Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 5333-19-31175-vb7031018
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
***
Từ hồi trẻ, chúng ta vẫn thường nghe nói: “Bệnh từ miệng mà vào.” Có thể nói câu này đúng gần trăm phần. Ăn nhiều da gà, da vịt, da heo, và mỡ thì mắc bệnh cao mỡ, cao máu, và khi mỡ cao, huyết áp cao thì tim phải làm việc căng thẳng hơn, lại sinh bệnh tim. Ăn, uống nhiều thức có chất đường: bệnh tiểu đường. Hút thuốc lá nhiều dễ bị ung thư phổi, ung thư họng. Ăn đồ sống có thể bị sán, lãi. Tay bẩn cầm đồ ăn thì bị tiêu chẩy, hay giun sán. Rau rửa không sạch thì hoặc là bị nhiễm trùng đường ruột hoặc bị sán lãi, tiêu chẩy. Ăn uống không điều độ dễ bị bệnh bao tử. Ăn quá nhiều chất cay, chua dễ bị loét bao tử. Uống nhiều rượu thì hại gan, ngược lại, uống ít nước thì bị sạn thận. Ăn quá nhiều đồ hộp, đồ khô có chất bảo quản, hoặc quá nhiều thịt súc vật có máu đỏ dễ bị ung thư. Ngoài ra, bệnh lao phổi, bệnh viêm gan, bệnh cúm, bệnh đường sinh dục thì lây qua đường miệng.
Tóm lại, đa số các nguyên nhân gây bệnh là từ miệng mà vào cơ thể. Còn lại một số nguyên nhân của bệnh thần kinh, bệnh tim, ung thư là do di truyền. Bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer là do thần kinh thoái hóa hoặc rối loạn. Vài căn bệnh khác đến từ môi trường. Đặc biệt các căn bệnh đau nhức có hai nguyên nhân: 1) tai nạn hoặc vận động không đúng cách, 2) cơ thể lão hóa hoặc bị phong thấp.
Nói về bệnh đau nhức không phải do tai nạn, người ta nghĩ ngay đến đau cổ, đau vai, đau cổ tay, đau ngón tay, đau lưng, đau đầu gối, và đau gót chân.. nghĩa là tại tất cả các khớp vận động của cơ thể: từ đầu trở xuống tới gan bàn chân. Tuy không có thống kê chính xác về số người bị bệnh đau nhức này, nhưng chúng ta có thể nói đại đa số người ta đều mắc bệnh đau nhức, vì nhìn chung quanh chúng ta, từ cha mẹ, cô dì, chú bác, và anh em hoặc bạn bè lớn tuổi đều thấy người bệnh đau nhức. Bố kêu đau lưng, mẹ đau đầu gối, chú dì đau lưng đi không được, mấy người bạn già thì mỗi khi gặp nhau là để tả những cơn đau nhức. Cô bạn nhỏ tuổi cùng sở bị đau cổ tay, phải đi mổ. Anh kia mới có hai con nhỏ, đau lưng quá, đi khệnh khạng. Bà bạn từ chối không đi nghe trình diễn văn nghệ vì đau thần kinh tọa, ngồi lâu không được… Nghĩa là căn bệnh đau nhức không chừa một ai. Người nào may mắn, đến sáu, bẩy bó mà không kêu đau nhức lần nào thì coi như trúng số.
Rất nhiều thanh niên chưa tới 40 mà đã rên rẩm vì đau nhức, nhất là các bạn trẻ ham thể thao, võ nghệ, mà vì hăng hái quá độ mà đến qua Tứ Thập đã phải ngừng hoạt động. Vậy, để tránh hoặc để trị bệnh đau nhức, chúng ta phải làm sao? Bài dưới đây dựa theo kinh nghiệm của chính cá nhân người viết, đã theo võ nghiệp hơn 56 năm, từng bị bó bột khắp người, từ cổ tay, khuỷu tay, lưng, đầu gối, đến vai; từ thời trẻ đến tuổi già (67 tuổi vẫn phải đi băng bó vì gẫy vai khi biểu diễn võ thuật), không kể bao nhiêu lần ngón tay, ngón chân chỉ dính vào người bằng 1 lớp da. Tác giả cũng như từng theo dõi những đồng môn trong võ nghiệp, và những người thân quen là bệnh nhân của đau nhức để viết lên bài này, nhằm phục vụ đồng hương. Vì thế, nếu có điều gì không đúng, xin người đọc lượng thứ.
- Đau cổ, đau tay: Một số võ sinh khi tập võ, thích tập kiểu cắm cổ xuống đất, giơ chân lên trời... sẽ làm hại đến xương cổ, vì xương cổ rất mỏng, chỉ đủ giữ cho đầu (cân nặng vài Lbs), nếu dọng cổ xuống đất, thì xương cổ không thể chịu nổi sức nặng hơn 150 lbs của thân thể, và sẽ bị bẹp đi, như thế sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh cổ và gây đau nhức suốt đời. Một số người khác, làm việc với computer suốt ngày mà cứ cúi đầu về phía trước cũng sẽ bị lệch xương cổ và đau đến phải đi mổ để lắp một miếng sắt vào xương cổ, giữ cho xương không bị bẻ cong. Những vị làm “nail”, làm thợ may, làm việc với computer suốt ngày cứ để cổ tay nguyên chỗ mãi, mà không vận động khớp xương cổ tay khiến xương cổ tay dần dần khô cứng ở một vị trí, chất calcium tích tụ lại ở cổ tay, gây đau nhức, phải mổ (carpal tunel).
- Đau vai: Những người làm bất cứ việc gì mà cứ giữ mãi vị trí của cái vai, không vận động, cũng đau nhức như đau cổ tay. Các ngón tay của người lớn tuổi mà không được xoa bóp sẽ dần dần cứng lại, gây đau nhức khó tả, đôi khi co rúm lại, không cầm đũa nổi.
- Đau lưng: đa số những vị đau lưng là vì hay ngồi cong người ra phía trước để làm việc hay để lái xe... khiến các khớp xương số L5, L6... bị cong về phía trước, chạm vào dây thần kinh, gây đau. Nhất là khi lớn tuổi, xương sống thoái hóa mà không tập lưng thì cơn đau càng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến dây thần kinh chạy từ xương sống xuống dưới bắp đùi (gọi là đau thần kinh tọa) đau tê cả chân, nhiều khi không đứng dậy được.
- Đau đầu gối: các cơn đau đa số là do bị xương thoái hóa, khớp gối bị mòn, chất sụn bị xẹp, chất dịch không tiết ra, nên đau nhức hoài.
- Đau gót chân: Chỗ tiếp giáp giữa xương ống chân và xương bàn chân hay bị calcium tích tụ, nếu đi giầy hay dép mà không có đệm mềm, thì mỗi khi đặt bàn chân xuống đất sẽ kích thích các đầu khớp xương mà bị đau.
Vì thế, cách phòng ngừa hay nhất là tập vận động các khớp xương từ cổ, xuống vai, xuống cùi chỏ, đến ngón tay, rồi trở xuống lưng, đầu gối và cổ chân. Cách tập cũng dễ dàng: xoay các khớp nói trên theo một vòng tròn một cách thật chậm rãi, kết hợp với hít thở chậm và đều. Mỗi ngày tập đều đặn chừng 30 phút sẽ tránh được và trị được những cơn đau vô ích.
- Với cổ: đứng thẳng, buông lỏng hai tay, xoay đầu từ trái qua phải 10 lần, rồi xoay từ phải qua trái 10 lần. Mỗi lần xoay là một lần hít thở thật chậm (bằng mũi).
- Vai: đứng thẳng, xoay khớp vai theo một vòng tròn, tưởng tượng như có một trục chạy từ vai trái sang phải, thì xoay vai theo một vòng tròn chung quanh cái trục ấy 10 lần. (Không phải nhấc vai, nhún vai lên xuống). Làm thật chậm. Hít thở.
- Khuỷu tay: Tay trái đỡ lấy cánh tay trên của tay phải, xoay cánh tay ngoài theo một vòng tròn 10 lần. Hít thở. Đổi bên, tay phải đỡ tay trái.
- Cổ tay: Tay trái đỡ gần cổ tay phải, xoay cổ tay theo vòng tròn. 10 lần rồi xoay ngược lại. Đổi bên. Hít thở.
- Thắt lưng: Hai tay chống hông. Xoay lưng theo vòng tròn rộng, kiểu Hullahup, từ phải sang trái, 10 lần rồi đổi hướng từ trái sang phải 10 lần. Nhớ xoay vòng cho rộng, ấn bụng vòng mạnh ra trước, vòng sang trái rồi đẩy mông mạnh ra phía sau, rồi vòng mạnh sang phải, trở lại phía trước....chứ không phài nhấp nhấp hoặc lắc lắc cái eo. Hít thở chậm theo từng vòng. (Lưu ý: để tránh bệnh đau lưng, luôn luôn phải ngồi thẳng đứng, khi lái xe, hoặc ngồi xe của người khác lái, phải độn một cái gối sau lưng để ấn lưng ra đằng trước.). Sau khi làm Hullahup 10 vòng mỗi phía, đứng thẳng, hai bàn tay ngửa ra để trên nhau trước bụng, từ từ hít vào và nâng hai bàn tay lên, từ từ lộn hai bàn tay ra phía ngoài, trong khi vẫn tiếp tục đưa cao tay lên cho đến khi 2 bàn tay lên cao hết cỡ thì 2 lòng bàn tay ngửa lên trời, các ngón tay chạm vào nhau. Nén hơi, đếm thầm trong đầu 1, 2 , 3, 4,5 rồi từ từ thở ra, buông hai tay vòng ra hai bên rồi xuống trở lại trước bụng. Nhớ là khi đẩy 2 bàn tay lên cao hết cỡ, thì chân phải bám dính xuống mặt đất, cho đến khi nào thấy cảm giác thắt lưng phía sau căng cứng mới thôi. Động tác này giúp cách kéo dãn xương sống ra, không cho những đầu xương dính vào nhau, (thay vì dùng máy kéo dãn như ở mấy trung tâm điều trị đau lưng, ở đấy tay bị cột phía trên, chân bị cột phía dưới, một chuyên viên sẽ điều khiển máy cho kéo căng tay chân ra hai phía ngược nhau.)
- Đầu gối: đứng hai chân sát vào nhau, xoay vòng đầu gối từ trái sang phải 10 lần rồi từ phải sang trái 10 lần. Chầm chậm, hít thở.
- Cổ chân: Ngồi trên ghế, tay phải cầm cổ chân phải, tay trái cầm bàn chân phải, xoay bàn chân theo một hình vòng, 10 lần rồi ngược lại. Đổi chân, tay trái cầm cổ chân trái, tay phải cầm bàn chân trái, xoay vòng 10 lần rồi ngược lại. Hít thở chậm.
Điều quan trọng cần lưu ý là phải kết hợp các động tác trên với hít thở: hít sâu và thở dài. Phương pháp hít sâu và thở dài cũng là cách để chữa bệnh căng thẳng, hồi hộp, chữa các bệnh tim mạch. Tập cổ chân và đầu gối trong khi hít thở chậm cũng làm giảm cao mỡ, cao máu. Nếu trường hợp bị đau đã lâu và cơn đau trên số 7, 8 mà muốn khỏi đau thì bắt buộc phải uống thuốc giảm đau rồi mới tập. Bắt đầu tập phải tập thật nhẹ nhàng, chậm rãi, không vội vàng và phải tập trung tư tưởng vào cơ phận nào mà mình đang tập. Hy vọng bài này giúp ích chút nào cho những ai đang đau khổ vì đau nhức...
Chu Tất Tiến
(714) 398-3678
Bài số 5333-19-31175-vb7031018
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
***
Từ hồi trẻ, chúng ta vẫn thường nghe nói: “Bệnh từ miệng mà vào.” Có thể nói câu này đúng gần trăm phần. Ăn nhiều da gà, da vịt, da heo, và mỡ thì mắc bệnh cao mỡ, cao máu, và khi mỡ cao, huyết áp cao thì tim phải làm việc căng thẳng hơn, lại sinh bệnh tim. Ăn, uống nhiều thức có chất đường: bệnh tiểu đường. Hút thuốc lá nhiều dễ bị ung thư phổi, ung thư họng. Ăn đồ sống có thể bị sán, lãi. Tay bẩn cầm đồ ăn thì bị tiêu chẩy, hay giun sán. Rau rửa không sạch thì hoặc là bị nhiễm trùng đường ruột hoặc bị sán lãi, tiêu chẩy. Ăn uống không điều độ dễ bị bệnh bao tử. Ăn quá nhiều chất cay, chua dễ bị loét bao tử. Uống nhiều rượu thì hại gan, ngược lại, uống ít nước thì bị sạn thận. Ăn quá nhiều đồ hộp, đồ khô có chất bảo quản, hoặc quá nhiều thịt súc vật có máu đỏ dễ bị ung thư. Ngoài ra, bệnh lao phổi, bệnh viêm gan, bệnh cúm, bệnh đường sinh dục thì lây qua đường miệng.
Tóm lại, đa số các nguyên nhân gây bệnh là từ miệng mà vào cơ thể. Còn lại một số nguyên nhân của bệnh thần kinh, bệnh tim, ung thư là do di truyền. Bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer là do thần kinh thoái hóa hoặc rối loạn. Vài căn bệnh khác đến từ môi trường. Đặc biệt các căn bệnh đau nhức có hai nguyên nhân: 1) tai nạn hoặc vận động không đúng cách, 2) cơ thể lão hóa hoặc bị phong thấp.
Nói về bệnh đau nhức không phải do tai nạn, người ta nghĩ ngay đến đau cổ, đau vai, đau cổ tay, đau ngón tay, đau lưng, đau đầu gối, và đau gót chân.. nghĩa là tại tất cả các khớp vận động của cơ thể: từ đầu trở xuống tới gan bàn chân. Tuy không có thống kê chính xác về số người bị bệnh đau nhức này, nhưng chúng ta có thể nói đại đa số người ta đều mắc bệnh đau nhức, vì nhìn chung quanh chúng ta, từ cha mẹ, cô dì, chú bác, và anh em hoặc bạn bè lớn tuổi đều thấy người bệnh đau nhức. Bố kêu đau lưng, mẹ đau đầu gối, chú dì đau lưng đi không được, mấy người bạn già thì mỗi khi gặp nhau là để tả những cơn đau nhức. Cô bạn nhỏ tuổi cùng sở bị đau cổ tay, phải đi mổ. Anh kia mới có hai con nhỏ, đau lưng quá, đi khệnh khạng. Bà bạn từ chối không đi nghe trình diễn văn nghệ vì đau thần kinh tọa, ngồi lâu không được… Nghĩa là căn bệnh đau nhức không chừa một ai. Người nào may mắn, đến sáu, bẩy bó mà không kêu đau nhức lần nào thì coi như trúng số.
Rất nhiều thanh niên chưa tới 40 mà đã rên rẩm vì đau nhức, nhất là các bạn trẻ ham thể thao, võ nghệ, mà vì hăng hái quá độ mà đến qua Tứ Thập đã phải ngừng hoạt động. Vậy, để tránh hoặc để trị bệnh đau nhức, chúng ta phải làm sao? Bài dưới đây dựa theo kinh nghiệm của chính cá nhân người viết, đã theo võ nghiệp hơn 56 năm, từng bị bó bột khắp người, từ cổ tay, khuỷu tay, lưng, đầu gối, đến vai; từ thời trẻ đến tuổi già (67 tuổi vẫn phải đi băng bó vì gẫy vai khi biểu diễn võ thuật), không kể bao nhiêu lần ngón tay, ngón chân chỉ dính vào người bằng 1 lớp da. Tác giả cũng như từng theo dõi những đồng môn trong võ nghiệp, và những người thân quen là bệnh nhân của đau nhức để viết lên bài này, nhằm phục vụ đồng hương. Vì thế, nếu có điều gì không đúng, xin người đọc lượng thứ.
- Đau cổ, đau tay: Một số võ sinh khi tập võ, thích tập kiểu cắm cổ xuống đất, giơ chân lên trời... sẽ làm hại đến xương cổ, vì xương cổ rất mỏng, chỉ đủ giữ cho đầu (cân nặng vài Lbs), nếu dọng cổ xuống đất, thì xương cổ không thể chịu nổi sức nặng hơn 150 lbs của thân thể, và sẽ bị bẹp đi, như thế sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh cổ và gây đau nhức suốt đời. Một số người khác, làm việc với computer suốt ngày mà cứ cúi đầu về phía trước cũng sẽ bị lệch xương cổ và đau đến phải đi mổ để lắp một miếng sắt vào xương cổ, giữ cho xương không bị bẻ cong. Những vị làm “nail”, làm thợ may, làm việc với computer suốt ngày cứ để cổ tay nguyên chỗ mãi, mà không vận động khớp xương cổ tay khiến xương cổ tay dần dần khô cứng ở một vị trí, chất calcium tích tụ lại ở cổ tay, gây đau nhức, phải mổ (carpal tunel).
- Đau vai: Những người làm bất cứ việc gì mà cứ giữ mãi vị trí của cái vai, không vận động, cũng đau nhức như đau cổ tay. Các ngón tay của người lớn tuổi mà không được xoa bóp sẽ dần dần cứng lại, gây đau nhức khó tả, đôi khi co rúm lại, không cầm đũa nổi.
- Đau lưng: đa số những vị đau lưng là vì hay ngồi cong người ra phía trước để làm việc hay để lái xe... khiến các khớp xương số L5, L6... bị cong về phía trước, chạm vào dây thần kinh, gây đau. Nhất là khi lớn tuổi, xương sống thoái hóa mà không tập lưng thì cơn đau càng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến dây thần kinh chạy từ xương sống xuống dưới bắp đùi (gọi là đau thần kinh tọa) đau tê cả chân, nhiều khi không đứng dậy được.
- Đau đầu gối: các cơn đau đa số là do bị xương thoái hóa, khớp gối bị mòn, chất sụn bị xẹp, chất dịch không tiết ra, nên đau nhức hoài.
- Đau gót chân: Chỗ tiếp giáp giữa xương ống chân và xương bàn chân hay bị calcium tích tụ, nếu đi giầy hay dép mà không có đệm mềm, thì mỗi khi đặt bàn chân xuống đất sẽ kích thích các đầu khớp xương mà bị đau.
Vì thế, cách phòng ngừa hay nhất là tập vận động các khớp xương từ cổ, xuống vai, xuống cùi chỏ, đến ngón tay, rồi trở xuống lưng, đầu gối và cổ chân. Cách tập cũng dễ dàng: xoay các khớp nói trên theo một vòng tròn một cách thật chậm rãi, kết hợp với hít thở chậm và đều. Mỗi ngày tập đều đặn chừng 30 phút sẽ tránh được và trị được những cơn đau vô ích.
- Với cổ: đứng thẳng, buông lỏng hai tay, xoay đầu từ trái qua phải 10 lần, rồi xoay từ phải qua trái 10 lần. Mỗi lần xoay là một lần hít thở thật chậm (bằng mũi).
- Vai: đứng thẳng, xoay khớp vai theo một vòng tròn, tưởng tượng như có một trục chạy từ vai trái sang phải, thì xoay vai theo một vòng tròn chung quanh cái trục ấy 10 lần. (Không phải nhấc vai, nhún vai lên xuống). Làm thật chậm. Hít thở.
- Khuỷu tay: Tay trái đỡ lấy cánh tay trên của tay phải, xoay cánh tay ngoài theo một vòng tròn 10 lần. Hít thở. Đổi bên, tay phải đỡ tay trái.
- Cổ tay: Tay trái đỡ gần cổ tay phải, xoay cổ tay theo vòng tròn. 10 lần rồi xoay ngược lại. Đổi bên. Hít thở.
- Thắt lưng: Hai tay chống hông. Xoay lưng theo vòng tròn rộng, kiểu Hullahup, từ phải sang trái, 10 lần rồi đổi hướng từ trái sang phải 10 lần. Nhớ xoay vòng cho rộng, ấn bụng vòng mạnh ra trước, vòng sang trái rồi đẩy mông mạnh ra phía sau, rồi vòng mạnh sang phải, trở lại phía trước....chứ không phài nhấp nhấp hoặc lắc lắc cái eo. Hít thở chậm theo từng vòng. (Lưu ý: để tránh bệnh đau lưng, luôn luôn phải ngồi thẳng đứng, khi lái xe, hoặc ngồi xe của người khác lái, phải độn một cái gối sau lưng để ấn lưng ra đằng trước.). Sau khi làm Hullahup 10 vòng mỗi phía, đứng thẳng, hai bàn tay ngửa ra để trên nhau trước bụng, từ từ hít vào và nâng hai bàn tay lên, từ từ lộn hai bàn tay ra phía ngoài, trong khi vẫn tiếp tục đưa cao tay lên cho đến khi 2 bàn tay lên cao hết cỡ thì 2 lòng bàn tay ngửa lên trời, các ngón tay chạm vào nhau. Nén hơi, đếm thầm trong đầu 1, 2 , 3, 4,5 rồi từ từ thở ra, buông hai tay vòng ra hai bên rồi xuống trở lại trước bụng. Nhớ là khi đẩy 2 bàn tay lên cao hết cỡ, thì chân phải bám dính xuống mặt đất, cho đến khi nào thấy cảm giác thắt lưng phía sau căng cứng mới thôi. Động tác này giúp cách kéo dãn xương sống ra, không cho những đầu xương dính vào nhau, (thay vì dùng máy kéo dãn như ở mấy trung tâm điều trị đau lưng, ở đấy tay bị cột phía trên, chân bị cột phía dưới, một chuyên viên sẽ điều khiển máy cho kéo căng tay chân ra hai phía ngược nhau.)
- Đầu gối: đứng hai chân sát vào nhau, xoay vòng đầu gối từ trái sang phải 10 lần rồi từ phải sang trái 10 lần. Chầm chậm, hít thở.
- Cổ chân: Ngồi trên ghế, tay phải cầm cổ chân phải, tay trái cầm bàn chân phải, xoay bàn chân theo một hình vòng, 10 lần rồi ngược lại. Đổi chân, tay trái cầm cổ chân trái, tay phải cầm bàn chân trái, xoay vòng 10 lần rồi ngược lại. Hít thở chậm.
Điều quan trọng cần lưu ý là phải kết hợp các động tác trên với hít thở: hít sâu và thở dài. Phương pháp hít sâu và thở dài cũng là cách để chữa bệnh căng thẳng, hồi hộp, chữa các bệnh tim mạch. Tập cổ chân và đầu gối trong khi hít thở chậm cũng làm giảm cao mỡ, cao máu. Nếu trường hợp bị đau đã lâu và cơn đau trên số 7, 8 mà muốn khỏi đau thì bắt buộc phải uống thuốc giảm đau rồi mới tập. Bắt đầu tập phải tập thật nhẹ nhàng, chậm rãi, không vội vàng và phải tập trung tư tưởng vào cơ phận nào mà mình đang tập. Hy vọng bài này giúp ích chút nào cho những ai đang đau khổ vì đau nhức...
Chu Tất Tiến
(714) 398-3678
Chỉ xin có một góp ý nhỏ. Hình như tác giả có sự nhầm lẫn: Chỉ có L1 tới L5, không có L6.
Cám ơn tác giả một lần nữa.
Cái đầu nặng hơn 10 pounds chứ không phải vài pounds.
Làm gì có L6 (lumbar 6)