Hôm nay,  

Bước Thời Gian

06/10/201700:00:00(Xem: 11211)
Bước Thời Gian
Tác giả: Phan

Bài số 5236-19-31079-vb6100617
 

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
 

***
 

Khi nhánh lá ngoài cửa sổ ngả vàng, không gian se se lạnh. Cảm xúc trong tôi như hai dòng nước ngược chiều trên cùng một dòng sông.

Một dòng chảy đưa tôi về quá khứ với những nụ cười thầm cùng kỷ niệm, chấm phá chút ngận ngùi, chập chùng với ký ức nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng dòng hướng tới tương lai cũng không có gì mới mẻ hơn là trời mỗi sáng thức dậy sẽ lạnh hơn hôm qua. Cây vàng đều lá thì rụng bay muôn phương tới chỉ còn thân, nhánh chĩa lên trời như bộ xương khô.

Vậy là mùa lễ cuối năm rộn ràng nơi những khu thương mại, ấm áp biết chừng nào với tay trong tay của những đôi tình nhân trên phố… Người lính cũ không nhà co ro nơi đô hội, (thật đau lòng khi đọc tin có đến hơn năm mươi phần trăm lính Mỹ giải ngũ trở thành homeless). Người lạc xứ bơ vơ đứng nhìn tuyết đá đổ xuống nhân gian trong màu trời xám xịt…

   Tôi cố nhớ lại cảm xúc mùa xuân: Chỉ là những buổi sáng thức dậy không còn lạnh tê tái, không cần căng mắt coi chừng những đoạn đường ưa bị đóng đá trên đường đi làm. Nhưng mùa xuân của đất trời bỗng một hôm đầy lá mới trên cây sồi ngoài sân, làm cho những mùa xuân dĩ vãng tràn về... Rồi mùa xuân quen mắt bỗng hanh hao theo nắng vàng ươm hoa mướp trên bờ rào nhà ai? Một bằng chứng hội nhập không trọn vẹn vì khu phố đã yêu cầu không được để giây leo bò lên tường rào của khu phố. Nhưng lại là căn cước của một gia đình Việt nam. Chúng ta đi mang theo quê hương mỗi độ mướp ra hoa vàng tường rào của khu phố Mỹ. Chắc cuộc hôn nhân dị chủng này cũng chẳng đi đến đâu vì hạnh phúc không đồng nghĩa với chịu đựng nhau mãi mãi…!

Rồi giàn đèn học trò trên suốt đường đi làm bỗng một hôm… nghỉ hè. Bọn trẻ vui nhiều vì không phải thức sớm để đi học, nhưng những người không còn trẻ vẫn phải dậy sớm mỗi ngày để đi làm. Dù lòng cũng vui lây được phần nào trên đường nắng sớm, chiều muộn vào mùa hè với những ngọn đèn vàng nhấp nháy ở những khu trường học chẳng bao giờ bỏ qua cho tội quá tốc độ với đèn học trò. Sống ở xứ văn minh, có luật pháp nghiêm minh mới biết tiền phạt vạ nặng nề mấy cũng không bằng lòng tự trọng bị sỉ nhục khi viên cảnh sát Mỹ cố giải thích bằng sự tức giận lịch sự về hành vi có thể gây nguy hiểm cho bọn trẻ… Nhưng cô cảnh sát Mỹ làm sao hiểu nỗi buồn hơn mấy trăm đô la tiền phạt là cả tuổi nhỏ của người cầm lái bị bỏ rơi, thành hậu chứng cả đời với loài nói dối.

Ừ thì loi ngoi mùa hạ như cá kèo bị rộng trong lu; cũng có lúc chợt nhớ ai đó của tuổi học trò thì ngân nga đỡ buồn, “em chở mùa hè của tôi đi đâu?” Nhưng chợt tỉnh hoài niệm thì lại mong cho đừng gặp lại vì những ngày xưa thân ái chỉ còn lại một lão già ngu ngơ và một bà xẩm đễnh đãng thì gặp lại sao bằng giữ mãi dấu yêu của một thời.

Nhưng sáng nay thu về không hẹn, không chuẩn bị giấy vệ sinh trên xe để trị cái mũi cứ rồn rột tuôn trào dòng cảm thu trong vắt như lòng trắng trứng. Có đôi khi người ta nghĩ quá sâu xa nên quên hết những gì cần thiết khi giao mùa. Cũng như người ta cho rằng mình biết hết tất cả mọi thứ, thậm chí là vĩ đại nên kỳ thực những điều nhỏ nhặt mới đáng biết hơn…Cuộc sống như ly trà buổi sáng: đầy hay vơi, nóng hay lạnh, đậm hay lạt… đều có dư vị riêng của nó. Con người không giống nhau cũng vậy! Mỗi người có một lý tưởng, cách sống riêng. Người mơ được giàu sang, người chỉ mong an nhàn, người lại chỉ cần một tâm hồn nhạy cảm…


Nhưng mùa thu của đất trời hàng năm vẫn nhắc nhở từng lớp người vào thu của cuộc đời. Ai thì cũng đi qua mùa xuân, mùa hạ như đi qua tuổi trẻ và thời trung niên - dám nói dám làm. Khi đứng trước mùa thu của trời đất sao thấy thật gần với bản thân không còn háo hức mùa xuân, tưng bừng mùa hạ; người ta lặng lẽ như thu về để chiêm nghiệm. Nhìn lại những năm tháng bon chen với đời mới thấy những giá trị nhỏ nhoi, rất đơn giản nhưng tâm tình biết tỏ cùng ai?

Cuộc sống chung quy lại chỉ có thời gian tồn tại để mang đến cho con người sự già cỗi. Thời gian xóa đi những vết thương lòng, giúp mỗi nhân thân tĩnh tâm khi mùa thu đến để nhìn nhận cuộc đời mà mình đã lăng trầm mỗi người mỗi cách. Thời gian không biết nói nhưng qua không gian thu trầm mặc để nhìn lại thì dường như ta quá quan tâm đến người khác, là vô tình làm tổn thương mình trong cuộc sống mà người này giẫm đạp lên người khác; để lại những vết thương lòng không thể nào lành lại được, nhưng người giẫm lại không hề hay biết! Nên chỉ có thời gian mới trả lời được mỗi cá nhân là người đối xử tốt với mình sẽ ngày càng ít. Thuở chân đất, đi học trường làng với tiếng trống da trâu nhưng chưa bao giờ bỏ bạn trong mọi hoàn cảnh, nên giờ trách ai khi nhìn lại bản thân đã quên thật, quên giả nhiều tấm thịnh tình. Người Tàu có câu, “không thương mình là trời tru đất diệt”. Thật là một danh ngôn ích kỷ vô bờ, nhưng nghĩ lại văn hóa Trung hoa xưa lừng lẫy phương Đông cũng bởi giá trị nào đó mà nền văn hoá lâu đời đạt được. So chiếu với văn minh lưu vong thì người thực sự quan tâm tới ta không có mấy. Khi hữu sự quạnh cô mới nguyện thề phải biết thương mình.

Nhưng tuổi xuân, tuồi hạ qua đi tự bao giờ. Mùa thu của cuộc đời gõ cửa mới hiểu ra đối xử tốt với một người không có nghĩa là sẽ nhận được hồi báo, vì người bị xem thường nhất trong mắt ta đã có cơ hội đền ơn. Lý giải điều này-thiên la địa võng. Nhưng gió thu mơn man về để cảm nhận rất nhiều thứ trong đời chỉ có thể gặp chứ không thể cầu, thậm chí rất nhiều thứ chỉ có thể gặp được một lần… như, “một hôm ngọn gió tình yêu lạ/ đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư”. Thơ Huy Cận đâu có lạ gì với tuổi học trò, nhưng chịu “đứng ngẩn trông vời” thì đời đã vào thu.

Từ đó, người ta mất hứng tranh luận cùng người khác khi hiểu ra không ai đạt được gì, không ai đúng mà cũng chẳng ai sai. Thật tiếc tuổi trẻ hùng hồn hết biết bao nhiêu thời gian sống. Nên

thu về nhắc nhở bản thân nếu gặp phải sự không vui, đừng mong chờ người khác đồng cảm, bởi bản chất của cuộc sống là cả chuỗi phản ứng lạnh lùng. Chỉ có ta là người thiệt thòi khi kể lể. Bởi cuộc sống có rất nhiều thứ không thuộc về nên bao nhiêu cưỡng cầu cũng vô ích. Cuộc sống không nhất thiết tất cả mọi thứ phải có ý nghĩa, mà ý nghĩa ở việc làm được lưu giữ trong hồi ức. Bởi rất nhiều người đã thay đổi theo thời gian đến khó nhận ra, nên hồi ức đáng lưu giữ hơn.

Như thu ngoài khung cửa nắm giữ chiếc lá vàng, vì gió đông sẽ về cuốn sạch lá thu. Cố gắng hết sức với hiện tại nhưng đừng mong chờ gì ở một tương lai khá hơn với hết lòng tự trọng của mình là đủ, và đừng bao giờ để tâm đến chuyện không là gì trong mắt ai. Bởi chỉ có cha mẹ là người lắng nghe và thấu hiểu, người sẵn lòng chia sẻ tới cuối cùng… đã không còn nên mọi hiện thực đều là bất đắc dĩ. Cuộc sống miên viễn trôi trên dòng bất trắc với rất nhiều người mà bản thân không thích, nhưng chẳng bao giờ hiểu được thực ra không có quan hệ gì đến bản thân. Không cần phải để tâm vào vào những chuyện không đáng khi mùa thu của cuộc đời đã về.

 

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,861,818
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.