Hôm nay,  

Chữ Định Mệnh Trong Cuộc Đời Của Chị

07/05/201623:34:06(Xem: 7259)

Chị là người có nhan sắc. Không đẹp đến mức độ chim sa, cá lặn, nhưng trước đây cũng đủ làm cho nhiều anh chết mê, chết mệt để rồi cuối cùng suýt… “chết thiệt” vì thất tình! Chưa kể đến giọng hát của chị: Tuy không sánh được với những ca sĩ nổi tiếng, nhưng ai đã một lần nghe qua những bài tình ca chị hát, sẽ không bao giờ quên được…

Định mệnh… Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, chị, một tiểu thư thuộc gia đình khá giả, đang là nữ sinh viên Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Nhờ “Cuộc Đổi Đời”, cũng như qua vài lần “Đổi Tiền”, của cải tài sản trong nhà của chị cũng “Đổi Hộ Khẩu” qua các địa chỉ mới. Chị cũng được “Đổi Nghề” từ “Nữ sinh viên đại học” trở thành “Cô bán chợ trời”!

Nhìn cảnh cô con gái ngày ngày phải xông xáo chốn thương trường, tối về lại có dăm ba anh cán bộ, bộ đội lượn tới lượn lui trước ngõ để mong lọt vào mắt xanh của giai nhân, ba má chị ngày càng cảm thấy lo lắng. Gia đình quyết định gom góp hết chút tài sản còn sót lại để lo cho chị một chuyến vượt biên.

Chị lúc đó cũng đã có người yêu: anh, một người bạn học cùng trường Văn Khoa ngày trước. Ngày hai anh chị chuẩn bị làm cuộc mạo hiểm để tìm cuộc sống mới nơi xứ người, họ đã thề nguyện với nhau: sẵn sàng chấp nhận phong ba bão táp trên đường đi; cho dù nếu có bất cứ điều gì đen tối nhất xảy ra, nếu cả hai cùng sống sót và đến được bến bờ tự do, họ sẽ mãi mãi bên nhau suốt cuộc đời còn lại…

Định mệnh... Tối hôm đó, khi đã đến điểm hẹn, để tránh khỏi bị công an chú ý, ban tổ chức chuyến vượt biên yêu cầu đàn ông tách ra đi riêng trước trong một chiếc “tắc-xi”; còn đàn bà và trẻ con đi sau trong một chiếc “tắc-xi” khác. Theo dự trù, mọi người sẽ gặp lại nhau trên “Cá lớn”.

(Ghi chú: Đối với những người đã từng đi vượt biên bằng đường biển thì không lạ gì các chữ “Tắc-xi” (ghe nhỏ) hay “Cá lớn” (Tàu lớn hơn để đi biển). Chỉ xin phép được ghi chú để giải thích cho những người khác hiểu.)

Định mệnh… Chiếc “tắc-xi” chở đàn bà và con nít đi sau, lại bị công an tóm trọn. Bà nào có con nhỏ thì được thả cho về ngay; dĩ nhiên là sau khi tất cả tài sản mang theo đã để lại để sung vào công quỹ của… ai đó!

Chị là một trong số những cô gái độc thân, không có con nít đi cùng, nên “được” giữ lại trong trại tạm giam, rồi sau đó chuyển sang trại lao động “cải tạo” một năm trước khi được “ân xá” cho về đoàn tụ với gia đình.

Trong thời gian chị ở trại lao động, gia đình cho chị biết tin đêm hôm đó, chiếc “tắc-xi” chở anh may mắn thoát được lưới của công an, nên mọi người trên ghe ấy sau đó đã thoát về được tới nhà bình an. Rồi chỉ hai tuần sau, người chủ nhóm vượt biên làm lại chuyến thứ hai… có anh; dĩ nhiên không có chị … Và chuyến đi êm xuôi trót lọt tới Thái Lan.

Vừa về tới nhà sau một năm “lao động cải tạo”, chị đã hăm hở tìm kiếm một chuyến đi mới. Một phần vì chị nôn nóng để gặp lại người yêu; một phần vì cái lý lịch “cải tạo” của chị làm cho cuộc sống của chị càng khó khăn hơn trước.  Gia đình chị cũng hiểu như vậy nên cũng tìm đủ cách giúp cho chị thoát đi.

Một chút may mắn đã đến khi người anh của chị, du học ở Mỹ trước năm 1975, sau một thời gian dài mất liên lạc, cuối cùng đã “nối được đường dây” với gia đình và đã gởi về những thùng quà “cứu trợ”. Bán các thùng đồ Mỹ đó, chị có đủ tiền để có mặt trên một chuyến tàu vượt biên mới…

Định mệnh… Tàu ra biển chưa đến hai ngày thì bị lạc… Phải! Bị lạc vì cái hải bàn “dỏm” không chỉ đúng phương hướng. Bị lạc vì anh tài công “dỏm”, người trước năm 1975 chưa bao giờ lái tàu, nhưng đã “nổ” để được đi miễn phí. Sau khi chạy vòng vòng thêm nhiều giờ mà chẳng biết đi đâu, mọi người đồng lòng quyết định tắt máy để dành chút nhiên liệu cuối cùng và để tàu tự trôi dạt trên biển…

Ngày thứ bảy lênh đênh… Nước uống đã cạn… Mọi người đều kiệt sức. Mạnh ai nấy nằm, ngồi la liệt, chờ chết… Chị cảm thấy đang lịm dần. Trong những giây phút sắp từ giã cuộc đời, chị nghĩ đến gia đình, ba má, và anh… Chị khấn Phật Bà Quan Âm một lần nữa rồi ngước nhìn lên bầu trời một lần cuối cùng…

Bỗng một vầng sáng lóe lên chói lọi làm chị phải nhắm mắt lại. Khi vầng sáng đã tắt, chị mở mắt ra, và nhìn thấy… Sau này, chị nói cho dù có phải thề độc địa rằng nếu chị nói láo sẽ bị trời phạt, chị cũng sẽ thề là chị đã kể sự thật… Đó là khi mở mắt ra, chị nhìn thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra trước mặt chị và đưa tay chỉ về hướng bên trái của con tàu.

Sau vài giây, một vầng sáng chói lọi khác lại lóe lên làm chị phải nhắm mắt một lần nữa. Khi chị mở mắt ra, vầng sáng và Phật Bà Quan Âm đã biến mất. Chị kể lại lúc đó chị không biết chắc có phải mình đã mơ hay không, nhưng bỗng nhiên một sức mạnh phi thường trong người làm chị bật dậy, phóng lại chỗ anh tài công “dỏm” đang nằm thoi thóp. Chị hét lớn: “Nổ máy! Lái tàu về hướng trái!”

Có lẽ có người tưởng chị lên cơn điên hay mê sảng. Nhưng đa số thì đã kiệt sức rồi, nên buông xuôi cho ai muốn làm gì thì làm. Còn mấy người khác thì nghĩ trước sau gì cũng chết trên biển, có mất mát gì khi thử một lần chót, nên đồng ý dùng số nhiên liệu còn lại để cho tàu chạy về hướng của chị đã chỉ. Và khi giọt dầu cuối cùng vừa cạn, chiếc thuyền của chị vừa chết máy, cũng là lúc chiếc tàu hải quân Mã Lai chạy đến…

Sau hơn một năm ở trại tỵ nạn trên đảo, chị được ông anh bảo lãnh sang Mỹ. Những ngày trước khi rời đảo, chị vui lắm. Không chỉ vì sắp đạt được ước vọng đến vùng đất hứa, mà còn mừng vì sắp gặp lại anh, người yêu dấu, đã thường gửi thư và quà cho chị trong những tháng ngày chị sống trong trại tỵ nạn.

Nhưng tại sao anh của chị lại kém vui khi ra đón chị ở phi trường? Có một chút gì gượng gạo trên khuôn mặt người anh, cho dù ông ấy cố che giấu. Chị có cảm tưởng như vậy…

Linh cảm của chị đã đúng… Vài ngày sau khi chị đến California, anh từ một tiểu bang khác bay sang gặp chị. Chị ôm chầm lấy anh và khóc vì sung sướng. Anh cũng khóc, nhưng chị cảm nhận được những giọt nước mắt của anh chảy ra từ sự cay đắng, đau khổ… Và chị chợt hiểu. Tai chị ù đi, nghe tiếng được, tiếng không từ giọng nói nghẹn ngào của anh:

“Anh xin lỗi em… Anh có lỗi với em… Có lẽ đó là Định mệnh… Vừa lên tới đảo, anh bị sốt rét nặng… Cô ấy luôn bên cạnh anh, chăm sóc cho anh từng chút… Cha mẹ cô ấy đã qua Mỹ từ lâu, nên bảo lãnh cô ta đi rất nhanh… Anh cũng đi chung, vì là… chồng của cô ta… Lúc ấy cô ta đã có thai được ba tháng... Giọt máu của anh…”

Chị không muốn nghe nữa. Chị quay mặt, định bước đi thì anh nắm tay chị kéo lại rồi nói vội vàng: “Với cô ấy, anh chỉ mang ơn nghĩa chứ không có tình yêu. Nếu em muốn, anh sẽ nói chuyện chia tay với cô ấy…”

Chị ngắt lời anh: “Anh không được làm vậy! Cô ta đã chăm lo cho anh bao lâu nay, đã sinh cho anh được một đứa con… Anh phải có trách nhiệm với gia đình của anh, trách nhiệm của một người chồng, trách nhiệm của một người cha… Nếu anh bỏ gia đình anh để đến với em thì em sẽ,…em sẽ… khinh bỉ anh suốt đời!” Nói dứt câu, chị òa khóc, rồi chạy vào phòng riêng đóng cửa lại…

Anh sau này đã nhiều lần tìm cách liên lạc với chị bằng thư hay điện thoại, nhưng chị không bao giờ trả lời. Chuyện tình của anh và chị đến đây là kết thúc. Nhưng với chị, hai chữ “Định mệnh” vẫn còn tiếp tục…

Chỉ một thời gian ngắn sau khi đến ở nhà người anh, chị đã hiểu được nỗi vui không trọn vẹn của ông anh ngày ra đón chị ở phi trường. Không những vì ông anh đã biết được người yêu cũ của chị đã có vợ con bên này, nhưng cũng vì chuyện riêng khó nói trong gia đình của ông anh… Người chị dâu, vốn là sinh viên du học ở Mỹ đã lâu, cảm thấy không hợp (hay không thích?) cô em chồng mới qua và còn ở chung nhà nữa!

Hiểu được những sự thật đó, chị nhanh chóng quyết định dọn ra riêng. Cho dù ông anh cố gắng thuyết phục chị ở lại thêm một thời gian nữa, cho đến khi “ổn định cuộc sống” thì hãy tách ra, nhưng chị đã nhất quyết rồi…

Định mệnh… Vài ngày sau khi vừa đến Mỹ, chị đã liên lạc lại được một số bạn cũ thời trung học của chị. Một người bạn thân, đang là một nghệ sĩ khá nổi tiếng tại hãi ngoại, đã là người chìa bàn tay ra cho chị nắm lấy, khi chị khăn gói ra khỏi nhà ông anh.

Sau khi dọn vào ở chung với cô bạn nghệ sĩ, cuộc đời chị dần dần đi vào ổn định. Chị vừa đi học thêm Anh văn, vừa học nghề thư ký văn phòng, vừa nhận áo quần về may. Ông anh của chị, lén lút qua mặt vợ (?), mua tặng chị một chiếc xe cũ, sau khi chị thi đậu bằng lái xe. Và cuộc đời của chị bắt đầu có tiếng cười trở lại. Và chị lại có dịp cất tiếng hát như ngày xưa. Đó là vào những ngày cuối tuần khi bạn bè của cô bạn nghệ sĩ của chị, như thường lệ, vẫn tụ họp lại để đàn hát với nhau.

Và Định mệnh đã xảy ra trong một buổi văn nghệ “bỏ túi” ấy…

Chàng kỹ sư, có cuộc sống vật chất khá đầy đủ, nhưng đã khá lâu vẫn chưa kiếm được “nửa kia của mình”. Vốn yêu văn nghệ, chàng thường lui tới nhà người bạn chị vào những ngày cuối tuần để đệm đàn cho bạn bè. Đây cũng là dịp để chàng có những giây phút hồi tưởng về những ngày còn mộng mơ bên kia bờ đại dương. Rồi chàng đã sửng sờ trước tiếng hát ngọt ngào, nhưng trầm buồn của chị trong lần đầu gặp mặt… Chị cũng xao xuyến trước người đàn ông trí thức, đẹp trai, nói năng từ tốn, và rất chu đáo với mọi người, nhất là với…chị.

Chàng đã bỏ ra bao nhiêu thời giờ để dạy chị lái xe cho đến ngày chị có được bằng lái. Chàng đã chở chị đi chơi hầu hết những thắng cảnh của California. Chàng đã đưa chị đi ăn tại những nhà hàng nổi tiếng của các dân tộc khác như Ý, Thái, Nhật, Mễ Tây Cơ,… mà trước khi đến Mỹ chị chưa bao giờ biết đến.

Chị đã thật sự rung động trước tấm lòng của chàng. Vết thương từ mối tình cay đắng với người yêu đầu tiên, dường như đã lành hẳn. Bạn bè cũng vui cho chị. Hai người bắt đầu bàn chuyện tổ chức một đám cưới nhỏ nhưng ấm cúng, bao gồm những người thân thiết nhất. Dĩ nhiên, phải có người bạn nghệ sĩ của chị, mà cả hai đều nói đùa là “bà mai”! Ông anh chị cũng mừng cho chị vì cuộc đời đã trở nên tươi sáng hơn.

Nhưng… Chữ “Nhưng” thường hay đi theo chữ “Định Mệnh”; ít ra là cũng đúng trong cuộc đời của chị… Sau hai tuần đi công tác xa trở về, chàng đến nhà và mời chị đi ăn tối như bao lần trước đó. Chị cười tíu tít và khoe với chàng về dự định những tiết mục vui nhộn mà hai người sẽ gây bất ngờ cho các người bạn trong bữa tiệc cưới. Nhưng… chàng xin phép ngắt lời chị. Trong lúc chị còn đang ngỡ ngàng chưa hiểu chuyện gì, chàng cúi gầm mặt, nói thật nhỏ, nhưng cũng đủ cho chị nghe rõ từng lời: Chàng xin lỗi chị vì sau một thời gian suy nghĩ chín chắn, chàng đã quyết định đi tu để thoát khỏi cuộc đời tục lụy ô trọc này.

Chàng nói với chị là nếu có duyên nợ, xin hãy đợi đến kiếp sau. Chị chết lặng người, nước mắt lăn dài trên má, không thốt nên được một lời.

Nhưng không cần đợi đến kiếp sau! Chỉ một tháng kế tiếp, chị đã mở miệng ra nói được vài tiếng với chàng. Chỉ vài tiếng đơn giản: “Đồ khốn nạn!” khi chị gặp chàng đang ngồi trong một tiệm ăn và choàng tay ôm một cô gái trẻ, đẹp hơn chị, cũng như cô ta đang mặc một bộ đồ sexy mà chị chắc chẳng bao giờ dám thử.

Chị quyết định dọn ra khỏi căn nhà của cô bạn thân, cho dù người bạn cố gắng kéo chị ở lại. Làm sao được, khi chị đã có quá nhiều kỷ niệm với con người giả dối kia ở trong căn nhà này… Làm sao được khi mỗi cuối tuần, bạn bè lại tụ họp về đây để ca hát, rồi nhìn chị bằng những cặp mắt thương hại…

Cùng thời gian khi chị kiếm được một chỗ trọ mới, chị cũng được nhận vào làm phụ tá thư ký cho một văn phòng bác sĩ mới mở. Trong khi con tim còn đang rướm máu từ vết thương mới, chị đã nhủ lòng không bao giờ nghĩ đến chuyện yêu đương nữa. Chị cắm đầu làm việc ban ngày, tối đi học thêm để nâng cao nghề nghiệp chuyên môn. Chị chẳng muốn và cũng chẳng còn thì giờ liên lạc với bạn bè nào nữa…

Nhưng… Định mệnh lại tìm đến chị… Người bác sĩ sau bao năm cặm cụi bên sách đèn, thực tập trong bệnh viện, cũng như làm phụ tá tại văn phòng các bác sĩ đàn anh, đến hơn bốn mươi tuổi đầu mới mở được phòng mạch riêng. Trong bao nhiêu năm đó, người bác sĩ chẳng khi nào có thì giờ để có được một cô bạn gái. Chỉ cho đến khi ông gặp được cô phụ tá thư ký trong phòng mạch mới mở của mình…

Có một cái gì đó ở chị làm ông phải chú ý. Có lẽ vì chị kín đáo, ít nói, không ầm ỹ, như những cô y tá hay phụ việc trong phòng mạch của ông. Có lẽ vì chị lớn tuổi hơn những cô kia, nên chị có một sự chín chắn, thùy mị hơn. Và cũng có thể vì chị có một nét duyên nào đó mà ông đã thấy được…

Những lần đầu khi ông mời chị sau giờ làm việc, cùng đi uống nước hay ăn tối, chị đã linh cảm thấy có chuyện không bình thường. Chị càng cố tìm cách từ chối, thì ông lại càng thêm nài nỉ… Cho đến một ngày, ông nói thật với chị là ông đã khá lớn tuổi rồi, ông muốn có một mái ấm gia đình cho mẹ của ông có cháu bồng… Cho dù chị cố gắng khéo léo nói với ông một cách nhẹ nhàng rằng chị chưa sẵn sàng, ông kiên quyết nói ông sẽ đưa mẹ của ông tới gặp chị…

Nhưng không cần người con bác sĩ chở đi, bà cụ đã tự động đến phòng mạch kiếm chị. Bão tố đã nổi lên ầm ầm, cho dù chị biết trước sẽ có chuyện. Bà cụ hét toáng lên rằng con trai tôi học hành ra bác sĩ thì chỉ có những cô gái trẻ, đẹp, gia đình danh giá mới xứng đáng làm vợ nó; tại sao chị lại âm mưu dụ dỗ con trai tôi?

Trước những lời vu khống lỗ mãng của bà cụ, chị cố dằn cơn tự ái và kiềm chế những giọt nước mắt, để trả lời nhỏ nhẹ, nhưng bằng một giọng cương quyết: “Thưa bà, lòng tự trọng của tôi không bao giờ cho phép tôi làm chuyện dụ dỗ con trai của bà.”

Ông bác sĩ vì kính sợ mẹ, nên đứng im re từ đầu đến cuối, không nói một lời. Chị nhìn thái độ của ông ta thì cười nhạt, rồi bước thẳng ra khỏi phòng mạch đó và không bao giờ trở lại…

 

 

Ý kiến bạn đọc
13/09/202022:29:12
Khách
Hay lắm! Câu chuyện rất cảm động, nhưng cuộc đời luôn có những ngang trái như vậy!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,325,965
Tác giả bắt đầu tham dự VVXM năm 2015 và nhận được giải danh dự năm 2016. Ông nguyên là một chuyên viên của USAID, làm việc nhiều năm cho các project về phát triển nông nghiệp ở Phi Châu.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải từ năm 2000. Liên tục 15 năm qua, ông tiếp tục góp nhiều bài viết giá trị và vừa nhận thêm giải Danh Dự Viết Về Nước My 2015.
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2016, với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008,
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài viết mới của Song Lam.
Tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2016. Ông là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả từng nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Cô tên thật là Ngọc Diệp. Từng là diễn viên sân khẩu ở Saigon trước khi đi vượt biển năm 1985. Hiện đang định cư ở thành phố Melbourne, Australia,
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên.
Tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học.
Nhạc sĩ Cung Tiến