Hôm nay,  

Chuyện Chó Mèo

30/06/201600:23:00(Xem: 11610)

Tác giả: Trần Đức Hân
Bài số 3856-17-30356-vb5063016

Với bút hiệu Prudence Han Tranduc, tác giả đã có sách anh ngữ "The Clan Divided," do một nhà xuất bản Mỹ tại New York ấn hành. Ông cũng là tác giả sách "Tiếng Việt Đáng Yêu." Trần Đức Hân sinh năm 1942 tại miền Bắc, di cư vào Nam. Từ những năm 60 học văn khoa, dạy học, khóa 20 Thủ Đức, khóa 15 Kỵ Binh Thiết Giáp, bị thương, giải ngũ năm 1968, tốt nghiệp cử nhân văn khoa, tiếp tục dạy học. Năm 1980, vượt biển, định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Từ 2000, di dân sang Mỹ, học lại Anh văn từ ESL tới các lớp viết văn và hoàn tất được ba cuốn sách. Tác giả hiện là cư dân Westminster. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.

* * *

Thưa quý độc giả, các mẩu chuyện trong bài này viết về hai loài vật được nhiều gia đình nuôi trong nhà; chuyện không đề cập tới liên hệ giữa trai gái thường bị diễn tả là mèo chuột để phê bình hay lên án. Khi mô tả bản năng của hai loài vật này, nếu có vài đoạn gây nên sự khó chịu cho quý độc giả, nhất là độc giả yêu cưng chó mèo, vì "sự thật mất lòng" "nothing is as stinky as the truth", xin đại xá.

Ngôn ngữ nào cũng có ít hay nhiều từ ngữ tượng thanh. Một số từ ngữ tượng thanh đã được suy diễn ra nghĩa bóng và chúng đã sinh ra vài tục lệ để nhiều người làm theo hay kiêng cữ. Tiếng Việt người Việt cũng thế. Ví dụ trái cây măng cầu, dừa, đu đủ, xoài đã được giải nghĩa là cầu vừa đủ xài, trái sung là sung túc, môt thứ trái cây có vị đắng ở Bắc Việt gọi là mướp đắng nhưng trong Nam Việt kêu là khổ qua và một số người ta ăn trái này với hy vọng cái khổ không còn tồn tại nữa.

Riêng về mèo và chó có câu phong dao. "Mèo đến nhà thì khó Chó đến nhà thì sang." Sở dĩ có cặp câu này vì tiếng kêu của mèo là ngoao ngoao hay ngheo ngheo nghe rất gần với từ nghèo. Tiếng kêu của chó là gâu gâu hay gầu gầu nghe gần với từ giàu.

Chuyện Chó

Ai cũng biết chó là loài rất trung thành với chủ và nghĩa dũng giúp chủ. Quý độc giả chắc đã nghe kể hay đọc những truyện tuyệt vời về hai đức tính kể trên đối với người nuôi chúng.

Nhớ lại những ngày tháng đầu sau tháng Tư 1975, khi dân miền Nam bị cai trị khắc nghiệt bởi những người Cộng Sản, đôi khi tôi cỡi xe đạp ngang qua khu villas nơi có một số gia đình người Pháp đang trên đường ra phi trường để rời Việt Nam, họ dẫn cả chó theo. Tôi nhìn những con chó ấy mà cảm thấy buồn tủi cho thân phận mình không bằng chúng. Một ao ước dại khờ thoáng qua là được như những con chó ấy để thoát khỏi ách của kẻ độc tài, cho dù phải vĩnh viễn xa quê hương nơi đã sống hơn ba mươi năm với vô vàn liên hệ đa dạng về tinh thần và vật chất.

Năm 1979, sự đào thoát của gia đình tôi đã thành công. Chúng tôi đến Cộng Hòa Liên Bang Đức đầu năm 1980. Rồi chúng tôi di dân qua Mỹ năm 2000. Tôi được chứng kiến sự yêu quý chó mèo và chim muông đủ loại của người tây phương. Có cả luật pháp bảo vệ chúng. Đặc biệt chó mèo, tôi thấy có người ôm bế nuôi nấng như con cháu. Tôi nghe kể có một số người cho chó ngủ chung giường nữa(?)

Âu Mỹ có kỹ nghệ sản xuất và tiệm bán thức ăn cho chó mèo chim muông, có bác sĩ và bệnh viện riêng để khám bệnh, chích ngừa, vân vân. Riêng về chó phải tắm thường xuyên thì mới tránh có con vắt (chí hay rận của chó to bằng con ruồi). Vắt chó là một cái họa, chúng chui rúc vào nệm giường, bàn ghế cắn hút máu giống như rệp vậy. Có ít nhất hai loại vắt: một loại có thể bay ra rồi chui qua bộ lông chó, loại khác bằng hột đậu đen bám chặt vào da chó.

Bên Âu Mỹ, ngoài việc tắm chó thường xuyên, chủ còn đưa chó đến bác sĩ thú y để được xỉa răng, chà răng, đến nơi chuyên môn để được hớt tóc, cắt móng tay và chân, khi đi vacation xa thì gởi chó ở nơi chuyên nuôi, giá trả tiền tương đương như gởi đứa bé vậy, khi chó chết thì chôn nó ở nghĩa địa riêng, chủ cũng mua hoa đặt trên mộ chúng vào những dịp đặc biệt. Nói chung việc nuôi chó có khi còn tốn công tốn tiền hơn nuôi một đứa bé mới sinh vì cháu bé mỗi ngày mỗi lớn và khôn, nên càng ngày càng bớt việc. Chó thì ngược lại, mỗi ngày thêm việc vì nó già hơn.

(Xin mở ngoặc: Trong vài nước như Tầu, Hàn quốc, Việt Nam, vân vân, chó bị ăn thịt như gà vịt vậy! Trong trang B1 của Việt Báo ngày Thứ Tư tháng 6 năm 2016 có bài thông tin với tựa đề, "TQ: Hội Thịt Chó Yulin giết hơn 10,000 Con Chó"!)

Khu nhà chúng tôi ở có khoảng 100 căn, có tường cao bao bọc, ra vào phải qua cổng bấm số. Giữa khu là cái park nhỏ chiều ngang cỡ 30 yards, chiều dài cỡ 50 yards; một nửa là khu dành cho trẻ con dưới 12 tuổi vui chơi gồm cầu tuột, xích đu, v. v.; nửa còn lại được trồng cỏ. Trong khu có nhiều gốc dân: Á (Phi, Nhật, Việt, Tầu, Đại Hàn) Trung Đông, Phi châu, Âu, Mỹ. Tôi ước tính trong khu có trên 60 con chó to nhỏ khác nhau. Thường mỗi buổi sáng chủ dẫn chó ra khỏi nhà, đi vài vòng trong khu và tới khu park trồng cỏ để phóng uế. Luật lệ buộc chủ phải hốt cứt chó; nước đái không hốt được; cứt nhão chủ làm ngơ! Nhưng đôi khi nó chưa tới park đã phóng cả hai loại chất thải ra trước nhà người khác, có khi ngay trước cửa nhà người khác! Bản thân tôi đã phải hốt và rửa cứt chó của họ nhiều lần. Theo sự quan sát của tôi, chỉ có vợ chồng người Nhật là hốt đàng hoàng. Những người khác thì một nửa số chủ giả hình nhìn trước liếc sau, có ai thấy thì hốt, còn không thì làm ngơ. Park lúc nào cũng có cứt chó; các đám cỏ úa vàng là do nước tiểu, mùi xú uế thoang thoảng bay lên.

Một cô hàng xóm trung niên than thở: "Cháu bị allergy vì chó, mỗi năm mỗi nặng hơn, hiện phải uống gần chục viên thuốc mỗi ngày. Sáng sớm phải dậy cho con ăn sáng và lo cho chó rồi mới đi làm. Cứ cho hai con chó này đi thì đứa con nó lại khóc lóc, phải rước hai con chó khác về.. !"

Tôi cảm thấy tội nghiệp cho cô nhưng không dám khuyên gì vì sợ cô kể lại với con, ra đường nó thấy tôi nó ghét.

Chuyện Mèo

Nơi tôi chào đời là Bắc Việt, cha mẹ tôi đã nuôi mèo với mục đích trừ chuột để bảo vệ mấy cót thóc. Thành ngữ có câu, "Giấu như mèo giấu cứt." Mèo tìm bếp tro hay chỗ đất mềm cào một lỗ nhỏ, ị vào đó và cào tro hay đất vùi lên. Người Việt không ăn thịt mèo vì sợ ăn thịt nó sau đó sẽ nghèo. Khi mèo già, tôi thấy mèo biến mất. Mẹ tôi cắt nghĩa rằng khi mèo già nó thành cáo và vào rừng? (Chắc là sai.)

Cha mẹ dẫn tôi di cư vào Nam lúc chưa tròn 12 tuổi, sống ở Sài-Gòn lần lượt ở Quận 4 Khánh Hội, Quận 1 đường Nguyễn Cảnh Chân, Quận Thị Nghè Hàng Sanh, và Quận 10 Hòa Hưng. Nơi nào cũng là khu dân cư nhà lợp mái tôn san sát nhau. Trong Nam, cha mẹ cũng như chúng tôi không nuôi mèo nhưng vẫn thấy mèo của hàng xóm. Vào mùa nào đó tôi không nhớ rõ, trong đêm khuya thanh vắng, nghe thấy rõ (vì cửa sổ chớp không ngăn âm thanh) mèo nhẩy từ mái nhà này qua mái nhà kia kêu gào thảm thiết như đang chịu đau đớn vì bị thương tích nặng. Nhưng thực sự là con mèo cái kêu mèo đực vì nó cần thiết được có bầu để sinh con. Nếu một con mèo đực đến thì êm chuyện. Nếu hai con đực đến một lúc thì trận tranh hùng vật lộn gào thét ầm ầm trên mái tôn. Trong Nam, tôi cũng không thấy ai ăn thịt mèo vì sợ sẽ bị nghèo. Tôi không biết khi mèo già chúng biến đi đâu! (Tôi nghe kể rằng hiện nay người Tầu sang VN kiếm mèo để ăn thịt. Họ tin rằng ăn thịt tiểu hổ sẽ mạnh khỏe. Trong 12 con giáp, có hai con mà người Việt khác với Tầu. Việt = trâu / Tầu = bò, Việt = mèo / Tầu = thỏ.)

Khi ở Đức rồi ở Mỹ, tôi thấy chó và mèo được ôm bế tương tự như nhau. Vì nhà mái ngói, và các cửa đều bằng kính ngăn âm thanh nên đêm tôi không nghe mèo gào hay vật lộn như ở Việt Nam nữa. Mèo cái mỗi năm đẻ ít nhất một lứa từ 4 đến 6 con. Chó còn có người mua. Mèo không ai mua, phải tìm kiếm người để cho. Ở Đức, con tôi kể có một ông nuôi trăn nên thường xin mèo để nuôi trăn?

Tuy chủ cung cấp thức ăn đồ hộp cho mèo nhưng chúng thích đổi món ăn thiên nhiên. Mèo ở Âu Mỹ không bắt chuột mà bắt chim vì chuột ẩn náu kỹ khó kiếm, chim ngờ ngờ trước mặt rất dễ vồ. Tôi đọc một bài báo bằng Anh ngữ viết rằng một con mèo mỗi năm giết hại vào khoảng 200 (hai trăm) con chim! Con số làm tôi sững sờ nên chưa tin. Cũng bài báo này viết rằng mèo là con vật có trí khôn khá nhưng không thể dạy được, nhiều con vật trí khôn kém hơn nhưng dạy làm circus được; mèo thì không.

Tôi trồng hoa và đặt một fountain nhỏ nơi vườn sau dể chim đến uống nước và tắm. (Thú điền viên của tôi ở cái vườn nhỏ này.) Tôi đã chứng kiến mèo tới bắt chim một số lần. Từ lúc thấy mèo bắt chim, tôi rất không ưa mèo. Do các bộ lông khác nhau, tôi thấy có ít nhất 4 con mèo đã đến vườn sau nhà tôi. Mấy lần đầu tôi đuổi bằng cách chân giậm mạnh, miệng la suỵt, suỵt nhưng nó giương mắt nhìn tôi, chẳng có dấu hiệu sợ hãi gì cả; tôi lấy gậy dài múa trước mặt nó nhưng nó đi xa khoảng vài mét rồi quay lại nhìn, tôi lấy sỏi ném thì chúng mới khoan thai từ từ rời khỏi vườn. Sau mấy lần, tôi sửa soạn sẵn vòi nước ở nấc xịt xa và mạnh, hễ thấy mèo tới là tôi xịt, mèo chạy toé khói. Sau vài lần, khi thấy tôi cầm vòi nước là mèo chạy như bay. Bây giờ, cứ thấy bóng dáng tôi là nó phóng chạy.

Một bà ngoại trẻ than thở, "Tôi có đứa cháu bị allergy mấy năm nay, uống thuốc mãi vẫn không bớt mà còn nặng hơn. Đôi khi cháu chảy máu mũi phải lấy chén hứng. Bác sĩ hỏi nhà có nuôi chó hay mèo không thì tôi trả lời có nuôi mèo. Bác sĩ nói rằng phải dẹp nuôi chó mèo đi thì cháu mới hết được. Về nhà tôi bảo chúng nó thì cả vợ lẫn chồng đều rớm nước mắt. Giận qúa, tôi bảo: Chúng mày cầu cho con chúng mày chết sớm đi để được thanh thản mà nuôi mèo... " Tôi chỉ nghe chứ không dám có ý kiến gì vì sợ bà kể lại với chúng nó, tôi sẽ bị chửi.

Thưa quý độc giả yêu cưng chó mèo, nếu bài viết này có điều gì làm phật ý quý vị, xin đại xá.

Trần Đức Hân

Ý kiến bạn đọc
24/06/201704:02:31
Khách
Trên đầu trang nhất tờ 'Việt Báo Daily News' số 8115, thứ Sáu 23 - 6 - 17 có tựa đề lớn "TQ Giết 20 Triệu Con Chó Để Ăn Thịt \ Năm. TQ Bất Chấp Phản Đối, Lễ Hội Thịt Chó Vẫn Cử Hành Tại Yulin."
30/06/201616:45:32
Khách
Vuon nhà tôi có gia đình mèo hoang . Tôi thương chúng nó lắm , cho ăn uống mỗi ngày. Chúng rất sạch sẽ và đáng yêu với bộ lông tuyệt đẹp . Mèo bố nhường cho mèo mẹ ăn trước vì đang cho con bú . Nay mèo con đã biết ăn nhưng mèo bố vẫn nhường cho mẹ con ăn trước . Mèo còn cư xử với nhau đẹp như thế đấy .
30/06/201613:48:58
Khách
Thanks Uncle Hân for writing an informative article on Dogs and cats. In western world, we love our four legs pawn dogs and cats because it could be related to our ancient civilizations 2380 B.C. In ancient Egypt, our feline such as cat was workshipped as a God call BasTet https://en.wikipedia.org/wiki/Bastet . So it not surprsing that people still love and take good care of our cats.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,321,877
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng 4/1975, Cam Li không viết nữa.
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây là bài viết mới của Song Lam.
Năm nay, Fathers Day của nước Mỹ là 19 tháng 6, trùng với Ngày Quân Lực VNCH trước 1975, xin mời đọc bài mới của Khôi An, chuyện ông Tướng mà cũng là chuyện Người Cha
Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014.
Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng 4/1975, Cam Li không viết nữa.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến.
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả được ký bút hiệu và tên thật. Thời VNCH, ông là một nhà giáo. Từ 1972-1975, là giáo chức biệt phái về nguyên quán,
Nhạc sĩ Cung Tiến