Hôm nay,  

Vẽ Trên Xương Lá

23/12/201600:00:00(Xem: 13868)

Tác giả: Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Bài số 4999-18-30699-vb6122316

Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng 4/1975, Cam Li không viết nữa. Định cư tại San Jose từ 2003. Cam Li bắt đầu góp bài cho Việt Báo từ 2009 và đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm.

* * *

“Bởi chữ nghĩa không đủ lớn
để tả đời người
Tôi xin một lần vẽ trên xương lá.”

Cuối năm, trời thật lạnh, chỉ có mấy độ F mà thôi. Miền Đông.

Tôi chợt nhớ những ngày còn bé. Trời lạnh, tôi hay hà hơi lên cửa kính, rồi vẽ chữ trên đó. Chữ sẽ mau tan vì hơi nước sớm bay đi. Lúc tôi quen nàng, cũng hay vẽ chữ kiểu đó. Viết lên kính coi bộ dễ hơn nói. Bản tính nàng vốn rụt rè. Mà con gái ngày xưa ai cũng rụt rè như vậy. Tôi thì hùng hổ hơn, nhưng cũng rất ngại ngùng sợ nàng e thẹn, mất lòng. Đành vẽ chữ vậy! “Anh yêu em.”

Tôi muốn trở lại. Vâng, tôi rất muốn trở lại, khoảng thời gian đẹp như mơ đó. Nàng vẫn ở bên tôi. Tôi rủ rê:

“Đi, em!”

“Đi đâu?” Nàng hỏi trong khi mở to đôi mắt.

“Về nơi khi xưa mình hẹn nhau lần đầu.”

“Nơi nào?”

Nàng hỏi rồi tự trả lời:

“Nhớ rồi… Không đi được.”

“Tại sao?”

“Chân tôi… đã không thể đi được.”

Tôi như vụt thoát ra khỏi giấc mơ. Trong đôi mắt của nàng, lệ đã cạn từ lúc nào.

“Mình nè, “đi” không có nghĩa là phải dùng đôi chân. Tôi giúp mình, tôi đẩy xe lăn cho mình. Mình vẫn có thể lên xe, lên tàu, lên máy bay, mình hiểu không?”

Nàng lắc đầu, thở dài:

“Không dễ đâu mình à! Mình cũng đau yếu, tôi không nỡ…”

Chúng tôi cùng im lặng. Tôi len lén thở dài, sợ nàng nghe thấy. Mới hồi đêm, tôi trải qua một cơn đau thấu trời. Tôi tưởng mình không đi được nữa. Ban đầu còn ráng vịn tường mà đi, sau thì quỵ xuống, lê lết trên nền nhà. Tôi tưởng mình sẽ nằm luôn trên đất. Nhưng có một tiếng vọng từ đâu thúc giục, nhắc tôi ngày mai đem thức ăn vào cho nàng. Nàng trông ngóng tôi lắm đấy! Tôi lầm bầm nguyền rủa chứng bệnh gout quái ác. Mày không đánh gục được tao đâu! Không bao giờ đâu!

*

“Ngon không?”

“Cái gì ngon?”

“Trời!.. Thì thức ăn có ngon không? Tôi nấu đó!”

“Biết rồi! Mình nấu. Nhưng tôi nấu mới ngon.”

Hôm nay thấy nàng biết trêu đùa, tôi lấy làm mừng. Tôi sợ những lúc nét mặt nàng lạnh tanh không lộ cảm xúc, trông không giống người yêu của tôi khi xưa chút nào. Khi xưa chúng tôi đâu có mấy khi được gần nhau. Và những khi có nhau, nàng vui vẻ, nhiệt thành. Tôi là lính, một thứ lính rất dữ - nói “dữ” là vì chúng tôi chịu quá nhiều nguy hiểm – ở rừng nhiều hơn ở thành phố. Ngay cả ngày đám cưới chúng tôi cũng vội vàng, chú rể mặc bộ quân phục, cô dâu mặc áo dài giản dị, trang điểm đơn sơ. Đám cưới xong, tôi lại đi. Rồi từ đó về sau, nàng cứ phải nói hai chữ “Lại đi!” Như một điệp khúc, không chán.

Tôi lấy chiếc khăn giấy lau cho nàng miếng cơm dính ở phía trên môi. Nàng nhìn tôi, tia mắt lạ lùng. Rồi như chợt hiểu ra – lúc này nàng hiểu khá chậm – nàng lộ vẻ cám ơn. Khi nàng ăn, tôi phải đút. Nếu không thì tôi phải giữ chén cho chắc để nàng múc cơm bằng một tay. Có rất nhiều lúc nàng không muốn ăn. Tôi phải năn nỉ, thậm chí dọa nạt để khiến nàng ăn. Tôi hiểu rằng trong tâm trí của nàng, cuộc sống đã trở nên nặng nề quá đỗi.

Ăn xong tôi đẩy xe cho nàng ra hưởng chút không khí ngoài sân. Có nhiều người đã ở đó. Họ là “hàng xóm” của nàng. Có cả “bà cụ share phòng” với nàng nữa. Khi hơi khỏe trong người, bà cụ tỏ vẻ dễ chịu. Nhưng khi cơn bệnh trở lại, bà cụ sẵn sàng la lối, khóc lóc, nói bậy. Và nàng thì im lặng chịu đựng.

Mọi người chào nhau trong hành lang. Rồi thì hai chúng tôi tìm một chỗ vắng cho mình. Nàng nhìn thấy trời xanh, cây lá, nét mặt sáng lên. Tôi kéo một chiếc ghế, ngồi bên nàng. Nàng nói:

“Mình mệt đó!”

“Sao mình biết?”

“Mình đau chân, mất ngủ, còn lo nấu ăn cho tôi.”

“Thì tại mình chê thức ăn kiểu Mỹ trong này, tôi nấu món Việt cho mình. Cũng đâu có mất công bao nhiêu. Miễn mình vui là được.”

“Tôi chỉ vui khi được ở trong căn nhà của mình.”

Giọng của nàng như chùng xuống. Tôi nói nhỏ:

“Tôi sẽ xin cho mình về.”

“Đừng, mình! Tôi sẽ không về. Chính tôi muốn ở đây. Mình không săn sóc tôi nổi đâu. Trong đây có bác sĩ, có người tập tành.”

“Nhưng…”

“Xin mình đừng nói gì hết. Mình hãy để mọi việc như bây giờ, đừng thay đổi gì nữa.”

Nghe câu “Đừng thay đổi gì nữa” như một lời cam phận. Từ lúc nàng té xuống, chúng tôi đã mong có sự thay đổi, mong ở phép lạ. Mấy năm qua rồi, phép lạ không đến với chúng tôi. Giải thích sao đây? Tôi bây giờ chỉ còn lại hai chữ “khổ nạn.” Nàng đang gánh khổ nạn. Không ai có thể gánh thay nàng.


*

Tôi đi xuống tầng hầm. “Xưởng in” của tôi là đây! Rón rén, rón rén… cứ như là đi hành quân. “Chiến trận” của tôi cũng ngổn ngang tệ! Máy in, máy cắt, toàn là do tôi tự chế, giấy má, bì thư… khắp nơi. Những khi ngủ không được, tôi đều đi xuống giang sơn riêng của mình. Lúc nàng còn khỏe, còn ở nhà, cũng đã là như vậy.

Tôi ngồi vào máy computer. Phải “layout” cho xong số tới. Bạn bè, em út gửi bài, sửa bài xong rồi, công việc này là của mình. Ngày mai, ngày mốt cho báo “lên khuôn”, rồi mình tự tay cắt xén, khâu gáy. Trời ơi, những từ ngữ này nghe sao mà thân thương, sao mà hấp dẫn quá vậy? Tôi thừ người, nhớ ra một điều. Bài của mình đâu? Mình là nhân vật chủ chốt, phải có bài chứ! Ngày xưa băng rừng lội suối mà viết lách cũng dễ dàng làm sao! Bạn bè viết văn, làm thơ, có người bài chưa kịp gửi đăng báo đã ngã xuống mãi mãi. Có bạn gửi bớt thịt da vào trong đất. Chính vì vậy mà tôi đã không mệt mỏi làm cho bạn văn bạn thơ sống lại, trả vinh dự cho những người lính cầm bút, là bởi vì họ xứng đáng được như thế. Và còn nhiều, nhiều nữa, những tạp chí vang bóng một thời mà ngày nay bị quên lãng, tôi đã tìm tòi, làm hồi sinh. Tôi sẽ không làm được chuyện này dễ dàng nếu không có nàng cùng gánh vác. Hai vợ chồng đã đến Thư viện Cornell cách nhà năm, sáu tiếng đồng hồ lái xe, tìm đọc những bài xưa cũ, copy đem về. Sau này thì sắm máy “scan”, công việc nhanh hơn và đỡ tốn tiền hơn một chút. “Khâu vá di sản văn chương miền Nam!” Bạn bè tặng cho chúng tôi câu đó. Nghe mà cảm động.

Bài của mình đâu? Không cần cầm bút, tôi gõ bằng máy computer. “Theo Em.” Ngày xưa theo em trên con đường hoa, nhặt những chiếc lá vàng đẹp mang về ép, ép khô xong chúng tôi vẽ thơ lên đó. Có khoảng đời theo em vào thư viện, là thư viện Cornell. Bây giờ theo em vào nursing home, em ngồi trên xe lăn với nửa thân tê dại. Tự nhiên nước mắt tôi chảy tuôn, dào dạt. Sao tôi thương em, thương thân quá đi!

*

Tôi giật mình thức dậy sau giấc ngủ mê thiếp. Hai chân tôi đau nhừ. Bệnh gout lại hành hạ. Nhưng kìa, chồng sách mình hoàn thành đêm qua! Tôi đã ngủ vùi sau đó, ngay trong tầng hầm này. Tôi nâng niu từng cuốn. “Lão gàn!” Tôi tự mắng yêu mình như vậy. Sách chỉ in tặng, không bán. Mà không phải bạ ai cũng tặng. Ai quý, ai yêu cầu thì mới in, mới tặng. Nghe gàn thật!

Như một quán tính, tôi nghĩ mình sẽ gọi vợ, khoe với nàng là đã xong xuôi, công việc còn lại là của nàng: cho vào bì thư, hoặc gói lại, ghi địa chỉ, đem đi bưu điện, dán tem hay đóng dấu… Nhưng tôi chưng hửng. Nàng không còn làm được cái việc này nữa. Nàng đang nằm trong nursing home, nhớ không? Tôi thở dài, lặng lẽ ôm từng chồng sách ra garage, chất vào thùng xe. Tôi lại phải tự mình làm thôi! Lặng lẽ và chăm chỉ. Như con ong, cái kiến.

Rồi cũng xong việc. Tôi cũng đã quen rồi!

Trong thùng xe chỉ còn lại hộp thức ăn cho nàng. Tôi lái xe chạy vào nursing home. Tôi tự khen mình giỏi, mỉm cười.

Nàng vẫn ngồi trên giường, chờ tôi. Đã quen với hình ảnh này rồi, không còn cách nào hơn. Nàng lên tiếng hỏi trước:

“Mình đã gửi sách đi xong?”

“Sao mình biết?”

“Việc này là của tôi mà! Mình làm tới đâu, tôi cũng đoán ra hết.”

“Mình giỏi lắm! Mình vui là được.”

“Tôi vui lắm chứ!”

“Tôi giúp mình ăn nhé!”

Nàng lắc đầu:

“Tôi chưa muốn ăn. Đêm qua tôi ngủ không được, sáng dậy hơi đau mình.”

“Tôi báo y tá, xin thuốc cho mình nhé!”

“Không cần uống thuốc đâu! Mình ơi, tôi chỉ muốn mình cạo gió cho tôi.”

“Được.”

Xem ra ở đất Mỹ mấy mươi năm mà nàng vẫn còn giữ thói quen của người Việt thời xưa, thích cạo gió, cũng như thích xông nồi lá giải cảm khi ở nhà. Dĩ nhiên tôi phải ra xin phép y tá. Bà ấy bảo không sao. Với một lọ dầu, một đồng tiền xu, tôi cạo gió cho nàng. Chẳng có ai khác trong phòng để mắc cỡ, “bà cụ share phòng” đã có con đến đẩy ra phòng ngoài chơi.

Tôi giúp nàng xắn lưng áo lên, rồi thoa dầu, dùng đồng xu cạo nhè nhẹ lên đường xương sống, từ đó cạo ra hai bên. Nàng tỏ vẻ dễ chịu. Hình ảnh một bộ gân lá dần dần hiện lên, cùng lúc tôi xót xa nhận ra nàng đã ốm đi nhiều quá! Tôi gượng tay, như sợ đồng xu cọ sát làm đau những vùng xương lộ rõ. Tôi không còn như người cạo gió nữa, mà tôi vẽ. Vẽ trên gánh đời. Vẽ trên cây thập giá mỗi người chúng tôi phải mang vác. Mình ơi, hãy cố gắng. Em ơi, hãy cố gắng. Cho dù ngày mai có ra sao, anh vẫn theo em. Theo em!(*)

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

(*) “Theo Em”: xin mượn tựa đề loạt bài “Theo Em” của Nhà văn Trần Hoài Thư- Blog Trần Hoài Thư

Ý kiến bạn đọc
15/05/202103:28:14
Khách
buy cheap cialis uk: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">buy cialis insurance</a> much does cialis cost without insurance
https://cialisbnb.com/# buy cialis online europe
17/03/202102:37:12
Khách
Camli Nguyễn Thị Mỹ Thanh là nhà văn mà tôi yêu thích từ nhỏ (trước năm 75) khi đọc truyện Tuổi Hoa. Đối với những người cùng thời với tôi và mê truyện Tuổi Hoa như tôi, Camli đã là một tên tuổi nổi tiếng từ lâu. Tôi thấy có những người vào comment rất khiếm nhã, làm như có thù với Camli từ kiếp trước vậy. Tôi nghĩ đó chỉ là do ghanh tị mà ra.
04/01/201716:40:23
Khách
Dịch giả Phạm Nguyên Trường ví von giới người cầm bút hiện nay “là những anh mù sờ voi,” và chia họ ra làm bốn loại:
1. Đáng trọng là những người sờ được chỗ nào thì mô tả trung thực chỗ đó, to nói là to, dài nói là dài, cứng nói là cứng, mềm nói là mềm... tập hợp mô tả của những người đó có thể cho người ta hình ảnh tương đối trung thực về con voi.
2. Sợ nhất là những người mới sờ được cái chim hay cái bướm voi liền la toáng lên và bắt mọi người tin rằng đấy là cả con voi. Họ là những người thích độc quyền chân lí. Marx, Lenin... thuộc loại những người như thế.
3. Đáng ghét nhất là bọn, ví dụ, sờ được cái tai hay cái vòi, nhưng không chịu mô tả cái mình sờ được mà lại ngoạc mồm ra chửi những người đang mô tả một cách trung thực cái ngà hay cái đuôi voi rằng đấy không phải là voi.
4. Đáng khinh nhất là bọn kí-sinh-trùng-văn-nô-bồi-bút sống bằng mồ hôi nước mắt của các bà nông dân một nắng hai sương, chủ muốn con voi như thế nào thì mô tả như thế ấy.
03/01/201719:52:05
Khách
Tết đã qua , đời tỵ nạn buồn như chấy cắn . Buồn hơn khi đọc phải những câu văn thi xã con thuyền Nghê An mà đờ cho là những câu văn nghiêng thùng đổ nước . Những Bùi Bảo Trúc, Thanh Nam, Bình Nguyên Lộc , Mai Thảo , Võ Phiến , Vũ Khắc Khoan ...khi chết mới được bạn văn độc giả viết về cuộc đời , và sự nghiệp để tưởng niệm những người tài hoa đã đóng góp cho nền văn học VNCH . Không ai được tế sống khi đang còn sống . Chỉ duy nhất nhà văn Trần Hoài Thư thiệt là hên được một nhà văn trứ danh tế sống bằng bài Viết Trên Xương Lá để mừng sinh nhật . Chúc mừng nhà văn Trần Hoài Thư . Mai mốt ra đi sẽ có bài Viết Lá Trên Xương để tiễn ông đi .
Nhà văn Tưởng Năng Tiến trong bài viết dẫn LL CSCD và Hội Nhà Văn có trích dẫn dịch giả Phạm Nguyên Trường đã ví von bọn cầm bút là những anh mù sờ voi và chia họ ra làm 4 loại . Bần tăng khoái loại số 3 xin trích dẫn:
3. Đáng ghét nhất là bọn, ví dụ, sờ được cái tai hay cái vòi, nhưng không chịu mô tả cái mình sờ được mà lại ngoạc mồm ra chửi những người đang mô tả một cách trung thực cái ngà hay cái đuôi voi rằng đấy không phải là voi..."

Cứ bị chê mà không chiụ hiễu bị chê chổ nào và bị chê cái gì và tại sao chê. Chổng mông chửi lên nào là .. công kích miệt thị cá nhân với lời lẽ hằn học .. và tiếu lâm nhất : Dư Luận Viên cấp thấp rồi ngoái đít quay đí . Bần tăng chả hiễu dư luân viên cấp thấp là cái quái quỉ gì . Chắc nhà văn Cam li là dư luận viên cấp cao ? Khà khà khà

Happy New Year!
Link: https://vietbao.com/p112a262315/s-t-t-d-tuong-nang-tien-luc-luong-c-s-c-d-hoi-nha-van
02/01/201701:42:49
Khách
Cảm ơn tác giả Cam Li, đọc mà muốn khóc vì đây là một giai đoạn của cuộc đời mà trước hay sau gì cũng sẽ đến với số đông chúng ta.
31/12/201606:05:07
Khách
Cám ơn Cam Li rất nhiều.
Tôi tìm thấy hình ảnh của tôi trong truyện ngắn “Vẽ Trên Xương Lá”. Các bạn già của tôi cũng vậy. Truyện của Cam Li là của-mọi-người.
Tôi rất dở internet, nhưng nhờ chịu học hỏi ở con cháu nên mỗi khi cần tìm gì thì tôi gõ trên khung search những “chữ khóa” là internet giúp tôi tìm ra ngay. Theo lời giới thiệu của Cam Li ở cuối bài, tôi đã gõ “Trần Hoài Thư blog vẽ trên xương lá” và tôi có đường dẫn này, thật dễ dàng, cám ơn Cam Li.
https://tranhoaithux.wordpress.com/2016/12/18/cam-li-nguyen-thi-my-thanh-ve-tren-xuong-la/
Tôi tìm hiểu Nhà văn Trần Hoài Thư qua các bạn già của tôi, hiểu được ông đôi chút. Ông rất khiêm nhường, không bao giờ muốn ai ca tụng ông, dù so với công lao mà ông đóng góp cho việc làm hồi sinh văn chương Miền Nam Tự Do, ca tụng bao nhiêu cũng không đủ.
”Khâu-vá-di-sản-văn-chương-Miền-Nam”, Cam Li đã viết trong bài “Vẽ Trên Xương Lá”như vậy, quá rõ ràng!
Tôi vẫn thường dạy các cháu nhỏ của tôi, đang theo học các lớp dạy tiếng Việt, hãy tìm đọc văn chương Miền Nam Tự Do, ít ra cũng thu nhận được chút gì để làm hành trang vào đời làm người.
Tôi cùng các bạn già của tôi xin chuyển đến Cam Li lòng quý mến. Văn của Cam Li đơn giản mà sâu sắc, chạm đến trái tim người đọc. Tôi đọc văn của Cam Li từ khi Cam Li còn nhỏ viết văn. Cam Li chưa bao giờ viết tự truyện. Nhưng Cam Li thường đứng vào thân phận của nhân vật (xưng TÔI) cho nên chúng tôi thấy Cam Li là đứa bé, là cô gái, là nam sinh, là người lính, là ông già v.v…
Nói nhiều quá sẽ trở thành thừa. Tôi xin không lạm dụng chữ “nhà văn”, như Cam Li cũng chưa bao giờ nhận mình là nhà văn. Xin Trời phù hộ Cam Li. Chúng tôi chờ đọc những sáng tác mới của Cam Li.
Lão Quê
30/12/201621:43:45
Khách
Khà khà khà . Khách Cam li đã lên tiếng . Bần tăng vẫn "cho rằng nhà văn Cam li" đã đạo văn . Khách Cam li , nếu tức khí, thì nên chứng minh mình không đạo văn . Lời cám ơn của nhà văn Trần Hoài Thư chưa đủ để cho bần tăng không nghĩ Khách Cam li không đạo văn . Đạo văn quá đi chứ . Ngay cái còm tên Khách là bần tăng đã nhìn thấy chân tướng của Cam Li . Tại sao không "hiên ngang " lấy tên Cam li để "trao đổi" mà dùng nặc danh Khách để chửi nhẩy ? Có gì bất tiện . Có gì mờ ám . Có gì khó nói ?
Tại sao bảo là đạo văn ? Thiếu gì cách để chúc mừng sinh nhật . Đâu có cần cóp cái ý của bài viết "Theo Em" ? Nếu khoái "Theo Em " quá thì cần phải có một chú thích :" Bài viết dựa vào cuộc đời của nhà văn Trần Hoài Thư" thì ai mà bảo đạo văn . Đó là một nguyên tắc tối thiểu của người cầm bút có liêm sĩ .
Khách Cam Li "cho rằng " bần tăng không có lý luận Khà khà khà . Hình như Khách Cam Li bị cataracts cần giải phẩu nhá . Nếu đã giải phẩu mà chưa thấy bằng chứng và lý luận của bần tăng thì khà khà khà . Thua . Dzậy mà cũng xưng là nhà văn khoa học gia

Hãy đọc một khúc chữ của khách Cam Li : " Đây là một truyện ngắn, nhà văn Cam Li sáng tác dựa trên chuyện đời của nhà văn Trần Hoài Thư, như một món quà sinh nhật dành tặng Ông. Bạn Aoluahadong dùng chữ "cóp ý" ở đây thật không chính đáng tí nào, và bất công cho nhà văn Cam Li."... Khách Cam Li đã tự nhận mình là nhà văn rồi đấy nhé . Nhưng dù rằng toàn thể độc giả , nhà văn Trần Hoài Thư cả Cam Li đã gọi đã tự nhận mình là nhà văn thì bần tăng cũng chẳng coi Khách Cam Li là nhà văn theo 3 tiêu chuẩn của TS Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu) Rảnh bần tăng sẽ phân tích . Tại sao Khách Cam Li cứ sửa chửa (edit) những còm hoài dzậy ta ? Có gì gian dối ?
Như thế Khách Cam Li đã nói láo và đã chửi bần tăng mà không có một chứng cớ gì cả . Dẫn chứng cái gì , câu gì, mà bần tăng đã : "công kích, miệt thị cá nhân với lời lẽ hằn học ... và chổ nào chứng cứ nào mà Khách Cam Li gọi bần tăng là dư luận viên cấp thấp ?

Đài Tiếng Nước Tôi là một chi nhánh để kiếm tiền của VT chuyên môn đi bắt địa những người già lảnh SSI , bán vé số không xổ công khai . Thu tiền, chống cộng dỏm . Làm XNV cho cái đài Radio thổ tả đó có gì mà hảnh diện khoe khoang . .
Thần Admin vui lòng cho cái còm nầy lên . Cám ơn
30/12/201603:26:04
Khách
Theo như ý kiến của Nguyễn Saigon, thì Nguyễn Saigon rất hâm mộ nhà văn Trần Hoài Thư. Thế thì hãy xem đây, hỡi bạn "dư luận viên cấp thấp", xem nhà văn Trần Hoài Thư nói gì về nhà văn Cam Li ở những lời giới thiệu trên blog của Ông:

Trích:
Lời chủ blog: Những ân cần và thương mến mấy hôm nay mà bạn bè thân thiết đã dành cho ngày sinh của “con ngựa chứng” thật vô cùng kỳ diệu. Mà truyện ngắn này của Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh đã nói lên điều đó.
Xin phép Cam Li cho tôi được gởi đến những bạn đọc blog tôi một bài văn còn nóng hổi của một nhà văn rất quen thuộc ở hải ngoại . Xin được cám ơn Cam Li(THT)

“Bởi chữ nghĩa không đủ lớn để tả đời người
Tôi xin một lần vẽ trên xương lá.”
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

(Thay món quà sinh nhật, kính tặng Nhà Văn Trần Hoài Thư)

...

(nguồn: https://tranhoaithux.wordpress.com/2016/12/18/cam-li-nguyen-thi-my-thanh-ve-tren-xuong-la/)

Muốn dùng chữ "đạo văn" cho Cam Li, hãy hỏi Nhà Văn Trần Hoài Thư xem ông nói sao. Quý vị chưa bao giờ đọc truyện ư? Không thấy người ta xưng "Tôi" bao giờ và tại sao xưng "Tôi"?

Tôi mà là sếp của quý vị, tôi không có trả lương cho quý vị đâu. Tiền đâu mà trả cho những dư luận viên kém tài như thế, lý luận thì chẳng có, chỉ có mỗi lời lẽ cay cú, thô tục là giỏi! Sao lại để lộ chân tướng sớm thế? Tôi ước mong sếp của quý vị đọc được cái comment này và cho quý vị thôi việc.

Hơn nữa, quý vị có biết nhờ ai mà quý vị lãnh được đồng lương dư luận viên để sống qua ngày không? Nhờ những bài văn của nhà văn Cam Li đăng trên Việt Báo, nhờ Xướng ngôn viên Mỹ Thanh của Đài TNT đấy. Không có thế thì quý vị lấy đâu ra chỗ mà thóa mạ người khác để lãnh lương dư luận viên. Con chó ăn ... còn biết ơn chủ, nữa là...

Cuối cùng, tôi nhắc lại cho quý vị rõ: Nhà văn Cam Li chưa bao giờ, và đủ khiêm tốn để không tự xưng là nhà văn. Nếu đọc kỹ thì quý vị sẽ thấy chữ "nhà văn" là do độc giả gọi, còn chữ "khoa học" là do Việt Báo đưa vào trong phần giới thiệu mỗi bài viết của Cam Li.

Tôi nghĩ: Nhà văn Cam Li không rảnh để đọc comment của các dư luận viên cấp thấp, nên tôi có những ý kiến trên đây để trả lời những người không muốn làm điều tốt, chỉ muốn mạt sát, bôi nhọ người khác. Nhà văn Cam Li nếu có tình cờ nhìn thấy những comment này, xin miễn chấp cho tôi, và cho cả các dư luận viên cấp thấp nữa.
27/12/201603:15:27
Khách
Tôi cho rằng &quot;Vẽ Trên Xương Lá&quot; là một truyện ngắn, lấy cảm hứng từ một chuyện đời. Đã là truyện ngắn thì tác giả được tùy ý sáng tác, thậm chí có thể cho nhân vật khỏi bệnh hay lìa đời.
Quý vị có thể giữ ý kiến của riêng mình, cho rằng đây là bài tùy bút hay đạo văn gì đó... vì đó là quyền tự do ngôn luận. Nhưng công kích, miệt thị cá nhân với lời lẽ hằn học không phải là cách tử tế để viết &quot;còm&quot;. Trái lại, thái độ đó cho độc giả biết tư cách của người viết &quot;còm&quot;.
26/12/201622:18:21
Khách
Nhà văn Cam Li ? Are you kidding me ? Đây là một bài đạo văn . Lấy một câu văn đã là đạo văn huống gì cả một ý tưởng . Toàn bài viết không có chú thích gì sất cả . Nhà văn Trần Hoài Thư đã diễn tả thật rõ từng chi tiết, từng điểm : những khó khăn , những nhẫn nại . những yêu thương vô bờ của một Lão Ông với người vợ tào khang . Xuống xe , lên xe , vào toilet ... những sinh hoạt hằng ngày mà tưởng chừng như vô phương không thể thực hiện . Người phụ nữ trong câu chuyện nầy còn đấu hót ( chữ thời hiện đại là TÁM) Người phụ nữ trong truyện THT thì đà bất biết . Trần Hoài Thư là một tác giả đã thành danh trên mọi địa hại . Chuyện chiến trường máu lửa khốc liệt của người lính Thám Báo . Những phản biện mạnh mẽ và đặc sắc và gần đây "Theo Em " đã nói lên hết phẫm chất , tài năng và niềm tin của một Cử NHân Khoa Học của một người lính Thám Báo và một nhà văn tài hoa . Nhà văn THT đâu cần ai viết thế cho mình huống chi ông đã viết truyện Theo Em hơn năm rồi . Nói rằng lấy ý mà viết chỉ là một sự ngụy biện .

Để luận về người được gọi là Anh Thư là Khoa Học gia và bây giờ là nhà văn . Có nhiều định nghĩa về nhà văn nhưng bần tăng thích nhất là định nghĩa của nhà lý luận trong nước HÀ SĨ PHU . Nhà văn cần có kiến thức, lòng trung thực và Liêm sĩ và hằng trăm cái cần phải có . Còm tới bần tăng , nếu rảnh, sẽ phân tích "nhà văn " Cam Li có đủ tiêu chuẩn làm nhà văn theo định nghĩa của Khoa Học gia kiêm nhà báo , kiêm nhà lý luận Hà Sĩ Phu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,315,964
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Tác giả tên thật là Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước, khi ông còn ở Việt Nam. Ông đã định cư tại Mỹ, nhưng thỉnh thoảng cũng về Việt Nam đi xây nhà cho người nghèo quê cũ.
Tác giả là cư dân Greenville, South Carolina, có ba cuốn sách Việt ngữ và Anh ngữ đã xuất bản. Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, Sao Nam Trần Ngọc Bình đã nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Các ông già Noel đang xuất hành khắp nơi. Đã tới lúc nghĩ trước tới món bánh giống cây củi mùa đông.
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2015.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả là một nhà báo Việt ngữ tại Atlanta. Ông viết tin, bình luận… với bút danh Phương Điền Nguyên. Một trong những mục ông phụ trách là “Thư Atlanta về Sài Gòn” với bút hiệu Bình Thiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến