Hôm nay,  

Giáng Sinh Mùa Lụt

25/12/201600:00:00(Xem: 11625)

Tác giả: Nguyễn Trường Xuân
Bài số 5001-18-30701-vb8122516

Đây là bài tham dự Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Trường Xuân. Tác giả cho biết anh là một sinh viên Đại học Huế, và vừa có dịp đi thăm vùng đất bị lũ lụt tàn phá tại miền Trung. Dù không phải là chuyện trên đất Mỹ nhưng bài viết đã thể hiện sự quan tâm chung của người Việt hải ngoại hướng về miền quê bất hạnh đang phải hứng chịu nhiều thiên tai, nhân họa. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

* * *

“Anh ơi, lũ cuốn trôi hết sách vở của em rồi... Một tuần ni, xóm của em bị ngập trong nước. Bé Xíu cạnh nhà em, đi học... bị nước cuốn trôi; Ba của cu Núi thì... bị đá lở rơi trúng người... Cả nhà cu Son không còn ai. Giờ nó ở cùng nhà O ruột...”

Nhìn em - cô bé tên Thơ, vừa thều thào nói vừa nước mắt lưng tròng mà ruột gan tôi cũng rối bời ngổn ngang.

Thơ, Núi, Son đều là những đứa trẻ tuổi lên 9 lên 10 mà tôi tình cờ gặp gỡ mới đây trong lần đi công tác ở dải đất miền Trung lụt lội. Mỗi đứa mỗi cảnh ngộ nhưng đứa nào cũng đều nhem nhẻm đen cái nắng của gió Lào và gầy xộc, nhom nhách như nhau. Thơ lớn tuổi nhất, học lớp 6 và đang chuẩn bị thi học kỳ nhưng cả nhà bị nước lũ cuốn trôi hết tài sản, mấy bữa nay gia đình em phải ăn mì tôm sống trừ bữa. Xíu mà Thơ kể... đã bị nước lũ cuốn trên đường đạp xe tới trường. Núi thì đã mất cha. Còn cu Son tội hơn cả khi ba mẹ và chị gái đều mất mạng trong khi chạy lũ ban đêm...

Tháng Mười Hai, trời miền Trung xứ Việt bỗng đổ mưa không ngớt kèm theo cái lạnh như cứa vào da thịt. Cả một khúc ruột của dải đất hình chữ S chìm trong màn mưa khiến từng con đường, mái nhà, trường học, bệnh xá, khuôn viên thánh đường… ủ chìm trong dòng nước lũ đỏ ngầu.

Trận lũ dị thường (trái mùa) và lũ chồng lũ đã cướp đi mạng sống người thân của những đứa bé như Thơ, Núi, Son; hủy hoại toàn bộ hoa màu, thóc lúa, gia súc và tài sản bao năm tích góp dành dụm của gia đình các em và đồng bào các tỉnh Bắc - Nam Trung bộ.

- “Xóm đạo của em hơn một tuần ni không ai đi lễ! Nước lũ ở khắp nơi...,

- “Giáng Sinh ni, em, tụi em, không được diễn văn nghệ như năm tê.

-“Khi mô lũ mới rút anh hè? Em muốn được đi học...”

Nghe mấy đứa run rẩy, buồn bã gặng hỏi và nhìn khung cảnh ảm đạm của xóm đạo trong nước lũ mênh mông, thú thực, tôi... bỗng chốc như biến thành một kẻ câm điếc!

- Ơi em, đám nhỏ của anh. Xóm đạo của em và miền Trung xứ mình bao đời nay đã phải gánh nhiều thương đau do những sự giận dữ của Mẹ thiên nhiên. Từ nắng lửa dữ dội, bão gió triền miên đến mưa lũ dồn dập cứ đổ xuống nơi đây hết năm này đến năm khác. Bởi thế, cái nghèo khó, lam lũ, đau buồn như mặc nhiên ấn định trong tấm lòng thương cảm của bất cứ ai đang chảy dòng máu Việt khi nhắc tới tiếng gọi: "Miền Trung".

Em biết không? Ngẫu nhiên, lúc này, nghe những lời thở than của các em nơi những mái tranh nghèo giữa xóm làng tả tơi vì mưa lũ, tôi chợt nhớ tới... cái đêm hôm ấy, đêm mà Hoàng Tử Bình An đến với nhân loại qua biến cố Nhập Thể và Giáng Trần.

Hơn 2000 năm trước, lời van xin cùng những tiếng khóc than và nỗi niềm mong đợi của các Tổ Phụ đã được Thiên Chúa lắng nghe và đáp trả. Lời hứa Cứu Độ ở Vườn Địa Đàng năm xưa khi Tổ Phụ phạm tội đã được thực hiện. Chúa Cha sai con mình xuống thế qua hình hài một trẻ thơ, và hạ sinh làm kiếp con người. Thời đó, Hoàng đế Augustus ra sắc chỉ ban hành lệnh kiểm tra dân số toàn thể thiên hạ và mọi người đều đi đăng tên sổ bộ nguyên quán, ai về thành nấy. Trong một đêm lạnh giá giăng đầy, đôi vợ chồng quê ở thành Nazareth của xứ Galilee là Giuse và Maria cũng đang có mặt tại Bethlehem để đăng tên sổ bộ. Maria khi ấy đang thai nghén và hai người đưa nhau đi tìm nhà trọ để nghỉ lại nhưng không còn chỗ. Thế rồi, Maria hạ sinh con trai đầu lòng, lấy khăn choàng đầu quấn cho con và đặt hài nhi nằm trong máng cỏ cho chiên ăn của những mục đồng.

Đêm đó, mục đồng thức canh giữ đàn chiên đã được các Thiên thần loan báo: “về một niềm vui to tát, tức là niềm vui cho toàn dân: hôm nay đã sinh ra cho các ngươi vì Cứu Chúa”. Và bỗng đâu đến hợp đoàn với thiên thần, có đoàn lũ cơ binh trên trời ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Vinh quang Thiên Chúa trên trời cao thẳm và dưới đất bình an cho kẻ Người thương!" (Luke 2:1-14). Sau đó, các mục đồng liền bảo nhau đi tới chiêm ngưỡng Chúa thiên tòa giáng sinh trong túp lều nghèo hèn. Và sự nhiên đúng thật với mọi điều họ đã được nghe và thấy, nên đã lui về tôn vinh và ngợi ca Thiên Chúa.

Em ơi, hài nhi Giêsu đã giáng sinh chốn nhân trần trong một đêm đông như vậy! Một đêm đông giá rét của tuyết trắng và lòng người Bethlehem khiến Người được hạ sinh nơi túp lều thấp hèn vậy đó! Dù sinh ra trong xác thân nhục nhằn nhưng Con Chúa đâu có nề chi khó khăn, cực hèn nào? Chúa trên trời đã nên con người giống như chúng ta mọi bề vậy thôi! Ngài cũng hiện thân nhỏ bé trong hình hài một đứa trẻ, cũng oe oe cất tiếng khóc chào đời và tầm thường như chính chúng ta đó mà!


Nếu khi xưa - Chúa thiên đàng đã sinh ra trong giá buốt, chỉ nằm nơi máng cỏ dành cho súc vật thì - nay... trong cái nghèo đói, lạnh lẽo, lụt lội và tang tóc của xóm đạo này và eo đất miền Trung,.. Hoàng Tử Bình An vẫn lại giáng trần đúng vào thời khắc đó! Thời khắc của 0: 00 ngày 25 tháng 12 hàng năm khi trời đất giao hòa nhập thể với nhau và một vì sao chói sáng xuất hiện, chung bước, cùng đồng hành với nhân trần.

Sinh Nhật Chúa năm nay, có thể không rầm rộ, tưng bừng như những năm trước, nhưng nếu trong lòng em có Chúa, tình yêu của em vẫn dành cho Đấng Cứu thế, thì giáng sinh vẫn luôn trở về đấy thôi! Ngôi Hai sẽ không ngại cảnh xóm làng miền Trung nhọc nhằn, sẽ không chê xứ Việt mình cơ hàn đâu em! Vì Chúa hiểu, “mảnh áo dù tơi tả cũng chia đều, dù mưa nắng cũng chung lều” (Giáng Sinh trong mái nghèo - st. Thanh Lâm). Chúa sẽ đến đổi mới chốn trần gian, chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu và đẩy lùi những tội lỗi đen tối của chính chúng ta. Người vẫn sẽ “mời” em đi dự “sinh nhật” của mình, nếu em sửa soạn tâm hồn tốt đẹp để chào đón ngày lễ đó! Hãy cứ hy vọng và những điều lành sẽ đến!

Nhưng em ơi, Mẹ thiên nhiên giận dữ lâu nay cũng là do chính chúng ta không chủ động và ý thức bảo vệ môi sinh môi trường của chính mình. Chúng ta xả nước thải độc ra sông biển, chặt rừng, phá núi.v.v... bừa bãi nên ít nhiều mới phải chịu những hậu quả như hiện tại. Vậy, từ nay, tôi và các em hãy cùng nhau chung tay, chung sức, chung lòng - làm gì đó dù nhỏ thôi, để bảo vệ và gìn giữ lấy môi trường sống của mình, được không?

Tôi dứt lời, cả ba đứa nhóc (có thể chưa hiểu nhiều) cùng đồng thanh bảo nhau gật đầu, đánh cái rụp ra vẻ đồng ý! Có lẽ, trong cái đầu non trẻ của các bé, lúc này, chỉ cần có bữa cơm no, quần áo đủ ấm hay được hát thánh ca trong Lễ Giáng sinh đã là một mong mỏi bức thiết và là một hồng ân của Đức Chúa Trời.

Vâng! Ở đâu có tình yêu, nơi nào có đức tin thì nơi đó ẩn chứa niềm tin, hy vọng! Tại đâu có sống đạo thì ở đó có phước lành! Trong ý nghĩa tốt lành của ngày lễ giáng sinh, đón chờ ơn cứu chuộc tới giải thoát con người khỏi tội lỗi và cho con người một niềm tin vào tương lai, tôi - muốn chia sẻ với các em những điều nho nhỏ ấy! Tôi mong sao trong đôi mắt các em vẫn lấp lánh những niềm vui mỗi dịp giáng sinh về. Tôi muốn các em gìn giữ trong mình đức tin để rèn thân luyện tánh và trở thành những công dân tốt bước ra từ xóm làng nghèo khó này. Tôi mong các em không đánh mất đi niềm tin yêu và hy vọng vào những điều lành sẽ đến trong tương lai, sau những khó nhọc hiện tại...

Trước lúc chia tay, tôi nhận mình là một “Anh Noel”, không có râu tóc bạc phơ, không có cỗ xe tuần lộc mà phi... xe motor đến đây để tặng quà Giáng sinh - khiến lũ nhóc mới đó còn sụt sùi nước mắt rồi lại cười toe toét như không! Đó chỉ là những cây bút viết, vài cuốn vở, dăm gói kẹo bánh rất nhỏ nhưng ước mong đem tới cho các em chút hơi ấm sẻ chia của “người với người”!

Hôm nay, khi tôi đang ngồi viết những dòng này thì ngày Chúa giáng thế cũng đã cận kề. Qua truyền hình thông báo, lũ tại các tỉnh miền Trung xứ Việt mình đều đã rút và người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra. Hy vọng sau cơn mưa, trời lại sáng!

Nắng lại đang bắt đầu hửng lên sau những ngày trời mưa u ám, kéo dài đến ngao ngán. Nắng của mùa đông lọc từ giá buốt tê tái. Nắng của nhành lá long lanh sương ướt ban mai. Nắng òa ập, nắng đổ đến soi mật vàng đẩy lùi những dòng nước lũ dữ dằn. Và... nắng của niềm tin cũng soi vào trong suốt nơi tâm thức mỗi con người.

Tôi tin, nơi xóm đạo nhỏ của Thơ, Xíu, Son và khắp dẻo đất miền Trung nước mình đều đang chào đón ngày kỷ niệm Con Trời ra đời. Các em sẽ lại được tung tăng đến trường, lại được ca hát những bản thánh ca yêu thích. Những tiếng chuông nơi nhà thờ lại tiếp tục reo vang, và những cây thông lại được điểm tô bởi muôn vàn ánh đèn lấp lánh, lung linh tựa như những vì tinh tú trên dải Ngân Hà vô tận...

Một mùa Giáng Sinh nữa lại về! Mặc cho tôn giáo khác biệt, địa vị chênh lệch hay khoảng cách địa lý... Mong sao, nhà nhà Việt khắp mọi vùng miền, cả trong và ngoài dải đất Việt Nam, đều có một mùa lễ đầm ấm, an lành... Hơn tất cả - là nguyện cầu "cho Thế giới an bình và không có chiến tranh. Lòng người không có hơn thua, chỉ có trái tim thật thà. Và hãy mãi mãi tin rằng: tình người không cách xa, dù cho bão tố phong ba. Và ta sẽ bên nhau!..” như những giai điệu của một bài hát đang ngân vang đâu đây trong không gian của mùa lễ thanh bình.../.

Nguyễn Trường Xuân

Ý kiến bạn đọc
26/12/201618:38:00
Khách
Chúa nào mà chia sẻ đói khổ với các em thơ? Kiếp trước em tạo nhiều nghiệp ác thì bây giờ phải sanh vào gia đình nghèo khó,ở nới đất đai khô cằn, hay lũ lụt quanh năm, khí hậu khắc nghiệt, làm dân các xứ loạn lạc, độc tài, kém văn minh, chính phủ tham lam ngu dốt như Tàu, Vn, Trung đông, Phi châu... thôi. Chừng nào trả hết nghiêp ác , thở hắt ra, thì đuợc Chúa "gọi về".
26/12/201618:24:24
Khách
Tác giả còn ở trong vòng kềm kẹp của CS thì đâu dám thẳng thừng công kich đảng và quan chức theo ý quí vị độc giả Mỹ...Chỉ khi nào qua được Âu MỸ làm công dân xứ tự do dân chủ thì mới dám nói toạc ra được chứ.
25/12/201619:30:32
Khách
Tôi không hiểu tờ Việt Báo đăng bài như thế nào, chủ đề Viết Về Nước Mỹ. Mà sau đăng ở mục nầy, tại sau không dăng ở mục nào khác ?
25/12/201615:06:54
Khách
Xin được hỏi tác giả vài điều: (Trích) “Nhưng em ơi, Mẹ thiên nhiên giận dữ lâu nay cũng là do chính chúng ta không chủ động và ý thức bảo vệ môi sinh môi trường của chính mình.” Ai là “chúng ta”? Các đảng viên gộc giàu xụ hay là người dân nghèo thất học?
(Trích) “Chúng ta xả nước thải độc ra sông biển, chặt rừng, phá núi.v.v... bừa bãi nên ít nhiều mới phải chịu những hậu quả như hiện tại”. Người dân nghèo xả nước thải độc ra sông biển hay là các em Thơ, Núi, Non xóm đạo miền Trung chặt rừng, phá núi bừa bãi?
(Trích) “Vậy, từ nay, tôi và các em hãy cùng nhau chung tay, chung sức, chung lòng - làm gì đó dù nhỏ thôi, để bảo vệ và gìn giữ lấy môi trường sống của mình, được không?” Không được đâu vì một người làm, mười tên đảng viên làm ngược lại để kiếm đô la. Đọc bài này, tôi có cảm tưởng như tác giả đẩy hết lỗi cho người dân nghèo vô tội miền Trung.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,315,964
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ô ng tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.
Cuối tuần này, từ Thứ Sáu 11-11, là “Ngày Cựu Chiến Binh”. Mời đọc một bài viết mới của Cam Li. Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon.
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từng nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2016,
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2009. Cô tên thật là Võ thị Tuý Phượng. Tên sau khi vào quốc tịch Mỹ là Võ, Crystal H., sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi đã vượt biên cùng một người anh và bà con, tới Mỹ năm 1986.
Miền Trung Việt Nam năm nay bị lũ nặng. Một phần vì ông trời cứ mưa dài dài, phần khác tại con người làm việc tắc trách vô trách nhiệm gây hậu quả vô cùng tai hại cho người dân.
Tác giả vượt biên từ Rạch Giá đến Mã Lai, Pháp 1979, Mỹ 1987. Tốt Nghiệp Electrical Engineering 1990 tại University of Illinois at Urbana, Champaign, Illinois;
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Nhạc sĩ Cung Tiến