Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn: Hoa Thịnh Đốn Ký Sự

27/11/201600:00:00(Xem: 12663)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4979-18-30679-v8112716

Tác giả là một kỹ sư hàng hải, lớn lên khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa. "Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học Argosy, San Diego. Là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu, ông đã bay từ Nhật về Little Saigon để họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2014 và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm. Sau đây là hai bài viết mới của ông.

* * *

I. Lễ Tạ Ơn với lính xa nhà

Năm nay Lễ Tạ Ơn nặng trĩu nỗi buồn với những người lính thủy thuộc chiến hạm USS KIDD, bởi họ phải chuyển nhiệm sở từ San Diego lên vùng Tây Bắc trước đó ba ngày. Một nửa trong số họ có gia đình còn kẹt lại ở chốn cũ. Một số có gia đình ở quá xa từ khắp 50 tiểu bang nên không về được, phần vì tốn kém tiền vé máy bay, nhưng phần chính là họ có một lịch trình huấn luyện khá dày ngay sau lễ. Nhiệm vụ trên hết, trách nhiệm trên hết nên ai cũng hiểu mà không lấy ngày phép, chỉ trừ một số rất ít có lý do chính đáng phải về thăm nhà.Có những người lính chưa về ăn tối Lễ Tạ Ơn suốt mấy năm liền, và có người lỡ dịp nhìn thấy con mình ra đời vì nhằm vào ngày đi biển hay tàu đang ở nước ngoài. Đời lính thủy là thế.Năm nay tàu ăn Lễ Tạ Ơn rất lớn. Hôm nay đã rộn ràng nướng nguyên một con heo dài bằng cái lò nướng barbeque dài 4 feet. Nhiều con gà Tây đã vào lò. Hàng trăm ký sườn heo đã ướp gia vị. Ngày mai sẽ là một bữa tiệc lớn cho lính xa nhà.

Chẳng phải là ngẫu nhiên mà những trận cầu lớn trước khi mở màn thì những chính khách địa phương đều lên tiếng cám ơn quân nhân nếu thấy họ xuất hiện trong quân phục với những vé mời.Có một lần tổng thống Obama làm phật lòng quân đội khi bước xuống máy bay, tay cầm ly cà phê và dùng cánh tay này chào đáp trả một quân nhân danh dự thuộc Thủy Quân Lục Chiến. Nhiều quân nhân đã thấy bị xúc phạm, và họ cũng là người không bao giờ bầu cho đảng Dân Chủ, và người chịu thiệt thòi là bà Clinton trong đợt tranh cử vừa rồi. Tổng Thống đảng Dân Chủ xưa nay ít khi được lòng quân đội Mỹ vì họ luôn cắt giảm quân số và yếu trước kẻ thù. Nói như vậy để thấy người dân Mỹ rất trân trọng và biết ơn người quân nhân. Người Mỹ còn có ngày Cựu Quân Nhân Veteran's Day và ngày Chiến Sỹ Trận Vong Memorial Day để vinh danh những người từng mang bộ quân phục hào hùng của quân lực Hoa Kỳ.

Và mỗi năm vào dịp tháng Mười, thành phố San Francisco lại chào đón nhiều chiến hạm Hải Quân ghé thăm, gọi là Fleet Week. Đây là dịp thu hút khách du lịch quốc tế lớn của thành phố này. Điểm đặc biệt là du khách được phép lên thăm quan chiến hạm đang hiện dịch, và đối với nhiều người, nhất là trẻ em thì đây là một giấc mơ thành hiện thực.

Trong những ngày lưu lại nơi đây, lính thủy Mỹ thường được người dân địa phương mời dùng bữa bằng cách âm thầm trả tiền, và cái bill thường có dòng chữ "Cám ơn bạn đã phụng sự quốc gia" (Thank you for your service!).

Năm nay lễ Tạ Ơn mang ý nghĩa đặc biệt. Nhiều gia đình lính đã dời lên đây mời những anh lính độc thân xa nhà tới dự bữa cơm tối truyền thống của nước Mỹ. Có cả những hội đoàn địa phương tổ chức bữa cơm Tạ Ơn để mời những người lính mới đến.

Có lẽ cái truyền thống Tạ Ơn của người Mỹ là một phần giúp con người Mỹ nhân văn bậc nhất thế giới, và cũng là một phần giúp nước Mỹ hùng cường, bởi di dân nào đến đây cũng yêu mến có nét văn hóa này và muốn đóng góp cho quê hương mới của họ, kể cả mấy trí thức đến từ vùng đất ngày xưa kêu gào 'đánh cho Mỹ cút' như ông giáo sư Ngô Bảo Châu từ Bắc Việt.

Người Mỹ vẫn thế, vẫn tri ân kẻ giúp mình, và di dân lại cảm ơn nước Mỹ đã cho họ một cuộc sống tự do và nhân bản hàng đầu thế giới, trong đó có hàng triệu con cháu Lạc Hồng.

Nước Mỹ không có 4000 năm văn hiến nhưng có lòng tri ân với kẻ ban ơn và tri ân với chủ nhân của vùng đất được thiên phú này. Không phải ngẫu nhiên mà ngày Thanksgiving Day khởi nguồn từ nước Mỹ và ngày càng được người dân khắp thế giới cùng hưởng ứng.

Thank you, America- the land of the free and the brave!

II. Hoa Thịnh Đốn ký sự

Chuyến đi gói gọn trong hai ngày tới Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn để lại trong tôi nhiều thang bậc cảm xúc dù thời gian khá ngắn ngủi.

Mở đầu là đêm dạ tiệc của Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt VAUSA (Vietnamese American Uniformed Services Association). Nói theo ngôn ngữ mới trong nước thì phải gọi là 'hoành tráng và đẳng cấp'. Khách mời của buổi dạ tiệc có tên tuổi khá lớn, và họ thu hút truyền thông báo chí dòng chánh cũng như truyền thông Việt ngữ.

Đó là cựu trung tướng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, người tham gia vào chiến dịch Mậu Thân 1968. Đơn vị của ông đã đánh bại Việt Cộng và nhận huy chương cao quý thứ hai của Quân Đội Mỹ- Navy Cross, huy chương chỉ xếp sau Medal of Honor. Con trai của vị tướng này hiện đang đang là đại tá và cháu nội trai là thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến, lực lượng tác chiến tinh nhuệ nhất của nước Mỹ. Một gia đình có đến ba thế hệ theo đường binh nghiệp. Đây phải là một gia đình thép, là xương sống của nước Mỹ. Có thể đó là truyền thống binh nghiệp của gia đình ông, một gia đình người Mỹ yêu nước bằng hành động cao thượng.

Kế đó là vị tướng của miền Nam, tướng Lê Minh Đảo, người được 'bên thắng cuộc' từ miền Bắc cầm tù 17 năm với danh nghĩa 'giải phóng miền Nam' và danh từ 'tập trung cải tạo', mà thực chất là bỏ tù do thù hằn Quốc-Cộng.

Kế đó là chuẩn tướng đương nhiệm Châu Lập Thể thuộc Vệ Binh Quốc Gia (National Guard) Hoa Kỳ. Ông là thế hệ thuyền nhân tỵ nạn đầu tiên, và đang là người giữ cấp bậc cao nhất trong số quân nhân Mỹ gốc Việt, cùng với Chuẩn tướng Lương Xuân Việt bên Lục Quân.

Có rất nhiều huyền thoại, nhiều tên tuổi lớn gốc Việt tham gia buổi dạ tiệc. Tôi gặp lại cô Kiều Chinh, nữ tài tử gạo cội của điện ảnh Việt và Hollywood. Cô luôn góp mặt ở các sự kiện của cộng đồng và luôn có những lời tâm huyết cổ võ thế hệ trẻ tham gia vào dòng chánh Hoa Kỳ để cộng đồng người Việt rạng danh và có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong chính trường.

Riêng tôi thì luôn quan tâm đến thế hệ thứ hai và ba gốc Việt tham gia vào dòng chánh. Đây là những thế hệ không có vết thương từ cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, và cũng chẳng bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ Quốc - Cộng. Cái liên kết họ với cộng đồng là ngọn lửa đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ trên quê hương của ông bà cha mẹ, và được dạy dỗ về lịch sử tỵ nạn và chính sử của dân tộc. Họ sẽ là tương lai và là niềm tự hào của dân tộc Việt, vì họ là bằng chứng cho dân tộc Việt không thua kém dân tộc nào ở nước Mỹ, và họ có thể tham gia dòng chánh như John Kerry hay John McCain sau này.

Đó là những em thiếu sinh quân của những học viện sỹ quan danh giá nhất thế giới như West Point Academy, U.S. Naval Academy và Air Force Academy của một quân lực tân tiến nhất. Và điều làm cho tôi vui nhất là gặp gỡ các em ngoài đời, thấy được những gương mặt tinh anh, những thể lực sung mãn tiêu chuẩn Mỹ và tác phong quân nhân chững chạc.

Xin nói thêm là, những em này nếu muốn xin vào những trường đại học danh giá như Harvard hay UC Berkeley thì sẽ không là chuyện khó khăn, nhưng các em đã chọn con đường binh nghiệp chuyên nghiệp. Một niềm tự hào của có thể nói là toàn bộ khán thính giả Việt khi nhìn thấy các em trong những bộ quân phục đẹp oai hùng.

Tôi đã chọn một em thiếu sinh quân Hải Quân để chụp hình chung. Biết đâu sau này sẽ có dịp hướng dẫn em này ở hạm đội. Mọi thứ đều tùy duyên. Hơn chục năm nay tôi chưa có duyên gặp em gốc Việt nào tốt nghiệp ở Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ.

Nhưng chắc chắn sẽ có sự khởi đầu. Hội quân nhân Mỹ gốc Việt đang lớn mạnh và bằng chứng là Hội đã được cộng đồng và doanh gia gốc Việt tài trợ rất nhiều. Những chương trình của hội đều nhắm vào mục tiêu vinh danh quá khứ, biết ơn thế hệ trước và truyền lửa cho thế hệ sau. Tất cả cũng vì hai tiếng Việt Nam.

Dạ tiệc xong. Ngày hôm sau chúng tôi đi thăm nghĩa trang quốc gia Arlington, ngắm lính canh danh dự bàn giao phiên gác với chuẩn mực hơn cả phim Hollywood về độ chuyên nghiệp và cảm xúc. Đó là những người lính canh hoàn hảo. Rồi chúng tôi ghé tới Thư Viện Quốc Gia và Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ để rồi ngồi bó gối như những Ta Ba Lô rong chơi nhìn một nền dân chủ pháp trị chuẩn mực của thế giới.

Chúng tôi, những người Việt thế hệ một rưỡi, cuối cùng thì đã hội nhập vào dòng chánh của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chúng tôi yêu những giá trị nhân văn nhân đạo của xứ văn minh hàng đầu thế giới này. Và chúng tôi đã cùng rảo bước trên Thủ Đô của biết bao giấc mơ trên thế giới, và thấy mình thật may mắn.

Một lần ghé thăm Thủ Đô, một lần thấy mình tự hào khi là một phần của quốc gia này.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
23/12/201617:51:08
Khách
Thủy: cám ơn bạn đã khích lệ. Mục Viết Về Nước Mỹ như một vườn hoa phong phú đa dạng về màu sắc hương hoa. Mỗi tác giả mỗi phong cách riêng nên thiết nghĩ tác giả nào cũng vui khi có được một độc giả như bạn. Riêng mình thì dù chỉ còn một độc giả như bạn thì mình vẫn viết, vì mình chưa bao giờ nghĩ là sống được nhờ nghề viết cả. Chỉ cần sự cảm thông và chia sẻ là đủ rồi.
16/12/201602:03:31
Khách
Cám ơn tác giả Trần Du Sinh đã truyền cho tôi trọn vẹn những cảm xúc mà tác giả đã cảm nhận khi đến Hoa Thịnh Đốn dưới màu áo của một "người hùng gốc Việt". Tôi rất thích đọc những bài viết của tác giả vì văn-sĩ-lính không nhiều trên VB cũng như trong đời thường.
Chúc sức khỏe và luôn chờ đón những bài viết mới của nhà văn lính :)
11/12/201622:42:12
Khách
Quảng Trần: Cám ơn ông đã thành thật. Tôi chưa bao giờ nghĩ là sẽ thu hút được những độc giả như ông. Nhưng chuyện ông vào đây đọc thì tôi cũng cám ơn rồi. Tôi cũng chưa bao giờ muốn có nhiều người đọc như ông cả.
Hoan Nguyễn: Chỉ với câu này của bạn thôi, "Theo tôi thì mục VVNM để cho người đọc là những người của VNCH, của người đã học hành ở miền Nam trước 1975, chứ không phải để cho người trong nước đọc." thì tôi đã hiểu tại sao VNCH đã chết trong lòng thế hệ trẻ, những người chiếm tới 60% dân số của Việt Nam. Vì bạn chẳng khác gì độc tài cộng sản. Vũ trụ có lúc thịnh lúc suy. VNCH cũng không nằm trong quy luật này bạn à.
05/12/201622:40:42
Khách
Ông Du Sinh nói đúng lắm: "Quý vị có quyền đọc hay không đọc". Chính vì những "con chữ" ông viết ra mà bây giờ cứ coi số lượng người đọc bài của ông thì đủ biết. Ít lắm so với những người viết khác ông ạ. Sự thực mích lòng.
05/12/201619:43:32
Khách
Theo tôi thì mục VVNM để cho người đọc là những người của VNCH, của người đã học hành ở miền Nam trước 1975, chứ không phải để cho người trong nước đọc. Không phải là kỳ thị gì, nhưng một điều chắc chắn là tờ Việt Báo Online đã bị tường lửa cuả Công an văn hoá block. Nếu qúi vị về VN hỏi những người quen biết thì có bao nhiêu người đọc được VB? Ngay chính qúi vị về VN dùng thử computer mà không biết cách "vượt tường lửa" thì cũng không đọc được. Vậy thì vì lý do gì chúng ta lại phải bắt chước kiểu viết mới của VC, mà nhiều chữ làm sai cả nghĩa của tiếng nói, cách viết đã có từ trước? Thí dụ chữ "xe đụng liên hoàn"; "Hãy liên hệ với chúng tôi"....mà chính ra phải viết: xe đụng liên tiếp, hãy liên lạc với chúng tôi...
03/12/201601:17:53
Khách
Tú Trần, Ngọc Trần: Xin hỏi hai vị vài câu. Ở Việt Nam có hơn 60% dân số sanh sau năm 1975, tức trên 50 triệu người. 41 năm nay họ đã quen với ngôn ngữ sau năm 1975. Chuyện quý vị soi từng con chữ có thay đổi được hiện trạng không ? Quý vị có phục hồi được nền giáo dục VNCH trên quê hương mình hay không ? Trên Việt Báo, tác giả hấp thụ nền giáo dục VNCH trẻ nhất cũng là 18 + 41 = 59 tuổi. Đa phần họ đều lớn hơn tuổi này. Vậy thì độc giả ở hải ngoại còn đọc bài viết của họ bao lâu nữa ?
Thiết nghĩ, tu chính án số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Quý vị có quyền đọc hay không đọc, nhưng không có quyền bắt người ta phải thay đổi chữ nghĩa để hợp lòng mình. Thiết nghĩ ai ở Mỹ cũng thấy may mắn vì có Hiến Pháp Mỹ bảo vệ cái quyền này.
Mike: Mình chỉ nói sự thật. Ông Ngô Bảo Châu sanh trưởng ở miền Bắc. Và ổng được thế giới công nhận là giỏi thì ổng giỏi. Chứ không phải vì ổng sanh ở Bắc Việt mà mình phủ nhận ổng giỏi. Như vậy thì có khác gì cộng sản độc tài phải không bạn ?
Nhưng dù sao cũng cám ơn quý vị đã phản hồi. Điều này tốt cho mục Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo và cổ võ cho Tự Do Ngôn Luận.
01/12/201600:34:05
Khách
"Cấn cái" nghĩa là gì? có phải là chữ mới sau 75? Dùng chữ "lấn cấn" có được không?
Tác giả nhắc đến Nguyễn Bảo Châu sinh đẻ, học hành ở Hà Nội,du học Pháp, vô quốc tịch Pháp về làm việc cho chế độ CS có thể vì ngưỡng mộ đây là một nhân tài do chế độ cs đào tạo.
30/11/201607:12:17
Khách
Chúng ta sẽ thấy cấn cái khi đọc những chữ thường viết là i thay vì y. Thí dụ chữ tị nạn và chữ sĩ quan. VC đã muốn làm khác VNCH khi thay bằng chữ tỵ nạn và sỹ quan.
Những chữ binh sĩ, ca sĩ, bác sĩ, nhạc sĩ ... bây giờ viết y hết thì vì lý do gì? Có hay hơn, có rõ nghĩa hơn không?
Tiếc thay bây giờ thấy ở hải ngoại có nhiều người bắt chước, nào là đảm bảo, tải trọng, liên hệ v v...
Cám ơn tác giả đã viết chữ thăm quan chứ không phải tham quan.
30/11/201600:11:28
Khách
Bài viết hay, xin cảm ơn tác giả. Nếu có thể, xin đừng nhắc đến Nguyễn Bảo Châu (ông này đẻ ở VN nhưng đi học ở Pháp và vô quốc tịch Pháp lâu lắm rồi).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,317,422
Người viết là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân vùng Little Saigon. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2014, với hàng loạt bài cho thấy tấm lòng và sức viết mạnh mẽ,
Thứ Năm, 24-11 là ngày Thanksgiving 2016. Mời đọc bài viết trong Mùa Lễ Tạ Ơn từ Philippinnes, đất nước 1001 hòn đảo của tác giả Nguyễn Trung Tây, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Tháng 11 là mùa Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài của Lê Nguyễn Hằng Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Mùa Lễ Tạ Ơn 2014, bà có bài “Tạ Ơn Người, Tạ Ơn Đời,”
Nhân mùa Lễ Tạ Ơn bắt đầu, mời tiếp tục đọc về Tháng Mười Một, bài thứ 3 của Phan. Chiếc Kính Gãy là chuyện trên đất Mỹ. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster.
Hình như ông Trump thành Tổng Thống đắc cử nhờ đa số “dân Mỹ chính gốc thầm lặng” cảm thấy họ bị bỏ quên ngay trên quê hương mình. Đó là chuyện nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến