Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Chuyện Tình Nicaragua

26/01/201810:45:00(Xem: 9788)

Bài số 5298-19-31144-vb5012518


Báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất đã phát hành. Sau đây là một chuyện tình dài của Phan, trích từ báo xuân. Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Bài đăng hai kỳ. Tiếp theo và hết.

***

4.
Cơn lạnh do ảnh hưởng bão ở đông bắc Hoa kỳ chứ chưa phải thời tiết nơi đây đã lạnh. Tôi ngồi đọc những trang báo hết năm 2017 không còn bình thường như những năm trước trong căn nhà vắng vẻ đã quen. Những trang báo nói về năm 2018 không còn cô độc với cái điện thoại thỉnh thoảng lại báo có tin nhắn, những tin nhắn nhảy nhót hình gương mặt cười, hoặc mếu, hay buồn ngủ… vài chữ ngắn ngủn nhưng mang nội dung hài hước để chọc phá nhau chơi trong những ngày nghỉ cuối tuần không gặp.
Chắc nhờ thế nên những trang báo nói về năm 2018 không còn áp lực tôi nữa về nhà ở, việc làm, tình hình kinh tế Hoa Kỳ thế này thế nọ theo những dự đoán. Những chính khách Cộng Hoà hay Dân Chủ không còn hấp dẫn tôi với chính sách, đường lối của họ. Giải thưởng Nobel năm nay về văn học nghệ thuật, kinh tế chính trị, hay y khoa thuần túy… không còn hứng thú gì với đời người đã bước vào tuổi sáu mươi, như một cột mốc phân biệt rạch ròi giữa còn trẻ và đã già. Tôi muốn nói với Garcia như chia sẻ giữa hai người bạn cùng hoàn cảnh. Nhưng cô ấy lại gọi cho tôi hay, cô vừa được điện thoại của công ty giới thiệu việc làm báo cho biết thôi việc của cô ấy ở hãng tôi vì hết việc làm cho công nhân tạm thời. Họ chuyển cô ấy đến làm với một hãng khác trong thành phố, lương khá hơn ở hãng tôi nên cô lại sợ công việc nhiều, khó hơn, hay nặng nề hơn…
Cúp điện thoại vấn an với Garcia. Tôi ngồi yên lặng rất lâu trong căn nhà đã nhiều năm chỉ mình tôi với bốn bức tường. Biết rằng việc làm trong thành phố tôi sinh sống này rất nhiều, không sợ không có việc làm. Nhưng hãng xưởng càng ngày càng hạn chế việc cho công nhân vô chính thức để hãng không phải lo về bảo hiểm sức khoẻ và những phúc lợi cho công nhân chính thức của hãng. Nhớ lại thời tôi cũng đi làm tạm thời. Làm ở đâu thì cuối năm cũng bị cho nghỉ vì hết việc - là cái cớ, bởi luật khi ấy là hãng xưởng không được giữ người làm tạm thời quá một năm. Nên họ cho nghỉ để sang năm xin việc làm lại từ đầu, chẳng có quyền lợi, phúc lợi và bảo hiểm gì cả. Ngay những ngày lễ cuối năm bị thôi việc nên cũng không được ăn lương. Nghĩ nặng nề hơn về những cảm giác cuối năm của thời gian đi làm tạm thời, những người đã vô chính thức được thì họ bàn nhau, tiên đoán về tiền thưởng cuối năm. Ai còn bao nhiêu ngày phép, sẽ đi chơi đâu với gia đình... Trong khi những người làm tạm thời thì cuối năm chỉ thì thầm cho nhau hay là ở hãng nào còn cần người, công việc gì, công ty giới thiệu việc làm nào đang nhận đơn…
Chắc Garcia cũng đang trong tâm trạng buồn bã đó, dù không còn lo sợ mất việc làm như hồi mới đến Mỹ. Hồi chân ướt chân ráo mới tới Mỹ mà bị thôi việc là bấn loạn tâm thần với tiền thuê chung cư, tiền xe, tiền bảo hiểm… Tôi không rõ đây là một sự thông cảm hay tình cảm khi nghĩ đến cô ấy cũng không còn đủ trẻ để sống lạc quan ngày nào biết ngày đó như giới trẻ bây giờ; cũng không còn cha mẹ, nhà cửa để quay về quê xưa. Quê hương thứ hai thì đứa con duy nhất cũng đã rứt ra khỏi mẹ, gia đình để sống đời tự lập như bao thanh niên Mỹ…
Tôi gởi cho cô ấy cái tin nhắn khi tôi nhìn ra ngoài trời xám ngoét mùa lạnh, cành cây trơ vơ, tiếng lá xạc xào… khiến tâm khảm tôi lạc loài như năm tàn tháng tận đã quen, quen đến hết chịu nổi khi đã biết không thể độc quyền sự cô đơn này nữa vì người ta có quyền sống cô đơn nhưng không được để người khác lẻ loi…
Tôi nhắn tin đi, “Có muốn đi uống với tôi một ly không. Nếu muốn thì đến nhà hàng bờ hồ, 7 giờ. Tôi sẽ chờ bạn ở đó.”
Cô ấy trả lời, “Sớm hơn 1 tiếng được không? Tôi đang buồn quá!”
“Chắc chắn được. Tôi đi ngay bây giờ. Nửa tiếng nữa tôi có mặt.”
“Cảm ơn bạn. Tôi cũng đi ngay đây. Nhưng tôi đến bằng Uber, rồi bạn chở tôi về nhé! Vì từ nhỏ tới giờ tôi chưa từng uống rượu. Xin lỗi!”

Một Garcia hoàn toàn khác trong mắt tôi khi cô bước xuống từ chiếc Uber đã chở cô đến. Tôi thích cái nhà hàng Mỹ ở bờ hồ này từ lâu lắm rồi! Tôi thích sự phục vụ của họ nhất, rồi khung cảnh bốn mùa thì mùa nào cũng đẹp. Mùa xuân cứ khoác cái áo lạnh mỏng mỏng rồi ngồi bàn ngoài trời mà ngắm những cánh chim chở gió xuân về; ngắm sóng hồ mơ màng, sóng đời lăn tăn, những cành nhánh lá mới còn run rẩy, những búp nụ chưa mãn khai bao giờ chả đẹp như những cái váy ngắn của những cô gái đi dạo bờ hồ đã cất những bộ đồ lạnh nặng chịch ở nhà. Mùa hè mát hơi nước từ hồ bay lên, những cô gái Mỹ đẹp như tranh, tượng vui cười lướt ván. Mùa thu xa xăm về trong màu lá úa, những chiếc lá xa cành rồi mất hút vào làn nước về đêm như một phận người vừa lặng lẽ rời xa quê nhà trên chiếc thuyền vưọt biên năm xưa. Mùa đông thì không ngồi ngoài nổi nữa vì lạnh lắm, nhưng mua thức ăn ra xe ngồi ngắm hồ rồi lai rai chuyện trò cũng thú vị… Nhưng mùa đi biết về còn người đi không trở lại, chỉ có ký ức tôi với cái nhà hàng và bờ hồ già đi thôi. Không biết không gian và con người nơi này có đủ sức cho Garcia trở lại? Tôi hỏi cô ấy sau khi nói về điểm hẹn. Cô không trả lời vào câu hỏi mà trả lời bằng một câu hỏi khác! “Tại sao bạn muốn tôi trở lại đây mà không phải là những người bạn của bạn đã từng đến đây với bạn?”
“Bởi tôi thích nơi này. Từ không gian bên trong đến ngoại cảnh, nội thất, sự phục vụ… tất cả đều ưng ý tôi. Nhưng những người bạn từng đến đây với tôi, có thể họ thích một không gian vui nhộn hơn như vũ trường chẳng hạn; có thể người bạn khác của tôi lại chê nơi đây quê mùa, hoang dã…”
“Vậy bạn nghĩ về tôi như thế nào khi bạn mong tôi sẽ trở lại đây với bạn?”
“Tôi quý bạn ở điểm tôi đã hiểu được về bạn phần nào. Bạn là người… không phải lúc nào cũng sẵn sàng. Nhưng bạn là người có thể làm một việc bạn không thích nhưng vì người khác!”
“Tôi không thật sự là một người tốt đến được như bạn nghĩ đâu, nhưng tôi thật sự thích nơi này. Có lẽ tôi với bạn có những suy nghĩ giống nhau về nơi này.”
“Tôi rất hy vọng được có cùng suy nghĩ với bạn nhiều hơn. Ngay như bộ đồ dạ tiệc mà bạn đang mặc trên người. Nếu tôi thấy nó trước khi bạn mua, thì tôi sẽ mua… để tặng bạn. Vì bạn là người thích hợp nhất với bộ trang phục mà bạn đang mặc trên người.”
“Cảm ơn bạn khen. Và tôi cũng biết về bạn là người thích màu lạnh, đơn giản, nhưng khó tính với thiết kế vì đòi hỏi nghệ thuật của bạn nửa cổ điển mà phải một nửa thật sáng tạo chứ không cần hiện đại…”

5.
Tôi thức dậy ở nhà Garcia. Thấy cô ấy ngủ ngon quá nên tôi tự xuống bếp pha cà phê. Nhà chẳng có cà phê. Tìm một gói trà gói cũng không ra. Thất vọng. Tủ lạnh chỉ đơn sơ chút đỉnh thức ăn của người ăn uống kỹ. Đành ra garage ngồi uống chai nước lọc, đốt điếu thuốc vì ra sân sau nhà thì trời lạnh quá!
Không lâu sau. Garcia gọi tôi vào nhà ăn sáng. Ăn bánh mì lát với trứng chiên. Không biết bao năm rồi tôi không ăn sáng có ly sữa trắng với trái táo. Tôi có ăn bánh mì, nhưng bánh mì ổ của Việt nam với trứng chiên. Rồi xịt xì dầu, không ăn trứng chiên với muối tiêu.
Tôi bị ly sữa trắng quá, trái táo thì đỏ tươi thôi miên tôi. Tôi miên man lôi thôi với trường liên tưởng tới đêm qua kỳ cục! Thật ngại biết chừng nào. Đến phải bỏ uống rượu thôi! Nhưng có lẽ người thông minh đoán được ý nghĩ trong đầu tôi, nên cô ấy nói,
“Bạn cứ ăn sáng tự nhiên đi. Nói chuyện đi. Đây không phải là nhà trẻ, không cần phải giữ im lặng lúc ăn sáng… vì bạn còn ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, ăn đêm ở nhà già này!”
Chúng tôi phá lên cười như tự cười chính mình nên đứa nào cũng chực trào…
Garcia trông hồn nhiên nhất từ khi tôi quen biết cô ấy, chỉ yêu cầu của cô cũng là khó khăn nhất từ khi cô ấy quen biết tôi. Cô ấy nói với tôi, “Tôi không uống trà hay cà phê nên lần sau bạn đến nhà tôi mới có. Bây giờ thì tùy bạn chọn lựa. Một là ăn xong, chúng ta đi Starbucks. Hai là ăn xong, bạn tự đi mua cho mình ly cà phê, mua cho tôi ly trà Thái ở Starbucks, rồi trở về nhà trò chuyện cho ấm áp hơn… Nhưng bạn phải ráng nhớ từ bây giờ, vì tôi muốn được nghe bạn kể lại tất cả những gì bạn nhớ được về tối hôm qua.”
Tôi chọn ngồi nhà nên đi mua cà phê về nhà. Phần cũng thích không gian trong căn nhà nói lên tính cách, thẩm mỹ của gia chủ. Đến ly cà phê đầu ngày thứ bao nhiêu trong đời từ khi biết uống cà phê thì tôi không nhớ, nhưng sẽ nhớ ly cà phê này, nhớ hoàn cảnh uống ly cà phê này là lần đầu tiên trong đời tôi bị khó khi phải ứng xử.
“Bạn có chuyện gì vui đến cười một mình, kể tôi nghe với…” Cô ấy vừa hỏi vừa lau tay sau khi rửa hai cái dĩa trứng chiên. Tôi vào chuyện luôn, lập lại nguyên văn ý nghĩ thoáng qua trong đầu khiến tôi cười một mình: “Tôi không cười cô đâu mà sợ! Tôi cười tôi như con nít đêm qua. Truyện cười Việt Nam có câu chuyện y như tôi đêm qua vậy! Cái anh chàng đó cứ bị vợ mắng chửi suốt ngày. Hôm anh nhịn hết nổi nên cãi lại, ‘Nè, tôi nói cho cô biết! Tôi là chồng của cô. Tôi không phải là con của cô, cô không được mắng chửi tôi bất cứ lúc nào cô muốn!’ Nhưng cô vợ ấy có cái lưỡi không có xương nên cô nói sao cũng được mà. Cô ấy trả lời anh chồng, ‘Tao không biết! Hễ đứa nào bú vú tao là con tao.’ Anh chồng cô chỉ còn biết đem chuyện ra quán rượu kể lại cho cánh đàn ông nghe để ngậm ngùi…”
Garcia ném cho tôi cái khăn lau tay. “Tôi không muốn nghe lại chuyện đó. Tôi muốn nghe bạn kể những chuyện bạn còn nhớ được ngoài nhà hàng, rồi về nhà?”
“Thì cái ông già ưa ngồi uống rượu một mình. Sau khi nghe chuyện của anh chồng nọ, ông thở dài thương cảm cho đàn ông, nói: “Không biết sao ông trời lại khiến đàn ông chỉ bú sữa mẹ chừng một năm rồi thôi. Nhưng vẫn thích hai cái bình sữa tới già, tới chết… cho đàn bà hạch sách, sỉ nhục bọn mình.”
Bây giờ thì cô ấy đuổi tôi ra khỏi nhà, nhưng không xô ra cửa mà xô xuống sofa…
Tôi như khờ dại lại thuở biết tin người vì tôi không hề nghĩ đến việc nói dối với Garcia. Tôi nói với cô ấy, “Chuyện tối hôm qua. Câu đầu tiên tôi muốn nói với cô là cô hớp hồn tôi khi bước xuống khỏi chiếc Uber đưa cô đến. Cô không phải người đa nhân cách mà cô đa phong cách. Tôi quan sát cô nơi làm việc, qua bộ đồng phục như nhau thì cô vẫn khác hơn người khác ở sự gọn gẽ và sạch sẽ. Tôi nhìn cô trong bộ đồ thể thao, tôi biết cô là người rất quan tâm đến sức khoẻ, lại biết giữ gìn thể dáng. Tôi thấy cô trong trang phục tối hôm qua… tôi mất trí!”


“Bạn không được nói với tôi là bạn mất trí nên không nhớ gì hết. Tôi rất muốn nghe chuyện hôm qua do chính người trong cuộc thuật lại để tôi hiểu được chính xác hơn về tình cảm của bạn dành cho tôi. Tôi sẽ quên đi quá khứ vì có thể trước đó tôi với bạn ghét nhau, nhưng đã vượt qua chính mình để không ghét nữa, thì về sau là rời xa nhau hay thân thiết hơn tùy thuộc vào sự thành thật. Bạn nói đi!”
“… Tôi. Tôi nhớ được bạn đã uống một ly cocktail bằng cái muỗng cà phê. Khoảng một tiếng đầu thì bạn chỉ uống mỗi lần nửa muỗng thôi để thăm dò xem cơ thể bạn có dị ứng với chất cồn hay không? Sau đó, bạn uống mỗi lần một muỗng. Tới khi bạn uống được một phần tư ly cocktail thì khen ngon. Tôi cứ sợ bạn say…”
“Còn bạn uống hết bao nhiêu rượu cognac, bạn có nhớ không?”
“Để tôi ráng nhớ coi. Tôi uống ly thứ nhất thì tôi khen bộ đồ bạn mặc tối hôm qua rất đẹp, hợp với vóc dáng bạn, đúng mùa. Dù nó không thời trang mấy, nhưng tôi không quan trọng chuyện thời trang. Tôi quan tâm tới sự phù hợp, và biết cách ăn mặc là quan trọng lắm!”
“Rồi bạn uống đến ly thứ hai thì chúng ta nói chuyện gì?”
“Chúng ta nói chuyện về việc làm.”
“Ly thứ ba?”
“Tôi trình bày với bạn một chuyện làm ăn mà tôi muốn bạn hợp tác với tôi. Tôi hoàn toàn nhớ chuyện ấy, và giờ đây tôi vẫn còn mong bạn suy nghĩ thêm để tiến hành. Bởi tôi tin chuyện làm ăn ấy khả thi, hợp pháp, phù hợp sức khoẻ và tuổi tác. Quan trọng nhất là thoát khỏi sự đối xử bạc bẽo với công nhân tạm thời của hãng xưởng bây giờ.”
“Bạn nói đúng. Tôi sẽ suy nghĩ thêm về việc hợp tác làm ăn với bạn.
“Rồi ly thứ tư thì sao?”
“Tôi giải thích cho bạn nghe vì sao hôm bạn chúc mừng sinh nhật sáu mươi của tôi, tôi lại sủa vô mặt bạn khi bạn cho biết bạn đã bốn mươi tám tuổi.”
“Bây giờ bạn hãy nói lại cho tôi nghe chuyện đó. Tối hôm qua tôi không hiểu lắm chuyện tính tuổi của người Việt Nam?”
“Thì cũng đơn giản như người tây phương tính ngày tháng sinh từ ngày mấy tháng mấy tới ngày mấy tháng mấy thì người đó thuộc cung hoàng đạo nào trong mười hai cung hoàng đạo. Đối với người châu Á nói chung, người Việt với người Tàu gần nhau hơn thì tính tuổi giống nhau. Có mười hai con vật tượng trưng cho một chu kỳ tính tuổi là mười hai năm. Tôi sinh năm 1958. Năm đó là năm con chó nên tôi là người có tuổi con chó. Người sinh năm 1959 là người tuổi con heo, 1960 là tuổi con chuột, 1961 là tuổi con trâu, 1962 là tuổi con cọp, 1963 là tuổi con mèo, 1964 là tuổi con rồng, 1965 là tuổi con rắn, 1966 là tuổi con ngựa, 1967 là tuổi con dê, 1968 là tuổi con khỉ, 1969 là tuổi con gà, 1970 là tuổi con chó trở lại.
Vậy năm 2018 tôi tròn sáu mươi tuổi, cuộc đời tôi đã sống đúng năm chu kỳ tính tuổi với mười hai con thú tượng trưng cho mỗi năm. Trong khi Garcia bốn mươi tám tuổi vào năm 2018, cuộc đời cô đã sống tròn bốn chu kỳ tính tuổi với mười hai con thú tượng trưng cho mỗi năm. Nhưng năm sinh 1958 của tôi là năm con chó, năm sinh của Garcia là 1970 cũng là năm con chó vì sau đúng một chu kỳ là mười hai năm từ 1958 tới 1970, năm con chó trở lại. Nghĩa là tôi với Garcia cùng tuổi con chó, nhưng tôi lớn hơn Garcia một chu kỳ mười hai năm. Và niềm tin khi còn nhỏ của tôi ở quê nhà là hai đứa bạn tuổi con mèo như nhau thì cũng chào hỏi nhau bình thường khi gặp vào buổi sáng đến trường hay chiều chia tay tan học. Nhưng sau khi có một chuyện giận nhau đến không chào hỏi nhau nữa mỗi sáng chiều. Rồi thì tình bạn ấy sẽ trở lại như xưa vào một hôm chạm mặt; chúng cùng kêu meo meo với nhau là chào nhau sau khi đã suy nghĩ kỹ… Mình cùng tuổi con mèo với nhau, nhất định không để cho những con gì khác coi thường con mèo.
Nên khi tôi biết Garcia cùng tuổi con chó với tôi thì tôi gâu gâu gâu vô mặt Garcia là chào người bạn cùng tuổi con chó với tôi. Không ai biết được ngày mai, nhưng tôi tin tôi có thể nào thì bạn cũng không quên hay bỏ rơi tôi!”
“Ồ! Bây giờ thì tôi hiểu rõ hơn nhiều rồi. Tôi sẽ tìm đọc thêm để biết!”
“Không khó hiểu đâu. Có lẽ tối qua tôi uống hơi nhiều nên trình bày không rõ ràng thôi…”
“Rồi… bạn uống đến ly thứ mấy rồi nhỉ?”
“Tôi nhớ. Tôi chỉ uống đến hết ly thứ tư, thì tôi gọi người phục vụ đem ra bàn cho tôi nguyên chai Johnnie Walker Double Black, vì tôi thấy cứ gọi cô bé đó từng ly, phiền cô ấy quá. Trong khi tôi quyết định nói với bạn điều quan trọng nhất thì tôi thiếu can đảm. Tôi chỉ đủ can đảm nhất tối qua là quyết định không nói khi say thì tôi đã say khi tôi uống hết nửa chai Double Black sau bốn ly mua lẻ trước đó.”
“Tại sao lại không nói điều muốn nói nhất khi say?”
“Thiếu tôn trọng người nghe.”
“Bạn can đảm lắm! Bạn không phải người thiếu can đảm đâu. Bây giờ tôi bổ sung những điều bạn không nhớ, nhưng bạn không cố tình. Bạn là người tình nghĩa nên cái bóng quá khứ còn lớn lắm trong bạn. Bạn yêu thích tôi bao nhiêu, bạn càng khổ tâm với quá khứ của bạn. Và. Bạn chọn khổ tâm chứ không bỏ những tình nghĩa trong quá khứ của bạn…”
“Cảm ơn Garcia đã hiểu đúng về tôi.”
“Tôi cũng tin là tôi đã tìm được tác giả của quyển sách cổ này. Nên sáng nay tôi sẽ nói bạn nghe sự thật về tôi. Mọi chuyện còn lại có bề trên an bày. Bạn trai của tôi là bạn học ở bậc trung học. Anh ấy nhập cư lậu vào Mỹ. Đi làm bất kể thời gian và công việc bất kể là việc gì để có tiền mua cái thẻ xanh hợp pháp qua cách kết hôn với người có quốc tịch Mỹ.
Đủ thời gian để ly dị với người vợ giả của anh ấy. Anh ấy về quê cưới tôi, đem tôi qua Mỹ để bắt đầu giấc mơ của chúng tôi khi còn trong trung học. Anh ấy thường bảo tôi hãy ráng học làm bác sĩ nhi đồng như tôi mơ ước. Anh ấy học lực kém nên sẽ đi làm để giúp tôi đi học. Chúng tôi có một kế hoạch cụ thể, và cả hai cùng cố gắng.
Ngày tôi bước vào đại học ở Mỹ cũng là ngày tôi thành đàn bà. Chồng tôi nuôi tôi đi học được ba năm thì tai nạn xảy ra là tôi quên uống thuốc ngừa nên có thai. Cuộc sống chung gần như tan rã khi tôi quyết định giữ bào thai vì ai lại đi giết người để lấy cái bằng cứu người. Tôi yêu trẻ nên tức tới nhiều lần tôi đã khóc khi thấy trẻ nhỏ ở quê tôi chết vì nghèo nàn, lạc hậu. Tôi muốn cứu trẻ em thì sao tôi có thể giết con mình khi nó còn chưa chào đời. Nhưng chồng tôi muốn bỏ cái thai thì mới hoàn thành được tâm nguyện trở thành bác sĩ của tôi. Nhưng tôi không thể.
Ba năm sau, tôi cũng không theo học được nữa vì phải đi làm để nuôi tôi, nuôi con tôi. Chồng tôi đã trở thành người nghiện rượu sau ba năm vợ chồng ở chung phòng chung cư nhưng xa cách nhau tới không một lời chào khi giáp mặt nhau.
Anh ấy chết vì uống rượu lái xe, gây tai nạn lớn.
Tôi đã sống độc thân nuôi con hai mươi năm qua. Những oán hận từ đầu đã không có thì đâu có gì để nguôi ngoai. Tôi chỉ đau lòng khi nhớ đến việc chồng tôi đã chết là vì tôi. Anh ấy không đối xử tốt với tôi thì đã không dẫn đến cái chết bởi bế tắc của anh ấy.
Tôi nghĩ là ý Chúa đã giúp tôi bớt cô quạnh khi đứa con đã trưởng thành, rời xa tôi. Sáng hôm tôi đi làm ngày đầu tiên. Tôi có hai chọn lựa là tới hãng nào cũng được như công ty giới thiệu việc làm nói với tôi. Tôi quyết định đến hãng này thì Chúa cầm lái tới hãng kia. Tôi mới quen biết bạn…”
“Cảm ơn Garcia đã cho tôi biết về cô. Chia buồn với bạn. Nhưng phải nhớ là quá khứ ấy qua rồi!”
“Bạn thì sao?”
“… Xin rút lại lời tôi vừa nói.”
“Nghĩa là tôi cũng mang cái bóng quá khứ quá nặng nề!”
“Tôi tin là có cách. Xin cho tôi thời gian.”
“Tôi cũng xin bạn một điều thôi!”
“Nói đi.”
“Tối hôm qua là lần đầu tiên trong đời tôi uống ly nước giải khát có chất cồn trong đó. Người tôi uống với là bạn. Tôi có hai chọn lựa khi bạn đã say nhừ. Một là tôi gọi Uber để về, và không bao giờ gặp lại bạn nữa. Nhưng tôi không thể mắc sai lầm cũ, đã làm tôi đau đớn hai mươi năm qua về cái chết của người tôi thương yêu. Tôi không muốn bạn có kết cục như thế!”
Tôi bấm hệ thống định vị trên xe bạn, bấm tiếp chữ ‘nhà’. Tôi đưa bạn về tới nhà bạn. Nhưng lại không bỏ được một người say đã sáu mươi tuổi trong căn nhà mùa đông chỉ một mình bạn.
Tôi quyết định đưa bạn về nhà tôi… ”
“Cảm ơn Garcia. Tôi cũng nghĩ về cô nhiều lắm. Nên không uống cognac từ hôm cô khuyên tôi đã lớn tuồi rồi, đừng uống rượu mạnh nữa, chút vang cho máu huyết dễ lưu thông thôi. Thuốc lá thì bỏ hẳn đi… nên tôi không uống cognac nữa từ hôm cô khuyên tôi. Thuốc lá thì hạn chế chứ chưa dứt được thói quen sau nhiều năm. Nhưng rồi tôi sẽ đoạn tuyệt với hai thứ đó. Nếu tôi làm được thì tôi sẽ gặp lại cô vì quá khứ của tôi cũng đã từng làm khổ một người bạn đời thương yêu tôi nhất. Tôi không muốn có thêm một người phụ nữ vì yêu thương tôi mà khổ sở với rượu mạnh và thuốc lá nữa. Người ta không đem được niềm vui, hạnh phúc đến cho nhau thì cũng đừng ích kỷ với sự thoả mãn ích kỷ của riêng mình. Đó là món nợ quá khứ của tôi.”

6.
Mặt trời mùa đông treo trên cột điện. Mấy con chim đen mùa này về đậu kín dây điện khu thương mại Việt nam. Tôi về qua trong tiếng trống múa lân nên chợt nghĩ: Vài chục năm trước, đâu có ai nghĩ có một đội múa lân chiêng trống um xùm một góc trời Mỹ là khu thương mại của người Việt Nam. Nên tôi thắc mắc làm gì chuyện một người đàn ông Việt có mặt trên nước Mỹ, và đêm qua qua đêm với một người phụ nữ Nicaragua. “Thời đại toàn cầu” là cụm từ xoá nhoà khoảng cách ảo, khoảng cách thật trong lòng người không cần internet, ngôn ngữ của trái tim trong tiếng gâu gâu gâu khi Garcia tiễn tôi ra cửa. Cô ấy chu mỏ sủa như sủa vào cô đơn với lẻ loi. Nhưng nghĩ làm chi cho mệt con chó già đã sủa sáu mươi năm không lời đáp.
Tôi ghé vào khu chợ tết, mua cho Garcia cái áo dài Việt Nam màu đỏ, có rớt chữ thư pháp “Mậu Tuất 2018” của bọn trẻ trong nước viết thư pháp kiếm tiền độ nhật qua ngày mà theo học đại học, nên nét thư pháp như trẻ lớp một tập viết a, b, c… Mà sao đẹp lạ lùng như thơ Bùi Giáng, “Em ơi em đẹp não nùng/ vì em có cái lạ lùng bên trong…”
Chắc trên đường từ khu thương mại Việt Nam về nhà tôi, những người lái xe khác nghĩ tôi điên vì tôi cứ cười một mình theo dòng tư tưởng thăng hoa…
Xuân đã về. Xuân đã về. Xuân rất huy hoàng… Tôi sẽ dạy Garcia hát tiếng Việt bài này trong tết Việt năm nay, chứ từ nay gặp nhau cứ sủa gâu gâu gâu thì cũng khó coi lắm trên nước Mỹ nơi mà trước là đệ nhất phu nhân, sau đến con nít, con chó hạng ba, rồi mới tới đàn ông…
Mậu Tuất 2018
Phan

Ý kiến bạn đọc
27/01/201818:24:05
Khách
Biết nói gì đây? Cám ơn được đọc một bài viết hay!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,062,464
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.