Hôm nay,  

“Thời Gian Ơi! Xin Dừng Lại...”

11/07/201800:00:00(Xem: 13523)
Tác giả: duyenky

Bài số 5436-19-31274-vb4071118

 
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài

 
****
 

Cuối tháng Mười vừa qua, gặp con gái Út, mình khoe ngay:

- Má được mời dự tiệc mừng thượng thọ 70 tuổi cuả Bà X.

- Vậy Bả bằng tuổi Má à? Thế Má có muốn làm gì không?

- Không, làm rồi thiên hạ biết tuổi thật cuả Má thì sao?!  (Bởi trong cộng đoàn không ai biết tuổi mình!)

- Vui một chút thôi, chứ ngày trọng đại ấy Má chỉ muốn xin một Thánh lễ tạ ơn cùng một cái bánh cream lớn hình vuông, của tiệm bánh Thụy Sĩ nổi tiếng tại Chicago, để mọi người chung vui, trong cùng ngày giỗ mãn tang cuả Ba, tức thứ bẩy, ngày 6/1/2018. Gía như Ba còn thì mới làm rùm beng!

 - Vậy Má đi Hawaii chơi nhé!

 - Ưà! Ưà! Tốt! Tốt!

Thật ra ba đứa con gái đã âm thầm tính hết cả rồi, năm nay chúng mừng thượng thọ 70 tuổi cho mình, chỉ có mình là ờ…ờ… ớ… ớ… ngớ ra mình mới 70! Vì vẫn nghĩ mình già rồi, hơn 70 cơ! Mặc dù năm nào các con cũng mừng sinh nhật, nhưng chẳng bao giờ chúng xác định sinh nhật thứ mấy, nên mình quên luôn cả tuổi tác!

“Vẫn biết Ta giờ không trẻ nữa!”

Nhưng không sao! Người ta nói phụ nữ nên quên tuổi của mình đi! Và quên được là điều hay, điều tốt!

Và tốt thật! Này nhé, thân phận mình chẳng phải công chúa, cũng chẳng phải cô nương nào, và càng không phải con gái “rượu” nhà ai, có chăng chỉ là cô út được cưng chiều tí xíu thôi!

Vừa lớn lên, mới học xong, chưa kịp ngúng ngoảy, chưa biết liếc mắt, đưa tình đã bị “chộp” rồi!

“Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến!”

Lấy Chồng chưa được một năm mình đã sinh con đầu lòng! Chồng và mẹ Chồng còn nợ mình một tuần trăng mật mãi chẳng trả! Giờ thì không thể trả rồi! Bởi thời điểm giỗ mãn tang cuả Anh đã cận kề, mà “Anh vẫn còn nợ em!” Còn mẹ Chồng, nay đã giỗ lần thứ 38, làm sao trả đây? Nhưng mình vẫn không quên, mai sau có gặp mặt trên thiên đàng, mình cũng vẫn đòi!

Và hai đứa con nữa liên tiếp chào đời! Đúng là mưa bên Chồng, nắng bên Con, mình hiểu và thấm thiá thế nào là tự do, thế nào là thân phận phụ nữ Việt Nam, thế nào là tù binh… vì ông Xã mình rất độc tài, lại ghen tương lạ lùng! Rồi 30/4/1975 ập đến, “Thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo!”

Con nhỏ một tháng tuổi hay ba, bốn tuổi cũng phải bỏ ở nhà nhờ mẹ Chồng yếu đau bệnh tật trông coi lúc được lúc không, vì mình đi dạy ngày hai buổi với 20 tiết (lúc đó 60 phút/1 tiết) nghĩa vụ một tuần, chưa kể giờ phụ trội và phụ đạo! Căng thẳng đến độ đang là giáo viên Toán, mình phải tình nguyện chuyển sang hỗ trợ dạy Vật Lý vài tiết một tuần, rồi từ từ trở thành thanh tra bộ môn Vật Lý toàn quận và mất gốc giáo viên Toán hồi nào không hay, cho đến ngày bỏ nghề, nhưng không bỏ nước, cũng chẳng bỏ anh em họ hàng, bạn hữu…mình ra đi theo Chồng một lần nữa!

Nhưng theo chồng lần này, trước mắt mình được lợi lộc lớn, là sự tự do hạnh phúc, những thành công, ổn định của con cái, một tuổi già an bình với thú vui thích riêng, trong một đất nước được mơ ước nhất hành tinh! Xin cảm ơn nước Mỹ nhiều thật nhiều và các nứơc Đồng minh nữa! Không chỉ giang tay cứu giúp các sĩ quan chế độ cũ Việt Nam Cộng Hoà “học tập cải tạo”, các cộng tác viên, và gia đình được đoàn tụ, cả những người đi tìm Tự do!

Tới nay đã gần nửa thế kỷ, người Việt Nam chúng ta đã lưu lạc khắp nơi trên thế giới, nhưng không thể quên trái ngọt quê hương, những điệu ru câu hò thấm sâu vào tim - não - da - thịt - xương - cốt... Mặc dù lớp đàn anh đã từ từ rủ nhau "về với mẹ trăm con" gần hết, và thế hệ thứ ba, thứ tư cũng kịp thời xuất hiện với trí khôn, tinh thần, thể xác vượt trội… Nhưng vẫn còn đó những nỗi lo càng ngày càng lớn: làm sao thay đổi chính quyền cho quê nhà, làm sao hồi hương an toàn?! Làm sao lớp trẻ duy trì được tiếng Quốc ngữ Mẹ đẻ, làm sao bảo tồn được Bốn ngàn năm Văn hiến? v.v. và v.v…Đặc biệt nỗi lo duy trì nòi giống khi các gía trị gia đình càng ngày càng bị xáo trộn theo trào lưu mới, khái niệm mới, cấu trúc mới, văn minh khoa học kỹ thuật mới? Với ý thức, tự do, di dân rộng khắp, thông tin phát triển tòan cầu... sự pha trộn sẽ dần dần tăng lên và dòng giống Con Rồng Cháu Tiên có nguy cơ giảm xuống đến tận cùng, từ 50, 25, ... ,1%! Khi ấy mình còn có thể nhận ra nhau không? Lúc đó tô phở, bát bún riêu, hũ mắm tôm, qủa cà pháo, bánh chưng, bánh téc ... sẽ ra sao? Rồi mình lặng đi nhận ra rằng, cái giá của sự tự do hạnh phúc thật quá đắt! Nhưng không biết nó có còn ngọt ngào hấp dẫn các thế hệ mai sau?

Bất giác mình nghĩ đến hình phạt Thiên Chuá dành cho người Do Thái tạo phản, phải lưu đầy khắp nơi trên thế giới từ năm 70 trước Công Nguyên cho tới năm 1948, với phong trào Sion, họ mới được trở về quê nhà. Nhưng dù ở đâu, hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ được dòng giống. Hết sức ngạc nhiên và khâm phục phải không?

Hiển nhiên ở đây mình không nói tới ưu khuyết điểm của vấn đề thuần chủng hay khác chủng, và càng không muốn đụng chạm đến vấn đề di dân! Nhưng với thân phận người trần mắt thịt, mình cảm nhận một sự xót xa đến tận cùng và băn khoăn không biết đây có phải là baì học quí giá nhất không?

“Ta nghiêng tai nghe lại cuộc đời,” nhớ thời ấy, những năm tháng sau năm 1975, lương giáo viên được $33.00 một tháng, có tăng bao nhiêu lần, cũng chỉ đáng giá bằng nửa kilogam thịt heo đùi ngoài thị trường! Bởi lương tăng thì vật giá cũng tăng! Cứ thế chúng chạy đua cùng nhau!

Cuộc sống đã khó khăn, vất vả tứ bề, lại phải nhịn ăn, uống bán nhu yếu phẩm khô mà giáo viên được hưởng trong một tháng, một quí, một năm, để đổi lấy lương thực cần thiết thăm nuôi chồng!

Cảnh mỗi tháng “gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non…” Làm mình rất sợ, vì đi thăm nuôi, phải đi từ sáng tinh mơ tới chiều tối mới về, người rạc sơ sác như mướp bởi say xe, chẳng dám ăn uống chi, về đến nhà là lăn ra ngủ li bì! Còn mệt mỏi thêm vài ngày nữa! Sức khoẻ vừa nguôi ngoai, thì kỳ thăm nuôi kế tiếp lại sắp tới! Ấy là lần thăm nuôi nào Mẹ hay Chị mình cũng phải ra bến xe Long Khánh ở ngã Bẩy Sàigon dể xếp hàng từ hai ba giờ sáng chờ mua vé xe, gần giờ khởi hành mình mới ra!

Thăm nuôi chồng hằng tháng, nhưng lần nào cũng tham lam, mang đồ đến độ phải thuê người gánh gồng băng qua đường rừng, rồi chạy nhanh theo! Chồng cũng phải nhờ bạn khiêng gánh đồ tiếp tế vào trại!

Rồi những lúc con thay nhau đau ốm, ra vô nhà thương hằng giờ, hằng ngày; ăn ngủ, soạn giáo án và chấm bài ngay bên giường bệnh cuả con, vì không có thời gian, cũng chẳng đưọc nghỉ dạy! Vất vả lắm lắm, không kể hết những buồn tủi, những ngơ ngác ngỡ ngàng cuả bà mẹ trẻ hai mươi mấy cái xuân hồng, chưa một chút kinh nghiệm về đường tình, đường đời… đã phải nuôi ba con nhỏ với một ông Chồng “học tập cải tạo Cộng sản”... Trong hoàn cảnh nhiêu khê ấy, nhiều bà vợ sĩ quan phải rũ bỏ mọi thứ để thóat thân! Mình cũng được nhiều bạn bè khuyên nên chuyển sang một công việc nào đó có đồng lương khá hơn. Suy đi nghĩ lại nát óc, chẳng biết tính sao, làm gì? Làm sao, tính gì bây giờ? Nghề nghiệp nào cũng đầy cạm bẫy, và vô vàn cơ hội bất chính! Ai trong hoàn cảnh đó cũng khó giữ được lương tâm! Cũng bị lôi cuốn, cũng mắc bệnh nghề nghiệp, cũng "dẻo mép" tới cùng... dần dần lương tâm chai lì, mất hết cảm xúc...Không ít bà phải kiếm tiền nuôi con, đành bỏ lơ con cái; đến khi có tiền thì lại mất hết các con! Cứ thế mình do dự và lo lắng làm tuột mất nhiều cơ hội đổi thay… Cuối cùng mình chấp nhận bám nghề để giữ gìn lương tâm tự nhiên, trong sáng, một gia đình lành mạnh, các con an tâm học hành, đặc biệt muốn cho chồng “học tập cải tạo” về, có nơi có chốn nhập lại hộ khẩu thành phố, hành nghề giáo viên trở lại! Vì ông Xã mình là giáo chức biệt phái. Thế là mình an phận sơ sác với nghề!

Hơn năm năm sau chồng được thả về với gia đình. Niềm vui chưa hết thì nỗi lo lại tới, lớn và dài hơn nhiều, các con ăn học lớn dần, Chồng lại kén cá chọn canh nghề nghiệp nên mình càng héo vàng heo hắt hơn. Bới cảnh:

 “Cái cò lặn lội bờ ao,

nuôi đủ ba con với một chồng!”

Thế mà hiện nay mình cảm thấy sung sướng hạnh phúc như thiên đàng! Ồ! Cái tuổi thất thập cổ lai hy, sống xa quê hương, họ hàng, và là dân tị nạn tại Hoa Kỳ mà bảo hạnh phúc sung sướng như thiên đàng thì ai mà tin được?! Vất nỗi cô đơn, lạc lõng, buồn tuỉ, nhớ thương… cùng gánh nặng tuổi tác đi đâu? Không biết có mơ màng phóng đại hay man man chi rứa? Nhưng không, mình nói thật, nói trong sự minh mẫn sáng suốt cuả tuổi già (!) và không ảo tưởng phóng đại hay lẩm cẩm, mình vẫn nhìn rõ đồng đô la nào ra đồng đó, và không lẫn lộn khi chi tiêu! Sáng, chiều hằng ngày mình chỉ thích đi lang thang một mình tí xíu thôi

“Chào bình minh hoa ban mai nở tươi,

Nhạc diụ êm muôn câu ca ngàn nơi”...

Và:

“Một mình đi lang thang trên đường.

Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng.”

hay mê man với:

“Cánh nhạn vào mây thiết tha…

Lưu luyến một trời xa …”

 
 nhưng rồi cũng biết đường về!


Nếu nói âm nhạc là người tình không bao giờ phản bội thì cũng có thể nói thời gian là người yêu mãi mãi ở bên mình, để an uỉ, vỗ về, ấm áp, ngọt ngào!

Thật đó, giờ mình quên tất cả những gian nan vất vả, tủi nhục khi xưa rồi! Kể cả thời gian dài cực khổ, gần đây nhất, vì các con ở xa, một mình chăm sóc ông Xã ngày đêm tại nhà, trong bệnh viện, nơi Nurshing Home, mà không bỏ ổng một ngày nào, dù nắng nóng cực độ hay mưa tuyết phủ đầy trời Chicago!

Bây giờ, mình hoàn toàn tự do, không lo chồng, không lo con, không lo cháu, không lo cả tiền bạc, ốm đau, bệnh tật …

Vì từ rất trẻ mình đã ý thức rằng phải có một ngón nghề để giữ vóc dáng cho hiện tại và đặc biệt cho sức khoẻ tuổi gìa! Nên bao giờ mình cũng thiền (nhân điện) ngay khi thức giấc, và tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày! Đi bộ, đi bơi khi có cơ hội! Vì vậy mình luôn khoẻ mạnh, không mắc chứng bệnh cổ điển nào, cũng chẳng mắc bệnh thời đại, và càng không vướng vào những bệnh xã hội…Chỉ uống các thứ thuốc bổ con cái mua cho và đề phòng chút xiú về cao áp huyết.

Sống một mình trong một căn phòng dầy đủ tiện nghi của một Housing sạch đẹp dành cho người lớn tuổi. Muốn gọn gàng hay bừa bộn cũng không cần biết! Muốn đi sớm về khuya cũng chẳng quan tâm, muốn thẳng đường hay quanh co cũng tới nơi!

Mình lại ở ngay khu kinh doanh thương mại Châu Á. Bước chân xuống đất là các phố, tiệm lớn, nhỏ …Muốn ăn gì thì có chợ Việt, Mỹ ngay bên, không thì ghé tiệm nào cũng đủ món ngon Việt, Á, Mỹ, Âu, Phi, Mễ…

Lại có thể tự đi bộ đi nhà thờ, tới văn phòng các hội đoàn, ra ngân hàng, đến bưu điện, đi bác sĩ, vô nhà thương, coi phim, nghe nhạc…

Tiền đã có SSI đều đặn cung cấp hằng tháng, các con cung cấp phụ!

Đau ốm, thuốc men thì thẻ “trắng”, thẻ “ba mầu” thanh toán!

Di chuyển có thẻ xe Cta miễn phí.    

Hằng ngày lang thang trên mạng tìm bài hay ý đẹp rồi chia sẻ với các thân hữu và bạn bè trên Blogspot cuả riêng mình…

 
Housing mình ở lại có vị trí lý tưởng, sáng ngắm bình minh vàng rực trên mặt biển hồ Michigan, chiều ngắm hoàng hôn đỏ ao bên những nhà cao tầng san sát trong thành phố. Đặc biệt về mùa Thu, từ tầng 17 cuả mình, nhìn xuống thành phố tràn đầy lá xanh, vàng, đỏ, tím bao bọc khắp phố phường, mới đẹp và thơ mộng làm sao!

 Muà Đông, ngồi bên cửa sổ thả hồn theo những bông tuyết bay, hay vội vàng đi dưới những trận mưa tuyết mịt mù cũng sảng khóai, khiến mình nhớ đến những câu chuyện Giáng Sinh tuyệt diệu cùng những bản nhạc tình dang dở: “Bài Thánh ca đó còn nhớ không Em…?!” Đôi khi chiều tối, những cơn bão gió lốc ập tới, ở tr ên cao, nghe gió rít từng cơn mạnh mẽ liên tục, cũng rùng mình, nhưng rồi cuốn phim “Đồi gió hú” dầy cảm xúc lại tràn về...

Còn Xuân Hè ư? Khỏi phải nói, vì Đông chưa qua, những chồi xanh tulip mơn mởn ngơ ngác, ngỡ ngàng đã chui lên khỏi mặt đất, đơn sơ, tuyệt đẹp! Cứ như vậy, chúng vươn cao, đến khi bung nở những cánh hoa đủ sắc mầu, thì cũng là lúc Chuá Xuân mỉm cươi rạng rỡ nhất với dân gian! Cảnh mùa Xuân tràn trề sức sống lan toả khắp nơi! Người người đổ xô ra đường, xuống phố, tới công viên, đi dạo, ngắm phong cảnh, mua sắm, coi phim, nghe nhạc…nhộn nhịp, không khác gì trẩy hội!

Tiếp đến là Hè, lại kéo nhau ra hồ Michigan, chèo thuyền, đua ghe, lội sông, xuống biển, câu cá tôm, bắt ốc, mò cua... hoặc nằm dài nơi bãi cát, bãi cỏ phơi nắng, thư giãn, hay tới những tụ điểm thể dục thể thao, công viên nước, picnic… Đặc biệt trẻ em thì vô cùng thích thú với tram, ngàn trò chơi muà Hè.

Hình ảnh thành phố du lịch với dân chúng yêu thích thiên nhiên ở Chicago luôn mê hoặc mình!

Đêm xuống, ánh trăng còn xuyên qua cửa sổ ngọt ngào ấm áp ôm mình ngủ! Nhất là những đêm trăng rằm, chị Hằng mơ màng ngắm mây trời lướt nhanh, đặc biệt đêm Trung Thu, dù ở cao tít trên trời xanh, Chị cũng không cho phép một áng mây nào che chắn ánh sáng diụ ngọt cuả Chị xuống trần gian, mặc cây cối ở Chicago san sát nhau, không nhà nào, không cơ quan công tư nào không có cây cảnh, Chị vẫn có thể “Xuyên lá cành Trăng lên lều vải…”! Rất có lý khi lần đầu tiên ông Xã đón mình về vào đêm Trung Thu năm xưa! Nhưng ai có ngờ đâu:

“Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy,

Nỗi cô đơn vàng vặc giữa trời!”


Hiện hằng tuần mình còn vui với những lần viếng thăm bệnh nhân, người già yếu ở Nursing Home hay tại gia đình, để cảm nhận được mình khoẻ mạnh, nhiệt huyết, và hơn thế nữa, vẫn được chờ đợi nhớ thương!

 Bởi những vị đó:

“Không cần biết Em là ai,

Không cần biết Em từ đâu…

Không cần biết Em ngày sau

Ta yêu Em bằng mây ngàn biển rộng

Ta yêu Em qua đông tàn ngày tận

Yêu Em như yêu vùng trời mênh mông…”

………………..

(Diệu Hương)

 
 Một trong những Nursing home mình thường ghé thăm có bẩy tám người Việt, Việt gốc Hoa từ hơn sáu mươi tuổi trở lên, thì hai người đạo Thiên Chuá, một người mới vào đạo, còn lại là đạo Phật, đạo Ông Bà! Từ đầu, tất cả đều không biết mình là ai, từ đâu tới, khi nào đến, lúc nào đi! Vì những lần ghé thăm không hẹn trước, sắp xếp được ngày giờ nào trong tuần, mình đi thăm ngày đó! Hơn nữa, cũng không muốn hẹn, sợ chính mình lại lỗi hẹn!

 
Còn chúa nhật ư? - thức dậy lúc nào, đi dâng lễ lúc đó: từ 8g sáng đến 1g30 chiều! Bận thì tham dự lễ chiều thứ bẩy.

 Tuy nhiên mình cũng hơi “bị” siêng một chút nên dậy sớm đi lễ 8g sáng để còn thoả mãn đam mê ca hát!

 
Ngày mới tới Mỹ, từ ca đoàn Cecilia, đến Teresa cùng các con, rồi bây giờ là St. Thomas một mình, ở đâu mình cũng không phải cô “ca đoàn” trẻ trung, dễ thương! Nhưng giọng ca vẫn cao vút trong trẻo và tâm hồn lúc nào cũng lâng lâng với những bản Thánh ca, ra ngoài thì nặng trĩu với những bản tình ca và lắng đọng với các giai điệu ca trù, ca dao, tực ngữ!

Có lẽ mình thừa hưởng “gen” thi ca cuả Mẹ và “gen” đào hoa cuả Bố!? “Gen” nào cũng giúp mình yêu đời, vui sống, vị tha và cũng khổ nữa!

Thật thế, từ rất bé, mình đã “bị” theo đuổi, “bị” yêu, đến độ tranh giành đấm đá nhau! Nhưng mình lại không dám đối diện với sự thật, và càng không dám đón nhận tình yêu cuả ai! Bởi “Tình yêu, em sợ tình yêu!” Nên tuổi nào mình cũng âm thầm lặng lẽ “Riêng một góc trời”!

Tâm tình lãng mạn nên tình yêu cuả mình rộng lớn, bao la, tràn lan trên thiên nhiên, con người! Cảm nhận trái tim mình to lớn, rộng thoáng, nhưng lại bằng thuỷ tinh, trong suốt, nhậy bén, dễ sứt mẻ, dễ tan tành! …Thế nhưng dù gắn bó hay buông bỏ, mình cũng mạnh mẽ quyết liệt đến đáng sợ! Mặc kệ trái tim!

Nhiều lúc lang thang riêng mình, nhìn cảnh đẹp trời đất, nơi này cảnh phố phồn thịnh với những toà nhà trọc trời, các cửa hàng san sát, dòng người như suối chẩy, đèn đường nhấp nháy vạn kiểu cùng gió thổi mây trôi với cây cảnh muôn sắc màu…nơi kia vắng lặng yên tịnh như nghe từng chiếc lá rơi, từng bước chân “đạp trên lá vàng…”, nơi khác là sự trầm tĩnh cô đơn lạnh lẽo của nghĩa trang mênh mông buồn, hay sâu thăm thẳm như biển hồ Michigan tối om hãi hùng khi đêm xuống… bất giác mình ngước lên trời, giương cao đôi tay chúc tụng và cảm tạ Thiên Chuá, đồng thời van xin Ngài đừng hủy diệt thế giới, vì là công trình sáng tạo tuyệt vời cuả Ngài, dù vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng hay nhỏ bé đơn sơ vắng lặng cũng là của Ngài, với hằng trăm triệu triệu người con tốt lành cuả Ngài đang sống trong đấy! Mình thầm tiếc khi xưa, tổ phụ Abraham đã có công mặc cả với Thiên Chuá để xin Ngài thứ tha cho dân thành Sodoma tội lỗi, đừng tiêu diệt họ, khi Thiên Chuá đưa ra con số người công chính thánh thiện cần có! Tổ phụ sợ không kiếm đủ theo điều kiện, nên đã mạnh dạn gan lì, giảm dần yêu cầu của Thiên Chuá từ 50 người xuống 45, rồi 40-30-20-10, bất thình lình Tổ phụ ngừng ngay ở hàng số 10 mà không dần dần xuống tiếp đến khi chỉ còn một người, lúc ấy chắc chắn kiếm được để Chuá tha thứ, đấy chính là Tổ phụ, có phải nhẹ nhàng biết chừng nào, các thế hệ sau muôn đời đội ơn Ông, không chỉ dân chúng thành phố Sodoma! (sách Sáng Thế 18, 26-33) Nhưng có lẽ Tổ phụ cuả chúng ta đã quá run sợ, thấy mình dai hơn đỉa đói, và lượng từ bi cuả Thiên Chuá cũng hết cỡ rồi! Không thể lải nhải hơn!

Mình cũng thuộc dạng người thích làm những chuyện "ruồi bu kiến đậu", và "thương vay khóc mướn":

“Tình duyên (mình không) bỏ chợ,

(Nhưng) tình người (vẫn mãi) đa đoan…”

Mình sẵn sàng đón nhận những cú phone giải sầu hằng giờ, mà không bao giờ ngắt phone trước! Sẵn sàng thư đi thư lại sốt sắng dài lâu! Lại luôn gợi ý để “xí” vào chuyện người chứ không chờ người mở miệng!

Trên hết vẫn là cái “tật” to lớn ghê hồn luôn bám sát mình, đó là mình yêu qúa nhiều, mình bị thu hút bởi tất cả mọi vẻ đẹp cuả thiên nhiên, con người…một màu trắng tinh khôi hay màu đen bí ẩn cũng như mầu tím trầm buồn; một đoá hồng kiêu sa cũng như một bông cúc dại đơn sơ, nhỏ bé; một cây thông mạnh mẽ đứng trơ trơ giữa trời thách đố thời gian đến những đám cỏ nhung xanh mịn yếu đuối, một bước chân nhẹ cũng có thể dập nát;  một vẻ cổ điển hay một nét chấm phá hiện đại;  một thân hình mạnh mẽ cơ bắp cũng như không thể rời mắt trước vẻ đẹp mong manh cuả các cô nàng! Mình bị tan chảy trước một tâm hồn lãng mạn, tính cách điềm đạm, hoặc ngơ ngơ dại khờ, ánh mắt hồ thu hoặc lơ đễnh, một cử chỉ có nghĩa, một thái độ chân thành, một em bé gối đầu trên vai bố mẹ hay một cụ già nhăn nheo mơ màng quên mất nụ cười…Thật mâu thuẫn phải không?! Nhưng đó lại chính là mình! “Chỉ riêng mình em biết, riêng mình em hiểu”.

“Tôi đã yêu, đã yêu như chết là hạnh phúc…

Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về Em,

Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc!

Còn điều chi Em mải miết đi tìm…”

(Phú Quang – Khúc Mùa Thu)

 
Dù thế nào, mình cũng xin đời đời cảm tạ Thiên Chúa, Trời Đất, Tổ Tiên, Cha Mẹ, Anh Chị Em, Chồng Con và mọi người, cũng như những người đã gieo tình yêu mà không gặt, cùng nước Mỹ vĩ đại, và quê hương Việt Nam đau khổ …. Tất cả đã nhào nặn, nuôi dưỡng, bảo vệ mình suốt 70 năm qua…Dù ngơ ngác, ngỡ ngàng, mò mẫm trên đường đi đầy gai góc, quanh co, nhưng cuối cùng cũng đến được bến bờ tự do, hạnh phúc!

“Mang ơn trên cho cuộc đời ta,”

Thiết tha xin Thiên Chuá Tình Thương, Đấng làm chủ thời gian… đừng để con trôi dần vào tương lai tối tăm mù mịt cuả thế gian, mà cho con được dừng lại ở khoảng không gian thời gian hạnh phúc này! Vẫn biết rằng không thể, không bao giờ có thể, trăm lần không thể, ngàn lần không thể và cả trăm triệu lần cũng không thể! Nhưng con vẫn xin, vẫn van nài Thiên Chúa cho ước mơ của con biến thành sự thật của cuộc đời con. “Vì đời con mãi mãi là Hồng Ân!”

 
duyenky

Chicago, 26/12/2017

(Bốn Bà Cháu cùng thổi đủ 70 cây đèn cầy!)

Ý kiến bạn đọc
11/07/201823:33:00
Khách
Hi chị Duyên Kỳ , ok vậy mình kết bạn với nhau . Thật tình mà nói, tôi chưa đọc bài nào của Duyên Kỳ trên những tờ VBChicago , vì đi chợ VN không đều đặng và không đúng với ngày VB phát hành ...nhưng thỉnh thoãng cũng có đọc VB . Mong sẽ đọc những bài viết của DK trong tương lai ở mục VVNM ...Thân mến . NN
11/07/201822:14:46
Khách
Vậy mình kết bạn với nhau đi Nhi Nguyễn?!

* Cùng ở Chicago, vậy có đọc những bài viết của duyenky trên Vietbaochicago nào chưa chị Nhi Nguyễn?
dk
11/07/201821:11:56
Khách
Hi chị Duyên Kỳ , sau khi đọc xong bài chị viết , tôi thấy "cái tôi " của tôi trong bài viết của chị rất nhiều ;cùng ở up town Chicago, cùng ở Seniors Housing , cùng ngắm hồ Michigan 4 mùa trong năm ...cùng có 1 " quá khứ " hơi giống nhau lúc còn ở VN v...v...Mong sẽ đọc những bài viết tiếp sau của chị . Nhi Nguyễn . T/b : Bút hiệu của chị thật dể nhớ ...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,655,059
Mừng năm mới 2019, mời gặp lại một tác giả thân quen. Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.