Hôm nay,  

Vườn Trước Vườn Sau

09/08/201618:02:00(Xem: 9985)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4887-18-30587-v26080816

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Bài viết mới của ông là chuyện mua nhà, dọn nhà, phong thủy với nhiều kinh nghiệm quí.


Cây Lê Ta (Asian Pear)Cây Lê Ta.


***

Năm 1995 tôi dời nhà từ Westminster, CA qua Tiểu Bang South Carolina.
Tạm thời gia đình tôi và vợ chồng đứa con gái út cùng thuê chung một căn apartment ba phòng với một phòng tắm và một rest room. Vì lợi tức thấp, tiền thuê được sự trợ giá của Bang nên chúng tôi chỉ phải trả 380 đô chẵn. Tiền nước,tiền ga miễn phí chỉ phải trả tiền điện.
Vì làm cùng hãng, nhà 4 người chỉ có một rest room là điều rất bất tiện mỗi khi thức giấc chuẩn bị đi làm, nên chúng tôi phải thay nhau chờ đợi. Riêng cá nhân tôi vì sáng nào tôi cũng thức lối 2 giờ sáng để tập Yoga nên vấn đề vệ sinh cá nhân không trở ngại. Chỉ tội nghiệp cho bà xã và con gái. Quả là phái nữ người Việt ta có tính chịu đựng phi thường!
Thế rồi một hôm viên manager người Mỹ khuyên tôi:
“Mua nhà đi! Nếu di chuyển đi nơi khác, bán đi sẽ có số tiền lận lưng. Khỏe ru! Còn như cứ ở apartment thì lúc đi nơi khác tay trắng lại hoàn trắng tay.”
Nghe có lý, tôi bắt đầu đi kiếm nhà.
Nhờ ai bây giờ?
Một ông bạn tới Bang này trước giới thiệu tôi với ông địa ốc người Mỹ. Ông này vốn là cựu Đại Úy trong chiến tranh Việt Nam nên cảm tình của ông ta đối với người Việt ta thật nồng hậu nhưng có điều là ông dẫn tôi đi những coi những căn nhà quá cũ.
Căn nào cũng như ông già hơn 100 tuổi long ốc, long đinh. Cứ mở cửa nhà ra để vào coi là nghe thấy tiếng than kèn kẹt của “ông lão nhà”:
“Già quá rồi! Già quá rồi! Đừng mua! Đừng mua! Lãnh đạn đấy chứ không chơi đâu!”
Thế là tôi đành từ biệt ông bạn Mỹ tốt bụng mà ngao ngán không biết vì sao ông địa ốc này không kiếm ra mối nào kha khá cho tôi nhờ mà ông cũng có lợi.
Bà xã tôi an ủi:
“Cái gì nó đến thì nó đến mà! Lo gì!”
Mà qủa thật đúng y chang!
Tôi nghe nói anh Hon làm cùng hãng với tôi đã mua được một căn nhà trong khu Springs Station.
Khoái quá! Tôi lái xe chạy đến nơi đó liền. Đây là khu đất mới. Cây cối đã được dọn sạch sẽ và được phân ra từng lô.
Dò hỏi thì mới hay là là cứ liên lạc với Ông Vui vì Ông này có “giúp” 2 gia đình người Việt ta xây nhà trong khu này rồi.
Liên lạc với cái Ông Vui này thì Ông thấy Ông ta“vui đáo để.”
Ông ta cho tôi cho một cái hẹn là chiều Thứ Ba lối 7 giờ chiều Ông ta sẽ ghé khu apartment tôi ở để nói chuyện.
Tới 7 giờ ngày Thứ Ba chẳng thấy Ông đâu.
Ổng biệt tăm.
Phone cho Ổng thì Ổng trả lời giọng nói nghe như có vẻ nhăn nhó:
“Tôi rất bận!”
Tôi vẫn hòa nhã đáp lời:
“Ông làm ăn mà hẹn dây thung thì thôi cám ơn Ông, Ông nhé! Chuyện này tôi tự lo được mà! Chỉ muốn Ông có tí tiền còm tiêu chơi. Ông chê thì thôi! ”
Mãi về sau này qua bè bạn tôi mới biết tay này nói “giúp” nhưng nói vậy mà không phải vậy.
Thấy ai cần đến mình Ổng bắt đầu giở chiêu làm khó để kiếm ăn chứ không “giúp” ai cả!
Làm khó ai thì tôi không biết nhưng sao lại nhè tôi mà giở chiêu này hở Trời!
Ông gõ lầm cửa rùi, Ông ơi!
Như các cụ ta thường nói: Càng quen càng lèn cho đau!
A! Cái anh chàng này muốn “lèn” tôi đây!
Qua một bài báo về mua nhà thì tác giả bài này cho biết khi nhờ Ông Địa Ốc người Việt môi giới thì tiền lời cao hơn nếu nhờ Địa Ốc Viên người địa phương.
Hôm sau tôi lái xe đến khu Spring Station thấy một Ông người Mỹ từ trong một căn nhà đang làm dở dang đi ra.
Sau khi chào hỏi tôi ngỏ ý muốn tìm Ông builder để mua nhà, Ông này vui vẻ trả lời:
“Ông gõ đúng cửa rồi.Người ấy chính là tôi!”
Rồi Ông ta bắt đầu ca:
“Nếu Ông mua nhà do tôi xây thì Ông không tốn tiền cho người môi giới.Riêng khoản này cũng đỡ được cho Ông một món tiền kha khá.”
Tôi hỏi:
“Kha khá là bao nhiệu?”
Rất trầm tĩnh vì Ông M.này nắm vững vấn đề. Ông ta trả lời:
“Này nhé nếu căn nhà của Ông đặt có giá là 100,000 thì Ông phải trả cho Địa Ốc Viên 6% tức là 6000.00 đô,một món tiền không nhỏ.
“Tôi vừa xây vừa bán nên cái khoản này Ông không phải trả.Ông thấy không?”
“Chiều mai tôi sẽ đến nhà Ông và mang theo bản vẽ của 6 căn nhà cho Ông tùy ý lựa chọn.”
Y hẹn không sai một giây.
Đúng là lối làm ăn của người Mỹ!
Ông ta bước vào với vẻ tự tin, xách theo một cái cặp. Mở ra là sơ đồ 6 căn nhà với giá cả khác nhau tùy theo túi tiền của người mua, gồm từng các bản vẽ chi tiết của một căn nhà: như hoành đồ, thiết đồ v…và v…
Sau khi ngã giá.Tôi và con gái tôi ký hợp đồng mua 2 căn nhà, một cho tôi, một cho con gái tôi và đặt cọc mỗi căn $500,00 đô.
Vốn tính cẩn thận tôi nói với Ông M., người thầu xây nhà:
“Tôi muốn xem tận mắt căn nhà vì, qua bản vẽ, tôi không hình dung được căn nhà ra sao.Ông có thể giúp chăng?”
Người Mỹ có câu:
“Khách hàng là người quan trọng nhất trong bất cứ dịch vụ nào.”
Ở Mỹ này món chi lớn nhất là căn nhà và món thứ hai là cái xe.
Ai làm business mà chẳng thuộc làu làu.
Huống hồ là Ông M. thầu xây nhà này!
Ông M. gật đầu liền, đáp:
“Dễ thôi!”
Sáng hôm sau chúng tôi và vợ chồng con gái cùng xuống khu sub-division để gặp ông M.
Ông M. đã chờ sẵn, bảo chúng tôi chờ một chút. Ông vào một căn nhà sau đó đi ra, mời chúng tôi vào căn nhà đó.
Tại đây bà chủ căn nhà đã đứng sẵn để chào khách. Chúng tôi cám ơn bà ta và xin phép coi qua căn nhà.
Quả thật chúng tôi đã không uổng công khi tận mắt coi căn nhà giống y chang căn nhà của chúng tôi đặt mua. Khi ra về chúng tôi không quên cám ơn Bà chủ nhà.
Nhờ tận mắt coi nên tôi đề nghị Ông M. cho bức tường lửng phân cách phòng bếp và phòng khách cao lên cho chạm trần nhà.
Đồng thời cho bức tường lửng này di chuyển về phía bên phải của căn nhà để khi khách mở cửa bước vào sẽ chỉ thấy bức tường này mà không thấy cái cửa hậu thông ra cái patio ở phía sau.
Tôi lại yêu cầu dời cái cửa hậu này qua phía bên trái của căn nhà.Như thế khách bước vào căn nhà sẽ không thấy cái căn nhà thông thống chạy từ phía trước ra phía sau. Một điều mà người Việt ta có thói quen rất kị!
Đây là điều mà các cụ ta vẫn tránh, nếu có thể tránh được, mỗi khi mua nhà.
Như thế theo phong thủy thì cái “khí” sẽ được giữ ở trong nhà khiến tránh được hao tài, bịnh tật, tai nạn v… v… theo như tôi hiểu mà không biết có đúng không nhưng nếu tránh được thì tại sao lại không tránh vì có mất gì đâu.
Lúc còn ở Westminster, CA tôi nhớ có lần đến chơi nhà anh L. bạn cùng đơn vị cũ.
Sau khi phân ngôi chủ khách tôi hỏi liền;
“Từ ngày Ông ở căn nhà này đã bao nhiêu lần Ông bị người lái xe khác đụng vào xe của Ông hay Ông lái xe đụng vào xe của người ta bao nhiêu lần rồi?”
Há hốc miệng ra vì ngạc nhiên L. hỏi:
“Tuy cùng đơn vị nhưng đây là lần đầu tiên Ông đến chơi nhà tôi tại sao Ông biết vụ đụng xe mà Ông hỏi?”
Tôi trả lời:
“Trước khi trả lời Ông tôi hỏi Ông câu này nhé.Ông có tin vào Môn Phong Thủy không?”
“Có.”L. mau mắn trả lời.
Sau đó L. đáp:


“Tin nhưng tôi đâu biết gì về Phong Thủy đâu.Mà tại sao anh biết tôi bị đụng xe!”
Tôi đáp:
“Tôi cũng chẳng biết gì về Phong Thủy cả chỉ biết tí ti thôi.Này nhé cái cửa garage nhà của ông nằm ngay hướng tới của cái ngã ba, may mà cái hướng này chỉ tới có một nửa của cái cửa thôi, nếu không thì sẽ có người chết hay gia đinh ly tán, vợ chồng bỏ nhau đó Ông à.Tôi biết sao nói vậy để Ông tính.”
Nghe xong L. thú thật:
“Gia đình tôi bị 3 tai nạn xe hơi rồi!”
Ít lâu sau khi gặp lại, L. cho biết đã dọn nhà đi nơi khác dù chủ nhà hạ giá tiền thuê nhà.
Lúc ở Greenville, SC tôi đi dự đám cưới của cháu K. con một ông bạn. Trong bàn tiệc cưới nhà gái xếp cho tôi ngồi gần ông tài xế người Mỹ trắng tóc vàng mắt xanh, lái xe rước dâu limousine.
Rất khoan khoái Ông ta cho biết:
Đây là lần đầu tiên Ông được mời ngồi ăn tại bàn. Còn trong đám cưới của người Mỹ à? Tôi được cho một phần ăn rồi ra ngồi trong xe mà ăn chứ không được mời ngồi trịnh trọng như hôm nay, khi tôi lái xe rước dâu cho đám cưới của người Việt các ông!
Ông ta cho biết Ông làm nghề đưa thư nên đi làm thêm vào Chủ Nhật để kiếm chút đỉnh.Ông ta cho số phone mời tôi tới chơi nhà của ông ta, nếu tôi rảnh.
Dĩ nhiên tôi tới theo lời mời. Ông này rất thẳng tính. Ông cho biết ở Bang của Ông, vì Ông từ Bang khác di chuyển qua Bang SC để sinh sống, người dân địa phương không thích những sắc dân khác từ các nơi trên thế giới di cư tới Mỹ, kể cả người Việt, Ông ta nhấn mạnh.
Tôi nghe mà không nói gì mà chỉ hỏi:
Ông li dị mấy lần rồi?
Trố mắt ngạc nhiên Ông ta hỏi tôi:
Tôi mới lấy vợ sau khi li dị. Ông mới quen tôi.Không quen cả bạn bè của tôi mà sao Ông biết?
Cũng như lần ở Westminster, CA khi tôi trả lời cho L., anh bạn cùng đơn vị, tôi nói:
“Cái nhà này Ông thuê hay mua? Ông có nghe nói về Môn Phong Thủy của ngưới Á Đông không?
“ Hướng của cái ngã ba của con đường chạy thẳng vào một nửa cái cửa garage của căn nhà Ông đang ở, may mà chỉ có một nửa nếu không thì rất nguy hiểm cho người ở trong căn nhà này.Nếu Ông còn ở thì hoặc sẽ bị xe đụng hay Ông đụng xe của người ta hay bị bịnh thường xuyên hoặc vợ chồng Ông sẽ li dị.”
Nghe tôi nói Ông trố mắt nhìn tôi đờ đẫn như người mất hồn, sau đó Ông ta hỏi một câu có vẻ ngơ ngác như không làm chủ được câu hỏi của mình:
“Tôi phải làm gì?”
Ít lâu sau gặp lại Ông ở chợ Trời, tay bắt mặt mừng Ông cám ơn tôi và cho biết đã rời nhà đi nơi khác vì Ông không muốn phải ly dị thêm một lần nữa.
Đâu phải ai cũng muốn li dị vợ đâu!
Còn tôi ư?
Trước khi kể mấy cái chuyện lẩm cẩm về phong thủy cho các bạn nghe nói ở phần trên. Tôi cũng chẳng để tâm đến Môn Phong Thủy hay tìm hiểu làm gì.
Khi đổi về Saigon năm 1969 tôi được đơn vị mới cấp cho một căn trong cư xá sĩ quan mà anh P.đang ở. Anh P. xin đổi về địa phương của anh cho gần bà con.
Khi gặp anh chị P.chủ căn nhà tôi mà tôi sẽ ở tôi thấy chị P. có vẻ như bị bịnh vì trời thì nóng mà chị lại mang cái khăn chùm kín cái đầu, vì là mới quen nên tôi không dám hỏi.
Sau một thời gian sống trong căn nhà mà anh P. ở trước, tôi thấy bà xã tôi cứ nói hay bị nhức đầu và thỉnh thoảng lại thấy bả mang cái khăn chùm kín cái đầu như chị P.
Tôi cũng không lưu tâm.
Cho đến khi tôi chạy xe gắn máy bị người ta cọ,quẹt và tôi cũng cọ,quẹt người ta thì tôi mới chợt nhớ ra là hướng của con đường trước căn nhà tôi ở chạy thẳng ngay vào cái cửa của căn nhà tôi đang ở.
Hèn chi.
Cũng may là tôi chỉ chịu một thời gian lối 2 năm thì đơn vị của tôi cho xây một bức tường phân cách khu cư xá và khu làm việc của đơn vị.
Hú hồn!
Thành ra hướng của cái nhà rất quan trọng vì nó liên quan đến sinh mệnh của mình mà mình không ngờ.
Còn anh Đ. bạn cùng đơn vị với tôi hiện anh đang ở Atlanta, GA cho biết muốn hóa giải cái hướng của cái ngã ba thì người ta thường treo cái gương bát quái trước cửa nhà.
Gần nhà anh có một cái nhà của người Việt ta không những người chủ căn nhà này cho treo cái gương bát quái mà còn treo thêm cái gương lồi ngay phía trên cái cửa ra vào để hóa giải cái hướng tới của con đường nhằm ngay vào cái cửa chính của căn nhà của Ông ta nữa!
A! Thì ra Ông này cũng biết về Phong Thủy hay bạn bè của ông ta biết nên chỉ cho Ông ta!!
Tin hay không thưa quý bạn đọc thân mến.
Nhưng nếu đó là niềm tin thì khó mà giải thích.
Anh T. một anh bạn làm nghề môi giới địa ốc, bạn cùng hãng với tôi ở Cali, trong lúc ngồi tán gẫu tôi hỏi:
Ông làm nghề địa ốc khá lâu Ông có chuyện gì đáng nhớ không? Trầm tư một chút T. đáp:
“Có chứ, tôi nghiệm ra rằng cái nhà nào mà bị hướng của cái đòn dông của căn nhà đối diện đâm vào cửa thì thế nào vợ chồng cũng ly dị.”
Trường hợp này thì hóa giải làm sao đây?
Đây là câu hỏi mà tôi không có câu trả lời!
Đến đây tôi xin trở lại câu chuyện về cái nhà của chúng tôi.
Chỉ 3 tháng sau Ông M., người thầu xây nhà, gọi điện thoại hẹn ngày ra luật sư để ký giấy tờ. Mọi việc xong xuôi bây giờ chỉ còn lo dọn nhà.
Rất may mắn tôi có 3 người bạn là các anh H., anh Th. anh Tr. phụ giúp trong việc cho đồ lên xe truck và mang xuống chỉ một thoáng là xong.
Sau khi “yên bề gia thất,” tôi mua một cây đào trồng ngay vườn cỏ phía trước nhà. Năm 2010 tôi mua cây Lê Ta mà người mình quen gọi là Lê Tàu (Asin Pear) và cây Lê Mỹ trồng ở vườn cỏ phía sau nhà cùng cây hồng mềm.
Lối hai năm sau thì hồng mềm cho trái nhưng hai cây Lê nhất định không nhúc nhích. Riêng cây Lê Ta còn bị sâu rầy tấn công còn cây Lê Mỹ thì không bị sâu,rầy làm phiền.
Sau đó tôi còn mua thêm cây mận Đà Lạt trồng thêm.Chỉ 2 năm sau là cây mận cho trái.
Để trị bịnh cho cây Lê Ta tôi không dùng thuốc trừ sâu nhưng có lá nào bị sâu tấn công là tôi vặt từng lá vứt đi vì tôi nghĩ làm như thế mình tập cho cây sức tự kháng sâu rầy.
May mắn là cây Lê Ta kháng rầy thành công nhưng cả 2 cây Lê đều cứ “đực ra” không chịu cho trái mãi cho đến năm nay 2016, sáu năm sau khi trồng, cả hai cây đều trổ bông và cho trái.
Vì là năm đầu có trái nên quả tuy ít nhưng cũng đủ để chia xẻ với bạn bè cho vui!
Trái bói mà!
Khi cây trong vườn nhà ra hoa, mùa Xuân đến, và tôi lại có dịp vui cùng với “mấy Anh Chị Bạn Cây” của tôi. Nếu tôi nhớ không lầm Đức Phật dạy:
“Con người có linh hồn, con vật có sinh hồn còn cái cây có giác hồn”
Nhờ có giác hồn nên nếu được mình săn sóc thì cái cây cũng cảm nhận được sự quan tâm này.
Tôi xin trích một đoạn từ trang Google nói về đời sống của cây cối khiến những người bình thường như chúng ta không ngờ:
“Cleve Backster là một chuyên gia người Mỹ về phát hiện nói dối. Vào năm 1966, bằng cách sử dụng một máy dò nói dối, ông đã tình cờ khám phá ra rằng thực vật cũng có những hoạt động cảm xúc ở cấp cao và khá tương đồng với cảm tình ở con người!” (Trích từ trang Google)
Vậy là cái cây có giác hồn như lời Phật dạy và điều này đã được khoa học chứng minh!
Điều này Ngài đã nói cách đây hơn 2500 năm bây giờ khoa học mới có dịp chứng minh lời dạy của Ngài là “Nói có sách, mách có chứng.”
Cuộc sống không chỉ tồn tại nơi con người mà còn bao quát cả vạn vật trên thế gian này.
Kỳ diệu thay!
Thu 2016
Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
18/08/201603:51:40
Khách
Thưa độc giả
Xin tùy nghi:1/http://kienthuc.net.vn/hoc/quan-diem-phat-giao-ve-linh-hon-va-nghiep-bao-192596.html
13/08/201604:12:01
Khách
Tac giả có lầm không chứ Phật giáo không tin có linh hồn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,315,445
Sơ lược về tác giả: Đại Đức Thích Viên Pháp, thế danh là Nguyễn Anh Tùng, sang Mỹ 30 tháng 4, 1975, làm kỹ sư Computer trên 20 năm và rời gia đình xuất gia năm 2010.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Viết Về Nước Mỹ 2014, với 14 bài, trong đó có bài “Chú Lính Mỹ,” Phùng Annie Kim đã nhận giải danh dự.
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ có sức viết mạnh mẽ và số lượng người đọc đông nhất,
Tác giả tên thật Nguyễn Văn Ni, 70 tuổi, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh trưởng ở Bến Tre. Tại Việt Nam, trước 1975, giảng viên Đại học Nông Lâm Súc Cần Thơ; Đi lính Khóa 6/70 Thủ Đức.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo.
Tựa đề bài viết là tên của nhân vật. Trần Văn Mưa. “Tác giả là cư dân Cali đã được hai mươi năm, hiện nghỉ hưu. Lạc quan. Yêu đời.” Đó là mấy dòng tự sơ lược của Nguyễn Kỳ Yên,
Chúc Mừng Năm Mới 2016. Đầu năm, mời hướng về tương lai và đọc bài viết mới của Anthony Hưng Cao. Ông là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,
Nhạc sĩ Cung Tiến