệ da, chống ung thư da nếu bạn muốn tham khảo ý kiến và thêm kiến thức sức khỏe hãy ghé vào.


Bên kia biển, cách một con đường lái xe là công viên và đồng cỏ xanh nơi có nhiều sân bóng hay sân chơi cho trẻ, sân vận động. Tháng Năm qua đã hết mùa hoa Bồ Công Anh vàng rực rồi sau đó đổi qua những hoa đầu gồm một cụm bông trắng nhiều hat dính tơ dễ bứt theo gió thổi bay rải khắp nơi chốn , đồng rộng.

Nhiều người thích loại hoa bình dị nầy bởi nó như biểu tượng của sự cho đi, ban rải, trải lòng hào hiệp đến muôn nơi... Nơi đây đúng là một thiên đường cỏ hoa,  có những bầy ngỗng trời gặm mầm cỏ non. Tới mùa lạnh kéo bay đâu hết khi mùa xuân hè lại xuất hiện trên đồng rồi bay theo đàn ào xuống biển tắm nghịch hay bay vụt qua biển vịnh xanh, tiếng kêu vang xa vọng lại. Nước Mỹ là thiên đường của những ai yêu thiên nhiên thích đời sống thơ mộng. Tôi nhớ câu nói của thi sĩ triết gia Phạm Công Thiện: chúng ta chỉ cần một chút thơ mộng một chút tình người đùm bọc nhau... Tôi yêu xứ sở này nhiều lắm.

 

*

Yêu xứ xở quê hương mới, nhưng làm sao có thể không nhớ thương về Việt Nam. Cố hương mình có nhiều cảnh biển nguyên sơ nên thơ lắm nhưng biển Việt không còn nguyên vẹn trong sạch nữa. Những Formosa những nhà máy đổ chất thải ra biển hay những con sông mang trong mình nước thải từ các cơ sở sản xuất, hoá chất đều đổ ra biển đâu có xử lý nước thải thực sự hiệu quả hay không xử lý luôn. Than ôi sự ô nhiễm giết dần sự trong lành, sự sống của biển Việt nam. Các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất, lợi bất cập hại về kinh tế đang giết dần mòn ,phá hoại môi trường sống thuỷ sinh hay cả nghề cá của ngư dân Việt nam . Mấy ai dám ăn cá hay tiêu thụ các sản phẩm từ hải sản như nguyên thủy từ xưa?  Hệ lụy của những chính sách sai lầm ,vô cảm, cạn cợt,tham lam trục lợi của những người cầm quyền chóp bu đã và sẽ gây nhiều tai hại đến nhiều thế hệ cùng sự tồn vong của dân tộc ,sự phồn vinh của đất nước mà cha ông đã hi sinh ,gầy dựng bao đời.

Ở đây đi trong dòng người chạy bộ đi dạo ngắm cảnh  bình minh đẹp bên biển, những người trẻ người già vui thanh thản những ngày sau khi làm về, hưởng thụ đời sống hàng ngày làm tôi nhớ Việt nam người dân mình khốn đốn khổ sở với môi trường và xã hội nhiều lắm...

Ở đây mà lòng nhớ nghĩ về những vấn nạn cố hương "ta phải làm gì đây - cho Việt nam," đó là một câu hỏi nhức nhối tâm trí ; nên ta cứ "canh cánh niềm xứ sở nhớ đêm đêm."

Cái gọi là nhà nước xã hội chủ nghĩa và Quốc hội Việt Nam đang đòi thông qua luật Đặc khu kinh tế 99 năm cho Trung quốc; đó là con đường tử sẽ đến cho Văn hóa- toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mấy ngàn năm Văn hiến ; độc đáo bản sắc từ chữ viết -tiếng nói, ẩm thự , văn thơ, truyền thống gia tộc, cảnh sắc lịch sử.. v.v. Tất cả đều nằm trong sự quyết định còn mất của một nhóm người của Dảng Cộng sản, nhắm mắt ,hèn hạ chịu sự chỉ đạo của đàn anh lớn Trung Hoa để giữ ghế quyền lực, để vơ đầy túi tham.

Ôi, đất nước hơn 90 triệu dân vốn hiếu học thông minh không thua người xứ khác, liệu bạn có mãi chấp nhận những người điều hành vậy quyết định số phận dân tộc không? Đôi khi có người nói: tôi không quan tâm chính trị. Nhưng cũng còn điều này: nếu bạn không quan tâm chính trị bạn có thể bị cai trị bởi những thằng ngu dốt.

Đất nước mình rồi sẽ ra sao? dưới chế độ độc tài lãnh đạo, dối trá, mị dân, hô khẩu hiệu thì nhiều. Tôi sợ một ngày dòng dõi con Rồng cháu Tiên dân tộc ta bị đồng hoá, vì người Tàu tràn sang ngày càng nhiều ở các thành phố sầm uất, đẹp êm đềm như Hội An, Nha trang... Rồi đây họ sống, lập gia đình với người Việt sanh con lai Tàu -Việt. Ừ, áo dài Việt nam nay đã có những kiểu áo dài cách tân như áo xẩm bán ở các chợ các cửa hiệu thời trang. Tôi không bao giờ mua mặc áo đó. Tôi không ăn những món Tàu sốt xì dầu, nhiều bột ngọt, nhiều dầu mỡ chiên.

Đất nước mình lòng người đã chán ngán hiện tình xã hội tận cùng, từ lâu. Để bao nhiêu người mơ tưởng đến nước ngoài, đi ra khỏi nước học và sống. Trong khi lòng ta yêu tha thiết từng địa danh- cảnh sắc làng xóm hiền lành, bà con quen thuộc ,góc phố xưa, ao nhà vườn rau, yêu dòng sông bãi biển dọc Việt nam; lòng ta nhớ thích món ăn quê, bài hát dân ca, tiếng nói trầm bỗng ông bà cha mẹ thầy cô dạy cho.  Vì vận nước nên ta phải ra đi! Phải chăng cộng Nghiệp của dân tộc Việt nam quá nặng nên khổ hết nạn nọ đến nạn kia?. Hay người Việt nam không biết, không chịu tìm ra con đường đi cho chính mình , cho dân tộc mình? Người Việt nam dễ dãi dễ thỏa mãn , an phận, không sâu sắc, không nhìn xa trông rộng?

Nghĩ đến đó lòng ta đau như cắt phải không bạn, thương dân mình còn lắm lênh đênh; điêu linh từ hồi chiến tranh đến giờ hòa bình mà đâu có bình an ! Ai tìm cho ra lối thoát cho đất nước Việt nam , tự chúng ta hay phải nhờ vào lực lượng đồng minh , những người bạn hỗ trợ ?

Bao giờ Việt nam có được những con người sáng suốt tận tụy vì dân tộc như thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore,  như Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật dẫn đường chỉ đạo vì dân vì nước. Tự mỗi người Việt nam nên nỗ lực chính mình hơn nữa , và cố tìm cho ra câu trả lời cho tương lai dân tộc Việt , biểu hiện tình yêu thương xứ sở quê hương phải không ?

Nhất Chi Mai

Ý kiến bạn đọc
24/09/201820:11:28
Khách
Cảm ơn bạn đọc đã đọc và viết y kien , người VN có lẽ khổ nhiều chịu đựng quen rồi nên thành an phận, chỉ mơ ước sao khỏi đói nghèo mong khá giả hơn, ít nghĩ sâu xa vì sao ta khổ và làm sao thoát khổ đau cung đất nước
11/09/201808:58:17
Khách
Ôi nỗi lòng cùa tác giả, mà cũng của bao nhiêu ng khác. Kg lẽ dân tộc mình phải chịu họa diệt vong vì hèn nên để cho 1 đám ngu xuẩn nhưng tàn ác và nhan hiểm cai trị chăng?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,270,314
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài bài mới viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến