Tác giả: Phương Hoa
Bài số 5446-21-31254-vb8072218
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
***
Sáng Chúa Nhật, Leana dậy sớm chở Hồng Hạ đi thăm thành phố San Francisco. Nhờ lời mời nhiệt tình của người bạn học cũ Leana mà cuối cùng Hồng Hạ cũng có cơ hội đặt chân đến nơi này, để thoả cái ước mơ lâu nay, sau lần vượt biển hụt ngày xưa, là được một lần viếng thăm Hiệp Chủng Quốc.
Thời tiết vùng vịnh Cựu Kim Sơn hôm nay rất ấm áp. Trời ít gió, những tia nắng ban mai lóng lánh nhẩn nha ve vuốt lên dãy bồn hoa đủ màu còn đọng sương mai dọc con đường đất dẫn đến cầu Golden Gate, cây cầu Cổng Vàng nổi tiếng của vùng Đông Vịnh. Hồng Hạ thích thú căng mắt ngắm nhìn khắp nơi. Dù đã nghe, đã biết trước, về cái “nước Mỹ thiên đường", ngày bước xuống máy bay, Hồng Hạ vẫn ngạc nhiên và xúc động khi nhìn mọi thứ mọi nơi đều “sạch sẽ thơm tho", ngay cả cái nơi mà bên quê nhà khi có người đang ăn thì không ai dám nhắc tới. Dù ở độ tuổi không còn được gọi là trẻ nữa, Hồng Hạ vẫn giữ nét duyên dáng, nhí nhảnh, và nhanh nhẹn, bây giờ cộng thêm niềm hạnh phúc đến được xứ sở tự do, được gặp lại đứa bạn thân sau mấy chục năm xa cách, làm cho nàng thiếu phụ nửa chừng xuân càng trở nên hồng hào, xinh tươi yêu đời hơn, không khác gì các cô gái đôi mươi.
Hai đứa đi bộ lên đến gần chân cầu. Leana tính tình phóng khoáng, thuộc diện “ăn to nói lớn”, nói chuyện thì cứ bô bô như ở chỗ không người. Vừa đi vừa tíu tít, thỉnh thoảng dừng lại chụp hình, cho Hồng Hạ khoe dáng cùng phong cảnh và cây cầu đỏ nhìn từ xa ngoạn mục. Trời nóng dần lên khiến nàng du khách Việt đầu trần thắm hồng đôi má. Nắng cũng làm tăng phần rực rỡ của các loài hoa cỏ nơi công viên Quốc Tế. Hồng Hạ cởi áo khoát ra và chạy lại ngồi trên bậc xi măng, chỗ có khắc chữ “Việt Nam", bên cạnh những bậc thang ghi tên các nước trên thế giới, rồi ngoắc Leana:
– Qua đây chụp cho Hạ vài tấm để mai mốt đem về Việt Nam khoe với mấy bà bạn đi!
Một người đàn ông Á Châu mặt đầy râu ria vừa bước lại chụp hình bồn hoa, nghe nàng nói thế thì mỉm cười làm nàng đỏ mặt. Anh ta biết mình là dân ở bển mới qua rồi, quê thật. Nàng thầm nghĩ.
– Hồng Hạ nè! Leana kêu to, nói oang oang. – Mình ra xe lấy thêm nước rồi trở lại ngay, bồ đi bộ lên cầu trước đi. Cô nàng chỉ vào mặt bạn nói như hăm he: – Nhớ hãy đến sờ dây cáp treo và khấn xin may mắn nhé! Bồ đã chịu tang cho ông ấy cũng gần chục năm rồi, giờ là lúc phải tìm lấy hạnh phúc cho bản thân đi chứ. Biết đâu trong chuyến đi này bồ sẽ gặp một ý trung nhân để kết hôn và được ở lại định cư luôn thì sao! Nói xong Leana cười ha hả, ấn chiếc điện thoại vào tay Hồng Hạ rồi quay bước đi về hướng parking.
Hồng Hạ cảm thấy xấu hổ vì sự bạo miệng bạo mồm của Leana nên nhìn quanh. May mà chỉ có đám du khách thật đông bước qua trước mặt. Nàng cười buồn, đâu có ai biết mình ở chốn này mà lo. Nhưng rồi chợt thẩn thờ nhớ lại những lời vừa rồi của bạn. Tìm lại hạnh phúc cho bản thân sao. Đã mấy chục năm rồi, hạnh phúc và tình yêu quá là xa xỉ đối với nàng. Thống, người chồng đầy quyền lực mà nàng kết hôn để nhờ cứu cha thoát khỏi vòng lao lý vì bị vu oan đã qua đời vì tai nạn xe hơi, để lại cho nàng đứa con gái năm nay mười bảy tuổi, và đóchính là niềm hạnh
phúc của nàng bao năm qua.
Gạt vội đi niềm đau vừa chớm trong lòng, Hồng Hạ bước theo đoàn du khách tiến về phía cây cầu đỏ. Nghe nói cây cầu này cũng khá linh thiêng, chuyện cầu xin may mắn như Leana nói thì chưa nghe, nhưng nàng có nghe cây cầu này là chỗ những người tuyệt vọng vì tình, những cặp yêu nhau trắc trở thường đưa nhau đến để được đi chung đường về thế giới bên kia. Có lẽ sau khi lìa bỏ cõi đời, họ mới thấy nuối tiếc kiếp người nên quay lại hộ trì những ai đau khổ. Nhờ vậy đã có nhiều người đến đây với ý định quyên sinh, rồi lại đổi ý và trở về đối mặt với cuộc sống.
Hồng Hạ bước thong thả theo chân nhóm du khách. Họ gồm đủ sắc dân, từ da trắng đến vàng, đen, những người Thái với làn da trắng tái mét, vừa đi vừa cười nói nhi nhô, trầm trồ bằng nhiều loại ngôn ngữ nghe đến lạ tai. Thỉnh thoảng họ dừng lại tranh nhau chụp hình, nhất là những cặp tình nhân âu yếm chụm đầu vào nhau tự chụp hình với cây cầu, làm nàng cảm thấy rất ganh tị.
Tới sát chân cầu, nhìn thấy dòng người đông đúc lũ lượt kéo nhau đi lên thành cầu nơi dành cho người đi bộ, và xe cộ chạy nườm nượp trên cầu, Hồng Hạ dừng lại đưa điện thoại lên loay hoay tìm hướng để tự chụp một tấm hình ghi lại cái quang cảnh tấp nập thú vị này. Nàng vừa đưa điện thoại lên, bỗng đâu một nhóm du khách, nữ nhiều hơn nam, đầu đội mũ rộng vải hoa bụng đeo tay nải chân mang giày xệp ồn ào chí chóe xáp lại choáng trước mặt nàng và hè nhau chụp hình.
Nghe những giọng nói xí xa xí xô, và nhìn phong cách ồn ào cái kiểu ăn bốc tôm luộc tại nhà hàng Buffet khi du lịch đến Việt Nam của họ đã được chuyển tải đầy dẫy trên mạng Internet, Hồng Hạ cũng đoán ra được đám này là “lính của bác Tập" người anh em hàng xóm bên quê nhà. Bực mình định bỏ đi chỗ khác cho rồi, nhưng “tự ái dân tộc" lại nổi lên trong lòng nàng. Ở bên quê nhà thì nàng đành phải ngán những cái “môi hở" này, nếu làm chúng mất lòng thì sẽ bị bọn “răng lạnh" ở đó quấy nhiễu. Nhưng đây là xứ sở tự do, nàng không thể chịu thiệt thòi vì bọn chúng nữa, nên nhất quyết phải “ăn thua đủ", phải...phục thù mới được! Nghĩ thế, Hồng Hạnh cũng ngang ngạnh chen trở lại trước mặt những người vừa đẩy nàng ra để chụp vài tấm hình. Nhưng mà đám người này cũng liều không kém, có lẽ biết nàng là người Việt hay ít nhất cũng là dân Á châu nên họ chẳng thèm “ngán thằng Tây” nào. Nàng vừa đưa diện thoại lên chưa kịp chụp thì bị bọn họ lại chen vào trước mặt. Ngán ngẩm vì mấy lần liên tục bị như vậy nàng đành bỏ cuộc và dợm bước lên cầu, chờ khi Leana trở lại sẽ chụp.
Bỗng có người nào đó nói sau lưng nàng mấy câu bằng tiếng Việt:
– Cô ơi! Cô có cần giúp chụp hình không? Bọn người này ồn ào quá, cô không chen nổi với họ đâu. Tôi sẽ giúp chụp dùm cho cô mấy tấm nếu cố muốn.
Chao ơi, buồn ngủ mà gặp chiếu... hoa. Nơi xa xứ mà lại gặp đồng hương nói cùng ngôn ngữ thì thật là may mắn. Hồng hạ vui mừng quay người lại. Đó là cái người râu ria khi nãy đã “cười quê” nàng chỗ bồn hoa. Anh ta vào khoảng trên dưới năm mươi, nhìn tướng rất bụi đời, rất nghệ sĩ, râu ria rậm rạp, quần jean cũ sờn, áo thun màu gỗ gụ đầy hoa văn nốt nhạc trước ngực, mũ dìm đội ngược ra sau. Tay này tướng tá thấy hơi...ghê một chút, nhưng cũng đâu có sao, tiện tay thì nhờ anh ta thôi, nơi đây đông người anh ta dám làm gì mình mà sợ. Nghĩ vậy nàng mỉm cười gật đầu chào và mở mật mã điện thoại ra, bật chỉnh chỗ chụp hình xong thì đưa cho anh ta:
– Thật tốt quá! Nhờ ông giúp chụp dùm cho vài tấm hình vậy nhé. Cám ơn nhiều!
Có lẽ người đó nãy giờ chứng kiến cái cảnh nàng bị đám người náo loạn đó “ăn hiếp” cũng thấy giận thay, nên nhanh nhẹn đón lấy cái điện thoại, rồi không nói một lời anh ta “tả xông hữu đột", miệng nói “sorry” tay ra hiệu cho họ dang ra, và kéo nàng đứng đúng vào vị trí rồi bấm lia lịa mấy pô hình có cây cầu đỏ. Chờ anh ta chụp xong Hồng Hạ đón lấy chiếc điện thoại nói cám ơn lần nữa và hoà vào dòng người đi tiếp lên cầu.
Trên cầu Golden Gate lúc này gió thổi lồng lộng, các dòng xe nườm nượp chạy qua làm cho cây cầu treo như rung rinh, như chuyển động nhịp nhàng. Cách kiến trúc lẫn màu sơn đặc biệt đỏ cam thật là đẹp mỹ miều khi nhìn xuyên suốt tận bên kia cầu qua làn sương phớt nhẹ từ phía biển. Nàng từng nghe ai đó ví qua cây cầu này có cảm giác như là “cổng vào thiên đàng” quả thật không ngoa. Nhìn về phía sau vẫn chưa thấy Leana, Hồng Hạ bước chầm chầm để chờ bạn. Thấy nhiều người dừng lại sờ tay vào chỗ dây cáp treo, nàng nhớ lời Leana dặn nên cũng dừng lại chờ đến lượt mình. Người du khách phía trước sờ xong đã bỏ đi và Hồng Hạ tiến lên.
Đưa tay bám vào sợi dây cáp bự hơn cái nắm tay, dù chưa kịp cầu nguyện điều gì nhưng một mối xúc động vô hình chợt dâng lên trong lòng Hồng Hạ. Sợi dây cáp treo sơn màu đỏ cam sáng rực, có đường kính gần cả chục centimet, theo thông tin nói nó được đan bện bằng hai mươi tám nghìn sợi dây thép to, giờ đây đã bị bạc màu tróc cả sơn, lộ ra cái cốt sắt đen xỉn hết một khoang tròn y hệt như cái nắm tay, là dấu tích của sự sờ nắm cùng một vị trí từ rất nhiều người. Nàng đứng mơ màng, đầu tựa vào sợi dây cáp, chợt cảm thấy ngực mình nằng nặng, cái cảm giác như xúc động, như nghẹn ngào. Đã có nhiều người sờ vào sợi dây cáp này để cầu may mắn đến mòn khuyết như vầy hay sao. Vậy ra đâu phải chỉ có mình nàng là luôn đeo bên mình sầu thương khổ não. Vẫn không rời tay khỏi dây cáp, nàng nhìn xuống biển và bất chợt rùng mình. Ngoài xa, một con tàu đang chạy ngang qua trước mắt, con tàu giống hệt con tàu đánh cá ngày xưa. Hồng Hạ hít một hơi dài lắc đầu xua đuổi. Nhưng vô hiệu, chuyện ngày xưa bỗng chốc ào ạt hiện về trong tâm trí nàng...
Năm 1975, ngày miền Nam rơi vào tay quân Bắc Việt, Hồng Hạ và Thịnh đang học trường Lê Quý Đôn Nha Trang. Tình yêu học trò vừa chớm nở, hai đứa mới bắt đầu hò hẹn thì thời cuộc đổi thay. Bố Thịnh là một trưởng ty của Việt Nam Cộng Hòa nên bị bắt đi tù không hẹn ngày về. Còn cha của Hồng Hạ là một nhà buôn, lại là cán bộ cộng sản nằm vùng hoạt động bí mật, cả mẹ và Hồng Hạ đều đến chừng đó mới biết. Là người có công nên sau đó ông được mời làm việc trong chính quyền mới. Đó là lý do ông ngăn cấm chuyện của hai đứa, và dẫn đến việc nàng rủ Thịnh trốn nhà đi vượt biên.
Nhà Thịnh sau khi cha đi tù, nhà bị tịch thu, và gia đình bị đuổi đi vùng kinh tế mới thì nghèo xác nghèo xơ. Hồng Hạ lén lấy sợi dây chuyền và chiếc lắc tay bằng vàng y của nàng để hai đứa tìm đường vượt biên. Nhờ người bà con của Thịnh dẫn dắt, cuối cùng đã bắt được mối với một chiếc ghe đánh cá sẽ xuất phát từ bến ghe gần cầu Xóm Bóng, Tháp Bà Nha Trang. Thịnh nhờ ngày trước thường chơi với người anh họ là lính Hải Quân đóng ở trại Đoàn Kết Nha Trang, đã học được cách dùng hải bàn. Biết được điều này, chủ tàu mừng lắm, và cũng vì cảm thương cho tình trạng gia đình của Thịnh nên đã cho anh đi miễn phí, với điều kiện anh phải giữ và điều khiển hải bàn, đóng vai là ngư dân ra khơi đánh cá xuất phát tại bến cùng với chủ tàu và các “ngư dân” khác là thành viên gia đình chủ. Còn Hồng Hạ thì phải chờ ở điểm hẹn ngoài đèo Rù Rì cùng một nhóm hành khách khác. Họ phân tán hơn một trăm người cho nấp tại nhiều điểm hẹn khác nhau, chờ nửa đêm tàu lấy dầu và nước tại một ghe nhỏ hẹn gặp ngoài khơi xong rồi sẽ ghé vào các điểm hẹn bốc người đi.
Xui thay, nhóm của Hồng Hạ chờ mấy tiếng đồng hồ sau thì bị lộ. Công an đã theo dõi những chiếc xe lam đổ người xuống đèo Rù Rì gần nơi ẩn núp. Đêm đó công an lùng sục quanh vùng, khi họ đến gần thì mọi người chạy tán loạn. Và họ đã rượt bắn theo vang động núi rừng, làm chiếc tàu cá hoảng hồn bỏ chạy luôn ra khơi không quay lại. Nhưng cũng còn may là không ai trong nhóm bị bắt. Hồng Hạ thất thểu trở về trong đau khổ. Sau đó không lâu, những cơn bão lớn liên tục đổ vào miền Trung Việt Nam, nhiều tin tức về tàu vượt biên bị đắm với vô số xác chết tấp vào bờ. Nàng lo lắng khóc thầm, nghe ngóng hỏi thăm khắp nơi nhưng rồi mất luôn tin tức về Thịnh từ năm đó, không biết anh sống chết ra sao. Cuộc đời nàng nổi trôi theo thế cuộc. Vậy mà cũng đã hai mươi mấy năm rồi. Không thể ngờ, bây giờ nàng lại có cơ hội đi Mỹ bằng máy bay để đến đứng chỗ này. Bất chợt nàng gọi thầm.Thịnh ơi! Giờ này anh đang ở đâu?
Có lẽ những du khách đi qua thấy người phụ nữ đứng sững sờ tay nắm chặt sợi dây cáp nên chẳng ai dừng lại chờ đến lượt mình. Cảm thấy hơi lạnh, Hồng Hạ gạt nước mắt, tay rời khỏi dây cáp quay mình định đi trở lại tìm Leana. Nàng dừng lại vì thấy Leana từ bên đầu cầu xách giỏ đồ ăn bước thật nhanh về phía nàng, mặt mày hớn hở, miệng cười toe toét. Đột nhiên, Hồng Hạ nghe có tiếng thì thầm bên tai từ phía sau nàng. Đúng hơn, là tiếng ngâm nho nhỏ, hơi run run nhưng rất trầm ấm, mấy câu thơ trử tình của Thế Lữ:
“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên…”
Hồng Hạ giật nẩy mình. Rồi đứng chết trân. Giọng ngâm ngọt ngào ấy. Mấy câu thơ đầy kỷ niệm ấy...không lẫn vào đâu được, dù đã mấy chục năm qua! Nàng đứng đó. Run lẩy bẩy như chiếc lá vừa lìa cành. Nhưng nàng không dám quay đầu lại.
– Hey! Hồng Hạ! Bồ xem ai kìa! Leana đã tới gần, hét to lên chỉ về phía sau. - Hết hồn chưa?
Hồng Hạ từ từ quay lại. Và bốn mắt gặp nhau... Mắt nàng bỗng mở to, nước mắt chảy dài trên đôi gò má. Người đó chính là anh chàng lãng tử râu ria tốt bụng vừa mới giúp nàng chụp hình chỗ đầu cầu.
– Anh là...Thịnh...sao? Nàng lắp bắp, rồi đưa tay dụi mắt lia lịa.
– Là...anh đây, Hồng Hạ! Thịnh nói, giọng anh nghe như muốn khóc. Anh quay sang Leana: –Bọn anh đã gặp nhau khi nãy, nhưng Hạ không nhận ra anh, Leana ơi. Thịnh nói xong nhìn chăm chăm Hồng Hạ: – Cũng may là anh tình cờ nghe hai người nói chuyện chỗ bên chân cầu, nếu không thì sẽ chẳng ai nhận ra nhau. Anh dừng lại, cười buồn: – Đúng là thời gian tàn nhẫn quá... Nhờ nghe Leana gọi tên Hồng Hạ nên anh đã theo dõi hai người, khi thấy Leana bỏ đi anh đứng đợi cô ấy trở lại và hỏi thăm cho chắc ăn mọi chuyện trước khi đến đây gặp em.
– Vậy là nhờ cái tính ồn ào cố hữu của Leana mà anh nhận ra bọn em đó hả! Leana thích
chí cười lớn. – Công to dzồi! Công to dzồi! Ha ha... Anh thịnh nói đúng! Nghĩ cũng thật nực
cười. Cô nàng liếng thoắng: – Ngày xưa Leana học chung lớp với Hồng Hạ ở Lê Quý Đôn nên
cũng quen anh Thịnh, vậy mà khigặp lại chẳng ai nhìn ra ai.
Thấy lúc này du khách lũ lượt kéo qua cầu đông hơn, Leana nhét vội giỏ thức ăn vào tay Thịnh,
rồi một tay kéo Hồng Hạ tay kia lôi Thịnh đi trở lại phía chân cầu. Mọi người dừng lại nơi băng đá dưới gốc cây, chỗ dành cho người dã ngoại ăn trưa. Leana và Hồng Hạ bày mấy cái bánh mì kẹp thịt, xôi, chả giò, bánh bagel, và nước uống ra một tấm nhựa. Và họ vừa ăn vừa cùng nhau trao đổi, để “giải mã” những câu chuyện bí ẩn không có câu trả lời từ hai mươi mấy năm về trước đến giờ.
Thịnh kể lại, ngày ấy khi chiếc tàu cá gom đủ nước và dầu xong thì ghé vào các điểm hẹn bốc người lên. Những nơi khác thì mọi người đều lên tàu an toàn. Khi đến địa điểm sau cùng có Hồng Hạ và cháu gái vợ của chủ tàu là đèo Rù Rì, chủ tàu vừa định quét đèn bin vô bãi làm ám hiệu để mọi người chuẩn bị, thì bỗng đâu có tiếng súng nổ và ánh đèn loang loáng trong đêm. Biết là bị lộ, chủ tàu lệnh cho tài công quay đầu chạy luôn một mạch ra khơi. Kể tới đây Thịnh dừng lại nhìn Hồng Hạ bằng ánh mắt đau khổ vô vàn:
– Lúc đó anh muốn nhảy xuống biển bơi trở về cho rồi, nhưng vì quá cách xa bờ nên đã không dám. Anh thật tệ phải không em? Thời tiết khi ấy quá xấu, tàu đi được hơn tuần mà vẫn chưa thấy bến bờ nào cả, thì máy hư nên phải lênh đênh trên biển thêm mười lăm ngày nữa. Đến khi hết nước hết thức ăn, nhiều người sức yếu, trẻ em, phụ nữ đã bắt đầu thoi thóp thì may mắn bọn anh được tàu buôn Na Uy vớt. Nếu không thì cả tàu đã vào bụng cá hết rồi!
Thịnh còn cho biết, sau khi tàu Na Uy vớt rồi đem gửi bọn họvào trại tỵ nạn Hồng Kông anh đã tìm đường gửi thư rất nhiều về cho Hồng Hạ, nhưng chẳng bao giờ được hồi âm của nàng. Sáu tháng sau anh được qua Mỹ định cư, lại tiếp tục gửi thư cho nàng và vẫn bặt vô âm tín. Anh rất buồn, buồn đến không thiết trở lại trường học tiếp dù khi ấy anh mới vừa hai mươi tuổi.
Bây giờ Hồng Hạ mới biết nguồn cơn:
– Thì ra khi ấy cha em đã thông đồng với ban thư tín của phường để thủ tiêu tất cả thư từ mà anh gửi cho em. Vậy mà em mõi mòn chờ đợi tin tức anh trong rất nhiều năm. Về sau cha em bị gài thế vu oan phải ở tù, mặc kệ ông ấy là người “có công cách mạng”, đã nằm vùng giúp cho mấy người Cộng Sản trong những ngày còn chiến tranh. Nàng uất ức: – Ba em đã sáng mắt nhưng hối hận thì quá muộn màng...
Leana thấy bạn như vậy cũng rưng rưng nước mắt. Cô đứng sững dựa vào thành cầu, hết nhìn Thịnh đến nhìn Hồng Hạ.
Thịnh nói tiếp, đến Mỹ, sau một thời gian chán đời lêu lổng đến mấy năm, anh mới trở lại trường học, tốt nghiệp ngành nghệ thuật, rồi ra đi làm. Về tình trạng gia đình, Thịnh cho biết anh chưa bao giờ kết hôn. Nhưng anh từng sống chung với một phụ nữ Mỹ và có hai con, đứa con trai nay đã mười hai tuổi, và đứa con gái tám tuổi. Họ đã xa nhau mấy năm rồi, và hiện giờ anh phải trợ cấp cho người tình nuôi hai đứa con.
Thịnh chợt cầm lấy tay Hồng Hạ nói thiết tha: – Anh nghe Leana kể hết chuyện của em rồi. Tội nghiệp em! Chuyện của em còn buồn hơn anh nữa. Anh thật là xin lỗi! Chúng ta có duyên mà không nợ nên đành phải chia lìa…
– Sao lại không nợ? Leana bất chợt chen vào. – Leana thấy hai người vẫn còn một “cục nợ to đùng” đấy! Cô cười ha hả. –Cho nên mới gặp lại nhau. Bây giờ vẫn chưa muộn đâu. Người ta nói, “Tình cũ nghĩa xưa, gặp lại nhau không mưa thì cũng...sấm sét!” Đây là dịp may độc nhất vô nhị cho hai người đó, tới luôn đi bác tài anh Thịnh ơi! Cho bạn Hồng Hạ của tui được ở lại xứ này cùng tui đi shopping và...tán dóc!
– Có được không em? Thịnh âu yếm nhìn nàng và hỏi tiếp theo lời Leana. –Nếu Hồng Hạ đồng ý, anh sẽ làm thủ tục chuyển diện du lịch của em sang diện kết hôn để cho em ở lại.
– Leana! Hồng Hạ hét lên, mặt nàng ửng hồng. – Mi nói cái gì lạ vậy hả? Mình phải về, vì còn lo cho bé Hồng Thu nữa chứ! Sang năm bé mới tốt nghiệp.
– Thì có sao? Leana gân cổ cãi. – Cứ để bé ở bên đó với bà ngoại học một năm nữa, khi nào xong giấy tờ bồ sẽ bảo lãnh cho bé sang đây. Chuyện nhỏ như cọng cỏ! Dạo này người ta làm kiểu này đầy ra đó! Thôi bây giờ chúng ta ăn tiếp cho hết đi, Leana vẫn còn đói!
Sau khi ăn uống xong, Thịnh ghi địa chỉ nhà của Leana, và hẹn ngày mai sẽ xin nghỉ làm vài hôm để đến đưa Hồng Hạ đi chơi, trước khi bắt đầu làm các thủ tục để chuyển diện cho nàng.
– Ok, gặp lại em ngày mai! Tạm biệt Leana, và cám ơn em đã đem Hồng Hạ qua đây!
Thịnh nói xong chào hai người rồi quay bước ra xe.
Hồng Hạ đứng ngẩn ngơ nhìn theo chàng bằng ánh mắt long lanh rạng ngời như thuở mới yêu nhau.
Leana nhìn bạn cười trêu ghẹo, rồi ngân nga mấy câu thơ cô chế lại từ bài “Tình Già" của Phan Khôi:
“Hai mươi chín năm sau
Tình cờ đất Mỹ gặp nhau
Đôi mái đầu...sắp bạc
Nếu chẳng yêu xưa đố nhìn ra được
Liếc đưa Thịnh đi rồi
Con mắt Hạ... có đuôi.
Hồng Hạ bạn tui ôi!”
Ha ha ha...
Hồng Hạ xấu hổ đỏ cả mặt, tiện tay chụp lấy miếng bagel trong túi nilon ném vào Leana. Đàn hải âu đang bay lượn trên cao ngỡ nàng ném thức ăn cho chúng nên đồng loạt sà xuống quanh nàng. Chúng nào biết, tâm hồn Hồng Hạ cũng đang mọc cánh, phấp phới nhập đàn bay lượn cùng đàn chim biển trên bầu trời San Francisco…
Phương Hoa
Bài số 5446-21-31254-vb8072218
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
***
Sáng Chúa Nhật, Leana dậy sớm chở Hồng Hạ đi thăm thành phố San Francisco. Nhờ lời mời nhiệt tình của người bạn học cũ Leana mà cuối cùng Hồng Hạ cũng có cơ hội đặt chân đến nơi này, để thoả cái ước mơ lâu nay, sau lần vượt biển hụt ngày xưa, là được một lần viếng thăm Hiệp Chủng Quốc.
Thời tiết vùng vịnh Cựu Kim Sơn hôm nay rất ấm áp. Trời ít gió, những tia nắng ban mai lóng lánh nhẩn nha ve vuốt lên dãy bồn hoa đủ màu còn đọng sương mai dọc con đường đất dẫn đến cầu Golden Gate, cây cầu Cổng Vàng nổi tiếng của vùng Đông Vịnh. Hồng Hạ thích thú căng mắt ngắm nhìn khắp nơi. Dù đã nghe, đã biết trước, về cái “nước Mỹ thiên đường", ngày bước xuống máy bay, Hồng Hạ vẫn ngạc nhiên và xúc động khi nhìn mọi thứ mọi nơi đều “sạch sẽ thơm tho", ngay cả cái nơi mà bên quê nhà khi có người đang ăn thì không ai dám nhắc tới. Dù ở độ tuổi không còn được gọi là trẻ nữa, Hồng Hạ vẫn giữ nét duyên dáng, nhí nhảnh, và nhanh nhẹn, bây giờ cộng thêm niềm hạnh phúc đến được xứ sở tự do, được gặp lại đứa bạn thân sau mấy chục năm xa cách, làm cho nàng thiếu phụ nửa chừng xuân càng trở nên hồng hào, xinh tươi yêu đời hơn, không khác gì các cô gái đôi mươi.
Hai đứa đi bộ lên đến gần chân cầu. Leana tính tình phóng khoáng, thuộc diện “ăn to nói lớn”, nói chuyện thì cứ bô bô như ở chỗ không người. Vừa đi vừa tíu tít, thỉnh thoảng dừng lại chụp hình, cho Hồng Hạ khoe dáng cùng phong cảnh và cây cầu đỏ nhìn từ xa ngoạn mục. Trời nóng dần lên khiến nàng du khách Việt đầu trần thắm hồng đôi má. Nắng cũng làm tăng phần rực rỡ của các loài hoa cỏ nơi công viên Quốc Tế. Hồng Hạ cởi áo khoát ra và chạy lại ngồi trên bậc xi măng, chỗ có khắc chữ “Việt Nam", bên cạnh những bậc thang ghi tên các nước trên thế giới, rồi ngoắc Leana:
– Qua đây chụp cho Hạ vài tấm để mai mốt đem về Việt Nam khoe với mấy bà bạn đi!
Một người đàn ông Á Châu mặt đầy râu ria vừa bước lại chụp hình bồn hoa, nghe nàng nói thế thì mỉm cười làm nàng đỏ mặt. Anh ta biết mình là dân ở bển mới qua rồi, quê thật. Nàng thầm nghĩ.
– Hồng Hạ nè! Leana kêu to, nói oang oang. – Mình ra xe lấy thêm nước rồi trở lại ngay, bồ đi bộ lên cầu trước đi. Cô nàng chỉ vào mặt bạn nói như hăm he: – Nhớ hãy đến sờ dây cáp treo và khấn xin may mắn nhé! Bồ đã chịu tang cho ông ấy cũng gần chục năm rồi, giờ là lúc phải tìm lấy hạnh phúc cho bản thân đi chứ. Biết đâu trong chuyến đi này bồ sẽ gặp một ý trung nhân để kết hôn và được ở lại định cư luôn thì sao! Nói xong Leana cười ha hả, ấn chiếc điện thoại vào tay Hồng Hạ rồi quay bước đi về hướng parking.
Hồng Hạ cảm thấy xấu hổ vì sự bạo miệng bạo mồm của Leana nên nhìn quanh. May mà chỉ có đám du khách thật đông bước qua trước mặt. Nàng cười buồn, đâu có ai biết mình ở chốn này mà lo. Nhưng rồi chợt thẩn thờ nhớ lại những lời vừa rồi của bạn. Tìm lại hạnh phúc cho bản thân sao. Đã mấy chục năm rồi, hạnh phúc và tình yêu quá là xa xỉ đối với nàng. Thống, người chồng đầy quyền lực mà nàng kết hôn để nhờ cứu cha thoát khỏi vòng lao lý vì bị vu oan đã qua đời vì tai nạn xe hơi, để lại cho nàng đứa con gái năm nay mười bảy tuổi, và đóchính là niềm hạnh
phúc của nàng bao năm qua.
Gạt vội đi niềm đau vừa chớm trong lòng, Hồng Hạ bước theo đoàn du khách tiến về phía cây cầu đỏ. Nghe nói cây cầu này cũng khá linh thiêng, chuyện cầu xin may mắn như Leana nói thì chưa nghe, nhưng nàng có nghe cây cầu này là chỗ những người tuyệt vọng vì tình, những cặp yêu nhau trắc trở thường đưa nhau đến để được đi chung đường về thế giới bên kia. Có lẽ sau khi lìa bỏ cõi đời, họ mới thấy nuối tiếc kiếp người nên quay lại hộ trì những ai đau khổ. Nhờ vậy đã có nhiều người đến đây với ý định quyên sinh, rồi lại đổi ý và trở về đối mặt với cuộc sống.
Hồng Hạ bước thong thả theo chân nhóm du khách. Họ gồm đủ sắc dân, từ da trắng đến vàng, đen, những người Thái với làn da trắng tái mét, vừa đi vừa cười nói nhi nhô, trầm trồ bằng nhiều loại ngôn ngữ nghe đến lạ tai. Thỉnh thoảng họ dừng lại tranh nhau chụp hình, nhất là những cặp tình nhân âu yếm chụm đầu vào nhau tự chụp hình với cây cầu, làm nàng cảm thấy rất ganh tị.
Tới sát chân cầu, nhìn thấy dòng người đông đúc lũ lượt kéo nhau đi lên thành cầu nơi dành cho người đi bộ, và xe cộ chạy nườm nượp trên cầu, Hồng Hạ dừng lại đưa điện thoại lên loay hoay tìm hướng để tự chụp một tấm hình ghi lại cái quang cảnh tấp nập thú vị này. Nàng vừa đưa điện thoại lên, bỗng đâu một nhóm du khách, nữ nhiều hơn nam, đầu đội mũ rộng vải hoa bụng đeo tay nải chân mang giày xệp ồn ào chí chóe xáp lại choáng trước mặt nàng và hè nhau chụp hình.
Nghe những giọng nói xí xa xí xô, và nhìn phong cách ồn ào cái kiểu ăn bốc tôm luộc tại nhà hàng Buffet khi du lịch đến Việt Nam của họ đã được chuyển tải đầy dẫy trên mạng Internet, Hồng Hạ cũng đoán ra được đám này là “lính của bác Tập" người anh em hàng xóm bên quê nhà. Bực mình định bỏ đi chỗ khác cho rồi, nhưng “tự ái dân tộc" lại nổi lên trong lòng nàng. Ở bên quê nhà thì nàng đành phải ngán những cái “môi hở" này, nếu làm chúng mất lòng thì sẽ bị bọn “răng lạnh" ở đó quấy nhiễu. Nhưng đây là xứ sở tự do, nàng không thể chịu thiệt thòi vì bọn chúng nữa, nên nhất quyết phải “ăn thua đủ", phải...phục thù mới được! Nghĩ thế, Hồng Hạnh cũng ngang ngạnh chen trở lại trước mặt những người vừa đẩy nàng ra để chụp vài tấm hình. Nhưng mà đám người này cũng liều không kém, có lẽ biết nàng là người Việt hay ít nhất cũng là dân Á châu nên họ chẳng thèm “ngán thằng Tây” nào. Nàng vừa đưa diện thoại lên chưa kịp chụp thì bị bọn họ lại chen vào trước mặt. Ngán ngẩm vì mấy lần liên tục bị như vậy nàng đành bỏ cuộc và dợm bước lên cầu, chờ khi Leana trở lại sẽ chụp.
Bỗng có người nào đó nói sau lưng nàng mấy câu bằng tiếng Việt:
– Cô ơi! Cô có cần giúp chụp hình không? Bọn người này ồn ào quá, cô không chen nổi với họ đâu. Tôi sẽ giúp chụp dùm cho cô mấy tấm nếu cố muốn.
Chao ơi, buồn ngủ mà gặp chiếu... hoa. Nơi xa xứ mà lại gặp đồng hương nói cùng ngôn ngữ thì thật là may mắn. Hồng hạ vui mừng quay người lại. Đó là cái người râu ria khi nãy đã “cười quê” nàng chỗ bồn hoa. Anh ta vào khoảng trên dưới năm mươi, nhìn tướng rất bụi đời, rất nghệ sĩ, râu ria rậm rạp, quần jean cũ sờn, áo thun màu gỗ gụ đầy hoa văn nốt nhạc trước ngực, mũ dìm đội ngược ra sau. Tay này tướng tá thấy hơi...ghê một chút, nhưng cũng đâu có sao, tiện tay thì nhờ anh ta thôi, nơi đây đông người anh ta dám làm gì mình mà sợ. Nghĩ vậy nàng mỉm cười gật đầu chào và mở mật mã điện thoại ra, bật chỉnh chỗ chụp hình xong thì đưa cho anh ta:
– Thật tốt quá! Nhờ ông giúp chụp dùm cho vài tấm hình vậy nhé. Cám ơn nhiều!
Có lẽ người đó nãy giờ chứng kiến cái cảnh nàng bị đám người náo loạn đó “ăn hiếp” cũng thấy giận thay, nên nhanh nhẹn đón lấy cái điện thoại, rồi không nói một lời anh ta “tả xông hữu đột", miệng nói “sorry” tay ra hiệu cho họ dang ra, và kéo nàng đứng đúng vào vị trí rồi bấm lia lịa mấy pô hình có cây cầu đỏ. Chờ anh ta chụp xong Hồng Hạ đón lấy chiếc điện thoại nói cám ơn lần nữa và hoà vào dòng người đi tiếp lên cầu.
Trên cầu Golden Gate lúc này gió thổi lồng lộng, các dòng xe nườm nượp chạy qua làm cho cây cầu treo như rung rinh, như chuyển động nhịp nhàng. Cách kiến trúc lẫn màu sơn đặc biệt đỏ cam thật là đẹp mỹ miều khi nhìn xuyên suốt tận bên kia cầu qua làn sương phớt nhẹ từ phía biển. Nàng từng nghe ai đó ví qua cây cầu này có cảm giác như là “cổng vào thiên đàng” quả thật không ngoa. Nhìn về phía sau vẫn chưa thấy Leana, Hồng Hạ bước chầm chầm để chờ bạn. Thấy nhiều người dừng lại sờ tay vào chỗ dây cáp treo, nàng nhớ lời Leana dặn nên cũng dừng lại chờ đến lượt mình. Người du khách phía trước sờ xong đã bỏ đi và Hồng Hạ tiến lên.
Đưa tay bám vào sợi dây cáp bự hơn cái nắm tay, dù chưa kịp cầu nguyện điều gì nhưng một mối xúc động vô hình chợt dâng lên trong lòng Hồng Hạ. Sợi dây cáp treo sơn màu đỏ cam sáng rực, có đường kính gần cả chục centimet, theo thông tin nói nó được đan bện bằng hai mươi tám nghìn sợi dây thép to, giờ đây đã bị bạc màu tróc cả sơn, lộ ra cái cốt sắt đen xỉn hết một khoang tròn y hệt như cái nắm tay, là dấu tích của sự sờ nắm cùng một vị trí từ rất nhiều người. Nàng đứng mơ màng, đầu tựa vào sợi dây cáp, chợt cảm thấy ngực mình nằng nặng, cái cảm giác như xúc động, như nghẹn ngào. Đã có nhiều người sờ vào sợi dây cáp này để cầu may mắn đến mòn khuyết như vầy hay sao. Vậy ra đâu phải chỉ có mình nàng là luôn đeo bên mình sầu thương khổ não. Vẫn không rời tay khỏi dây cáp, nàng nhìn xuống biển và bất chợt rùng mình. Ngoài xa, một con tàu đang chạy ngang qua trước mắt, con tàu giống hệt con tàu đánh cá ngày xưa. Hồng Hạ hít một hơi dài lắc đầu xua đuổi. Nhưng vô hiệu, chuyện ngày xưa bỗng chốc ào ạt hiện về trong tâm trí nàng...
Năm 1975, ngày miền Nam rơi vào tay quân Bắc Việt, Hồng Hạ và Thịnh đang học trường Lê Quý Đôn Nha Trang. Tình yêu học trò vừa chớm nở, hai đứa mới bắt đầu hò hẹn thì thời cuộc đổi thay. Bố Thịnh là một trưởng ty của Việt Nam Cộng Hòa nên bị bắt đi tù không hẹn ngày về. Còn cha của Hồng Hạ là một nhà buôn, lại là cán bộ cộng sản nằm vùng hoạt động bí mật, cả mẹ và Hồng Hạ đều đến chừng đó mới biết. Là người có công nên sau đó ông được mời làm việc trong chính quyền mới. Đó là lý do ông ngăn cấm chuyện của hai đứa, và dẫn đến việc nàng rủ Thịnh trốn nhà đi vượt biên.
Nhà Thịnh sau khi cha đi tù, nhà bị tịch thu, và gia đình bị đuổi đi vùng kinh tế mới thì nghèo xác nghèo xơ. Hồng Hạ lén lấy sợi dây chuyền và chiếc lắc tay bằng vàng y của nàng để hai đứa tìm đường vượt biên. Nhờ người bà con của Thịnh dẫn dắt, cuối cùng đã bắt được mối với một chiếc ghe đánh cá sẽ xuất phát từ bến ghe gần cầu Xóm Bóng, Tháp Bà Nha Trang. Thịnh nhờ ngày trước thường chơi với người anh họ là lính Hải Quân đóng ở trại Đoàn Kết Nha Trang, đã học được cách dùng hải bàn. Biết được điều này, chủ tàu mừng lắm, và cũng vì cảm thương cho tình trạng gia đình của Thịnh nên đã cho anh đi miễn phí, với điều kiện anh phải giữ và điều khiển hải bàn, đóng vai là ngư dân ra khơi đánh cá xuất phát tại bến cùng với chủ tàu và các “ngư dân” khác là thành viên gia đình chủ. Còn Hồng Hạ thì phải chờ ở điểm hẹn ngoài đèo Rù Rì cùng một nhóm hành khách khác. Họ phân tán hơn một trăm người cho nấp tại nhiều điểm hẹn khác nhau, chờ nửa đêm tàu lấy dầu và nước tại một ghe nhỏ hẹn gặp ngoài khơi xong rồi sẽ ghé vào các điểm hẹn bốc người đi.
Xui thay, nhóm của Hồng Hạ chờ mấy tiếng đồng hồ sau thì bị lộ. Công an đã theo dõi những chiếc xe lam đổ người xuống đèo Rù Rì gần nơi ẩn núp. Đêm đó công an lùng sục quanh vùng, khi họ đến gần thì mọi người chạy tán loạn. Và họ đã rượt bắn theo vang động núi rừng, làm chiếc tàu cá hoảng hồn bỏ chạy luôn ra khơi không quay lại. Nhưng cũng còn may là không ai trong nhóm bị bắt. Hồng Hạ thất thểu trở về trong đau khổ. Sau đó không lâu, những cơn bão lớn liên tục đổ vào miền Trung Việt Nam, nhiều tin tức về tàu vượt biên bị đắm với vô số xác chết tấp vào bờ. Nàng lo lắng khóc thầm, nghe ngóng hỏi thăm khắp nơi nhưng rồi mất luôn tin tức về Thịnh từ năm đó, không biết anh sống chết ra sao. Cuộc đời nàng nổi trôi theo thế cuộc. Vậy mà cũng đã hai mươi mấy năm rồi. Không thể ngờ, bây giờ nàng lại có cơ hội đi Mỹ bằng máy bay để đến đứng chỗ này. Bất chợt nàng gọi thầm.Thịnh ơi! Giờ này anh đang ở đâu?
Có lẽ những du khách đi qua thấy người phụ nữ đứng sững sờ tay nắm chặt sợi dây cáp nên chẳng ai dừng lại chờ đến lượt mình. Cảm thấy hơi lạnh, Hồng Hạ gạt nước mắt, tay rời khỏi dây cáp quay mình định đi trở lại tìm Leana. Nàng dừng lại vì thấy Leana từ bên đầu cầu xách giỏ đồ ăn bước thật nhanh về phía nàng, mặt mày hớn hở, miệng cười toe toét. Đột nhiên, Hồng Hạ nghe có tiếng thì thầm bên tai từ phía sau nàng. Đúng hơn, là tiếng ngâm nho nhỏ, hơi run run nhưng rất trầm ấm, mấy câu thơ trử tình của Thế Lữ:
“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên…”
Hồng Hạ giật nẩy mình. Rồi đứng chết trân. Giọng ngâm ngọt ngào ấy. Mấy câu thơ đầy kỷ niệm ấy...không lẫn vào đâu được, dù đã mấy chục năm qua! Nàng đứng đó. Run lẩy bẩy như chiếc lá vừa lìa cành. Nhưng nàng không dám quay đầu lại.
– Hey! Hồng Hạ! Bồ xem ai kìa! Leana đã tới gần, hét to lên chỉ về phía sau. - Hết hồn chưa?
Hồng Hạ từ từ quay lại. Và bốn mắt gặp nhau... Mắt nàng bỗng mở to, nước mắt chảy dài trên đôi gò má. Người đó chính là anh chàng lãng tử râu ria tốt bụng vừa mới giúp nàng chụp hình chỗ đầu cầu.
– Anh là...Thịnh...sao? Nàng lắp bắp, rồi đưa tay dụi mắt lia lịa.
– Là...anh đây, Hồng Hạ! Thịnh nói, giọng anh nghe như muốn khóc. Anh quay sang Leana: –Bọn anh đã gặp nhau khi nãy, nhưng Hạ không nhận ra anh, Leana ơi. Thịnh nói xong nhìn chăm chăm Hồng Hạ: – Cũng may là anh tình cờ nghe hai người nói chuyện chỗ bên chân cầu, nếu không thì sẽ chẳng ai nhận ra nhau. Anh dừng lại, cười buồn: – Đúng là thời gian tàn nhẫn quá... Nhờ nghe Leana gọi tên Hồng Hạ nên anh đã theo dõi hai người, khi thấy Leana bỏ đi anh đứng đợi cô ấy trở lại và hỏi thăm cho chắc ăn mọi chuyện trước khi đến đây gặp em.
– Vậy là nhờ cái tính ồn ào cố hữu của Leana mà anh nhận ra bọn em đó hả! Leana thích
chí cười lớn. – Công to dzồi! Công to dzồi! Ha ha... Anh thịnh nói đúng! Nghĩ cũng thật nực
cười. Cô nàng liếng thoắng: – Ngày xưa Leana học chung lớp với Hồng Hạ ở Lê Quý Đôn nên
cũng quen anh Thịnh, vậy mà khigặp lại chẳng ai nhìn ra ai.
Thấy lúc này du khách lũ lượt kéo qua cầu đông hơn, Leana nhét vội giỏ thức ăn vào tay Thịnh,
rồi một tay kéo Hồng Hạ tay kia lôi Thịnh đi trở lại phía chân cầu. Mọi người dừng lại nơi băng đá dưới gốc cây, chỗ dành cho người dã ngoại ăn trưa. Leana và Hồng Hạ bày mấy cái bánh mì kẹp thịt, xôi, chả giò, bánh bagel, và nước uống ra một tấm nhựa. Và họ vừa ăn vừa cùng nhau trao đổi, để “giải mã” những câu chuyện bí ẩn không có câu trả lời từ hai mươi mấy năm về trước đến giờ.
Thịnh kể lại, ngày ấy khi chiếc tàu cá gom đủ nước và dầu xong thì ghé vào các điểm hẹn bốc người lên. Những nơi khác thì mọi người đều lên tàu an toàn. Khi đến địa điểm sau cùng có Hồng Hạ và cháu gái vợ của chủ tàu là đèo Rù Rì, chủ tàu vừa định quét đèn bin vô bãi làm ám hiệu để mọi người chuẩn bị, thì bỗng đâu có tiếng súng nổ và ánh đèn loang loáng trong đêm. Biết là bị lộ, chủ tàu lệnh cho tài công quay đầu chạy luôn một mạch ra khơi. Kể tới đây Thịnh dừng lại nhìn Hồng Hạ bằng ánh mắt đau khổ vô vàn:
– Lúc đó anh muốn nhảy xuống biển bơi trở về cho rồi, nhưng vì quá cách xa bờ nên đã không dám. Anh thật tệ phải không em? Thời tiết khi ấy quá xấu, tàu đi được hơn tuần mà vẫn chưa thấy bến bờ nào cả, thì máy hư nên phải lênh đênh trên biển thêm mười lăm ngày nữa. Đến khi hết nước hết thức ăn, nhiều người sức yếu, trẻ em, phụ nữ đã bắt đầu thoi thóp thì may mắn bọn anh được tàu buôn Na Uy vớt. Nếu không thì cả tàu đã vào bụng cá hết rồi!
Thịnh còn cho biết, sau khi tàu Na Uy vớt rồi đem gửi bọn họvào trại tỵ nạn Hồng Kông anh đã tìm đường gửi thư rất nhiều về cho Hồng Hạ, nhưng chẳng bao giờ được hồi âm của nàng. Sáu tháng sau anh được qua Mỹ định cư, lại tiếp tục gửi thư cho nàng và vẫn bặt vô âm tín. Anh rất buồn, buồn đến không thiết trở lại trường học tiếp dù khi ấy anh mới vừa hai mươi tuổi.
Bây giờ Hồng Hạ mới biết nguồn cơn:
– Thì ra khi ấy cha em đã thông đồng với ban thư tín của phường để thủ tiêu tất cả thư từ mà anh gửi cho em. Vậy mà em mõi mòn chờ đợi tin tức anh trong rất nhiều năm. Về sau cha em bị gài thế vu oan phải ở tù, mặc kệ ông ấy là người “có công cách mạng”, đã nằm vùng giúp cho mấy người Cộng Sản trong những ngày còn chiến tranh. Nàng uất ức: – Ba em đã sáng mắt nhưng hối hận thì quá muộn màng...
Leana thấy bạn như vậy cũng rưng rưng nước mắt. Cô đứng sững dựa vào thành cầu, hết nhìn Thịnh đến nhìn Hồng Hạ.
Thịnh nói tiếp, đến Mỹ, sau một thời gian chán đời lêu lổng đến mấy năm, anh mới trở lại trường học, tốt nghiệp ngành nghệ thuật, rồi ra đi làm. Về tình trạng gia đình, Thịnh cho biết anh chưa bao giờ kết hôn. Nhưng anh từng sống chung với một phụ nữ Mỹ và có hai con, đứa con trai nay đã mười hai tuổi, và đứa con gái tám tuổi. Họ đã xa nhau mấy năm rồi, và hiện giờ anh phải trợ cấp cho người tình nuôi hai đứa con.
Thịnh chợt cầm lấy tay Hồng Hạ nói thiết tha: – Anh nghe Leana kể hết chuyện của em rồi. Tội nghiệp em! Chuyện của em còn buồn hơn anh nữa. Anh thật là xin lỗi! Chúng ta có duyên mà không nợ nên đành phải chia lìa…
– Sao lại không nợ? Leana bất chợt chen vào. – Leana thấy hai người vẫn còn một “cục nợ to đùng” đấy! Cô cười ha hả. –Cho nên mới gặp lại nhau. Bây giờ vẫn chưa muộn đâu. Người ta nói, “Tình cũ nghĩa xưa, gặp lại nhau không mưa thì cũng...sấm sét!” Đây là dịp may độc nhất vô nhị cho hai người đó, tới luôn đi bác tài anh Thịnh ơi! Cho bạn Hồng Hạ của tui được ở lại xứ này cùng tui đi shopping và...tán dóc!
– Có được không em? Thịnh âu yếm nhìn nàng và hỏi tiếp theo lời Leana. –Nếu Hồng Hạ đồng ý, anh sẽ làm thủ tục chuyển diện du lịch của em sang diện kết hôn để cho em ở lại.
– Leana! Hồng Hạ hét lên, mặt nàng ửng hồng. – Mi nói cái gì lạ vậy hả? Mình phải về, vì còn lo cho bé Hồng Thu nữa chứ! Sang năm bé mới tốt nghiệp.
– Thì có sao? Leana gân cổ cãi. – Cứ để bé ở bên đó với bà ngoại học một năm nữa, khi nào xong giấy tờ bồ sẽ bảo lãnh cho bé sang đây. Chuyện nhỏ như cọng cỏ! Dạo này người ta làm kiểu này đầy ra đó! Thôi bây giờ chúng ta ăn tiếp cho hết đi, Leana vẫn còn đói!
Sau khi ăn uống xong, Thịnh ghi địa chỉ nhà của Leana, và hẹn ngày mai sẽ xin nghỉ làm vài hôm để đến đưa Hồng Hạ đi chơi, trước khi bắt đầu làm các thủ tục để chuyển diện cho nàng.
– Ok, gặp lại em ngày mai! Tạm biệt Leana, và cám ơn em đã đem Hồng Hạ qua đây!
Thịnh nói xong chào hai người rồi quay bước ra xe.
Hồng Hạ đứng ngẩn ngơ nhìn theo chàng bằng ánh mắt long lanh rạng ngời như thuở mới yêu nhau.
Leana nhìn bạn cười trêu ghẹo, rồi ngân nga mấy câu thơ cô chế lại từ bài “Tình Già" của Phan Khôi:
“Hai mươi chín năm sau
Tình cờ đất Mỹ gặp nhau
Đôi mái đầu...sắp bạc
Nếu chẳng yêu xưa đố nhìn ra được
Liếc đưa Thịnh đi rồi
Con mắt Hạ... có đuôi.
Hồng Hạ bạn tui ôi!”
Ha ha ha...
Hồng Hạ xấu hổ đỏ cả mặt, tiện tay chụp lấy miếng bagel trong túi nilon ném vào Leana. Đàn hải âu đang bay lượn trên cao ngỡ nàng ném thức ăn cho chúng nên đồng loạt sà xuống quanh nàng. Chúng nào biết, tâm hồn Hồng Hạ cũng đang mọc cánh, phấp phới nhập đàn bay lượn cùng đàn chim biển trên bầu trời San Francisco…
Phương Hoa
Chào anh Lê Như Đức,
Anh nói đúng lắm, San Francisco là thành phố ngàn hoa và tấp nập, ai đến đây cũng đều lưu luyến. Mừng anh du lịch Châu Áu về lại an toàn. Cám ơn anh đã thích bài viết. Chúc anh và gia đình luôn an lạc.
Anh Sao Nam mên,
Cám ơn anh đã đọc và viết cảm tưởng “mở hàng”. PH nhận thấy anh cũng có rất nhiều chuyện ngắn hữu ích chia sẻ cùng độc giả. Viết tiếp nhé!
Chúc anh chị và gđ luôn may mắn
Cám ơn tất cả quý bạn đọc
Phương Hoa
Mong bạn viết nhiều thật nhiều cho độc giả được thưởng thức "kho truyện" lý thú của bạn.
NHN
Thành phố San Francisco là một trong những thành phố đẹp và lưu luyến lạ thường. Tôi viếng thăm nhiều lần và có quá nhiều kỷ niệm đẹp nơi đấy.
Một mối tình đẹp, một hội ngộ bất ngờ, một duyên lành bắt đầu từ một thành phố ngàn hoa và tấp nập. Xin cám ơn chị.
If you’re going to San Francisco,
Be sure to wear some flowers in your hair
If you’re going to San Francisco,
You’re gonna meet some gentle people there.
Hình như Chị lúc nào cũng sẵn có một kho chuyện để kể lại cho độc giả nghe thì phải.Thăm Chị khỏe.Mến