Hôm nay,  

Những Người Giữ Lửa

22/09/201700:00:00(Xem: 12912)
Những Người Giữ Lửa
Tác giả: Phương Hoa

Bài số 5224-19-31067-vb6092217


Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
 

***
 

Thứ Bảy vừa rồi là ngày Ra Mắt Sách của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, tai thành phố San Jose, Bắc California.  Đi cùng tôi là người bạn văn thơ Minh Thúy, giải “Á Khoa” văn của cuộc thi sáng tác Văn Thơ Lạc Việt 2016. Cô bạn gốc Huế này nhờ ở gần San Jose hơn, lại thường hăng hái tham gia các sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam ở đây, nên dù nhà tôi khá xa cũng có cơ hội dự buổi ra mắt sách của GS Sâm nhờ đi theo xe với bạn.

Chúng tôi đến hơi sớm. Chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt (VTLV) Chinh Nguyên đang bận trang trí cho buổi lễ vội vã dừng tay  chào đón. Là người luôn nhiệt tình với các chương trình văn hóa Việt,  Ông đã bỏ thời gian và công sức điều hành rất thành công cơ sở VTLV, tổ chức giải Văn Thơ hàng năm, và liên tục giúp tổ chức ra mắt sách cho rất nhiều tác giả đồng hương Việt.

GS Sâm là nhà văn tiền bối tôi kính trọng, cũng là một trong các vị giám khảo của cuộc thi VTLV hàng năm mà tôi đã thắng giải năm vừa rồi, nên dù ở khá xa tôi cũng cố gắng đến ủng hộ.

Thấy GS Sâm xong ngồi chỗ bàn ký sách, tôi kéo Minh Thúy lại chào. Thật vui được nói chuyện trực tiếp với vị Giáo Sư khả kính, mà từ khi quen biết đến giờ tôi chỉ trao đổi qua email và điện thoại. Chúng tôi phải chờ rất lâu mới chụp cùng GS được vài tấm hình kỷ niệm, vì ông bận ký sách liền tay.

Buổi lễ vừa bắt đầu khách đã ngồi kín các dãy ghế trong Câu Lạc Bộ Mây Bốn Phương. Một số người của Ban Tổ Chức và Ban Chấp Hành VTLV phải ra ngồi phía sau hậu trường. Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Dũng hướng dẫn các thủ tục chào cờ Mỹ và chào cờ VNCH xong, thì MC Bác Sĩ Trần Văn Nam lên giới thiệu quan khách.

BS Nam quả là người có máu hài hước. Nhân đề cập đến chuyện chữ nghĩa theo thời gian bị “tam sao thất bổn”, ông đã “lẩy” câu Kiều thứ 57 của cụ Tiên Điền Nguyễn Du, “Sờ sờ nắm đất bên đàng…” bị làm “thất bổn” thành ra, “Xè xè nắm đất…” và đùa, ông đã nói vậy với bịnh nhân tiểu đường của ông, kêu họ phải chú ý tìm... mấy con kiến, làm mọi người cười ồ.

Diễn giả kế tiếp là nhà báo kỳ cựu Lê Văn Hải, vẫn với giọng Bắc chậm rãi hiền từ như mọi khi, ông bày tỏ những nhận xét sâu sắc về tác giả và tác phẩm “Chuyện Đời Xưa”, rằng nhà ngôn ngữ học Trương Vĩnh Ký là người có công lớn tưới bón cho tiếng Việt. Ông Hải còn cho biết, giới nhà báo như ông đã tôn Pétrus Ký là "Thánh Tổ" của báo Việt Ngữ, vì cụ là người đầu tiên lập ra tờ báo quốc ngữ của nước An Nam ngày ấy, lấy tên là “Gia Định Báo”.

Xen kẽ với quý vị diễn giả, các ca sĩ trong ban văn nghệ, Nguyệt Thanh, Thùy Nga, Khôi Nguyên, Hồng Hạnh… đã trình diễn những bài hát trữ tình rất hay và nhận được những tràng pháo tay vang dội cả hội trường.

Tiếp theo chương trình, TS Hồng Dũng giới thiệu tác phẩm “Chuyện Đời Xưa”. Ông thao thao bất tuyệt điểm những câu, những chữ đặc biệt trong quyển sách của cụ Trương Vĩnh Ký mà GS Sâm đã chú thích rõ ràng. Ông còn nêu ra các thông điệp, bài học đạo đức trong cuộc sống mà tác giả muốn nhắn gửi trong nhiều câu chuyện, kèm theo chủ ý của GS Nguyễn Văn Sâm khi chú giải cho quyển sách này.

Đến lượt Chủ Tịch Văn Thơ Lạc Việt Chinh Nguyên giới thiệu về tác giả. GS Nguyễn Văn Sâm gốc Sài Gòn, thời VNCH dạy tại trường Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho, Pétrus Ký Sài Gòn, giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, và các trường đại học khác. Ông nhắc qua về những tác phẩm GS Sâm xuất bản thời VNCH như “Văn Học Nam Hà”, “Văn Chương Nam Bộ…”, và ở hải ngoại đã in “Miền Thượng Uyển Xưa”, Câu Hò Vân Tiên”, cùng nhiều cuốn sách giá trị khác.

GS Nguyễn Văn Sâm được mời lên trình bày về tác phẩm của mình.  Ông cho biết, quyển “Chuyện Đời Xưa” của Trương Vĩnh Ký là tác phẩm bán chạy nhất và đi vào lòng người nhiều nhất trong số hàng trăm quyển sách khác của cụ Trương. Sách hấp dẫn người đọc vì chứa đựng những câu chuyện vui về giáo dục luân lý, bài học làm người, và cách ứng xử những khi hữu sự. Thêm vào đó, “Chuyện Đời Xưa” được học giả Pétrus Ký viết hơn trăm năm trước, dùng văn nói thường nhật của người miền cực Nam, nên nó có giá trị lịch sử về ngôn ngữ Việt.

Sau đó, nhân thấy GS Sâm có chút thời gian rảnh tôi bước lại xin phép được hỏi ông vài chuyện. Trả lời câu hỏi điều gì đã khiến ông nghĩ đến việc in lại và chú giải quyển “Chuyện Đời Xưa” thay vì quyển sách khác.  Giáo Sư cho biết, ông nhận thấy quyển “Truyện Đời Xưa” của Trương Vĩnh Ký bản sớm nhứt in năm 1873 không ai còn tìm thấy, chỉ duy nhứt ấn bản 1914 còn tại thế là nhờ sự lưu giữ của cụ Vương Hồng Sển, vậy thì cần phải nhân bản nó để cho nhiều người có được. Từ sự suy nghĩ nếu in lại thì cũng nên làm chuyện gì có ích lợi cho người đọc, GS Sâm đã nẩy ra ý tưởng chú giải quyển sách.

Khi được hỏi là một nhà văn tiền bối, ông có lời khuyên gì cho những cây viết non trẻ của các thế hệ sau, GS Sâm trả lời khiêm nhường, nhưng là những lời khuyên vàng ngọc rất hữu ích:

– Tôi không dám có lời khuyên đến thế hệ đi sau, nhưng nguyên tắc cầm bút của tôi là tìm vui trong việc viết lách và nghiên cứu, cũng như sử dụng tối đa giờ giấc cho việc nầy. Cố đi với văn chương của mình suốt đời, không nửa chừng bỏ ngang vì bất cứ lý do gì, kể cả sự nghèo khổ bịnh tật, hay sự đánh phá của người khác. Quan trọng nhất, là tìm hướng viết đứng đắn, viết lách cẩn trọng, không viết vì tiền, vì thị hiếu của người nào, hay vì muốn có tiếng tăm, và sự đặt hàng mà mình thấy không hợp.

Giáo sư còn tâm sự, trong gần 40 năm cầm bút ở hải ngoại, ông viết truyện bằng văn phong Nam Kỳ lục tỉnh, và đề tài ông chọn thường là đời sống bi đát của người trong nước hoặc hải ngoại, nhưng ông thường nhắm vào mặt tâm hồn hơn là bề ngoài. Hiện tại, ông đã phiên âm rất nhiều tuồng hát bội chữ Nôm, khoảng 100 hồi tuồng Tây Du Ký và 120 hồi tuồng Tam Quốc, nhưng ngại thời nay không còn nhiều người lưu tâm đến nên ông chưa cho trình làng. Hát Bội cũng là một nét văn hoá độc đáo của Việt Nam không thua gì nghệ thuật Cải Lương, hy vọng Giáo Sư sẽ đưa ra sớm để các đoàn hát có cơ hội ra mắt bà con. Sắp tới, trước cuối năm nay ông sẽ cho in tập truyện ngắn thứ 6 “Giọt Nước Nghiêng Mình”.

Chiều đến, nhân tiện đang ở San Jose, Minh Thúy muốn kéo tôi qua dự lễ Vu Lan ở chùa Hồng Danh, nên dù chương trình văn nghệ vẫn còn tiếp tục trong buổi RMS, chúng tôi chào GS Sâm và CT Chinh Nguyên rồi len lén rút êm, sợ làm kinh động mọi người mãi mê xem ca nhạc.

Ra đến cửa, tôi gặp GS Lưu Khôn, người từng là Hiệu Trưởng trường Phan Thanh Giản trước 75, cũng là bạn đồng nghiệp của GS Sâm ở đại học Văn Khoa. Tôi mừng quá chụp hỏi thầy mấy câu về GS Sâm để bổ sung cho bài viết, vì khi nãy tôi nghe GS Sâm nói hai người là bạn cũ, còn BS Nam cũng giới thiệu GS Sâm là “sư” chữ Nôm, GS Lưu Khôn chuyên về Hán tự.

GS Lưu Khôn vui vẻ kể, ngày xưa ông và GS Nguyễn Văn Sâm là bạn cùng dạy ở đại học Văn Khoa và nhiều trường nữa. Ông nói hồi đó ông rất mê Hán Văn còn GS Sâm thì chuộng chữ Nôm. Sau qua Mỹ hai người đều bận rộn nên ít liên lạc với nhau.  Lần ra mắt sách này nhờ ông nghe qua truyền thông nên biết GS Sâm sắp ra mắt sách ở Jan Jose và đến ủng hộ.

– Ông ấy thích chữ Nôm và rất chịu khó. GS Khôn nói.  – Cả đời ông đi sưu tầm các sách truyện chữ Nôm cổ xưa. Mỗi lần đi đâu ông Sâm đều mang theo tiền mặt, kể cả khi về thăm quê bên Việt Nam, hễ gặp sách cổ là mua liền.

Khi GS Khôn kể ông dịch xong quyển “Bát Thập Tự Tự” của Lâm Ngữ Đường ra Việt Ngữ lúc ông "vừa tròn 80", tôi thật sự…hết hồn, vì bây giờ trông ông cũng khoảng chừng đó là cùng.  Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, ông cho biết chỉ vài năm nữa sẽ mừng thọ cửu thập niên. Càng nói chuyện, tôi càng khâm phục ý chí của GS Khôn, một người bị bịnh mắt kém bẩm sinh từ nhỏ mà cố gắng học hành tới nơi tới chốn, giờ gần qua tuổi đại thọ rồi vẫn còn ngồi dịch, biên khảo hàng trăm trang sách bằng cách viết tay, vì không thể nhìn thấy chữ trên máy vi tính.

Thời VNCH, ông đã xuất bản nhiều tác phẩm giá trị, “Hán Văn Tự Học” Khai Trí xuất bản, “Phê Bình Văn Học Việt Nam”, và dịch nhiều truyện chữ Hán như “Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa”, ở hải ngoại ông dịch Quỳnh Dao, “Tam Độ Mai” “Cho Trọn Cuộc Tình”… Sau đó GS hỏi tôi có biết em học sinh, sinh viên nào nhận đánh máy thuê để ông nhờ đánh máy dùm tập bản thảo cho “Thư Mục Phan Thanh Giản” mà ông sắp hoàn thành. Soạn để lại nhằm sau này có ai muốn tham khảo về cụ Phan Thanh Giản sẽ có tài liệu khỏi mất công họ đi tìm tòi, ông nói.

– Nào giờ tôi toàn viết “hú họa” trên giấy, liệu chừng mà viết chứ không có theo hàng lối gì hết cô ơi, vì mắt tôi đâu có thấy hàng kẽ! Cho nên người đánh máy cũng sẽ rất vất vả.

Tôi xúc động đến nghẹn lời. Một ông cụ gần chín chục, mắt không nhìn thấy cả đường kẽ hàng, mà còn ráng sưu tầm rồi ngồi mò mẫm viết tay những tác phẩm văn học để lại cho đời. Có thể nói GS Khôncũng là một trong những “người giữ lửa” cho tiếng Việt thân yêu. Ước gì tôi có thời gian để đánh máy giúp ông. Giã từ ôngmà lòng tôi áy náy khôn cùng.

Hôm thứ Bảy là một ngày may mắn cho tôi, được gặp tận mặt, nghe tận tai những lời hay ý đẹp của các diễn giả trí thức, và chuyện trò cũng những vị giáo sư khả kính mà ngày xưa còn nhỏ ở trong nước dù có tình cờ diện kiến quý thầy, "con nhãi" như tôi cũng phải...xanh mặt khép nép cúi đầu né qua một bên, chưa dám nhìn thẳng mặt hay cả gan đụng vào vạt áo của quý thầy, chứ đừng nói chuyện dám tay bắt mặt mừng, chụp hình chung để dành làm kỷ niệm như bây giờ…

 

*

Là người Việt Nam ai cũng biết, tiếng Việt và văn chương Việt vô cùng phong phú. Nhưng sau khi chúng ta mất miền Nam tự do, nền văn hóa đẹp đẽ và tiếng Việt nguyên thủy đã bị làm sai lạc cả ý nghĩa. Nhờ tấm lòng thủy chung của cộng đồng Việt hải ngoại cùng nhau giữ lửa, nên tiếng Việt và nền văn hóa Việt vẫn được bảo tồn, ít nhất cho đến bây giờ.  Công lao này là của rất nhiều người, gồm các nhà giáo dục, quý vị dân cử, nhà văn, nhà báo, các cơ sở truyền thông, và các tổ chức cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động văn hóa Việt Nam.

 Nhiều người lo không biết rồi đây các thế hệ tiếp nối còn được bao người có lòng với quê hương đất nước mà tiếp tục giữ gìn tiếng mẹ đẻ như thế hệ hiện tại?  Câu trả lời là chúng ta vẫn còn hy vọng. Hiện tại các trường học dòng chính Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Nam Cali, đã được đưa vào dạy song ngữ Anh-Việt toàn thời gian bắt đầu từ tiểu học, và trường đại học Cal State Fullerton cũng đã có chương trình tốt nghiệp bằng Cử Nhân Việt học. Những kết quả này là nhờ sự đấu tranh không mệt mỏi của các nhà giáo dục, các vị dân cử gốc Việt, và cộng đồng Việt Nam.

Năm 1873 khi viết quyển “Chuyện Đời Xưa”, cụ Petrus Ký được cho là người giữ lửa cho ngôn ngữ của dân tộc Việt. Hiện tại, 144 năm sau, GS Nguyễn Văn Sâm là người tiếp nối đã bỏ tâm huyết đểchú giải rõ ràng rành mạch theo tiếng Việt miền Nam ngày nay và in lại tác phẩm văn học cổ này. Như vậy GS Sâm cũng là một trong những “người giữ lửa” của thời đại chúng ta, cùng chung taygiữ gìn để ngôn ngữ Việt không bị mai một.

Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả tác phẩm “Chuyện Đời Xưa Của Trương Vĩnh Ký – Những Điều Thú Vị” của GS Nguyễn Văn Sâm, vừa ra mắt tại San Jose, miền Bắc Cali, hôm thứ Bảy tuần rồi, và sẽ ra mắt lần thứ hai ở Nam California vào Chúa Nhật 24 tháng 9 do Nha-Văn-Nhạc-Sĩ Cao Minh Hưng tổ chức, với sự góp mặt giúp vui của các thành viên Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu Westminster.
Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
23/09/201700:52:11
Khách
Ngưỡng mộ và tri ơn những cá nhân hay tổ chức ở hải ngoại tham gia vào công cuộc bảo tồn tiếng Việt trong sáng và văn hóa Việt mến yêu .
22/09/201714:45:01
Khách
Người đọc xin được cáo lỗi cùng tác giả và quý độc giả về việc “râu ông nọ cắm cầm bà kia” này.

Cám ơn tác giả và quý độc giả nhiều.
22/09/201713:03:01
Khách
Dear Khach - We get it and really respect, admire your determination and effort for this endeavor.

May we suggest that this concern be taken off line from now on by, perhaps, directlly writing to VB admin in order to avoid further commotion and to show respect to other readers who do not share or have passion about this issue.

Thank you for your consideration and truely appreciate your good intentions.

Best,

nathan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,371,776
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến